Theo con sóng, chiếc ghe đậu cách bờ một khoảng khá nhiều xa cho nên hai người phải lội nước một lúc mới vào bờ được.
Trong đêm tối, cơn gió lùa vào người khiến Khiết Nhi không ngừng run rẩy. Cô lặng lẽ theo sau bà An Thái. Hai người bì bõm lội qua lớp nước lạnh đi vào bờ.
Trong ánh đèn vàng le lói, căn nhà với mái ngói đơn sơ đã ở trước mặt cô. Khiết Nhi từ nhỏ đã được nuông chiều, ở nhà cao cửa rộng, đi xe sang, người giúp việc đầy nhà.
“Nơi này còn có thể ở sao?”
Trong lòng Khiết Nhi cảm thấy chua xót, cô nhớ ba, nhớ chủ Dịch. Nhớ căn nhà thân thương. Một mình thật không dễ dàng gì.
Ngay lúc tâm trạng cô sắp không nhịn được, bà An Thái mở cửa ra, nhẹ nhàng kéo tay cô đi vào.
Căn nhà rất đơn giản nhưng được bà sắp xếp và giữ gìn rất gọn gàng và sạch sẽ. Đèn điện trong nhà được bật sáng bỗng chốc xua tan đi cái lạnh lẽo của màn đêm.
Bà đưa cho cô bộ đồ bộ may bằng rất nhiều mảnh vải ghép lại:
“Con mặc đỡ đi!”
Khiết Nhi củi đầu nhận lấy. Cô vào bên trong tắm rửa, lát sau mặc bộ đồ bộ đi ra.
Bà An Thái còn chu đáo chuẩn bị một tô cháo nóng cho Khiết Nhi.
Lúc này, bên ngoài chỉ có màn đêm tối bao phủ, ở phía xa có vài ngọn đèn chấm lên mảng đen như thêm một chút hy vọng.
Khiết Nhi nghe tiếng sóng vỗ dịu nhẹ như vỗ về tâm hồn của cô. Khiết Nhi ngẩng mặt lên nuốt nước mắt vào trong.
Cô mạnh mẽ hơn mình nghĩ rất nhiều.
“Còn sống đã là một may mắn rồi…
Ăn xong, hai bà cháu nằm trên chiếc phản gỗ ở giữa nhà rồi chìm vào giấc ngủ. Chỉ là bà An Thái ngủ rất ngon, còn Khiết Nhi không tài nào ngủ được.
Bỗng chốc từ cô công chúa lại biến thành một người cô độc không nhà, không người thân. Hoàn cảnh thay đổi đột ngột khiến Khiết Nhi khó mà chấp nhận.
Đêm tối tĩnh lặng bao trùm, mọi kìm nén dường như vỡ oà, cô co người lại đắp chăn qua khỏi đầu, đè nén tiếng khóc phát ra nhiều nhất có thể. Cả cơ thể trong chăn run lên bần bật.
Vẫn tưởng chỉ có một mình nhưng một lúc sau, bàn tay của bà An Thái nhẹ nhàng đặt lên vai của Khiết Nhi vỗ nhẹ. Miệng bà ngân nga một bài dân ca nào đó Khiết Nhi không rõ. Chỉ biết sau đó cô thấy an tâm chìm vào giấc ngủ.
Đến sáng, khi mặt trời còn chưa thức dậy, Khiết Nhi nghe ồn ào từ phía ngoài.
Cô hé cảnh cửa ra, nhìn thấy mọi người nam có, nữ có, già trẻ. Mọi người khuân, người khác vác, người tất bật lựa những con cá, con mực ngon chở đi bán.
Khiết Nhi nhớ lời ba từng nói với cô:
“Sau này không có ba, con phải cố gắng thích nghi. Sống cho thật tốt!”
Khiết Nhi vào vệ sinh cá nhanh xong đi ra bên ngoài. Cô tìm kiếm bóng dáng bà An Thái trong đám người.
Thấy bà, cô đến bên cạnh. Giọng cô khàn khàn, nhỏ xíu:
“Có thể cho con giúp một chút?”
Người cô bên cạnh chỉ chỉ tay.
“Ai đây?”
Bà Thái cười lớn giới thiệu:
“Cháu tôi. Nó về đây ở một thời gian.”
“Ờ vậy giúp bê cái đó sang đây!”
Người phụ nữ chỉ tay về phía cái thùng phi cắt nửa.
Khiết Nhi trước giờ đâu có làm công việc nặng nhọc này cho nên
không tránh khỏi vụng về. Cô loay hoay cố gắng bê cái thùng nặng lên. Bê không nổi cô bắt đầu ra sức kéo.
Kéo đến nơi, bà dì kia bắt cô ngồi vào làm sạch những con cả trong đó để kịp phơi nắng sớm.
Khiết Nhi cầm cây dao có hơi run. Làm gì mà một tiểu thư như cô lại đi làm cá?
Cô nhắm mắt hạ dao, vảy cá bay thẳng vào mặt cô.
Khiết Nhi nhãn mặt mà hành động này khiến cho bé gái ngồi đối diện bật cười.
Bé con hào hứng sang chỉ cô cách làm sạch cả.
Trong tiếng rom rả của ngày mới, Khiết Nhi lúi cúi tiếp tục làm theo.
Thao tác của cô vừa chậm vừa vụng về, lâu lâu lại cắt trúng tay. Lâu lâu lại buồn nôn vì mùi tanh của cá.
Hì hục cả một buổi sáng, đến công đoạn phơi khô. Trong cái nắng gắt của vùng duyên hải, Khiết Nhi độc chiếc nón lá đem những con cá đã làm sạch ra phơi.
Mồ hôi trên mặt cô lấm tấm như mưa, xen lẫn vài giọt nước mắt. Bởi vì lúc này đây, Khiết Nhi quá đói.
Đúng lúc này lũ trẻ chạy ùa ra gọi Khiết Nhi vào ăn. Bữa sáng chỉ vài con cá mặn chiên cùng với cơm trắng mà Khiết Nhi ăn ngon hơn bào ngư và vi cá thường ngày.
Ăn xong, Khiết Nhi lại theo bà An Thái chở những con cá đã được phơi khô đem trước đó ra chợ bán.
Phiên chợ sáng đông vui, cộng thêm sự có mặt của cô bé xinh đẹp nên cá khô rất nhanh được bán hết.
Tưởng đâu có thể về nằm nghỉ nhưng cuộc sống không suôn sẻ như thể. Lúc cô và bà An Thái dọn hàng, một đám thanh niên lại gần hất tung đồ đạc. Bọn chúng la lớn, rõ ràng đây là gây chuyện mà:
“Bởi người ta, có người bán đắt lên mặt ném đồ vào người tôi.”
Với tính cách của Khiết Nhi, cô đứng trước bà Thái nói lý lẽ với đám người:
“Các người muốn gì? Là các người gây sự trước. Tự nhiên đến đập đồ của tôi?”
Người thanh niên nhuộm đầu đỏ, hắn bước đến vỗ từng cái thật chậm vào mặt Khiết Nhi.
“Mau xin lỗi rồi đưa tiền bồi thường đi!”
Khiết Nhi muốn phản kháng nhưng bà Thái ở phía sau kéo tay cô.
“Đừng con!”
Bà đưa tiền cho bọn chúng rồi thu kéo tay cô, cùng cô nhanh chóng dọn đồ.
Lúc hai người đi ra khỏi khu chợ, bọn chúng vẫn cứng đầu chặn lại:
“Con ranh, mày còn chưa xin lỗi!”
Cô nắm chặt lòng bàn tay, kiên định nói:
“Tôi không làm sai, tại sao phải xin lỗi?”
“Không xin lỗi chứ gì?”
Bọn người đó bắt đầu ấn bà Thái xuống dưới đất còn tiện tay tát bà vài cái. Khiết Nhi lao lên dùng những gì đã học được từ cha quyết sống chết một phen. Nhưng tiếng kêu đau của bà Thái làm cô chững lại.
Khiết Nhi do dự rất lâu, cuối cùng cô cúi đầu, nghiến răng nói:
“Tôi xin lỗi!”
Một tên trong bọn chúng cười cợt:
“Hả? Mày nói gì, tao không nghe? À còn nữa, xin lỗi phải quỳ mới có thành ý!”
Khiết Nhi bây giờ thật sự kiệt sức. Cô gật đầu mang hết ấm ức nuốt ngược vào trong. Giọng cô nghèn nghẹn
“Được!”
Nghĩ lại trước đây, cô thường làm cho chủ Dịch bực mình. Lúc đó, dù đúng hay sai thì chú Dịch vẫn sẽ nhẹ giọng xin lỗi cô. Lúc đó, cô ngây thơ cho rằng vì chú Dịch và những người xung quanh sẽ nhường nhịn và chiều chuộng mình.
Đến lúc này đây, Khương Khiết Nhi cuối cùng cũng hiểu, là chú sợ cô tổn thương khi mọi thứ không được như ý muốn.
Là cô vô tâm, là tính cô trẻ con.
Bây giờ nhận ra có phải đã quá muộn không?
Giọng Khiết Nhi run rẩy, lời nói bật ra nhỏ đến mức chỉ đủ để một mình cô nghe thấy:
“Chú Dịch. Con xin lỗi! Thật xin lỗi!”
“Mày nói cái gì? Mày nói lớn lên! Nhanh lên!”
Người đàn ông vỗ vỗ vào mặt của bà An Thái nhắc cô lại lần nữa.
Nếu muốn sống phải nhẫn nhịn. Dù đúng hay sai, cô cũng phải hạ mình xin lỗi.
Bàn tay cô siết chặt lại, móng tay cắm vào da thịt đến bật máu. Khiết Nhi quỳ xuống, kìm nén hết uất ức nhẫn nhịn nói ra:
“Tôi xin lỗi! Thật xin lỗi!”
Cũng may, có xe tuần của cảnh sát trật tự nên bọn chúng nhanh chóng rời đi. Hai người đèo nhau trên con xe máy cũ trở về.
Trên đường về, bà An Thái dừng lại ở một tiệm tạp hoá mua một ít vật dụng cho Khiết Nhi.
Trong thời điểm này, Khiết Nhi nhìn sang bên kia đường, và trên chiếc xe máy, một bóng dáng quen thuộc lướt qua.
Khiết Nhi bất chấp tất cả, cô chạy theo gọi lớn:
“Chủ Dịch…. Chủ Dịch…
Cô vừa chạy theo vừa bật khóc nức nở:
“Chủ Dịch…
Nhưng chiếc xe máy cứ lao đi như cơn gió mát mùa hạ. Cô cứ liên tục chạy theo đến khi té ngã, đầu gối va chạm mặt đường đến bật máu.
“Chủ Dịch, là con… Khương Khiết Nhi đây!”
Ngoài đường nhiều người tụm lại xem cô có chuyện gì. Một người ngồi xuống hỏi:
“Cô gái, cô không sao chứ?”
Lúc này, bà An Thái chạy đến phía sau cô:
“Con không sao chứ?”
Khiết Nhi vừa khóc vừa lắc đầu. Cô vỡ oà:
“Là chú Dịch… Chú ấy đi cùng một người con gái khác…
Lần này, cô thật sự tuyệt vọng. Trái tim nhói lên, không khí trong phổi như bị ai đó rút cạn. Nghẹt thở!
“Tại sao? Chú không còn quan tâm đến con sao?”
Bà Thái nghe không rõ cô nói gì. Thông qua biểu cảm trên gương mặt, bà biết cô đang rất đau lòng. Bà ôm cô vào lòng vỗ về:
“Không sao… không sao rồi!”