Vị Khách Lúc Nửa Đêm

Chương 8



Hơn mười giờ tối, trong căn hộ đèn đuốc ảm đạm, lầu dưới có chiếc xe hơi chạy vụt qua, bên ngoài gió lớn dần.

Có lẽ mùa bão sắp tới… Tông Anh ngồi trước bàn ăn, nhìn cửa sân thượng bịgió thổi phát ra tiếng lạch cạch, trong đầu nảy ra suy đoán như vậy.

Không khí rất mát mẻ, cô không đóng cửa, trái lại thay bộ áo dài bằng lụa đen, định lên gác ngủ tiếp.

Nhưng ngay sau đó cô lại thấy đói, đứng dưới ánh đèn mờ ảo suy nghĩ hồi lâu,sau cùng cô cầm tấm thảm dạ mỏng trên ghế sô pha làm áo choàng, rút rahai đồng tiền, quyết định ra khỏi nhà.

Không có chìa khóa, cô liền để một cuộn báo thật dày trong khe cửa, ngăn không cho nó đóng lại.

Vào giờ này, đèn hành lang đã nghỉ, trên cầu thang không một bóng người.

Tông Anh yên lặng bước đến quầy phục vụ, Diệp tiên sinh vẫn ngồi sau quầycao, nghe một phu nhân ngồi ở sô pha đối diện nói chuyện.

Vị phunhân kia khoảng bốn mươi tuổi, mặc sườn xám tối màu, ngón trỏ kẹp mộthộp đựng bao thuốc lá, vừa hút thuốc vừa oán trách mấy người họ hàngnghèo cứ nhất quyết đòi gửi cháu đến nơi này tị nạn.

Tông Anhnhìn bà ta một cái, bà ta cũng đáp lại Tông Anh, sau đó mồm miệng tiếptục khép mở: “Bọn Nhật chẳng qua chỉ bố trí vài trạm gác ở Áp Bắc, đúnglà một lũ trông gà hoá cuốc. Không phải họ luôn miệng nói sắp chiếntranh sao, cứ chờ đi, thể nào rồi mấy ngày nữa cũng không có chuyện gìcho mà xem, cuối cùng chỉ là sợ bóng sợ gió thôi!”

“Đúng, đúng, đúng.” Diệp tiên sinh tỏ khuôn mặt tươi tắn phụ họa, đồng thời đứng lên hỏi Tông Anh.

“Tông tiểu thư, có vấn đề gì sao?”

“Gần đây có chỗ nào bán đồ ăn khuya không?”

“Bây giờ ư… Chắc cửa hàng mì vằn thắn vẫn còn mở.”

“Vậy tôi ăn mì vằn thắn, có thể nhờ Diệp tiên sinh đi một chuyến không?”

Tông Anh nói, đưa hai tờ tiền giấy cho ông.

Cô trả tiền vô cùng hào phóng, Diệp tiên sinh lập tức nói: “Được chứ, cô muốn gọi mấy suất?”

“Một suất. Không, hai suất đi.”

Tông Anh đáp, khép chặt tấm thảm mỏng trên người, vị phu nhân ngồi trên sôpha nhìn cô chằm chằm, sau khi bị Tông Anh phát hiện, bà ta dập tànthuốc, giả vờ giả vịt cúi đầu đọc báo chiều.

Diệp tiên sinh cầmtiền, nói: “Nếu không nhầm thì tôi vừa thấy Thịnh tiên sinh lên cầuthang, cậu ấy về rồi sao? Hình như bình thường cậu ấy không ăn mì vằnthắn.” Ông lầm tưởng Tông Anh muốn gọi hai suất đồ ăn khuya, trong đómột suất mua cho Thịnh Thanh Nhượng, vì thế tốt bụng nhắc nhở.

“Ừm, tôi hiểu rồi.” Tông Anh đáp lấy lệ, “Vậy tôi lên tầng trước, làm phiền Diệp tiên sinh.”

Mới đi được đi năm sáu mét, Tông Anh liền nghe thấy tiếng bàn luận sau lưng.

Vị phu nhân kia nói: “Cô gái kia ở hộ nào thế, sao tôi chưa gặp bao giờ? Thịnh tiên sinh… Là người sống ở tầng cao nhất à?”

“Đúng vậy, đúng vậy.” Diệp tiên sinh vòng từ sau quầy ra đằng trước, vị phunhân ngồi trên sô pha lại nói: “Thịnh tiên sinh mà cũng có bạn gái, lạthật!” Bà ta lập tức hạ giọng hỏi Diệp tiên sinh: “Bạn gái cậu ta có lai lịch thế nào?”

Tông Anh đã đi đến đầu cầu thang nên không nghe thấy tiếng bàn luận nữa.

Cô ngẩng đầu nhìn cầu thang dài, nhớ tới lời Diệp tiên sinh vừa nói “Nếukhông nhầm thì tôi vừa trông thấy Thịnh tiên sinh lên cầu thang”, côthầm nghĩ, chỉ kém vài giây thôi… Vậy là đêm nay cô không quay về được.

Cô tiếc nuối, Thịnh Thanh Nhượng càng tiếc nuối hơn.

Nhanh nhanh chóng chóng chạy về nhà trọ, lao một mạch lên tầng chót, vừa lấychìa khoá ra, còn chưa kịp mở cửa, tất cả đã thay đổi.

Tựa nhưcon ốc sên cố gắng hết mình để bò lên đỉnh, lúc sắp đến nơi lại bị người khác vô tình ném xuống, tâm trạng uể oải, buồn phiền chẳng khác nàokiếm củi ba năm thiêu một giờ.

Nhưng hai ngày liên tiếp khôngđược chợp mắt khiến anh mệt gần chết, vừa vào cửa, để túi công vănxuống, anh lập tức nằm thẳng xuống ghế sô pha.

Ngủ một giấc đếngần năm giờ sáng, Thịnh Thanh Nhượng bị đánh thức bởi tiếng chuông điệnthoại dồn dập. Anh đứng dậy xem số điện thoại hiển thị trên màn hình,lại là dãy số quen thuộc này, mấy ngày trước chủ nhân của nó đã gọi tớiđây vào năm giờ sáng, điện thoại vừa được kết nối liền mở miệng mắngnhiếc, giọng điệu hung hãn, khiến người nghe ấn tượng sâu sắc.

Anh không bắt máy, chuông điện thoại cũng không ngơi nghỉ, khi điện thoại đổ chuông đến lần thứ ba, đột nhiên có tiếng gõ cửa.

“Chơi trò biến mất đến mức nghiện rồi phải không? Mở cửa ra nhanh lên, nếucậu không mở, tôi sẽ gọi người đến phá khóa! Tốt hơn hết là cậu đừng éptôi!”

Tiếng uy hiếp và tiếng gõ cửa đồng thời vọng đến, Thịnh Thanh Nhượng giả vờ như không có người ở nhà, không chịu mở cửa.

Ngoài cửa, Tiết Tuyển Thanh thấy uy hiếp không có tác dụng, lại nói tiếp:“Tông Anh, tôi nói cho cậu biết, mấy câu nói hươu nói vượn đó căn bảnkhông đáng để để bụng, cậu mở cửa đi, chúng ta nói chuyện tử tế mộtlát.”

An ủi cũng không hiệu quả, Tiết Tuyển Thanh đợi bên ngoài khoảng năm phút, sau đó lại gọi một cú điện thoại.

Hai mươi phút sau, một người khác xuất hiện, anh ta bắt đầu phá khóa.

Lúc vào nhà, Thịnh Thanh Nhượng chủ động khóa trái cửa, mặc dù gia tăng độkhó khi phá khóa, nhưng chỉ cần đối phương muốn phá, chung quy vẫn cóthể mở được.

Không ngủ đủ thường dẫn đến nhịp tim đập nhanh, cộng với âm thanh phá khoá ngoài cửa càng lúc càng to, Thịnh Thanh Nhượngkhó tránh khỏi cảm thấy lo âu.

So với Tông Anh ở bên kia, lúc này đang nhàn nhã thoải mái, đầu bên này, Thịnh Thanh Nhượng phải chịu đựng từng giây trong cảnh lo lắng đề phòng.

Lúc này, ngoài cửa vanglên đoạn đối thoại “Sắp xong chưa?”, “Gần xong rồi”, “Còn bao nhiêu phút nữa?”, “Khoảng một phút là xong”, Thịnh Thanh Nhượng giơ tay lên nhìnđồng hồ, rõ ràng kim phút chỉ dịch chuyển một li nữa là đến sáu giờ,nhưng kim giây càng chạy càng chậm, chỉ quay hơn nửa vòng cũng tốn rấtnhiều thời gian.

Trán anh toát một lớp mồ hôi mỏng, lúc kim giâycố hết sức di động thêm ba li, miễn cưỡng đạt đến vị trí số 12, bênngoài truyền đến một âm thanh vang dội “Được rồi!”, anh ngẩng đầu nhìnlên, đập vào mắt chính là cánh cửa đóng cực kỳ chặt chẽ trong căn hộ của mình.

Trở lại rồi! Thịnh Thanh Nhượng rốt cuộc thở phào một hơi, vừa quay đầu lại liền trông thấy Tông Anh đang ngủ trên ghế sô pha.

Cô nghiêng người, quay mặt ra ngoài ngủ, trên người phủ một tấm thảm dạmỏng, một đoạn cổ chân lộ ra dưới lớp áo lụa màu đen, một tay để ngoàighế sô pha, một tay đặt trước ngực, quyển sách đang cầm trên tay rơixuống đất, có lẽ đọc sách mệt mỏi liền ngủ luôn, vì đèn vẫn bật sáng.

Thịnh Thanh Nhượng khom người định nhặt sách lên, bàn tay để ngoài ghế sô pha của Tông Anh vô thức giật nhẹ, ngón tay nhẹ nhàng sượt qua tay anh.Thịnh Thanh Nhượng cụp mắt nhìn xuống, trông thấy miếng băng gạc khôngthấm nước trong lòng bàn tay cô, anh mới sực nhớ ra, hình như đã lâu rồi cô chưa thay băng.

Sau đó, anh lại chú ý đến chiếc quần đồngphục trượt xuống đất, và áo sơ mi bị vò thành một cục, nằm tội nghiệptrong góc sô pha. Thịnh Thanh Nhượng thở dài một tiếng rất nhỏ, cuốicùng quyết định không nhặt hay để ý tới bất cứ thứ gì, đứng thẳng lên,cần thận ra khỏi nhà.

Bão chưa tới, ngoài trời vẫn nắng đẹp, ánh ban mai không kịp chờ đợi mà xông thẳng vào ôm chầm lấy Tông Anh.

Việc đầu tiên sau khi cô tỉnh lại là nhìn đồng hồ, đã hơn tám giờ, cúi đầuhồi tưởng một lát, nhưng vẫn không tài nào nhớ nổi hôm qua mình ngủ từlúc nào, có thể là ba giờ, cũng có thể là bốn giờ.

Nhưng chuyện này không quan trọng, quan trọng là, đã qua sáu giờ mà Thịnh Thanh Nhượng vẫn chưa xuất hiện.

Quá nhàn rỗi, cô đi thẳng xuống tầng dưới lấy sữa và báo chí. Diệp tiênsinh vừa hay đang giúp khách trọ mở thang máy, trông thấy cô liền nói:“Chào buổi sáng, Tông tiểu thư, cô không phải đi làm à?”

Tông Anh thuận miệng đáp một tiếng “Vâng”.

“Thoải mái thật đấy, không như Thịnh tiên sinh, sáng sớm đã ra khỏi nhà rồi.”

Ra khỏi nhà?

Diệp tiên sinh chú ý tới vẻ mặt khác lạ của cô, chỉ cho rằng cô ngủ say nênkhông rõ thời gian ra ngoài cụ thể của Thịnh Thanh Nhượng, vì vậy bổsung một câu: “Cậu ấy đã ra ngoài từ 6h10 rồi.”

6h10, lúc ấy cô vẫn đang ngủ trên ghế sô pha, vì sao Thịnh Thanh Nhượng không gọi cô dậy?

Tông Anh đứng im, tay cầm tờ báo và bình sữa, Diệp tiên sinh giục cô lênthang máy, cô mới trả lời “Tôi đi cầu thang”, một người bước tới từ phía sau nói: “Chờ một chút.” Tông Anh quay đầu lại, vừa ngẩng đầu liền bắtgặp khuôn mặt của Thịnh Thanh Nhượng.

Thịnh Thanh Nhượng nói: “Đi thang máy cho đỡ mệt.”

Từ khi sinh ra đến nay, đây là lần đầu tiên Tông Anh bước vào thang máy kiểu cũ này.

Trong quá trình từ từ lên cao, không gian chật chội thường thúc đẩy người tamuốn nói đôi lời, tránh rơi vào trạng thái im lặng lúng túng, nhưng liên tục đi thẳng lên tầng cao nhất, không ai trong hai người mở miệng.

Tông Anh nhìn thoáng qua tay anh, ngoài cặp công văn còn có thêm một chiếc túi to.

Sau khi vào nhà, Tông Anh đặt tờ báo và bình sữa xuống, Thịnh Thanh Nhượngcũng thả đồ đạc lỉnh kỉnh trong tay ra. Anh nói: “Thành thật xin lỗi,hôm qua lại thất hẹn.”

Tông Anh không tỏ thái độ gì, thực ratrong thâm tâm cô không trách đối phương, nhưng cô không nói “tôi cũngkhông vội” mà chỉ nói: “Tôi không muốn uống trà sữa.”

Thịnh Thanh Nhượng sững sờ, hỏi: “Vậy cô uống được cà phê chứ?”

Tông Anh ngẫm nghĩ, đáp: “Được.”

Tranh thủ lúc anh làm bữa sáng, Tông Anh ngồi ở phòng khách chờ hưởng thụ “bữa ăn miễn phí”.

Cô đọc hết báo của hôm nay, nhặt quần đồng phục bị rơi dưới đất lên, lạikéo áo sơ mi trong góc ghế sô pha ra, đang định lên tầng thay quần áo,Thịnh Thanh Nhượng đột nhiên gọi cô lại: “Tông tiểu thư.”

TôngAnh quay đầu nhìn anh, anh lại quay đi, tiếp tục công việc còn đang dang dở, nói tiếp: “Trong túi giấy có một bộ đồ may sẵn, mời cô mặc thử.”

Tông Anh dừng bước.

“Thời tiết nóng nực, quần áo phải thay thường xuyên. Huống hồ, hôm nay tôiđịnh dẫn cô ra ngoài.” Thịnh Thanh Nhượng tắt bếp gas, nghiêng ngườigiải thích: “Phòng trường hợp đáng tiếc tối qua lại tái diễn, cô đi cùng tôi có thể sẽ ổn thỏa hơn.”

Lời anh nói cũng có lý, Tông Anh đi thẳng ra cửa trước, xách túi to lên gác.

Cô đổ quần áo ra ngoài, bên trong gồm một áo ngắn tay và một quần dài,chất liệu may mặc bình thường, hình thức quy củ, thực dụng mà tiện lợi.

Cô đổ nốt túi giấy nhỏ còn lại ra, bên trong gồm một cuộn vải xô và một hộp thuốc bột trị vết thương ngoài da.

Thịnh Thanh Nhượng bưng bữa sáng từ phòng bếp đi ra, vừa hay thấy Tông Anh đã thay quần áo xong xuôi và xuống tầng.

Áo cổ trụ tay ngắn in hình hoa bạch trà, thoạt nhìn rất vừa người, chiềudài quần cũng vừa vặn, nhưng anh để ý thấy cô dùng tay giữ lưng quần.

Anh đang định nói – nếu không thích hợp có thể đi đổi, nhưng thấy Tông Anhmở hộp đựng đồ trên bàn trà, tìm hai cây kim băng, giải quyết vấn đềbằng cách ghim hai bên eo thành hai nếp gấp nhỏ.

Anh không nói thêm nữa.

Ăn uống xong xuôi, Thịnh Thanh Nhượng đi tắm, Tông Anh ngồi trong phòng khách xử lý vết thương.

Ngoài trời, tiếng ve kêu to hơn ngày hôm qua khá nhiều, nhiệt độ càng lúccàng nóng. Tiếng nước trong phòng vệ sinh dừng lại, Thịnh Thanh Nhượngthay xong quần áo bước ra, nhấc điện thoại gọi cho công ty Tường Sinh,bảo nhân viên điều hành gọi một chiếc xe tới, cúp điện thoại, anh lậptức nói với Tông Anh: “Tông tiểu thư, họ sẽ đến trong vòng mười phútnữa, cô chuẩn bị một chút rồi chúng ta ra ngoài.”

Tông Anh đứng dậy, gấp gọn đồng phục bỏ vào túi giấy, nhanh chóng bắt kịp tiến độ của anh.

Ô tô đến rất nhanh, lái xe xuống mở cửa cho hai người, Tông Anh ngồi vào trước, Thịnh Thanh Nhượng ngồi vào sau.

Sau khi lên xe anh chỉ nói bốn chữ “Khách sạn Astor”, ô tô liền chạy ra khỏi nhà trọ.

Ngồi một lúc, anh đột nhiên phá vỡ sự im lặng: “Hôm qua Tông tiểu thư ngủ có ngon không?”

Tông Anh hỏi ngược lại: “Anh Thịnh thì sao?”

Thịnh Thanh Nhượng nhớ tới nửa tiếng lo lắng đề phòng sáng nay, nói: “Rất ngon.”

Tông Anh nhìn anh, khuôn mặt anh toát lên vẻ tái nhợt vì thiếu ngủ, cánh mũi phập phồng với tần suất cao, nghĩa là hiện tại nhịp tim của anh đangđập với nhịp độ khẩn cấp, một biểu hiện điển hình khi ngủ không ngongiấc.

Cô nhắm lại mắt, đột nhiên hỏi: “Bên kia có người đến gõ cửa lúc nửa đêm không?”

Khoé môi mím chặt của Thanh Nhượng thoáng mấp máy, nói: “Không tính là nửađêm, nhưng đúng là có người tới tìm cô.” Anh ngừng lại một lúc: “Cô ấyphá khóa.”

Tiết Tuyển Thanh thật sự – nói được làm được.

Thịnh Thanh Nhượng lại nói: “Tôi khóa trái cửa, có lẽ việc này khiến cô ấytin chắc rằng trong phòng có người, củng cố quyết tâm phá khóa của côấy.”

“Cô ấy phá được chưa?”

“Phá được rồi, đúng sáu giờ.”

Vậy là Tiết Tuyển Thanh không gặp được Thịnh Thanh Nhượng, nhưng chuyện này chẳng đáng ăn mừng chút nào.

Cửa khóa trái, phá khoá xong, bên trong lại không một bóng người, chuyệnnày càng có vẻ không bình thường. Với tính cách của Tiết Tuyển Thanh,chưa tìm thấy người thì tuyệt không bỏ qua – hiện tại nhà trọ bên kiachắc hẳn đang loạn hết cả lên, không biết chừng đã báo cảnh sát cũngnên.

Từ sáu giờ sáng ngày hôm qua đến bây giờ, cô đã mất tích hai mươi bảy tiếng đồng hồ, có thể lập án.

Thịnh Thanh Nhượng bắt gặp vẻ lo âu rất nhỏ trên gương mặt cô, anh nói: “Tôinghĩ nếu mười giờ tối nay trực tiếp về nhà trọ, có thể sẽ gặp một sốphiền toái không cần thiết, đây cũng là một trong những nguyên nhân tôidẫn cô ra ngoài.”

Tông Anh đồng ý với suy nghĩ của anh, cô đápmột tiếng ngắn ngủi, sau đó nhìn ra ngoài xe. Những con đường này cô đãđi qua rất nhiều lần, nhưng cảnh phố xá trước mắt lại lạ lẫm như chưatừng tiếp xúc bao giờ. Tất cả đều thuộc về quá khứ xa lạ.

Xe hơi đi dọc theo sông Tô Châu, nhanh chóng đến khách sạn Astor.

Cửa khách sạn đề một tấm biển đồng – “Quần áo không chỉnh tề, thứ lỗi chúng tôi không tiếp”, đứa bé giữ cửa kéo cửa ra mời họ vào trong.

Thịnh Thanh Nhượng thay Tông Anh đặt một gian phòng.

Anh nhận lại ví tiền, dặn dò cô: “Hôm nay tôi phải tham gia một cuộc họprất tốn thời gian, nếu chín giờ tối mà tôi vẫn chưa đến, cô hãy đến công sở chế tạo đồ đồng trên cầu Đề Lam tìm tôi.” Nói xong, anh đưa cho cômột tờ giấy chứng nhận của cục Giao Thông Vận Tải, lại mượn giấy bút tại quầy tiếp tân của khách sạn, viết địa chỉ cặn kẽ cho cô: “Cô thể nhờkhách sạn gọi xe giúp, chỗ đó rất gần đây.”

Tông Anh cầm tờ giấy: “Tôi hiểu rồi.”

Thịnh Thanh Nhượng cúi đầu nhìn đồng hồ, không nói thêm lời nào, vội vã cáo từ.

Đối với Thịnh Thanh Nhượng, đây là khởi đầu của một ngày bận rộn; đối vớiTông Anh, đây chẳng qua là đổi sang một nơi khác, tiếp tục rảnh rỗi.

Mất đi vị trí được phân công trong xã hội, nhàm chán là điều khó tránh khỏi.

Tông Anh đành đi ngủ để giết thời gian, buổi trưa tỉnh lại, cô xuống tầngdưới, đi theo đám đông tốp năm tốp ba tiến vào rạp chiếu bóng nhỏ củakhách sạn.

Một tấm poster dán ở lối vào, trong hình là một chiếcđồng hồ báo thức khổng lồ, bên trái là hình một ca sỹ với khuôn mặt dữtợn, tóc tai bù xù đang gục xuống, góc phải bên dưới ghi bốn chữ “Tiếnghát lúc nửa đêm”.

Cô tiêu một đồng, ngồi xem đến lúc tan cuộc, rốt cuộc đến chạng vạng.

Khác với không khí sợ hãi và vô số hình ảnh quái dị bạo lực trong phim đentrắng, khung cảnh ngoài cửa khách sạn vẫn hoa lệ, tràn đầy sức sống,ngựa xe như nước, đứa bé giữ cửa nhiệt tình gọi xe giúp cô, lái xe đưacô đến công sở chế tạo đồ đồng ở cầu Đề Lam an toàn, chu đáo.

Mới sáu giờ tối, có vẻ vẫn còn sớm.

Cô đưa giấy chứng nhận cho thư ký ở phòng khách, đối phương tưởng rằng côlà trợ lý của Thịnh tiên sinh nên dẫn cô lên tầng, thậm chí còn tốt bụng nhắc nhở: “Cuộc họp vẫn chưa kết thúc, tốt nhất là đợi lát nữa hẵngvào, cuộc họp hôm nay đầy khói thuốc súng.”

“Tôi hiểu rồi, cảm ơn cô.” Tông Anh vốn không định quấy rầy cuộc họp của người khác, vì thếliền ngồi xuống ghế dài ở hành lang chờ đợi.

Phòng họp nằm ở góctrong cùng, thỉnh thoảng vọng ra tiếng cao giọng tranh cãi, “Ý tưởng hỗtrợ của Hội Tư Uỷ các anh thật tốt đẹp, đơn thuần! Cả nhà máy to nhưvậy, tổng số máy móc cộng lại gần hai ba nghìn tấn, dời lên đất liền ư?Dời bằng cách nào? Chỉ riêng phí chuyên chở tàu thuyền từ Thượng Hải đến Hán Khẩu đã mất đến mười lăm, mười sáu vạn!”, “Được! Coi như chở hết số máy móc qua đó, vậy công nhân viên chức thì sao? Để toàn bộ ở ThượngHải, hay chở cùng đến đất liền? Liệu họ có chịu đi theo không? Nếu họthôi việc ngay tại chỗ, khoản phí thôi việc khổng lồ này biết kiếm ởđâu?”

Ý kiến của các thương nhân cũng rất có lý, ngay sau đó, một đợt tranh cãi mới lại bắt đầu, kế tiếp là im lặng, cuối cùng kết thúctrong mất hứng.

Cửa mở, mọi người lục tục ra ngoài, Tông Anh chờ trong chốc lát, chỉ không thấy duy nhất một người, đó là Thịnh Thanh Nhượng.

Cô đứng dậy, đi đến cách cánh cửa một bước, bên trong vọng ra tiếng nói chuyện.

Trong phòng, một người đàn ông trung niên nói: “Dời nhà xưởng khỏi ThượngHải, người sáng suốt vừa nhìn đã biết là củ khoai nướng phỏng tay. Màychỉ là một nhân sĩ không quyền không thế, quốc phủ (*) không phát chomày đồng lương nào, sao mày phải hao tâm phí sức như vậy, tao không hiểu mày đặt ra phương án quy hoạch đó để tốt cho ai nữa.”

(*) Quốc phủ: Cơ quan chính quyền thời dân quốc.

Tiếp đó là giọng nói điềm tĩnh nhất quán của Thịnh Thanh Nhượng: “Anh cả…”

Người đàn ông trung niên đứng lên, ngạo mạn ngắt lời anh: “Đừng cố gắngthuyết phục tao, bọn mày chẳng qua chỉ muốn phô trương thanh thế thôi.Cuộc chiến trước đó, mấy nhà máy trong Tô Giới của chúng ta chẳng quachỉ nghỉ tầm mười ngày, vì tổn thất nhỏ như hạt vừng mà bắt tao di dờinhà xưởng, tao tuyệt đối không đồng ý.”

Ông ta đột nhiên bước ra, chạm mặt với Tông Anh.

Tông Anh xoay mặt đi, ngay lúc đó lại bắt gặp Thịnh Thanh Nhượng đang đi ra. Thịnh Thanh Nhượng cũng trông thấy cô.

Cô không giải thích vì sao lại đến sớm, đối phương hiển nhiên cũng khôngcần cô giải thích, chỉ quay về phòng, cầm túi công văn, lúc ra cửa nhạtnhẽo nói một câu: “Đi thôi.”

Khuôn mặt anh không thể hiện quánhiều cảm xúc, sau khi xuống tầng, ngồi trên xe hơi, anh mới nói vớiTông Anh câu nói thứ hai: “Hay đi Astor ăn cơm tối đi.”

Tông Anh chưa trả phòng, đây tất nhiên là ý kiến tốt nhất.

Xe đi dọc theo con đường ven đê, trời chiều nằm trọn vẹn trong sông HoàngPhố, mặt nước bị nhuộm thành màu đỏ tươi, sóng nước phẳng lặng, nhưngchung quy biến đổi lớn sắp tới.

Tông Anh nhớ tới những câu tranhchấp trong phòng họp, đột nhiên mở miệng hỏi: ” Anh Thịnh, nếu anh từngxem qua giá sách của tôi, vậy anh đã đọc quyển Khái Quát Lịch Sử Cận Đại chưa?”

Lời tác giả:

Thịnh tiên sinh: Cô đoán xem!

Tác giả giải thích thêm:

1. Lúc đó, Tường Sinh là công ty taxi lớn nhất, phục vụ vô cùng chu đáo,số điện thoại là 40000, ông chủ của nó hình như từng làm người giữ cửa ở khách sạn Astor, vì nhặt được một khoản tiền lớn nên mở công ty taxi.

2. Khách sạn Astor là khách sạn có đầu tư nước ngoài đầu tiên của nước ta, khởi kiến từ thời vua Đạo Quang (niên hiệu của vua Tuyên Tông nhàThanh, 1821 – 1850), hiện nay lấy tên là khách sạn Phổ Giang, hoannghênh mọi người tới thể nghiệm, trên weibo của tôi có hình đó, có thểlật lại ảnh cũ để xem, đại khái đăng vào ngày mùng 2 tháng 1.

3.“Tiếng hát lúc nửa đêm” là phim kinh dị đen trắng, là bộ phim cháy vénăm 1937, nam chính hơi xấu, ca từ được sáng tác bởi tác giả lớn, mọingười thử cảm nhận xem.

4. Hội Tư Uỷ: Tên viết tắt của Uỷ Ban Tài Nguyên, về sau có thể sẽ viết kỹ càng hơn, tôi ngủ trước đây, chúc mọi người ngủ ngon!

Editor: Dưới đây là 1 số ảnh về khách sạn Astor, quá khứ và hiện tại


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.