“Alo, ai vậy ạ?”
Trong cơn mơ màng, tôi nói vào điện thoại bằng giọng ngái ngủ và đôi mắt nhắm nghiền.
“Chuẩn bị lẹ, xuống nhà rồi tao chở đi học.”
Trong điện thoại vang lên giọng nói của một tên con trai đang độ vỡ giọng.
Tôi lập tức mở mắt, nhìn màn hình điện thoại, vui đến mức không kiềm được mà reo lên:
“Phương!”
“Ừ. Lẹ đi, tao chờ.”
Phương nhẹ giọng đáp.
Tôi vội vội vàng vàng xuống giường, nhanh chóng chuẩn bị mọi thứ rồi xuống lầu. Chẳng cần phải nói, tôi vui đến nhường nào khi vừa mở cửa, đã nhìn thấy cậu bạn thân vẫn đứng cạnh chiếc xe đạp chờ mình như mọi hôm.
“Có gì vui à? Sao mới sáng sớm mà đã cười tủm tỉm thế?”
Tôi thành thật đáp ngay:
“Nhìn thấy mày nên vui.”
Phương hơi sững người, sau đó lại phì cười, trêu tôi:
“Có người chở đi học không công vui đến vậy à?”
Vừa ngồi lên xe Phương, tôi đã cằn nhằn:
“Hôm qua, mày cứ vậy bỏ đi một mạch…”
Dừng lại một chút, tôi lại nhỏ giọng nói:
“Cho nên tao sợ… mày giận, không muốn chơi với tao nữa.”
Phương xoay người lại, nhìn tôi, nói với vẻ mặt nghiêm túc:
“Giận gì? Mẹ tao đi vội nên tao chạy theo xem sao thôi. Mày có làm gì sai với tao đâu mà giận, khùng hả?”
Dứt lời, nó còn gõ nhẹ vào đầu tôi rồi chầm chậm đạp xe đi.
Tôi vô thức nắm chặt áo ở phần eo của Phương vì căng thẳng, lí nhí nhận lỗi nhưng cũng đủ để cho nó nghe thấy:
“Hôm qua, tao không suy nghĩ kĩ, nói ra mấy lời đó… trước mặt mẹ mày, nên tao…”
Phương đáp ngay:
“Cũng có phải mày mắng mẹ tao đâu, là thằng Kiên mà.”
“Nhưng…”
Không kịp để tôi nói hết, Phương đột nhiên lớn giọng, nói:
“Đừng nghĩ nhiều nữa. Hôm qua, cảm ơn mày vì đã ra mặt giúp tao.”
Phương đột nhiên nói ra những lời mà nó vẫn luôn cho là sến súa. Dừng lại trong tích tắc, Phương lại trầm giọng nói:
“Một đứa ngày thường lúc nào cũng sợ này sợ kia như mày, hôm qua lại mạnh miệng đối chất với mấy ông già kia và mẹ thằng Kiên, chắc cũng gồng dữ lắm phải không?”
Chơi chung với nhau lâu như vậy, cậu bạn thân này quả thật rất hiểu tôi. Vậy nên, tôi cứ thuận theo, nửa đùa nửa thật đáp:
“Chứ sao nữa. Về nhà cứ nghĩ đến chuyện tao đã cãi tay đôi với ông Liêm, chính bản thân tao còn thấy bất ngờ nữa ấy.”
“Mà nếu mày không giận tao, thế sao tao nhắn tin lại không xem vậy? Mọi người gọi nhóm, cũng chẳng thấy mày luôn.”
Tôi tò mò hỏi.
Vì chuyện này, hôm qua tôi cứ trằn trọc mãi, làm cho quầng thâm mắt của tôi bây giờ đen sì sì hệt như mắt gấu trúc.
“Điện thoại bị ổng đập rồi.”
Lời nói của Phương không có tí cảm xúc nào cả, chỉ như thể thuật lại một câu chuyện của ai đó.
Cậu ấy yên lặng một lúc, sau đó lại nói tiếp bằng cái giọng buồn buồn:
“Sáng nay, mẹ đưa điện thoại của mẹ cho tao xài, mẹ đổi sang cái cùi bắp cũ. Mốt tao đi làm có tiền, mua cho mẹ cái khác.”
“Tao có tiền tiết kiệm, cho mày mượn không lấy lãi, khi nào có thì trả cũng được.”
Tôi nhanh miệng đề nghị cho Phương vay tiền, như để bù đắp cho lỗi lầm hôm qua của mình và vì không muốn cậu bạn thân phải đi làm vất vả ở cái tuổi này.
“Có bao nhiêu mà cho mượn?”
Phương cười, hỏi.
“Cũng gần bốn triệu, tiền tao dành dụm với tiền lì xì năm ngoái vẫn còn.”
Tôi nhanh nhảu đáp ngay, hoàn toàn nói đúng sự thật.
Phương “ồ” lên một tiếng rồi lại lớn giọng cảm thán:
“Không ngờ nha, Vân Anh nhà ta giàu dữ ha!”
Rồi, cậu ấy lại nhẹ giọng từ chối khéo:
“Thôi, để đó đi, lỡ có gì còn có cái mà dùng. Sẵn bị đình chỉ học một tuần này, tao xuống nhà ông cậu dưới quê chơi, rồi chăm cây kiểng phụ ổng. Việc nhẹ nhưng lương cao lắm, mày đừng lo.”
Tôi định khuyên cậu ấy thêm vài câu. Chợt, Phương bóp phanh thắng gấp khiến tôi không khỏi nhoài người về phía trước, mặt đập thẳng vào tấm lưng to lớn của cậu ấy.
“Đến trường rồi, vô đi kẻo muộn.”
Tôi theo thói quen “xấu” mọi ngày, cáu kỉnh mắng cậu ta, rồi quên béng đi những lời định nói.
*****
Thứ Hai đầu tuần lại đến.
Vì bị thương nên tôi được hưởng khá nhiều “đãi ngộ đặc biệt”, như được mẹ buộc tóc, chở đi học, rửa bát,… Mấy hôm nay là mẹ đưa đón tôi đến trường. Vì tính lề mề của mình, đã hai ngày liền tôi bị mẹ cằn nhằn suốt con đường đến trường. Những lúc thế này, tôi bỗng thấy nhớ cậu bạn thân yêu dấu của mình.
Vì tuần này không có sự kiện gì nổi bật, 20/11 cũng rơi vào cuối tuần sau nên sau khi chào cờ và trao thưởng tuần các khối xong, chúng tôi được cho lên lớp.
Như mọi tuần, ban cán sự lớp lần lượt đứng lên báo cáo vi phạm. Đến lượt lớp trưởng, Ngọc Anh thành thật nhắc đến sự việc ẩu đả của Phương và Kiên và nhận lỗi chậm trễ báo cáo cho giáo viên của nó và tôi trong vụ ấy trước mặt thầy Nam.
Thầy ấy phê bình một vài câu trước cả lớp, nhắc về chuyện xử phạt của Phương và Kiên nhưng tuyệt nhiên chẳng nhắc đến chuyện tôi bị phạt vì tội hỗn với người lớn mà thầy Liêm nói.
Phê bình và tổng kết xong, thầy ấy chuyển chủ đề sang tình hình thi đua 20/11. Hai tuần trước, bạn lớp phó văn thể mỹ xin từ chức, Ngọc được cô bạn “chọn mặt gửi vàng”, muốn đề cử với thầy Nam. Cô bạn lớp phó cũ khá tốt tính, đến bàn bạc trước với Ngọc, rồi mới nói với thầy Nam, tránh đưa Ngọc vào “chuyện đã rồi”. Thoạt đầu, Ngọc từ chối thẳng thừng nhưng sau mấy lời năn nỉ “chân thành” của cô bạn kia suốt một tuần liền, cuối cùng nó cũng gật đầu.
Nghe thấy thầy Nam gọi mình, Ngọc luống cuống đứng dậy, cầm vội cuốn sổ ghi chép tôi đưa, giọng run run báo cáo. Đến bây giờ, nó vẫn chưa hoàn toàn quen với vai trò của mình, cứ lóng nga lóng ngóng mỗi khi bị gọi đến trong giờ sinh hoạt lớp.
“Tình hình thi đua của lớp ta khá tệ, các em phải cố gắng thêm đấy.”
Thầy Nam lãnh đạm nhìn tờ giấy trên bàn, giọng đều đều nói. Trông bộ dạng của thầy ấy lúc này còn chán hơn cả bọn tôi.
Không khí lớp học rơi vào tĩnh lặng. Qua một lúc, thầy Nam lại chợt cất tiếng:
“Chúng ta đã học cùng nhau hơn ba tháng rồi nhỉ? Sắp tới còn là 20/11 nữa…”
Vẻ mặt này, giọng điệu này, có lẽ lại muốn cằn nhằn chúng tôi.
“Mấy hoạt động 20/11 hằng năm trường tổ chức cho mấy em là để mấy em bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô, đúng chứ? Thấu hiểu thầy cô của mình cũng là một dạng biết ơn…”
“Thế này đi, hôm nay, tôi cho phép các em thoải mái đặt câu hỏi về tôi, miễn trong khuôn phép, tôi nhất định sẽ thành thật trả lời. Các em đồng ý không?”
Sau mấy lời vừa rồi của thầy Nam, lớp tôi hào hứng lên hẳn, hầu như tất cả đều đồng thanh hô lớn: “Dạ.”
Sau khi ổn định lại lớp, thầy Nam chầm chậm giải thích quy chế và phần thưởng cho hoạt động ngẫu hứng mình vừa đề ra:
“Mỗi người viết tên và một câu hỏi vào mảnh giấy rồi nộp lại cho tổ trưởng. Sau đó, nhờ lớp trưởng và lớp phó học tập lên bảng đọc câu hỏi giúp tôi. Tôi sẽ chọn ra ba bạn có câu hỏi hay nhất, thưởng cho mỗi bạn một bịch bánh tráng trộn cỡ lớn và một ly nước bất kì ở quán Ha!my.”
Nghĩ ngợi một lúc, thầy ấy nhìn xuống dãy của Tường Vi, nói thêm:
“Mấy bạn lên giúp tôi chỉ cần đọc câu hỏi, không cần đọc tên, không, lại mắc công có bạn bảo tôi thiên vị.”
“Hai bạn lớp phó học tập lên luôn hả thầy?”
“Lớp phó học tập là em hay bạn Vân Anh ạ?”
Tôi và Tường Vi gần như nói cùng lúc. Tôi trộm nhìn cô ta, vừa hay Tường Vi cũng đang nhìn tôi.
Thầy Nam hết nhìn Vi, rồi lại nhìn tôi, cong môi cười, giải thích rõ hơn:
“Xin lỗi, là tôi không nói rõ. Hai bạn lớp phó học tập và lớp trưởng, tổng cộng ba bạn.”
15 phút trôi qua, những mảnh giấy chứa đựng bao sự tò mò của đám trẻ dành cho vị giáo viên chủ nhiệm của mình lần lượt được gom lại, đặt gọn ở một góc chiếc bàn giáo viên đã cũ kĩ kê sát bệ cửa sổ của lớp.
Tuy tay bất tiện, tôi vẫn bị gọi lên. Lòng thầm oán trách thầy ấy nhưng ngoài mặt vẫn cố tỏ ra vui vẻ, nghiêm túc làm việc.
Cầm mảnh giấy của ai đó trên tay để nghịch, chờ đến lượt mình, tôi vô tình làm rơi xuống sàn nên lập tức cúi xuống tìm nhưng loay hoay mãi vẫn chẳng thấy. Chợt, có một bàn tay to lớn, hơi gầy xuất hiện trong tầm mắt tôi, dừng lại một lát, rồi xòe ra để lộ một mảnh giấy đã dính bẩn.
“Em cảm ơn thầy ạ.”
Tôi gật nhẹ đầu, lễ phép nói lời cảm ơn, nhặt vội thứ bên trong tay thầy Nam, rồi đứng dậy. Vì sự hậu đậu của mình, lúc đứng lên, tôi vô tình đập đầu vào cạnh bàn khiến mọi người một phen hú vía, sau đó cả lớp lại có dịp cười vui vẻ.
Thầy ấy có phát hiện vừa nãy tôi đã không nghiêm túc làm việc không nhỉ?
***
Mở mảnh giấy được gấp lại cẩn thận trên tay, xuất hiện mấy con chữ được viết khá đẹp và tỉ mỉ. Nét chữ nghiêng nghiêng đặc biệt như thế này, tôi vừa nhìn liền có thể nhận ra là của ai.
“Trong lớp mình, thầy thích ai nhất và vì sao? Chỉ được chọn một người, không được không chọn.”
Tôi cố giữ vẻ mặt điềm tĩnh nhưng giọng nói lại không tránh khỏi biểu hiện ra môt ít cảm xúc không đáng có.
“Ừm, câu này… để tôi nghĩ kĩ một lát.”
Vừa dứt lời, thầy ấy lại đột nhiên nói tiếp:
“Là em Minh Huy. Tôi thích em ấy nhất vì em ấy giải toán rất tốt, tiếp thu bài nhanh, còn biết giúp các bạn khác cùng tiến lên.”
Thế mà thầy ấy nói còn cần phải suy nghĩ kĩ, chẳng phải đã có sẵn đáp án ngay trong đầu rồi sao.
***
“Em thấy thầy khá quan tâm và hay gọi bạn Vân Anh đi làm việc với mình, có phải bạn ấy có điều gì đặc biệt nên được thầy yêu thích không ạ? Em muốn được thầy cô yêu quý hơn nên mong thầy hãy giải đáp cho em.”
Tôi không kiềm được mà nhăn mặt, quay sang nhìn lớp trưởng, vừa hay cô bạn cũng đang nhìn tôi. Vừa chạm mắt, bọn tôi liền hiểu đối phương đang nghĩ gì, đồng loạt nhìn sang đám bạn gái chơi chung với Tường Vi đang ngồi ở dưới đang cười trộm.
“Ừm… Nếu em nghĩ việc tôi thường gọi em ấy đi làm việc giúp không cần biết là việc nặng hay việc nhẹ, khi thì bê đống tài liệu cao như núi, khi lại căng mắt chấm giúp bài kiểm tra của mấy em lớp dưới, có thể thẳng thắn phê bình, không chừa lại chút mặt mũi nào cho em ấy mỗi khi làm sai là quan tâm, là yêu thích thì…”
Những công lao mà tôi cống hiến, hóa ra cũng được thầy ấy nhìn thấy, thật không uổng công khoảng thời gian qua tôi đã làm việc chăm chỉ. Chợt được “sếp” công nhận, trong lòng tôi vui lên hẳn.
Thầy Nam dời ánh mắt xuống đám bạn của Tường Vi đang ngồi ở bên dưới, nhếch miệng mỉm cười, chầm chậm nói tiếp:
“Ừm, tôi sẽ chia sẻ thật lòng luôn vậy. Em không cần phải học hỏi gì ở bạn Vân Anh cả, dù sao thì tôi cũng không thích một học sinh có tính cách như em ấy. Em nhìn bạn Tường Vi lớp mình mà học hỏi là được.”
Thầy ấy chẳng bao giờ để tôi có thiện cảm với mình quá một phút đã thẳng tay dội cho tôi một gáo nước lạnh, giúp tôi tỉnh ngộ.
Thầy không thích tính cách của em, vậy suốt ngày cứ kêu em đi làm việc với mình làm gì chứ? Sao không gọi Tường Vi của thầy đi đi? Hứ!
Tôi chỉ có thể thầm oán trách ở trong lòng.
Nữ thần nghe được mấy lời này, biểu cảm tuy vẫn như chẳng quan tâm nhưng khóe miệng đã bất giác cong lên thành một nụ cười nhẹ, ánh mắt tràn đầy vẻ đắc ý nhìn tôi.
“Được rồi, qua câu khác nào. Chúng ta phải nhanh lên, coi chừng hết giờ đấy.”
Thầy Nam nhìn xuống đồng hồ đeo tay, giục bọn tôi, gián tiếp cắt ngang màn đối mắt nảy lửa của tôi và Tường Vi.
***
Tường Vi nhìn mảnh giấy trên tay, nhìn xuống Ngọc rồi đọc to:
“Nếu có thể quay về quá khứ, thầy muốn quay lại thời điểm nào và để làm gì?”
Đây là câu hỏi mà tôi đã nghĩ ra giúp nó. Tôi là kiểu người khá hoài cổ, thích chìm đắm vào những ký ức xưa cũ mặc cho nó có đẹp hay là không. Tôi thích nghe người lớn kể về những kỉ niệm tuổi thơ hoặc tuổi thanh thiếu niên quậy phá của mình. Khi đó, bọn tôi sẽ không còn “khoảng cách thế hệ”, không còn cách biệt tuổi tác và trở nên gần gũi với nhau hơn vì tôi biết rằng, thuở trước, những người lớn ấy cũng đã từng rất giống chúng tôi.
Thầy Nam yên lặng, không trả lời ngay như những câu hỏi khác, có lẽ là đang suy nghĩ. Vài giây đã trôi qua nhưng thầy ấy lại chẳng nói câu nào, đôi mày vô thức nhíu lại.
“Bạn nào đặt câu hỏi này cũng ma ranh thật đấy, một câu hỏi nhưng có tận hai ý.”
“Nếu có thể trở về quá khứ, tôi muốn quay lại mùa hè năm 10 tuổi… để cứu một người và thay đổi một số chuyện.”
Thầy Nam nghiêm túc đáp.
Trong lời nói của thầy, dường như tôi còn cảm thấy một thoáng bi thương và tiếc nuối, bằng chứng là cái run nhè nhẹ chỉ khi nghe kĩ mới có thể nghe thấy trong từng câu từng chữ được thầy ấy nói ra, che giấu bằng vẻ mặt bình thản của mình.
Mảnh giấy cuối cùng là tôi đọc, cũng là do tôi viết:
“Một việc làm trong quá khứ mà đến tận bây giờ thầy vẫn thấy day dứt?”
Không gian lại bị bao trùm bởi một thoáng tĩnh lặng, lần này còn kéo dài hơn cả với câu hỏi của Ngọc.
“Câu này thầy khỏi trả lời cũng được ạ. Ai lại hỏi mấy cái câu hỏi gì kì ghê.”
Thấy không khí có phần hơi sượng sùng, biết câu hỏi mình khá vô duyên, tôi vội gấp mảnh giấy lại, tiện tay cho vào trong chỗ: những câu hỏi bình thường, không hay.
Thầy ấy vươn tay, nắm lấy cổ tay tôi, ngăn không cho tôi bỏ mảnh giấy vào, cười nói:
“Câu hỏi vừa nãy tôi thấy cũng khá hay đấy. Tôi có nhiều điều day dứt lắm, em đừng gấp, đợi một lát để tôi chọn đã.”
“Một điều trong quá khứ mà đến tận bây giờ tôi vẫn thấy day dứt ư? Có lẽ điều day dứt lớn nhất của tôi chính là không chăm sóc tốt cho em gái của mình, để lạc mất em ấy.”
Giọng của thầy Nam càng ngày càng thấp.
Trong tích tắc, khuôn mặt vốn đã chẳng thể giấu đi nỗi buồn sâu trong đáy mắt lại chợt biến đổi, thầy ấy mỉm cười, nói:
“Được rồi. Bây giờ, tôi sẽ chọn ra câu hỏi hay nhất hôm nay.”
Nụ cười gượng gạo thật!
***
Lớp trưởng lần lượt đọc lại mấy câu hỏi hay được thầy Nam đích thân lựa chọn trong suốt quá trình hai bọn tôi đọc ban nãy. Trong đó, có cả ba câu hỏi của tôi, Ngọc và Ngọc Anh. Trái với sự mong đợi “trúng thưởng” của mọi người, tôi chỉ mong thầy ấy đừng chọn trúng câu của mình.
“Tôi cảm thấy những câu hỏi ở cuối khá hay…”
Nhịp tim tôi tăng dần theo lời nói của thầy Nam, hai bàn tay nắm chặt lấy góc váy, miệng lẩm bẩm như đọc thần chú:
“Không phải câu của mình, không phải câu của mình, không phải câu của mình.”
Thầy Nam cúi mặt khẽ mỉm cười, tay gãy nhẹ chóp mũi. Thấy hành động đó của thầy ấy, tôi lập tức ngậm miệng, vô thức tránh xa thầy ấy thêm một bước.
Thầy ấy đúng là thính thật, nói nhỏ như vậy mà cũng nghe thấy!
“Ba câu hỏi mà tôi thích nhất là…”
Thầy Nam cố ý kéo dài câu nói để tăng phần kịch tính.
“Là câu ‘Nếu không là giáo viên, tôi sẽ làm gì?’, ‘Ước mơ lúc bé của tôi?’ và câu kế cuối, câu ‘Nếu có thể quay lại quá khứ…’.”
Tiếng trống báo hiệu kết thúc tiết học vang lên cắt ngang lời của thầy Nam.
“Được rồi, các em nghỉ đi. Lớp trưởng ghi lại giúp tôi tên ba bạn có câu hỏi hay nhất. Chiều thứ ba có tiết, tôi sẽ gọi ship đồ ăn đến để thưởng cho các bạn.”
Nói xong thầy ấy mang theo chiếc cặp da của mình rồi đi mất.
*****
“Nếu có thể quay về quá khứ, bạn muốn quay lại thời điểm nào và để làm gì?”
…
“Một việc làm trong quá khứ mà đến tận bây giờ vẫn khiến bạn day dứt?”
…
(☛’∀`*)☛ ♥ Hết chương 29 ♥ ☚(*’∀`☚)
“Alo, ai vậy ạ?”
Trong cơn mơ màng, tôi nói vào điện thoại bằng giọng ngái ngủ và đôi mắt nhắm nghiền.
“Chuẩn bị lẹ, xuống nhà rồi tao chở đi học.”
Trong điện thoại vang lên giọng nói của một tên con trai đang độ vỡ giọng.
Tôi lập tức mở mắt, nhìn màn hình điện thoại, vui đến mức không kiềm được mà reo lên:
“Phương!”
“Ừ. Lẹ đi, tao chờ.”
Phương nhẹ giọng đáp.
Tôi vội vội vàng vàng xuống giường, nhanh chóng chuẩn bị mọi thứ rồi xuống lầu. Chẳng cần phải nói, tôi vui đến nhường nào khi vừa mở cửa, đã nhìn thấy cậu bạn thân vẫn đứng cạnh chiếc xe đạp chờ mình như mọi hôm.
“Có gì vui à? Sao mới sáng sớm mà đã cười tủm tỉm thế?”
Tôi thành thật đáp ngay:
“Nhìn thấy mày nên vui.”
Phương hơi sững người, sau đó lại phì cười, trêu tôi:
“Có người chở đi học không công vui đến vậy à?”
Vừa ngồi lên xe Phương, tôi đã cằn nhằn:
“Hôm qua, mày cứ vậy bỏ đi một mạch…”
Dừng lại một chút, tôi lại nhỏ giọng nói:
“Cho nên tao sợ… mày giận, không muốn chơi với tao nữa.”
Phương xoay người lại, nhìn tôi, nói với vẻ mặt nghiêm túc:
“Giận gì? Mẹ tao đi vội nên tao chạy theo xem sao thôi. Mày có làm gì sai với tao đâu mà giận, khùng hả?”
Dứt lời, nó còn gõ nhẹ vào đầu tôi rồi chầm chậm đạp xe đi.
Tôi vô thức nắm chặt áo ở phần eo của Phương vì căng thẳng, lí nhí nhận lỗi nhưng cũng đủ để cho nó nghe thấy:
“Hôm qua, tao không suy nghĩ kĩ, nói ra mấy lời đó… trước mặt mẹ mày, nên tao…”
Phương đáp ngay:
“Cũng có phải mày mắng mẹ tao đâu, là thằng Kiên mà.”
“Nhưng…”
Không kịp để tôi nói hết, Phương đột nhiên lớn giọng, nói:
“Đừng nghĩ nhiều nữa. Hôm qua, cảm ơn mày vì đã ra mặt giúp tao.”
Phương đột nhiên nói ra những lời mà nó vẫn luôn cho là sến súa. Dừng lại trong tích tắc, Phương lại trầm giọng nói:
“Một đứa ngày thường lúc nào cũng sợ này sợ kia như mày, hôm qua lại mạnh miệng đối chất với mấy ông già kia và mẹ thằng Kiên, chắc cũng gồng dữ lắm phải không?”
Chơi chung với nhau lâu như vậy, cậu bạn thân này quả thật rất hiểu tôi. Vậy nên, tôi cứ thuận theo, nửa đùa nửa thật đáp:
“Chứ sao nữa. Về nhà cứ nghĩ đến chuyện tao đã cãi tay đôi với ông Liêm, chính bản thân tao còn thấy bất ngờ nữa ấy.”
“Mà nếu mày không giận tao, thế sao tao nhắn tin lại không xem vậy? Mọi người gọi nhóm, cũng chẳng thấy mày luôn.”
Tôi tò mò hỏi.
Vì chuyện này, hôm qua tôi cứ trằn trọc mãi, làm cho quầng thâm mắt của tôi bây giờ đen sì sì hệt như mắt gấu trúc.
“Điện thoại bị ổng đập rồi.”
Lời nói của Phương không có tí cảm xúc nào cả, chỉ như thể thuật lại một câu chuyện của ai đó.
Cậu ấy yên lặng một lúc, sau đó lại nói tiếp bằng cái giọng buồn buồn:
“Sáng nay, mẹ đưa điện thoại của mẹ cho tao xài, mẹ đổi sang cái cùi bắp cũ. Mốt tao đi làm có tiền, mua cho mẹ cái khác.”
“Tao có tiền tiết kiệm, cho mày mượn không lấy lãi, khi nào có thì trả cũng được.”
Tôi nhanh miệng đề nghị cho Phương vay tiền, như để bù đắp cho lỗi lầm hôm qua của mình và vì không muốn cậu bạn thân phải đi làm vất vả ở cái tuổi này.
“Có bao nhiêu mà cho mượn?”
Phương cười, hỏi.
“Cũng gần bốn triệu, tiền tao dành dụm với tiền lì xì năm ngoái vẫn còn.”
Tôi nhanh nhảu đáp ngay, hoàn toàn nói đúng sự thật.
Phương “ồ” lên một tiếng rồi lại lớn giọng cảm thán:
“Không ngờ nha, Vân Anh nhà ta giàu dữ ha!”
Rồi, cậu ấy lại nhẹ giọng từ chối khéo:
“Thôi, để đó đi, lỡ có gì còn có cái mà dùng. Sẵn bị đình chỉ học một tuần này, tao xuống nhà ông cậu dưới quê chơi, rồi chăm cây kiểng phụ ổng. Việc nhẹ nhưng lương cao lắm, mày đừng lo.”
Tôi định khuyên cậu ấy thêm vài câu. Chợt, Phương bóp phanh thắng gấp khiến tôi không khỏi nhoài người về phía trước, mặt đập thẳng vào tấm lưng to lớn của cậu ấy.
“Đến trường rồi, vô đi kẻo muộn.”
Tôi theo thói quen “xấu” mọi ngày, cáu kỉnh mắng cậu ta, rồi quên béng đi những lời định nói.
*****
Thứ Hai đầu tuần lại đến.
Vì bị thương nên tôi được hưởng khá nhiều “đãi ngộ đặc biệt”, như được mẹ buộc tóc, chở đi học, rửa bát,… Mấy hôm nay là mẹ đưa đón tôi đến trường. Vì tính lề mề của mình, đã hai ngày liền tôi bị mẹ cằn nhằn suốt con đường đến trường. Những lúc thế này, tôi bỗng thấy nhớ cậu bạn thân yêu dấu của mình.
Vì tuần này không có sự kiện gì nổi bật, 20/11 cũng rơi vào cuối tuần sau nên sau khi chào cờ và trao thưởng tuần các khối xong, chúng tôi được cho lên lớp.
Như mọi tuần, ban cán sự lớp lần lượt đứng lên báo cáo vi phạm. Đến lượt lớp trưởng, Ngọc Anh thành thật nhắc đến sự việc ẩu đả của Phương và Kiên và nhận lỗi chậm trễ báo cáo cho giáo viên của nó và tôi trong vụ ấy trước mặt thầy Nam.
Thầy ấy phê bình một vài câu trước cả lớp, nhắc về chuyện xử phạt của Phương và Kiên nhưng tuyệt nhiên chẳng nhắc đến chuyện tôi bị phạt vì tội hỗn với người lớn mà thầy Liêm nói.
Phê bình và tổng kết xong, thầy ấy chuyển chủ đề sang tình hình thi đua 20/11. Hai tuần trước, bạn lớp phó văn thể mỹ xin từ chức, Ngọc được cô bạn “chọn mặt gửi vàng”, muốn đề cử với thầy Nam. Cô bạn lớp phó cũ khá tốt tính, đến bàn bạc trước với Ngọc, rồi mới nói với thầy Nam, tránh đưa Ngọc vào “chuyện đã rồi”. Thoạt đầu, Ngọc từ chối thẳng thừng nhưng sau mấy lời năn nỉ “chân thành” của cô bạn kia suốt một tuần liền, cuối cùng nó cũng gật đầu.
Nghe thấy thầy Nam gọi mình, Ngọc luống cuống đứng dậy, cầm vội cuốn sổ ghi chép tôi đưa, giọng run run báo cáo. Đến bây giờ, nó vẫn chưa hoàn toàn quen với vai trò của mình, cứ lóng nga lóng ngóng mỗi khi bị gọi đến trong giờ sinh hoạt lớp.
“Tình hình thi đua của lớp ta khá tệ, các em phải cố gắng thêm đấy.”
Thầy Nam lãnh đạm nhìn tờ giấy trên bàn, giọng đều đều nói. Trông bộ dạng của thầy ấy lúc này còn chán hơn cả bọn tôi.
Không khí lớp học rơi vào tĩnh lặng. Qua một lúc, thầy Nam lại chợt cất tiếng:
“Chúng ta đã học cùng nhau hơn ba tháng rồi nhỉ? Sắp tới còn là 20/11 nữa…”
Vẻ mặt này, giọng điệu này, có lẽ lại muốn cằn nhằn chúng tôi.
“Mấy hoạt động 20/11 hằng năm trường tổ chức cho mấy em là để mấy em bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô, đúng chứ? Thấu hiểu thầy cô của mình cũng là một dạng biết ơn…”
“Thế này đi, hôm nay, tôi cho phép các em thoải mái đặt câu hỏi về tôi, miễn trong khuôn phép, tôi nhất định sẽ thành thật trả lời. Các em đồng ý không?”
Sau mấy lời vừa rồi của thầy Nam, lớp tôi hào hứng lên hẳn, hầu như tất cả đều đồng thanh hô lớn: “Dạ.”
Sau khi ổn định lại lớp, thầy Nam chầm chậm giải thích quy chế và phần thưởng cho hoạt động ngẫu hứng mình vừa đề ra:
“Mỗi người viết tên và một câu hỏi vào mảnh giấy rồi nộp lại cho tổ trưởng. Sau đó, nhờ lớp trưởng và lớp phó học tập lên bảng đọc câu hỏi giúp tôi. Tôi sẽ chọn ra ba bạn có câu hỏi hay nhất, thưởng cho mỗi bạn một bịch bánh tráng trộn cỡ lớn và một ly nước bất kì ở quán Ha!my.”
Nghĩ ngợi một lúc, thầy ấy nhìn xuống dãy của Tường Vi, nói thêm:
“Mấy bạn lên giúp tôi chỉ cần đọc câu hỏi, không cần đọc tên, không, lại mắc công có bạn bảo tôi thiên vị.”
“Hai bạn lớp phó học tập lên luôn hả thầy?”
“Lớp phó học tập là em hay bạn Vân Anh ạ?”
Tôi và Tường Vi gần như nói cùng lúc. Tôi trộm nhìn cô ta, vừa hay Tường Vi cũng đang nhìn tôi.
Thầy Nam hết nhìn Vi, rồi lại nhìn tôi, cong môi cười, giải thích rõ hơn:
“Xin lỗi, là tôi không nói rõ. Hai bạn lớp phó học tập và lớp trưởng, tổng cộng ba bạn.”
15 phút trôi qua, những mảnh giấy chứa đựng bao sự tò mò của đám trẻ dành cho vị giáo viên chủ nhiệm của mình lần lượt được gom lại, đặt gọn ở một góc chiếc bàn giáo viên đã cũ kĩ kê sát bệ cửa sổ của lớp.
Tuy tay bất tiện, tôi vẫn bị gọi lên. Lòng thầm oán trách thầy ấy nhưng ngoài mặt vẫn cố tỏ ra vui vẻ, nghiêm túc làm việc.
Cầm mảnh giấy của ai đó trên tay để nghịch, chờ đến lượt mình, tôi vô tình làm rơi xuống sàn nên lập tức cúi xuống tìm nhưng loay hoay mãi vẫn chẳng thấy. Chợt, có một bàn tay to lớn, hơi gầy xuất hiện trong tầm mắt tôi, dừng lại một lát, rồi xòe ra để lộ một mảnh giấy đã dính bẩn.
“Em cảm ơn thầy ạ.”
Tôi gật nhẹ đầu, lễ phép nói lời cảm ơn, nhặt vội thứ bên trong tay thầy Nam, rồi đứng dậy. Vì sự hậu đậu của mình, lúc đứng lên, tôi vô tình đập đầu vào cạnh bàn khiến mọi người một phen hú vía, sau đó cả lớp lại có dịp cười vui vẻ.
Thầy ấy có phát hiện vừa nãy tôi đã không nghiêm túc làm việc không nhỉ?
***
Mở mảnh giấy được gấp lại cẩn thận trên tay, xuất hiện mấy con chữ được viết khá đẹp và tỉ mỉ. Nét chữ nghiêng nghiêng đặc biệt như thế này, tôi vừa nhìn liền có thể nhận ra là của ai.
“Trong lớp mình, thầy thích ai nhất và vì sao? Chỉ được chọn một người, không được không chọn.”
Tôi cố giữ vẻ mặt điềm tĩnh nhưng giọng nói lại không tránh khỏi biểu hiện ra môt ít cảm xúc không đáng có.
“Ừm, câu này… để tôi nghĩ kĩ một lát.”
Vừa dứt lời, thầy ấy lại đột nhiên nói tiếp:
“Là em Minh Huy. Tôi thích em ấy nhất vì em ấy giải toán rất tốt, tiếp thu bài nhanh, còn biết giúp các bạn khác cùng tiến lên.”
Thế mà thầy ấy nói còn cần phải suy nghĩ kĩ, chẳng phải đã có sẵn đáp án ngay trong đầu rồi sao.
***
“Em thấy thầy khá quan tâm và hay gọi bạn Vân Anh đi làm việc với mình, có phải bạn ấy có điều gì đặc biệt nên được thầy yêu thích không ạ? Em muốn được thầy cô yêu quý hơn nên mong thầy hãy giải đáp cho em.”
Tôi không kiềm được mà nhăn mặt, quay sang nhìn lớp trưởng, vừa hay cô bạn cũng đang nhìn tôi. Vừa chạm mắt, bọn tôi liền hiểu đối phương đang nghĩ gì, đồng loạt nhìn sang đám bạn gái chơi chung với Tường Vi đang ngồi ở dưới đang cười trộm.
“Ừm… Nếu em nghĩ việc tôi thường gọi em ấy đi làm việc giúp không cần biết là việc nặng hay việc nhẹ, khi thì bê đống tài liệu cao như núi, khi lại căng mắt chấm giúp bài kiểm tra của mấy em lớp dưới, có thể thẳng thắn phê bình, không chừa lại chút mặt mũi nào cho em ấy mỗi khi làm sai là quan tâm, là yêu thích thì…”
Những công lao mà tôi cống hiến, hóa ra cũng được thầy ấy nhìn thấy, thật không uổng công khoảng thời gian qua tôi đã làm việc chăm chỉ. Chợt được “sếp” công nhận, trong lòng tôi vui lên hẳn.
Thầy Nam dời ánh mắt xuống đám bạn của Tường Vi đang ngồi ở bên dưới, nhếch miệng mỉm cười, chầm chậm nói tiếp:
“Ừm, tôi sẽ chia sẻ thật lòng luôn vậy. Em không cần phải học hỏi gì ở bạn Vân Anh cả, dù sao thì tôi cũng không thích một học sinh có tính cách như em ấy. Em nhìn bạn Tường Vi lớp mình mà học hỏi là được.”
Thầy ấy chẳng bao giờ để tôi có thiện cảm với mình quá một phút đã thẳng tay dội cho tôi một gáo nước lạnh, giúp tôi tỉnh ngộ.
Thầy không thích tính cách của em, vậy suốt ngày cứ kêu em đi làm việc với mình làm gì chứ? Sao không gọi Tường Vi của thầy đi đi? Hứ!
Tôi chỉ có thể thầm oán trách ở trong lòng.
Nữ thần nghe được mấy lời này, biểu cảm tuy vẫn như chẳng quan tâm nhưng khóe miệng đã bất giác cong lên thành một nụ cười nhẹ, ánh mắt tràn đầy vẻ đắc ý nhìn tôi.
“Được rồi, qua câu khác nào. Chúng ta phải nhanh lên, coi chừng hết giờ đấy.”
Thầy Nam nhìn xuống đồng hồ đeo tay, giục bọn tôi, gián tiếp cắt ngang màn đối mắt nảy lửa của tôi và Tường Vi.
***
Tường Vi nhìn mảnh giấy trên tay, nhìn xuống Ngọc rồi đọc to:
“Nếu có thể quay về quá khứ, thầy muốn quay lại thời điểm nào và để làm gì?”
Đây là câu hỏi mà tôi đã nghĩ ra giúp nó. Tôi là kiểu người khá hoài cổ, thích chìm đắm vào những ký ức xưa cũ mặc cho nó có đẹp hay là không. Tôi thích nghe người lớn kể về những kỉ niệm tuổi thơ hoặc tuổi thanh thiếu niên quậy phá của mình. Khi đó, bọn tôi sẽ không còn “khoảng cách thế hệ”, không còn cách biệt tuổi tác và trở nên gần gũi với nhau hơn vì tôi biết rằng, thuở trước, những người lớn ấy cũng đã từng rất giống chúng tôi.
Thầy Nam yên lặng, không trả lời ngay như những câu hỏi khác, có lẽ là đang suy nghĩ. Vài giây đã trôi qua nhưng thầy ấy lại chẳng nói câu nào, đôi mày vô thức nhíu lại.
“Bạn nào đặt câu hỏi này cũng ma ranh thật đấy, một câu hỏi nhưng có tận hai ý.”
“Nếu có thể trở về quá khứ, tôi muốn quay lại mùa hè năm 10 tuổi… để cứu một người và thay đổi một số chuyện.”
Thầy Nam nghiêm túc đáp.
Trong lời nói của thầy, dường như tôi còn cảm thấy một thoáng bi thương và tiếc nuối, bằng chứng là cái run nhè nhẹ chỉ khi nghe kĩ mới có thể nghe thấy trong từng câu từng chữ được thầy ấy nói ra, che giấu bằng vẻ mặt bình thản của mình.
Mảnh giấy cuối cùng là tôi đọc, cũng là do tôi viết:
“Một việc làm trong quá khứ mà đến tận bây giờ thầy vẫn thấy day dứt?”
Không gian lại bị bao trùm bởi một thoáng tĩnh lặng, lần này còn kéo dài hơn cả với câu hỏi của Ngọc.
“Câu này thầy khỏi trả lời cũng được ạ. Ai lại hỏi mấy cái câu hỏi gì kì ghê.”
Thấy không khí có phần hơi sượng sùng, biết câu hỏi mình khá vô duyên, tôi vội gấp mảnh giấy lại, tiện tay cho vào trong chỗ: những câu hỏi bình thường, không hay.
Thầy ấy vươn tay, nắm lấy cổ tay tôi, ngăn không cho tôi bỏ mảnh giấy vào, cười nói:
“Câu hỏi vừa nãy tôi thấy cũng khá hay đấy. Tôi có nhiều điều day dứt lắm, em đừng gấp, đợi một lát để tôi chọn đã.”
“Một điều trong quá khứ mà đến tận bây giờ tôi vẫn thấy day dứt ư? Có lẽ điều day dứt lớn nhất của tôi chính là không chăm sóc tốt cho em gái của mình, để lạc mất em ấy.”
Giọng của thầy Nam càng ngày càng thấp.
Trong tích tắc, khuôn mặt vốn đã chẳng thể giấu đi nỗi buồn sâu trong đáy mắt lại chợt biến đổi, thầy ấy mỉm cười, nói:
“Được rồi. Bây giờ, tôi sẽ chọn ra câu hỏi hay nhất hôm nay.”
Nụ cười gượng gạo thật!
***
Lớp trưởng lần lượt đọc lại mấy câu hỏi hay được thầy Nam đích thân lựa chọn trong suốt quá trình hai bọn tôi đọc ban nãy. Trong đó, có cả ba câu hỏi của tôi, Ngọc và Ngọc Anh. Trái với sự mong đợi “trúng thưởng” của mọi người, tôi chỉ mong thầy ấy đừng chọn trúng câu của mình.
“Tôi cảm thấy những câu hỏi ở cuối khá hay…”
Nhịp tim tôi tăng dần theo lời nói của thầy Nam, hai bàn tay nắm chặt lấy góc váy, miệng lẩm bẩm như đọc thần chú:
“Không phải câu của mình, không phải câu của mình, không phải câu của mình.”
Thầy Nam cúi mặt khẽ mỉm cười, tay gãy nhẹ chóp mũi. Thấy hành động đó của thầy ấy, tôi lập tức ngậm miệng, vô thức tránh xa thầy ấy thêm một bước.
Thầy ấy đúng là thính thật, nói nhỏ như vậy mà cũng nghe thấy!
“Ba câu hỏi mà tôi thích nhất là…”
Thầy Nam cố ý kéo dài câu nói để tăng phần kịch tính.
“Là câu ‘Nếu không là giáo viên, tôi sẽ làm gì?’, ‘Ước mơ lúc bé của tôi?’ và câu kế cuối, câu ‘Nếu có thể quay lại quá khứ…’.”
Tiếng trống báo hiệu kết thúc tiết học vang lên cắt ngang lời của thầy Nam.
“Được rồi, các em nghỉ đi. Lớp trưởng ghi lại giúp tôi tên ba bạn có câu hỏi hay nhất. Chiều thứ ba có tiết, tôi sẽ gọi ship đồ ăn đến để thưởng cho các bạn.”
Nói xong thầy ấy mang theo chiếc cặp da của mình rồi đi mất.
*****
“Nếu có thể quay về quá khứ, bạn muốn quay lại thời điểm nào và để làm gì?”
…
“Một việc làm trong quá khứ mà đến tận bây giờ vẫn khiến bạn day dứt?”
…
(☛’∀`*)☛ ♥ Hết chương 29 ♥ ☚(*’∀`☚)