* Trời Tính*
Ngay lúc đó, Ngô Trọng Lưu đã được thân binh hộ tống, mau chóng rời đi, Để mặc đoàn người chém giết. Ngô Trọng Lưu xoay người lên ngựa nhìn xung quanh chỉ thấy ánh lửa hừng hực, tiếng kêu rung trời, không chừng cửa thành đã khó giữ được:
“-Đi “
Y quay đầu ngựa, chạy gấp về hướng quân Đại Việt đang đánh phá ác nhất.. Nơi này đã tới thời khắc ác chiến cuối cùng, Hà Giang suất lĩnh mấy ngàn Quân Đại Việt từ cửa thành thủy tiến vào giết về hướng cửa thành. Còn binh lính trấn thủ do Tiền Vạn Lý suất lĩnh. Mặc dù quân phòng thủ trên đầu thành hỗn loạn một mảnh, nhưng Tiền Vạn Lý vẫn suất lĩnh quân lính thề chết thủ ở cửa thành. hai nhánh quân bạo phát kịch chiến ở chỗ cửa thành
Trong đêm tối hai phía loạn chiến một chỗ, trường mâu đánh nhau, đao bổ kiếm chém, thậm chí vật lộn đánh nhau kịch liệt, hai phía xoay thành một vòng…
Hà Giang ở ngoài vòng, ánh mắt như chim ưng săn mồi tìm kiếm chủ tướng quân địch.. Lúc này y bỗng nhiên nhìn thấy, một tên đại tướng Đại Nam cười, vóc người như gấu đen cường tráng, lính của mình đã bị giết mấy chục người,
Hà Giang vô cùng giận dữ, cầm một cây thương ném tới, hướng đại tướng quân Đại Nam. Đại tướng quân Đại Nam chính là thiên tướng Tiền Vạn Lý trấn thủ cửa thành, là hậu duệ của người Choang di cư sang Đại nam theo đường biển, trời sinh thần lực, chính là một mãnh tướng.
Y đang cầm cổ của một tên binh lính Quân Đại Việt, bỗng nhiên trường thương lao tới, y không kịp đề phòng “chát” một tiếng, thương sắc bén xuyên qua cổ họng của y. Tiền Vạn Lý kêu thảm một tiếng, mấy chục binh lính Quân Đại Việt vây chiến bên cạnh y nắm bắt khoảng trống này, mười mấy thanh trường mâu nhất tề đâm vào cơ thể của y…
Binh lính Quân Đại Việt càng ngày càng nhiều, quân Đại Nam cửa thành nam cuối cùng không chống cự được, lần lượt quỳ đầu hàng, cầu xin tha mạng. Mấy trăm tên binh lính Quân Đại Việt xông vào cửa thành, kéo cửa thành ra, cầu treo trên đầu thành thả xuống, thành lâu ánh lửa ngút trời.
Phía ngoài đó, trên Long xa Trịnh Cán đã chờ đợi rất lâu, thấy tín hiệu như vậy liền hạ mệnh lệnh vào thành. Hàng ngàn chiến mã lao nhanh như cuồng triều, giống như hồng thủy mãnh liệt giết vào thành Quảng Ngãi.
Lúc này Ngô Trọng Lưu đang tả sung hữu đột trước hàng ngàn quân địch. Lúc này ông mới bỗng nhiên ý thức được ông mắc mưu của Từ Đạo rồi. Dưới cơn kinh sợ, Ngô Trọng Lưu suất lĩnh mấy ngàn quân tinh nhuệ điên cuồng phòng ngự, được một lát thì một tên đo úy dẫn theo mấy chục người chạy đến vừa khóc vừa nói:
“Tướng quân, trong phủ tìm thấy xác của Quan Đại soái”
“Cái gì”
Chỉ có hai từ kinh sợ, lúc này ông đã rõ mình mắc mưu Từ Đạo,. Sớm biết Từ Đạo nhà giàu bản địa như vậy, đầu hàng mới là lợi ích lớn nhất của bọn chúng. Tự trách mình có mắt như mù, không bảo vệ được đại soái.
Còn chưa hết bàng hoàng thì lại một tên đô úy khác chạy tới, trên người toàn máu, hắn lăn lộn trên mặt đất đến trước người Ngô Trọng Lưu gấp gáp nói:
“-Khởi bẩm đại tướng quân, phía Bắc thành đã mất. Kỵ binh Quân Đại Việt giết vào cửa thành, xin đại tướng quân hỏa tốc rút lui.”
Keng
Binh khí trong tay Ngô Trọng Lưu rơi xuống đất. Hắn giống như bị một đòn trọng kích, cả người lay động, suýt chút nữa từ xe ngựa ngã xuống. Hồi lâu. ông cắn răng nghiến lợi nói:
“Từ Đạo, ngươi chết còn chưa hết tội.”
Trong thành tiếng hô giết rung trời, Ngô Trọng Lưu đã nghe thấy tiếng vó ngựa gầm rú của kỵ binh Quân Đại Việt xông vào trong thành, ông không khỏi thở dài một tiếng, quay đầu ngựa lệnh:
“Rút quân về phía nam”
Một cổng thành mở ra, Ngô Trọng Lưu suất lĩnh ba ngàn kỵ binh quân Đại Nam chạy về hướng nam. Lúc này chủ lực Quân Đại Việt đã vào thành, cũng dần dần khống chế thành Quảng Ngãi. Trong thành Quảng Ngãi, nhà nhà đóng chặt cửa, trốn trong nhà không dám ra ngoài.
Từng đội kỵ binh Quân Đại Việt lao nhanh ở ngõ nhỏ đường lớn của thành Quảng Ngãi, đuổi ra binh chạy trốn ẩn núp ở chỗ tối. Một số kẻ chống lại bị giết tại chỗ, không ít binh chạy trốn thừa dịp cướp bóc cửa hàng cũng bắt giữ, chặt đầu trên đường. Binh chạy trốn thành đàn bị kỵ binh Quân Đại Việt áp giải, Trịnh Cán hạ lệnh:
“nếu đầu hàng sẽ tha chết, còn nếu có tư tâm, giết không tha”
……………
Trong thành, mấy ngàn binh lính tay cầm cây đuốc, chiếu sáng như ban ngày. Khúc Dương khóc quỳ trước Long xa của Trịnh Cán.
– Khởi bẩm Hoàng thượng, ty chức tìm được thi thể của Từ tướng quân. Ngài ấy đã chết rồi
Trịnh Cán giả bộ trấn an Khúc Dương, phong hắn làm Nhất Đẳng Bá Tước, cộng thêm phong y làm Quán Quân đại tướng quân, hiệp trợ đóng giữ Quảng Ngãi. Đồng thời giữ đúng lời hứa với Lưu Gia, lại phong Lưu ân làm Trung Thành Bá cho phép một con trai tập ấm Kim Ngô Vệ để trấn an,
Đối với Từ Đạo vì có công giết được Quan Ngọc Lũy nên được truy phong Nhị Đẳng Quảng Ngãi Hầu, ban cho gia quyến Khai quốc bác, cùng nhiều vàng bạc châu báu, con trai đều được tập ấm Cẩm Y Vệ. Đồng thời mệnh lệnh thân binh đi đón gia quyến của Lý Văn Hóa đưa về Thăng Long chu cấp, gia phong con trai của Lý Văn Hóa là Lý Đức Xuân làm Thái Bình Hầu, ban thưởng trọng hậu, phong vợ của Lý Văn Hóa làm Cáo mệnh phu nhân, ban cho gia quyến họ lý quyền được cưỡi ngựa trong cung cấm, hàng năm mỗi khi đến ngày lễ đều thưởng một mâm đại yến,
Hạ một loạt mệnh lệnh trấn an dân tâm và quân tâm như vậy, lúc này ngồi trong Long xa Trịnh Cán mới hỏi:
“Ngô Trọng Lưu chạy đi đâu rồi?:”
Khúc Dương khom người nói:
“- Khởi bẩm Hoàng thượng, có binh lính bị bắt cung khai, nhìn thấy họ chạy về hướng nam
Lúc này, có một số vị tướng nhấp nhổm muốn xin đi bắt Ngô Trọng Lưu nhưng Trịnh Cán lắc đầu
“Ngô Trọng Lưu bất quá chỉ có tàn quân mà thôi, có gì đáng quan trọng, chúng ta có một số việc cần phải làm ngay bây giờ”
Trịnh Cán lập tức cho gọi Bùi Tín và một số thân tín khác tới chậm rãi nói:
“Đánh chiếm được Quảng Ngãi mới là bước đầu, sau nơi đây, chiến trường của chúng ta sẽ bị trải rất rộng- Chúng ta tuy có bộ binh có kỵ binh và thậm chí là cả thủy quân, thế nhưng việc chiến đấu trên địa bàn rộng như vậy là bất khả. Bùi Tín ta muốn ngươi mang theo một nửa Kỵ binh và bộ binh đi về hướng Nam Bàn cũ, các ngươi sẽ hội quân với Nguyễn Hữu Du, bằng mọi giá phải đánh chiếm được nơi đó. Với số lượng quân như vậy ta tin rằng sẽ không ai cản được các ngươi giữ vùng đất đó,”
Ngừng một lát Trịnh Cán lại nói:
“Đến nơi đó, các ngươi lấy hàng làm chính, kẻ nào thuận theo có thể để hắn giữ nguyên chức tước, nếu ai chống lại, cho các ngươi toàn quyền hành động Kẻ nào chém được đầu Trấn thủ Nam Bàn của nhà Đại nam ta sẽ phong kẻ đó làm Quốc công”
“Chúng thần tuân lệnh”
Sau khi tiếp hàng và chỉnh đốn thành Quảng Ngãi, mười ngày sau đại quân của Trịnh Cán lại tiếp tục lên đường, lần này hắn đi rất chậm rãi dường như muốn gây áp lực cho Thành gia định, nhưng thực ra hắn đang chờ tin tức ở Nam bàn, nếu như hạ được Nam bàn hắn mới có thể tiến xa hơn, ngày thứ mười một sau khi hạ thành Quảng ngãi, hắn hạ lệnh thủy quân từ cảng Mỹ Khê xuôi nam, sẵn sàng đánh chiếm các huyện ven biển, thế nhưng lúc đó chiến dịch này đành phải tạm dừng lại vì trên biển xuất hiện liền một lúc hai cơn bão khổng lồ, khiến cho quân lính tử thương vô số, không còn cách nào khác Trịnh Cán buộc phải rút toàn bộ quân về Quảng Ngãi, án binh bất động, mà quân Nguyễn ở Bình Định cũng như vậy, một lần nữa hai bên lại hình thành cục diện sở hà hán giới.