Cảm Ơn Vì Là "Chúng Ta"

Chương 30: Món quà xin lỗi



    Hôm nay là ngày Phương đi học lại. Chỉ sau một tuần không gặp, Phương trông gầy hơn hẳn, đôi mắt chất chứa thêm vài nét u tư.

    Chiều đến, khi kết thúc giờ học ở trường, tôi đột nhiên muốn đến công viên gần trường để hóng mát. Phương than vãn mấy câu rồi cũng chiều ý, đưa tôi đến.

    Ngồi dưới tán cây xanh rì, được bao bọc bởi hương thơm của cỏ cây, ngắm nhìn đám trẻ con đá banh ở gần đó, trong lòng tôi chợt thấy bình yên đến lạ.

    “Chuyện hôm bữa, tao vẫn chưa có dịp xin lỗi mẹ mày cho đàng hoàng nữa.”

    Tôi vẫn nhìn đám trẻ con đang chạy giỡn ở bên kia, chầm chậm gợi chuyện.

    “Mẹ tao không có giận mày đâu. Mẹ còn bảo cảm ơn mày vì đã đứng ra bảo vệ tao đó.”

    Phương xoay người tôi lại, nhìn thẳng, nghiêm túc đáp.

    Tôi cụp mắt, không dám nhìn cậu ấy, lí nhí nói:

    “Nhưng tao vẫn thấy có lỗi lắm, tự nhiên lại nói mấy lời đó….”

    “Mày cũng bị tổn thương còn gì.”

    Phương ngắt lời tôi.

    Tôi sững người.

    “Những lời nói ấy cũng nhắm vào mày mà. Nếu có ai phải xin lỗi mẹ tao, thì đó phải là thằng Kiên và tao, chứ không phải mày.”

    Phương chầm chậm nói tiếp. Lời nói nhỏ nhẹ như một lời nhắc nhở, càng như một lời trấn an.

    Không khí giữa hai đứa tôi bỗng chợt yên lặng. Bên kia, đám trẻ con đang reo hò vui vẻ sau khi quả bóng được một cậu nhóc nhỏ con sút thành công vào khung thành.

    Qua một lúc, Phương chợt lên tiếng:

   “Mẹ tao và mẹ của thằng Kiên là… là…”

    Giọng của cậu ấy rất nhỏ, nếu không nghe kĩ, có thể sẽ bị lấp mất bởi tiếng cười đùa của đám nhóc.

    “Mẹ tao không có phá hoại hạnh phúc gia đình nhà nó, là tự mẹ nó…”

    Càng về sau, những lời cậu ấy nói ra càng nhỏ dần, nhỏ dần rồi tan theo làn gió đông.

    Tôi kéo khuôn mặt đã cúi gầm của Phương để nó ngẩng lên nhìn mình, nói bằng cái giọng chắc nịch:

   “Tao tin cô Dương là một người mẹ tốt.”

    Bốn mắt nhìn nhau, đôi môi bất giác mỉm cười nhẹ nhàng.

***

    “Thôi, không nói những chuyện này nữa. Mày nhắm mắt lại rồi xòe tay ra đi.”

     Tôi cố kéo không khí vui tươi trở lại.

    “Muốn làm gì? Lại bày trò trêu tao nữa à?”

    Phương không mấy tin tưởng, ái ngại nhìn tôi, hỏi.

    “Nói nhiều thế, có làm không thì bảo?”

    Tôi hung hăng đáp.

    Phương ngoan ngoãn nhắm mắt, xòe bàn tay to có vài vết chai của mình ra trước mặt tôi.

    Tôi để túi giấy nhỏ được bản thân tỉ mỉ trang trí bằng mấy hình vẽ đáng yêu xuống phía dưới, rồi lại đặt túi giấy lớn đựng bánh trứng tôi vừa mua ở cổng trường khi đứng đợi Phương lấy xe lên trên.

    “Mở mắt được chưa? Mày có phun nước miếng lên tay tao không đấy?”

    “Tao không có bẩn bựa như mày nhá! Mở mắt ra đi.”

    Tôi quạnh họe đáp lời Phương nhưng ánh mắt lại chứa đầy sự mong chờ.

    Phương từ từ hé mắt, nhìn xuống lòng bàn tay của mình, xong lại biểu môi nói:

    “Bánh thôi hả? Làm tao cứ tưởng có gì hay ho lắm.”

    “Ừ, có vậy thôi, không thích thì nhịn.”

    Tôi vươn tay vờ giật lại túi giấy nhưng Phương đã nhanh nhẹn hất tay tôi ra, lấy một cái bánh ngậm vào miệng, rồi nhấc cả cái túi giấy lớn lên. Món quà tôi cất công chuẩn bị bên dưới theo đó dần lộ ra.

    Khi nhìn thấy nó, Phương bất giác mỉm cười, rồi nhanh chóng giấu nhẹm nụ cười ấy đi bằng vẻ mặt bình thản, cậu ta nhướn mày hỏi tôi:

    “Gì đây?”

    Tôi đáp cụt lủn: “Quà.”

    Phương cẩn thận xem xét bên ngoài túi giấy một lúc, rồi mở ra xem thứ ở bên trong. Cầm món quà trên tay, Phương cười toe toét, vừa ngắm nghía, vừa hỏi tôi:

    “Mua hồi nào vậy?”

    “Tuần trước.”

    Phương đeo thử món quà tôi tặng, xem đi xem lại một lúc, rồi lại tháo ra, cầm trên tay, nhìn tôi với vẻ mặt đầy hoài nghi:

    “Sao tự nhiên lại mua cho tao thế?”

    “Tao thấy băng cổ tay của mày cũ rồi nên tiện tay mua tặng mày cái mới thôi. Tao tự lựa đấy, đeo lên bảo đảm oách nhất sân.”

    Sau một lúc tỉ mỉ xem xét và đánh giá, đến chỗ mấy vết khâu xiên xiên vẹo vẹo ở mặt trong của băng cổ tay, Phương chợt dừng lại, đưa tay miết nhẹ, khẽ mỉm cười, nói:

    “Bên trong còn có gì nữa nè?”

    Nhìn vào dòng chữ nguệch ngoạc, Phương biểu môi chê bai:

    “Ai khâu tên tao mà xấu thế?”

    “Tao đấy! Xấu thì trả đây.”

    Tôi cáu kỉnh, với tay định giật lại món đồ trong tay Phương.

    “Xấu như vậy, khó ai dám chôm. Khi thi đấu đeo sẽ không sợ bị mất nữa.”

    “Xí!”

*****

    Sau một thời gian dưỡng thương, tay tôi đã dần có thể hoạt động trơn tru trở lại. Mọi chuyện dần trở về với quỹ đạo của mình.

    Vì là học sinh cuối cấp phải ôn thi tuyển sinh, bọn tôi được sắp xếp thi sớm hơn các khối lớp khác một tuần.

    Chẳng rõ các trường các ra sao, trước khi thi tuyển sinh, khối 9 trường tôi sẽ được “phân chia giai cấp”. Dựa vào bảng điểm của kì 1, sau kì nghỉ Tết, trường sẽ phân lại lớp cho bọn tôi tập trung ôn luyện theo đúng trình độ của mình. “Tầng cao nhất” là lớp giỏi, gồm 4 – 5 lớp với sỉ số tối đa 20 học sinh mỗi lớp. “Tầng thứ hai” là lớp khá, số lượng tùy mỗi năm với tối đa 35 học sinh mỗi lớp. “Tầng cuối cùng” là lớp trung bình yếu, gồm 2 – 3 lớp với sỉ số tối đa là 45 học sinh.

    Cho nên, đối với tôi và nhóm bạn của mình, kì thi cuối kì lần này khá quan trọng vì không chỉ quyết định xem sau này mình có thể tiếp cận với kiểu dạy và những loại kiến thức nào từ thầy cô, mà còn quyết định cả việc bọn tôi có được học chung với nhau không.

***

    Ngày 12/ 12.

    Sau bao ngày thấp thỏm, ngày thi đầu tiên cuối cùng cũng đến. Phương vẫn là tài xế riêng không lương đưa đón tôi đi học. Kì thi mở đầu bằng môn Văn – môn tôi khá tự tin, chỉ đứng sau Âm Nhạc và Tiếng Anh nên tâm trạng hôm đi thi của tôi rất thoải mái, làm bài vừa kịp giờ.

    Ngày 17/ 12.

    Tôi kết thúc kì thi trong niềm vui sướng khôn xiết vì đã có thể giải được tất cả các câu của bài toán hình, điều mà gần như trước đây tôi chưa từng làm được. Tuy không biết bài làm của tôi có đúng hay không nhưng tôi vẫn cảm thấy rất sung sướng vì sự cố gắng của bản thân đã có hiệu quả.

    Vừa bước ra khỏi phòng thi, tôi loay hoay mãi vẫn không tìm thấy balo của mình trong đống cặp của các bạn cùng phòng.

   “Nè.”

    Một cánh tay rám nắng đưa chiếc cặp đen đến trước mặt tôi.

    Tôi thản nhiên nhận lấy, khoác lên vai rồi theo Phương và Ngọc Anh đi xuống tầng dưới để đón Ngọc, Bảo Hân và Minh Huy.

    Tôi và Ngọc Anh thi cùng tầng, là tầng thứ ba dãy D. Phòng thi của tôi là lớp chúng tôi học mọi ngày, của Ngọc Anh là phòng bên cạnh. Minh Huy và Hân thi ở tầng dưới, Phương thì ở tầng trệt. Còn riêng Ngọc, nó lại bị xếp thi ở dãy đối diện.

    Tuy lúc nào cũng thi khác tầng nhưng cứ thi xong, bọn tôi lại đi đón nhau. Thường là những đứa tầng cao thuận đường đi tìm bạn ở tầng dưới, nhưng Quân Phương lại là một kẻ khá rỗi hơi, hễ được ra sớm, cậu ta lại lên lầu tìm bọn tôi. Đôi lúc, chúng tôi “lệch sóng”, hệt như chơi trò trốn tìm, kẻ đi tìm, người đi trốn, mãi mới có thể tìm thấy nhau.

    Khi nhóm đã tụ họp đủ thành viên, chúng tôi lại vừa đi, vừa tán gẫu về đề thi, về giám thị và ti tỉ những câu chuyện thú vị trong phòng thi của mình. Tôi cảm thấy bài làm môn Toán của mình lần này rất tốt, dường như còn có thể thấy được cả tương lai tự do tươi sáng ở phía trước nên vui đến nhảy chân sáo.

    Trong lúc quá phấn khích, tôi không nhìn đường, vấp phải một mảnh gạch vỡ do bị rễ cây đội lên ở sân trường, suýt thì ngã đập mặt. May mắn thay, người bên cạnh có phản ứng nhanh, kéo tôi lại. Trong lúc tôi đang đắm chìm trong ánh mắt lấp lánh của Minh Huy, đột nhiên bên tai xuất hiện một giọng nói trầm ấm quen thuộc, quen đến mức kéo tôi ra khỏi ảo tưởng mơ mộng của mình:

    “Vui đến thế cơ à? Chắc mười điểm rồi nhỉ?”

    Tôi lập tức đứng thẳng, bàn tay lành lạnh vội vã rời khỏi bàn tay ấm áp của Minh Huy. Tôi thấp thỏm nhìn thầy Nam, sượng sùng mỉm cười.

    Sau khi để lại cho tôi một nụ cười nhếch mép đầy gian xảo, thầy Nam cầm tập hồ sơ, sảng khoái bước đi.

*****

    Sau khi thi xong, chúng tôi được nghỉ ba ngày. Để “xả” hết những áp lực của mấy tuần chuyên tâm học hành vừa rồi và để kéo gần khoảng cách giữa các thành viên trong nhóm, tôi có ý rủ mọi người đến công viên X cách trường 30 phút đạp xe. Sau hai tiếng bàn luận rôm rả ở nhóm chat, chúng tôi đi đến một kết quả khá tốt. Chỉ có duy nhất một điều đáng tiếc là Bảo Hân không thể đi cùng bọn tôi vì bận chuyện gia đình.

    Mặc dù vào nhóm cùng với Minh Huy nhưng Bảo Hân vẫn chưa thể thân thiết với bọn tôi như cậu ấy. Cô ấy rất ít khi xuất hiện ở những buổi họp mặt bên ngoài trường của nhóm. Đôi lúc, cô ấy lại đột nhiên biến mất vào giờ ra chơi, ra về và những lần nhắn tin của nhóm. Giống như Gia Bảo, Bảo Hân giống như một “thành viên không thường trực” của bọn tôi. Việc này khiến tôi cứ suy nghĩ mãi, cố gắng tìm cách kéo Hân lại gần hơn với mọi người nhưng cuối cùng vẫn chẳng có mấy tiến triển.

Chẳng rõ vì lý do gì, tôi luôn cảm thấy Bảo Hân dường như đang có bí mật gì đó giấu không cho bọn tôi biết.

*****

    Buổi chiều trước hôm đi chơi một ngày.

    Ngọc và Minh Huy theo đúng giờ hẹn xuất hiện ở nhà tôi, cùng nhau chuẩn bị thức ăn cho buổi dã ngoại ngày mai. Quân Phương có lịch luyện tập cùng đội bóng nên không đến được. Sau khi bàn bạc, chúng tôi quyết định làm một ít cơm cuộn, các loại viên chiên, hoành thánh chiên và mì trộn theo công thức độc quyền của tôi.

    Ban đầu, theo sắp xếp, tôi, Ngọc và Minh Huy sẽ đi siêu thị mua đồ, Ngọc Anh có việc nên qua sau sẽ ở nhà phụ mẹ tôi chuẩn bị những thứ có sẵn. Nhưng sau cùng, Ngọc lại thối lui, nhất quyết ở nhà với Ngọc Anh và mẹ của tôi. Tôi biết tỏng nó lại muốn tạo không gian riêng cho bọn tôi nên nhanh chóng thuận theo mà chẳng kì kèo thêm.

    Đến nơi, tôi nhanh chân chạy vào trong, vào chỗ để giỏ nhựa của siêu thị, lấy một cái. Mẹ tôi dạy khi mua ít đồ, người ta lấy giỏ mang cho gọn nên tôi cứ y như vậy mà làm, mặc cho tôi vẫn luôn thích xe đẩy hơn.

    Khi xoay người nhìn lại, thấy Minh Huy đứng ở bên ngoài cổng từ an ninh cùng với chiếc xe đẩy lớn, tôi vội vã bỏ xuống chiếc giỏ trên tay, chạy đến chỗ của Minh Huy.

    Minh Huy đẩy xe đẩy chỉ có vài món đồ, kiên nhẫn đi cùng tôi. Chúng tôi kẻ trước người sau chầm chậm dạo quanh mấy gian hàng. Tôi thích đi cùng cậu ấy như thế này. Chốc chốc, tôi lại xoay người nhìn cậu ấy, nhìn Minh Huy cười với tôi. Chốc chốc, bọn tôi lại dừng lại, nói về món đồ được bày trên kệ.

    Mất gần một tiếng ở siêu thị, ôm theo một túi đồ ăn vặt và những thứ được viết trong danh sách, bọn tôi cùng nhau về nhà.

*****

    Ngày đi chơi cuối cùng cũng đến, tôi dậy sớm hơn giờ hẹn tận một tiếng để chuẩn bị. Mặc bộ váy áo đã cất công chọn lựa từ hôm qua, tô ít son cho khuôn mặt thêm tươi tắn và dùng son làm một chút má hồng nhè nhẹ để tăng thêm vẻ đáng yêu. Cuối cùng, tôi còn trộm xịt ít nước hoa của mẹ rồi mới ra khỏi nhà.

   Vì cả Ngọc Anh và Như Ngọc đều không biết đi xe nên hai bạn nam có vai trò chở hai cô gái, còn tôi sẽ tự chạy xe đến đó. Tôi không ngại đi xa, chỉ sợ khi đến nơi, mùi nước hoa cùng với vẻ ngoài của mình bị mồ hôi và bụi đường vùi lấp.

   Để trông thục nữ hơn, tôi chọn mặc một chiếc váy dài đến gần mắt cá chân. Mãi nghĩ đến hình ảnh xinh đẹp của mình trong bộ váy áo này, tôi quên mất việc mình còn phải đạp xe. Chiếc váy dài bất tiện khiến cho tốc độ đạp xe của tôi chậm hơn mọi khi, suýt ngã, bị Phương cằn nhằn một lúc.

    Vì tốc độ rùa bò của mình, tôi bảo Phương chạy trước để dẫn đường cho Minh Huy, tôi đi sau cùng để bảo đảm không ai bị lạc. Tuy tôi chạy rất chậm nhưng chỉ cần nhìn lên phía trước, tôi sẽ luôn thấy xe đạp của Minh Huy và Quân Phương.

    “Hôm nay thằng Phương chạy chậm thế nhờ.”

    Trong lòng tràn đầy thắc mắc, tôi khẽ lẩm bẩm. Xong, tôi lại cố gắng hết sức đạp nhanh hơn, len lỏi giữa dòng người đông đúc.

    Chạy thêm một đoạn, tôi đột nhiên mắc vệ sinh, có lẽ là vì trước lúc đi, tôi ăn đồ ăn cũ từ tuần trước trong tủ lạnh nên giờ bụng mới “nổi dậy” cảnh cáo. Thấy quán trà sữa có bảng hiệu khá quen mắt nên tôi gọi mọi người ghé vào nghỉ ngơi một lát, cũng để mình đi “giải quyết chuyện quan trọng của đời người”.

    Vừa dừng lại, Phương đã biểu môi trách móc:

    “Mặc cái váy cho dài vô rồi đạp chậm rì.”

    “Xin lỗi, được chưa? Có nghĩ là mặc váy nó bất tiện thế đâu, biết thế mặc quần như mọi hôm cho khỏe.”

    Tôi ủ rũ đáp.

    “Không sao, lần sau mày mặc váy ngắn hơn xíu là được.”

    “Không sao, cậu cứ mặc gì mình thích, từ từ đến cũng được.”

    Cả Phương và Minh Huy không hẹn cùng nói. Tôi hung hăng lườm Phương, rồi quay sang mỉm cười với Minh Huy.

*****

    Hôm nay, quán khá vắng, nhìn đi nhìn lại cũng chỉ có bàn của hai anh chị sinh viên đang hì hục gõ máy tính, một bàn của một chú sơ vin tầm 30 tuổi đang nói chuyện điện thoại và bàn của bọn tôi. Tôi nhờ Ngọc gọi nước cho mình rồi nhanh chóng chạy biến vào nhà vệ sinh.

***

     “Quán rõ đẹp, đồ uống cũng có rẻ đâu mà nhà vệ sinh lại chả có cái đèn nào hết trơn.”

    Tôi vừa “giải quyết nỗi buồn”, vừa không ngừng càu nhàu.

    Đột nhiên, vách buồng vệ sinh của tôi vang lên mấy tiếng gõ nhè nhẹ sau khi tôi nghe thấy mấy tiếng “bộp” kì lạ vang lên đều đều trong không gian yên tĩnh của nhà vệ sinh. Tôi vờ như không nghe thấy, không đáp lại, chỉ len lén nhìn xuống dưới khe hở giữa hai buồng. Khe hở khá thấp, tôi chẳng thể nhìn thấy được gì ngoài sàn gạch trắng ngà. Trong đầu không ngừng xuất hiện toàn những hình ảnh đáng sợ, gớm ghiếc của bộ phim kinh dị tối qua vừa xem. Sẽ không có “mỹ nữ” áo trắng mặt đầy máu hoặc dị dạng nào xuất hiện từ khe hở đâu nhỉ?

    Tôi một tay cầm điện thoại đã mở sẵn đèn pin từ lúc mới vào, tay thủ sẵn chiếc vòi xịt, sẵn sàng xịt vào mặt thứ nào dám thò ra từ khoảng hở kia.

    Khi đó, thay vì nghĩ đến chuyện bỏ chạy, tôi lại lên kế hoạch xịt nước vào mặt ma quỷ. Đúng là điên rồ!

    Tiếng gõ đột ngột tắt ngúm, không gian trở về với khoảng im lặng lúc đầu. Tôi thở phào nhẹ nhõm, đứng lên, chuẩn bị rời khỏi chỗ đáng sợ này thì đột nhiên bên kia lại chuyền tới một giọng nữ vừa mỏng, vừa nhẹ, như có lại như không:

    “Bên đó có ai không? Làm ơn giúp tôi với.”

    Nếu như ở tình huống bình thường, tôi sẽ cảm thấy giọng nói ấy thật hay nhưng ở trong hoàn cảnh này, tôi lại bị dọa cho hồn bay phách lạc.

    Theo như tình tiết của mấy bộ phim kinh dị, nhân vật thường sẽ tò mò hỏi lại: “Ai đấy?”. Sau đó, số phận của họ một sẽ nhìn thấy những thứ đáng sợ và phải chật vật để thoát khỏi nó hoặc “đi gặp ông bà”. Chỉ cần tôi làm khác đi, tỉ lệ sống của tôi chắc chắn sẽ cao hơn, nhỉ?

    Tôi vờ như không nghe thấy gì, lẳng lặng mở cửa buồng vệ sinh của mình, đi thẳng đến vòi nước rửa tay. Cho dù sợ ma, tôi vẫn muốn mình phải sạch sẽ.

    Tôi nhanh nhanh chóng chóng rửa cho xong, đến ngẩng đầu cũng chẳng dám vì trước mặt tôi chỉ toàn là gương. Tôi sợ lỡ chẳng may nhìn thấy bóng dáng của thứ đó phản chiếu lên tấm gương, tôi sẽ đứng tim chết trước khi nó kịp làm gì tôi.

   Tôi luôn có lòng tin rằng chỉ cần ma quỷ không biết tôi sợ bọn chúng, chúng sẽ không hù tôi. Và cách để tôi tỏ ra mình không sợ bọn chúng chính là đừng nhìn thấy chúng.

    Trong suốt từ lúc bước ra khỏi buồng vệ sinh, tôi vẫn thầm đọc vài bài kinh ngắn mà tôi còn nhớ. Tôi sợ đến mức chắp vá cả 7 hằng đẳng thức và công thức hình học đã ám ảnh tôi suốt khoảng thời gian ôn thi vừa qua vào bài kinh đang đọc.

    Thứ kia vẫn dai dẳng gọi, tôi vẫn “sống chết” lờ đi. Rửa tay xong, tôi đi nhanh đến chỗ cánh cửa. Sở dĩ tôi không chạy bởi vì chân tôi đã gần như nhũn ra, đến đi cũng vô cùng khó khăn.

    Đứng trước cánh cửa dẫn ra bên ngoài, tôi khẽ khàng đặt tay lên nắm cửa, cố gắng không để lộ ra bất cứ âm thanh nào, hít một hơi thật sâu.

    Tôi quyết định xoay người, từng bước chậm rãi đến trước chiếc buồng vệ sinh đang phát ra âm thanh thút thít kia, cất giọng run run hỏi:

    “Chị… chị có cần giúp gì không ạ?”

    Tôi sợ ma, sợ bóng tối nhưng tôi dễ mềm lòng, không thể lờ đi khi có ai đó cần giúp đỡ. Chẳng may là người thật, tôi sẽ cảm thấy áy náy khi đã bỏ mặc người ta. Nếu là thứ kia thì… tôi nghĩ nếu tôi có lòng tốt, nó sẽ nghĩ lại mà tha cho tôi.

    Nhưng sao lại im lặng vậy nhỉ?

    Bên trong chẳng còn phát ra âm thanh gì sau khi tôi cất tiếng hỏi. Chẳng lẽ nào, cuộc đời tôi sẽ thật sự kết thúc ở nhà vệ sinh tối tăm này sao? Không thể ở chỗ nào thơm tho, sáng sủa hơn một chút được ư?

    “Em… em ơi, em có… băng vệ sinh không?”

    Cô gái bên trong cuối cùng cũng lên tiếng khẳng định sự tồn tại của mình.

    “Em có đây ạ. Chị dùng loại nào ạ? Em chỉ có của hãng D thôi, nếu chị dùng hãng khác thì em ra ngoài mua giúp chị.”

    Tôi nhanh nhảu đáp.

    Ma nữ có cần dùng thứ đó không nhỉ? Chắc là không đâu.

    “Chị dùng nào cũng được. Cảm ơn em nhé.”

    Tôi lấy từ túi trong của váy ra, thông qua chỗ hở bên dưới cửa buồng đưa cho người bên trong. Mãi một lúc, người trong ấy mới nhận lấy. Khi những ngón tay lành lạnh của chị sượt qua tay tôi, tôi khẽ giật mình nhưng sau đó chẳng có màn kéo tay hay hù dọa nào khác nên tôi cũng thở phào nhẹ nhỏm.

    Tôi nhón chân, soi đèn vào bên trong cho chị ấy dễ thao tác, nhỏ giọng hỏi:

    “Chị có cần em giúp gì nữa không ạ?”

    Vừa dứt câu, điện thoại tôi vang lên âm thanh thông báo cuộc gọi đến, là Ngọc. Tôi vào đây đã khá lâu, có lẽ nó gọi để xác định xem tôi vẫn còn thở không. Sau một giây suy nghĩ, tôi tắt máy, tiếp tục rọi đèn cho chị gái.

    Chị gái bên trong nhẹ nhàng đáp:

    “Chị xong rồi, em cứ ra ngoài đi nhé. Cảm ơn em.”

(☛’∀`*)☛ ♥ Hết chương 30 ♥ ☚(*’∀`☚)


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.
Cảm Ơn Vì Là "Chúng Ta"

Chương 30: Món quà xin lỗi



    Hôm nay là ngày Phương đi học lại. Chỉ sau một tuần không gặp, Phương trông gầy hơn hẳn, đôi mắt chất chứa thêm vài nét u tư.

    Chiều đến, khi kết thúc giờ học ở trường, tôi đột nhiên muốn đến công viên gần trường để hóng mát. Phương than vãn mấy câu rồi cũng chiều ý, đưa tôi đến.

    Ngồi dưới tán cây xanh rì, được bao bọc bởi hương thơm của cỏ cây, ngắm nhìn đám trẻ con đá banh ở gần đó, trong lòng tôi chợt thấy bình yên đến lạ.

    “Chuyện hôm bữa, tao vẫn chưa có dịp xin lỗi mẹ mày cho đàng hoàng nữa.”

    Tôi vẫn nhìn đám trẻ con đang chạy giỡn ở bên kia, chầm chậm gợi chuyện.

    “Mẹ tao không có giận mày đâu. Mẹ còn bảo cảm ơn mày vì đã đứng ra bảo vệ tao đó.”

    Phương xoay người tôi lại, nhìn thẳng, nghiêm túc đáp.

    Tôi cụp mắt, không dám nhìn cậu ấy, lí nhí nói:

    “Nhưng tao vẫn thấy có lỗi lắm, tự nhiên lại nói mấy lời đó….”

    “Mày cũng bị tổn thương còn gì.”

    Phương ngắt lời tôi.

    Tôi sững người.

    “Những lời nói ấy cũng nhắm vào mày mà. Nếu có ai phải xin lỗi mẹ tao, thì đó phải là thằng Kiên và tao, chứ không phải mày.”

    Phương chầm chậm nói tiếp. Lời nói nhỏ nhẹ như một lời nhắc nhở, càng như một lời trấn an.

    Không khí giữa hai đứa tôi bỗng chợt yên lặng. Bên kia, đám trẻ con đang reo hò vui vẻ sau khi quả bóng được một cậu nhóc nhỏ con sút thành công vào khung thành.

    Qua một lúc, Phương chợt lên tiếng:

   “Mẹ tao và mẹ của thằng Kiên là… là…”

    Giọng của cậu ấy rất nhỏ, nếu không nghe kĩ, có thể sẽ bị lấp mất bởi tiếng cười đùa của đám nhóc.

    “Mẹ tao không có phá hoại hạnh phúc gia đình nhà nó, là tự mẹ nó…”

    Càng về sau, những lời cậu ấy nói ra càng nhỏ dần, nhỏ dần rồi tan theo làn gió đông.

    Tôi kéo khuôn mặt đã cúi gầm của Phương để nó ngẩng lên nhìn mình, nói bằng cái giọng chắc nịch:

   “Tao tin cô Dương là một người mẹ tốt.”

    Bốn mắt nhìn nhau, đôi môi bất giác mỉm cười nhẹ nhàng.

***

    “Thôi, không nói những chuyện này nữa. Mày nhắm mắt lại rồi xòe tay ra đi.”

     Tôi cố kéo không khí vui tươi trở lại.

    “Muốn làm gì? Lại bày trò trêu tao nữa à?”

    Phương không mấy tin tưởng, ái ngại nhìn tôi, hỏi.

    “Nói nhiều thế, có làm không thì bảo?”

    Tôi hung hăng đáp.

    Phương ngoan ngoãn nhắm mắt, xòe bàn tay to có vài vết chai của mình ra trước mặt tôi.

    Tôi để túi giấy nhỏ được bản thân tỉ mỉ trang trí bằng mấy hình vẽ đáng yêu xuống phía dưới, rồi lại đặt túi giấy lớn đựng bánh trứng tôi vừa mua ở cổng trường khi đứng đợi Phương lấy xe lên trên.

    “Mở mắt được chưa? Mày có phun nước miếng lên tay tao không đấy?”

    “Tao không có bẩn bựa như mày nhá! Mở mắt ra đi.”

    Tôi quạnh họe đáp lời Phương nhưng ánh mắt lại chứa đầy sự mong chờ.

    Phương từ từ hé mắt, nhìn xuống lòng bàn tay của mình, xong lại biểu môi nói:

    “Bánh thôi hả? Làm tao cứ tưởng có gì hay ho lắm.”

    “Ừ, có vậy thôi, không thích thì nhịn.”

    Tôi vươn tay vờ giật lại túi giấy nhưng Phương đã nhanh nhẹn hất tay tôi ra, lấy một cái bánh ngậm vào miệng, rồi nhấc cả cái túi giấy lớn lên. Món quà tôi cất công chuẩn bị bên dưới theo đó dần lộ ra.

    Khi nhìn thấy nó, Phương bất giác mỉm cười, rồi nhanh chóng giấu nhẹm nụ cười ấy đi bằng vẻ mặt bình thản, cậu ta nhướn mày hỏi tôi:

    “Gì đây?”

    Tôi đáp cụt lủn: “Quà.”

    Phương cẩn thận xem xét bên ngoài túi giấy một lúc, rồi mở ra xem thứ ở bên trong. Cầm món quà trên tay, Phương cười toe toét, vừa ngắm nghía, vừa hỏi tôi:

    “Mua hồi nào vậy?”

    “Tuần trước.”

    Phương đeo thử món quà tôi tặng, xem đi xem lại một lúc, rồi lại tháo ra, cầm trên tay, nhìn tôi với vẻ mặt đầy hoài nghi:

    “Sao tự nhiên lại mua cho tao thế?”

    “Tao thấy băng cổ tay của mày cũ rồi nên tiện tay mua tặng mày cái mới thôi. Tao tự lựa đấy, đeo lên bảo đảm oách nhất sân.”

    Sau một lúc tỉ mỉ xem xét và đánh giá, đến chỗ mấy vết khâu xiên xiên vẹo vẹo ở mặt trong của băng cổ tay, Phương chợt dừng lại, đưa tay miết nhẹ, khẽ mỉm cười, nói:

    “Bên trong còn có gì nữa nè?”

    Nhìn vào dòng chữ nguệch ngoạc, Phương biểu môi chê bai:

    “Ai khâu tên tao mà xấu thế?”

    “Tao đấy! Xấu thì trả đây.”

    Tôi cáu kỉnh, với tay định giật lại món đồ trong tay Phương.

    “Xấu như vậy, khó ai dám chôm. Khi thi đấu đeo sẽ không sợ bị mất nữa.”

    “Xí!”

*****

    Sau một thời gian dưỡng thương, tay tôi đã dần có thể hoạt động trơn tru trở lại. Mọi chuyện dần trở về với quỹ đạo của mình.

    Vì là học sinh cuối cấp phải ôn thi tuyển sinh, bọn tôi được sắp xếp thi sớm hơn các khối lớp khác một tuần.

    Chẳng rõ các trường các ra sao, trước khi thi tuyển sinh, khối 9 trường tôi sẽ được “phân chia giai cấp”. Dựa vào bảng điểm của kì 1, sau kì nghỉ Tết, trường sẽ phân lại lớp cho bọn tôi tập trung ôn luyện theo đúng trình độ của mình. “Tầng cao nhất” là lớp giỏi, gồm 4 – 5 lớp với sỉ số tối đa 20 học sinh mỗi lớp. “Tầng thứ hai” là lớp khá, số lượng tùy mỗi năm với tối đa 35 học sinh mỗi lớp. “Tầng cuối cùng” là lớp trung bình yếu, gồm 2 – 3 lớp với sỉ số tối đa là 45 học sinh.

    Cho nên, đối với tôi và nhóm bạn của mình, kì thi cuối kì lần này khá quan trọng vì không chỉ quyết định xem sau này mình có thể tiếp cận với kiểu dạy và những loại kiến thức nào từ thầy cô, mà còn quyết định cả việc bọn tôi có được học chung với nhau không.

***

    Ngày 12/ 12.

    Sau bao ngày thấp thỏm, ngày thi đầu tiên cuối cùng cũng đến. Phương vẫn là tài xế riêng không lương đưa đón tôi đi học. Kì thi mở đầu bằng môn Văn – môn tôi khá tự tin, chỉ đứng sau Âm Nhạc và Tiếng Anh nên tâm trạng hôm đi thi của tôi rất thoải mái, làm bài vừa kịp giờ.

    Ngày 17/ 12.

    Tôi kết thúc kì thi trong niềm vui sướng khôn xiết vì đã có thể giải được tất cả các câu của bài toán hình, điều mà gần như trước đây tôi chưa từng làm được. Tuy không biết bài làm của tôi có đúng hay không nhưng tôi vẫn cảm thấy rất sung sướng vì sự cố gắng của bản thân đã có hiệu quả.

    Vừa bước ra khỏi phòng thi, tôi loay hoay mãi vẫn không tìm thấy balo của mình trong đống cặp của các bạn cùng phòng.

   “Nè.”

    Một cánh tay rám nắng đưa chiếc cặp đen đến trước mặt tôi.

    Tôi thản nhiên nhận lấy, khoác lên vai rồi theo Phương và Ngọc Anh đi xuống tầng dưới để đón Ngọc, Bảo Hân và Minh Huy.

    Tôi và Ngọc Anh thi cùng tầng, là tầng thứ ba dãy D. Phòng thi của tôi là lớp chúng tôi học mọi ngày, của Ngọc Anh là phòng bên cạnh. Minh Huy và Hân thi ở tầng dưới, Phương thì ở tầng trệt. Còn riêng Ngọc, nó lại bị xếp thi ở dãy đối diện.

    Tuy lúc nào cũng thi khác tầng nhưng cứ thi xong, bọn tôi lại đi đón nhau. Thường là những đứa tầng cao thuận đường đi tìm bạn ở tầng dưới, nhưng Quân Phương lại là một kẻ khá rỗi hơi, hễ được ra sớm, cậu ta lại lên lầu tìm bọn tôi. Đôi lúc, chúng tôi “lệch sóng”, hệt như chơi trò trốn tìm, kẻ đi tìm, người đi trốn, mãi mới có thể tìm thấy nhau.

    Khi nhóm đã tụ họp đủ thành viên, chúng tôi lại vừa đi, vừa tán gẫu về đề thi, về giám thị và ti tỉ những câu chuyện thú vị trong phòng thi của mình. Tôi cảm thấy bài làm môn Toán của mình lần này rất tốt, dường như còn có thể thấy được cả tương lai tự do tươi sáng ở phía trước nên vui đến nhảy chân sáo.

    Trong lúc quá phấn khích, tôi không nhìn đường, vấp phải một mảnh gạch vỡ do bị rễ cây đội lên ở sân trường, suýt thì ngã đập mặt. May mắn thay, người bên cạnh có phản ứng nhanh, kéo tôi lại. Trong lúc tôi đang đắm chìm trong ánh mắt lấp lánh của Minh Huy, đột nhiên bên tai xuất hiện một giọng nói trầm ấm quen thuộc, quen đến mức kéo tôi ra khỏi ảo tưởng mơ mộng của mình:

    “Vui đến thế cơ à? Chắc mười điểm rồi nhỉ?”

    Tôi lập tức đứng thẳng, bàn tay lành lạnh vội vã rời khỏi bàn tay ấm áp của Minh Huy. Tôi thấp thỏm nhìn thầy Nam, sượng sùng mỉm cười.

    Sau khi để lại cho tôi một nụ cười nhếch mép đầy gian xảo, thầy Nam cầm tập hồ sơ, sảng khoái bước đi.

*****

    Sau khi thi xong, chúng tôi được nghỉ ba ngày. Để “xả” hết những áp lực của mấy tuần chuyên tâm học hành vừa rồi và để kéo gần khoảng cách giữa các thành viên trong nhóm, tôi có ý rủ mọi người đến công viên X cách trường 30 phút đạp xe. Sau hai tiếng bàn luận rôm rả ở nhóm chat, chúng tôi đi đến một kết quả khá tốt. Chỉ có duy nhất một điều đáng tiếc là Bảo Hân không thể đi cùng bọn tôi vì bận chuyện gia đình.

    Mặc dù vào nhóm cùng với Minh Huy nhưng Bảo Hân vẫn chưa thể thân thiết với bọn tôi như cậu ấy. Cô ấy rất ít khi xuất hiện ở những buổi họp mặt bên ngoài trường của nhóm. Đôi lúc, cô ấy lại đột nhiên biến mất vào giờ ra chơi, ra về và những lần nhắn tin của nhóm. Giống như Gia Bảo, Bảo Hân giống như một “thành viên không thường trực” của bọn tôi. Việc này khiến tôi cứ suy nghĩ mãi, cố gắng tìm cách kéo Hân lại gần hơn với mọi người nhưng cuối cùng vẫn chẳng có mấy tiến triển.

Chẳng rõ vì lý do gì, tôi luôn cảm thấy Bảo Hân dường như đang có bí mật gì đó giấu không cho bọn tôi biết.

*****

    Buổi chiều trước hôm đi chơi một ngày.

    Ngọc và Minh Huy theo đúng giờ hẹn xuất hiện ở nhà tôi, cùng nhau chuẩn bị thức ăn cho buổi dã ngoại ngày mai. Quân Phương có lịch luyện tập cùng đội bóng nên không đến được. Sau khi bàn bạc, chúng tôi quyết định làm một ít cơm cuộn, các loại viên chiên, hoành thánh chiên và mì trộn theo công thức độc quyền của tôi.

    Ban đầu, theo sắp xếp, tôi, Ngọc và Minh Huy sẽ đi siêu thị mua đồ, Ngọc Anh có việc nên qua sau sẽ ở nhà phụ mẹ tôi chuẩn bị những thứ có sẵn. Nhưng sau cùng, Ngọc lại thối lui, nhất quyết ở nhà với Ngọc Anh và mẹ của tôi. Tôi biết tỏng nó lại muốn tạo không gian riêng cho bọn tôi nên nhanh chóng thuận theo mà chẳng kì kèo thêm.

    Đến nơi, tôi nhanh chân chạy vào trong, vào chỗ để giỏ nhựa của siêu thị, lấy một cái. Mẹ tôi dạy khi mua ít đồ, người ta lấy giỏ mang cho gọn nên tôi cứ y như vậy mà làm, mặc cho tôi vẫn luôn thích xe đẩy hơn.

    Khi xoay người nhìn lại, thấy Minh Huy đứng ở bên ngoài cổng từ an ninh cùng với chiếc xe đẩy lớn, tôi vội vã bỏ xuống chiếc giỏ trên tay, chạy đến chỗ của Minh Huy.

    Minh Huy đẩy xe đẩy chỉ có vài món đồ, kiên nhẫn đi cùng tôi. Chúng tôi kẻ trước người sau chầm chậm dạo quanh mấy gian hàng. Tôi thích đi cùng cậu ấy như thế này. Chốc chốc, tôi lại xoay người nhìn cậu ấy, nhìn Minh Huy cười với tôi. Chốc chốc, bọn tôi lại dừng lại, nói về món đồ được bày trên kệ.

    Mất gần một tiếng ở siêu thị, ôm theo một túi đồ ăn vặt và những thứ được viết trong danh sách, bọn tôi cùng nhau về nhà.

*****

    Ngày đi chơi cuối cùng cũng đến, tôi dậy sớm hơn giờ hẹn tận một tiếng để chuẩn bị. Mặc bộ váy áo đã cất công chọn lựa từ hôm qua, tô ít son cho khuôn mặt thêm tươi tắn và dùng son làm một chút má hồng nhè nhẹ để tăng thêm vẻ đáng yêu. Cuối cùng, tôi còn trộm xịt ít nước hoa của mẹ rồi mới ra khỏi nhà.

   Vì cả Ngọc Anh và Như Ngọc đều không biết đi xe nên hai bạn nam có vai trò chở hai cô gái, còn tôi sẽ tự chạy xe đến đó. Tôi không ngại đi xa, chỉ sợ khi đến nơi, mùi nước hoa cùng với vẻ ngoài của mình bị mồ hôi và bụi đường vùi lấp.

   Để trông thục nữ hơn, tôi chọn mặc một chiếc váy dài đến gần mắt cá chân. Mãi nghĩ đến hình ảnh xinh đẹp của mình trong bộ váy áo này, tôi quên mất việc mình còn phải đạp xe. Chiếc váy dài bất tiện khiến cho tốc độ đạp xe của tôi chậm hơn mọi khi, suýt ngã, bị Phương cằn nhằn một lúc.

    Vì tốc độ rùa bò của mình, tôi bảo Phương chạy trước để dẫn đường cho Minh Huy, tôi đi sau cùng để bảo đảm không ai bị lạc. Tuy tôi chạy rất chậm nhưng chỉ cần nhìn lên phía trước, tôi sẽ luôn thấy xe đạp của Minh Huy và Quân Phương.

    “Hôm nay thằng Phương chạy chậm thế nhờ.”

    Trong lòng tràn đầy thắc mắc, tôi khẽ lẩm bẩm. Xong, tôi lại cố gắng hết sức đạp nhanh hơn, len lỏi giữa dòng người đông đúc.

    Chạy thêm một đoạn, tôi đột nhiên mắc vệ sinh, có lẽ là vì trước lúc đi, tôi ăn đồ ăn cũ từ tuần trước trong tủ lạnh nên giờ bụng mới “nổi dậy” cảnh cáo. Thấy quán trà sữa có bảng hiệu khá quen mắt nên tôi gọi mọi người ghé vào nghỉ ngơi một lát, cũng để mình đi “giải quyết chuyện quan trọng của đời người”.

    Vừa dừng lại, Phương đã biểu môi trách móc:

    “Mặc cái váy cho dài vô rồi đạp chậm rì.”

    “Xin lỗi, được chưa? Có nghĩ là mặc váy nó bất tiện thế đâu, biết thế mặc quần như mọi hôm cho khỏe.”

    Tôi ủ rũ đáp.

    “Không sao, lần sau mày mặc váy ngắn hơn xíu là được.”

    “Không sao, cậu cứ mặc gì mình thích, từ từ đến cũng được.”

    Cả Phương và Minh Huy không hẹn cùng nói. Tôi hung hăng lườm Phương, rồi quay sang mỉm cười với Minh Huy.

*****

    Hôm nay, quán khá vắng, nhìn đi nhìn lại cũng chỉ có bàn của hai anh chị sinh viên đang hì hục gõ máy tính, một bàn của một chú sơ vin tầm 30 tuổi đang nói chuyện điện thoại và bàn của bọn tôi. Tôi nhờ Ngọc gọi nước cho mình rồi nhanh chóng chạy biến vào nhà vệ sinh.

***

     “Quán rõ đẹp, đồ uống cũng có rẻ đâu mà nhà vệ sinh lại chả có cái đèn nào hết trơn.”

    Tôi vừa “giải quyết nỗi buồn”, vừa không ngừng càu nhàu.

    Đột nhiên, vách buồng vệ sinh của tôi vang lên mấy tiếng gõ nhè nhẹ sau khi tôi nghe thấy mấy tiếng “bộp” kì lạ vang lên đều đều trong không gian yên tĩnh của nhà vệ sinh. Tôi vờ như không nghe thấy, không đáp lại, chỉ len lén nhìn xuống dưới khe hở giữa hai buồng. Khe hở khá thấp, tôi chẳng thể nhìn thấy được gì ngoài sàn gạch trắng ngà. Trong đầu không ngừng xuất hiện toàn những hình ảnh đáng sợ, gớm ghiếc của bộ phim kinh dị tối qua vừa xem. Sẽ không có “mỹ nữ” áo trắng mặt đầy máu hoặc dị dạng nào xuất hiện từ khe hở đâu nhỉ?

    Tôi một tay cầm điện thoại đã mở sẵn đèn pin từ lúc mới vào, tay thủ sẵn chiếc vòi xịt, sẵn sàng xịt vào mặt thứ nào dám thò ra từ khoảng hở kia.

    Khi đó, thay vì nghĩ đến chuyện bỏ chạy, tôi lại lên kế hoạch xịt nước vào mặt ma quỷ. Đúng là điên rồ!

    Tiếng gõ đột ngột tắt ngúm, không gian trở về với khoảng im lặng lúc đầu. Tôi thở phào nhẹ nhõm, đứng lên, chuẩn bị rời khỏi chỗ đáng sợ này thì đột nhiên bên kia lại chuyền tới một giọng nữ vừa mỏng, vừa nhẹ, như có lại như không:

    “Bên đó có ai không? Làm ơn giúp tôi với.”

    Nếu như ở tình huống bình thường, tôi sẽ cảm thấy giọng nói ấy thật hay nhưng ở trong hoàn cảnh này, tôi lại bị dọa cho hồn bay phách lạc.

    Theo như tình tiết của mấy bộ phim kinh dị, nhân vật thường sẽ tò mò hỏi lại: “Ai đấy?”. Sau đó, số phận của họ một sẽ nhìn thấy những thứ đáng sợ và phải chật vật để thoát khỏi nó hoặc “đi gặp ông bà”. Chỉ cần tôi làm khác đi, tỉ lệ sống của tôi chắc chắn sẽ cao hơn, nhỉ?

    Tôi vờ như không nghe thấy gì, lẳng lặng mở cửa buồng vệ sinh của mình, đi thẳng đến vòi nước rửa tay. Cho dù sợ ma, tôi vẫn muốn mình phải sạch sẽ.

    Tôi nhanh nhanh chóng chóng rửa cho xong, đến ngẩng đầu cũng chẳng dám vì trước mặt tôi chỉ toàn là gương. Tôi sợ lỡ chẳng may nhìn thấy bóng dáng của thứ đó phản chiếu lên tấm gương, tôi sẽ đứng tim chết trước khi nó kịp làm gì tôi.

   Tôi luôn có lòng tin rằng chỉ cần ma quỷ không biết tôi sợ bọn chúng, chúng sẽ không hù tôi. Và cách để tôi tỏ ra mình không sợ bọn chúng chính là đừng nhìn thấy chúng.

    Trong suốt từ lúc bước ra khỏi buồng vệ sinh, tôi vẫn thầm đọc vài bài kinh ngắn mà tôi còn nhớ. Tôi sợ đến mức chắp vá cả 7 hằng đẳng thức và công thức hình học đã ám ảnh tôi suốt khoảng thời gian ôn thi vừa qua vào bài kinh đang đọc.

    Thứ kia vẫn dai dẳng gọi, tôi vẫn “sống chết” lờ đi. Rửa tay xong, tôi đi nhanh đến chỗ cánh cửa. Sở dĩ tôi không chạy bởi vì chân tôi đã gần như nhũn ra, đến đi cũng vô cùng khó khăn.

    Đứng trước cánh cửa dẫn ra bên ngoài, tôi khẽ khàng đặt tay lên nắm cửa, cố gắng không để lộ ra bất cứ âm thanh nào, hít một hơi thật sâu.

    Tôi quyết định xoay người, từng bước chậm rãi đến trước chiếc buồng vệ sinh đang phát ra âm thanh thút thít kia, cất giọng run run hỏi:

    “Chị… chị có cần giúp gì không ạ?”

    Tôi sợ ma, sợ bóng tối nhưng tôi dễ mềm lòng, không thể lờ đi khi có ai đó cần giúp đỡ. Chẳng may là người thật, tôi sẽ cảm thấy áy náy khi đã bỏ mặc người ta. Nếu là thứ kia thì… tôi nghĩ nếu tôi có lòng tốt, nó sẽ nghĩ lại mà tha cho tôi.

    Nhưng sao lại im lặng vậy nhỉ?

    Bên trong chẳng còn phát ra âm thanh gì sau khi tôi cất tiếng hỏi. Chẳng lẽ nào, cuộc đời tôi sẽ thật sự kết thúc ở nhà vệ sinh tối tăm này sao? Không thể ở chỗ nào thơm tho, sáng sủa hơn một chút được ư?

    “Em… em ơi, em có… băng vệ sinh không?”

    Cô gái bên trong cuối cùng cũng lên tiếng khẳng định sự tồn tại của mình.

    “Em có đây ạ. Chị dùng loại nào ạ? Em chỉ có của hãng D thôi, nếu chị dùng hãng khác thì em ra ngoài mua giúp chị.”

    Tôi nhanh nhảu đáp.

    Ma nữ có cần dùng thứ đó không nhỉ? Chắc là không đâu.

    “Chị dùng nào cũng được. Cảm ơn em nhé.”

    Tôi lấy từ túi trong của váy ra, thông qua chỗ hở bên dưới cửa buồng đưa cho người bên trong. Mãi một lúc, người trong ấy mới nhận lấy. Khi những ngón tay lành lạnh của chị sượt qua tay tôi, tôi khẽ giật mình nhưng sau đó chẳng có màn kéo tay hay hù dọa nào khác nên tôi cũng thở phào nhẹ nhỏm.

    Tôi nhón chân, soi đèn vào bên trong cho chị ấy dễ thao tác, nhỏ giọng hỏi:

    “Chị có cần em giúp gì nữa không ạ?”

    Vừa dứt câu, điện thoại tôi vang lên âm thanh thông báo cuộc gọi đến, là Ngọc. Tôi vào đây đã khá lâu, có lẽ nó gọi để xác định xem tôi vẫn còn thở không. Sau một giây suy nghĩ, tôi tắt máy, tiếp tục rọi đèn cho chị gái.

    Chị gái bên trong nhẹ nhàng đáp:

    “Chị xong rồi, em cứ ra ngoài đi nhé. Cảm ơn em.”

(☛’∀`*)☛ ♥ Hết chương 30 ♥ ☚(*’∀`☚)


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.