Nam Thành tháng tư, mưa tuôn mịt mờ.
Ngói xanh ngõ bụi, tí tách mái hiên.
Thuyền tán thấp [1] đung đưa trên mặt hồ tạo thành đợt sóng dập dờn đến choáng váng.
Chẳng biết từ lúc nào, đĩa trái cây trên bàn vương vãi khắp sàn, khuấy động màn đêm ẩm thấp.
Bên trong thuyền, một đôi tay trắng nõn mềm mại như sữa vòng qua cổ người đàn ông, dùng anh làm điểm tựa, gắt gao ôm chặt.
Người đàn ông hơi nhắm mắt lại, động tác trên tay càng ngày càng táo bạo hơn.
Cảm giác kỳ lạ khiến đôi môi đỏ mọng của Ôn Từ khẽ run lên, giọng nói mềm mại ngắt quãng giữa hai hàm răng: “Thịnh Kinh Lan…”
Người đàn ông tựa vào mạn thuyền từ từ mở mắt ra, trong đôi mắt quyến rũ ấy là một cảnh xuân tươi đẹp.
Mái tóc dài đến eo mềm mượt như vải satin xõa tung sau lưng cùng với hơi thở nóng rực, vầng trán no đủ túa ra từng tầng mồ hôi mỏng.
Anh mỉm cười rút tay về, gạt đi một lọn tóc đen trước khuôn ngực phập phồng của Ôn Từ.
Ngón tay di chuyển dọc theo cúc áo sườn xám, phát hiện bên cạnh xương quai xanh trắng nõn của người phụ nữ có một nốt ruồi son, vô cùng diễm lệ.
“Rất đẹp.” Anh không tiếc lời khen ngợi, dùng đầu ngón tay ấm áp ấn vào.
Mưa xuân trào dâng.
Chiếc thuyền tán thấp lắc lư không dứt, tạo ra một đợt sóng xuân lãng mạn.
Ôn Từ không khỏi ngửa đầu lên, tầm mắt mờ mịt phác họa khuôn mặt điển trai nhưng cũng đầy mạnh mẽ ấy, hoàn toàn đúng với tên gọi của người đàn ông.
Anh có một cặp mắt hoa đào đa tình, nốt ruồi lệ màu nâu ở đuôi mắt như tô điểm thêm nét dục vọng vô biên.
Ôn Từ bị quy củ trói buộc hơn 20 năm nay chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ dây dưa với một người đàn ông chỉ mới quen được hai tháng.
Trong cơn hốt hoảng, ký ức của Ôn Từ quay ngược trở về hai tháng trước.
*
Đông rét qua đi, vạn vật hân hoan đón chào mùa xuân mới.
Cơn mưa thầm lặng nuôi dưỡng sự sống của đất trời, vườn hoa của Ôn Từ dần đâm chồi nảy lộc sau mùa đông lạnh giá.
Những tia nắng xuân đầu tiên nhẹ nhàng rơi xuống, mỹ nhân có dáng người hoàn hảo mặc sườn xám đứng trong vườn hoa, xinh đẹp đến mức không thuộc về trần thế.
“A Từ, bên ngoài lại có người tới thăm bà Tống.” Người đang nói chuyện thắt hai bím tóc đơn giản, đôi mắt hạnh nhân to tròn lộ ra vẻ đơn thuần của thiếu nữ.
Cô ấy tên là Tô Hòa Miêu, là người học việc mới đến hồi năm ngoái. Bởi vì quan hệ giữa người lớn hai nhà có chút sâu xa nên Tô Hòa Miêu luôn sống ở nhà họ Ôn và có quan hệ rất thân thiết với Ôn Từ.
Bà Tống mà cô ấy nhắc đến là bà ngoại của Ôn Từ – Tống Lan Chi.
Nhà họ Ôn là một gia tộc kế thừa văn hóa thêu tay lụa trứ danh Tô Châu. Tống Lan Chi, một nữ chủ nhân đời trước của nhà họ Ôn đã nổi danh khi còn rất trẻ, tài nghệ thêu thùa bậc nhất, đạt được nhiều giải thưởng quốc tế, những tác phẩm của bà ấy luôn được người trong nước và nước ngoài sưu tầm.
Bà ấy đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự phát triển của nghề thêu tay lụa Tô Châu, danh tiếng quốc tế cực cao, thu hút sự theo đuổi của vô số người yêu thích văn hóa thêu thùa.
Tác phẩm của Tống Lan Chi rất khó tìm, năm năm trước bà ấy đã tuyên bố giải nghệ, không tiếp nhận bất kỳ sản phẩm đặt làm riêng nào nữa, cho dù có người bưng cả gia tài đến cửa thì nhà họ Ôn cũng sẽ không động lòng.
Theo như Tô Hòa Miêu thì đám người này đến thăm bà ngoại chỉ là vì muốn nhờ bà thêu quần áo.
Ôn Từ bình tĩnh cầm bình tưới nước lên: “Chú Trình không nói cho bọn họ biết bà ngoại không có ở Nam Thành à?”
Tô Hòa Miêu nghịch bím tóc của mình, nghiêng đầu nói: “Có nói, nhưng mấy người kia không chịu đi, nói là muốn hỏi thăm sức khỏe của cô Ôn.”
Mấy chữ “Cô Ôn” này không phải là nói Ôn Từ, mà là mẹ của cô, Ôn Như Ngọc.
Ôn Như Ngọc thừa kế sản nghiệp nhà họ Ôn, trong khi Tống Lan Chi tập trung vào nghiên cứu tay nghề thì Ôn Như Ngọc lại thiên về điều hành công ty, bà ấy là kiểu người phụ nữ mạnh mẽ có định hướng sự nghiệp.
Đám người kia “bỏ mối xa, chọn mối gần” mà đến thăm Ôn Như Ngọc, có lẽ là muốn thông qua mẹ cô để liên lạc với bà ngoại Tống Lan Chi?
Loại chuyện này không phải chỉ xảy ra lần một lần hai, Ôn Từ đã sớm nhìn thấu tâm tư của những người đó.
Bàn tay mảnh khảnh vuốt ve cổ tay áo trắng muốt, móng tay sơn màu đỏ thẫm giống như những cánh hoa bay lả tả trong tuyết: “Thật không đúng lúc, chắc giờ này mẹ chị còn đang bận thích nghi múi giờ ở nước ngoài. “
Ôn Như Ngọc đang đi công tác ở nước ngoài, sáng nay máy bay vừa hạ cánh, theo như lịch trình thì sẽ ở lại đó ít nhất một tuần.
Vừa dứt lời, quản gia Trình vội vàng chạy tới báo cáo tình hình bên ngoài.
Ôn Từ hơi ngước mắt lên: “Chẳng lẽ bọn họ không biết năm năm trước bà ngoại đã tuyên bố không nhận quần áo tư nhân nữa sao?”
“Bọn họ kiên quyết đứng chờ ở bên ngoài, còn cố ý chuẩn bị ba món quà lớn.” Chú Trình đặc biệt nhấn mạnh mấy chữ cuối.
Ôn Từ khinh thường: “Dựa theo tính cách của bà ngoại, có đem ba mươi món quà cũng không được chứ đừng nói là ba món quà lớn.”
“À không không.” Chú Trình xua tay giải thích: “Ba món quà này không phải dành riêng cho lão phu nhân, mà là chuẩn bị cho cả ba người là lão phu nhân, Ôn tổng và cô đây.”
*Mình không biết dùng từ nào thay thế cho “lão phu nhân”, có gì mọi người góp ý cho mình nhé.
“Cháu?” Điều này khơi dậy sự tò mò của Ôn Từ.
Ai từng tiếp xúc với văn hóa thêu thùa đều biết nhà họ Ôn được hai mẹ con Tống Lan Chi và Ôn Như Ngọc phụ trách, còn cô cháu gái của nhà họ Ôn thì rất ít khi nhắc đến.
Ôn Từ coi như là người thừa kế duy nhất của nhà họ Ôn, ít ai biết được cô có tài thêu thùa bẩm sinh, Tống Lan Chi cũng từng nói qua: “Mai đây không xa, thành tựu của Ôn Từ sẽ vượt qua tôi.”
Người tặng quà cho bà ngoại nhiều không đếm xuể, nhưng người chuẩn bị quà cho cô thì thật sự rất hiếm.
Ôn Từ đột nhiên thay đổi chủ ý: “Bọn họ lặn lội đường xa đến đây, chúng ta cũng nên mời vào uống chén trà, tránh cho lời ra tiếng vào nói nhà họ Ôn chúng ta không biết tiếp đãi khách.”
“Cô A Từ muốn đích thân gặp mặt sao?”
“Nếu họ muốn liên hệ các mảng khác trong cửa tiệm thì nhà chúng ta rất sẵn lòng. Nhưng nếu muốn mời bà ngoại xuống núi, vậy chỉ có thể khuyên họ về sớm thôi.”
“Nếu mấy người đó vẫn không chịu rời đi thì sao?” Nhà bọn họ cũng chẳng lạ gì cái kiểu mời đi mời lại nhiều lần hay ăn vạ không chịu đi này.
“Vậy cứ để họ đợi.” Ôn Từ đặt bình tưới nước trở lại giàn hoa, giọng nói nhẹ tênh gần như bay theo gió.
Chú Trình hiểu ý, vội vàng đi vào sảnh tiếp khách.
“A Từ, em cũng đi xem một chút. Ba người đến lần này đều có giá trị nhan sắc rất cao. Có một anh đẹp trai tỏa nắng với một chị gái siêu xinh, nhất là người đàn ông dẫn đầu ấy.” Tô Hòa Miêu hồi nhỏ đã tự nhận mình là người yêu cái đẹp, bình luận ríu rít: “Vai rộng eo hẹp, chân dài miên man, trông có vẻ cao khoảng 1m87, vừa rồi đứng ở cửa em không nhìn rõ dáng dấp của người đó, nhưng khí chất rất đỉnh!”
“Em nghe cô gái đi theo gọi người đàn ông đó là chú thì phải, nhưng anh ta trông rất trẻ, không giống mấy ông chú khoảng độ bốn mươi cho lắm.”
Nghe cô ấy lải nhải, Ôn Từ bất đắc dĩ nhắc nhở: “May là bà ngoại không có ở đây, nếu không lại mắng em lười biếng.”
“A Từ, chị thật sự không có hứng thú với trai đẹp sao?” Tô Hòa Miêu sấn lại gần nhìn khuôn mặt 360 độ không góc chết của cô.
Ôn Từ sinh ra đã sở hữu một đôi mắt hạnh đầy đặn sáng ngời, đường mí mắt rõ và sâu, đuôi mắt hơi cong tạo nên phong cách khác biệt.
Cô là cháu gái được nhà họ Ôn hết mực nuông chiều, từ đầu đến chân đều được chăm chút một cách tỉ mỉ, sở hữu khí chất băng cơ ngọc cốt, xinh đẹp vô đối.
Phàm là người nếu nhìn thấy Ôn Từ đều sẽ bị khí chất và ngoại hình của cô làm kinh diễm. Ngay cả Tô Hòa Miêu ở bên cạnh cô mỗi ngày, dù có nhìn thêm cả trăm lần nữa cũng không thấy chán, “Ai có thể tin chị độc thân từ trong trứng nước đâu chứ. Nếu em mà là đàn ông, dù có lên núi đao xuống biển lửa cũng phải theo đuổi chị bằng được.”
Thấy hai mắt Tô Hòa Miêu tỏa sáng, Ôn Từ vội vàng đưa tay ngăn cản: “Nếu em là đàn ông, sợ là chị tránh còn không kịp.”
Tô Hòa Miêu cảm thấy khó hiểu: “Chị không thích chủ động, cũng không thích người khác chủ động, vậy rốt cuộc là thích kiểu gì?”
Cô… Thích kiểu gì?
Ôn Từ cụp mắt suy nghĩ, trong đầu thoáng hiện lên vài hình ảnh mơ hồ, giống như những mảnh thủy tinh nhiều màu trôi nổi thất thường, khó ghép lại với nhau.
Cô hơi mím khóe môi, chậm rãi lắc đầu, không đưa ra câu trả lời.
Sau khi Tô Hòa Miêu đi khỏi, Ôn Từ thong thả từ vườn hoa trở về sân nhỏ.
Không lâu sau, một khúc nhạc trong trẻo mà lưu loát vang lên trong sân.
Tiếng trống như một âm vang êm ả trong thung lũng tĩnh mịch, thu hút cả những người đang ngồi trong phòng khách.
Anh chàng đẹp trai tỏa nắng mà Tô Hòa Miêu khen ngợi là người đầu tiên phản ứng: “Hình như tôi nghe thấy âm thanh gì đó?”
“Đúng là một âm thanh đặc biệt.” Một cô gái trẻ tuổi trong số đó vểnh tai để xác định nơi phát ra âm thanh, “Là một loại nhạc cụ nào sao?”
“Là trống lưỡi thép [2].” Người đàn ông ngồi bên trái đột nhiên mở miệng, ánh mắt chẳng mấy để ý nhìn về phía xa.
Cô gái trẻ cảm thán: “Chú, tai chú thính thế?”
Người đàn ông hơi nhướng mày, dáng vẻ lười biếng cầm tách trà lên.
Tiếng trống thanh thoát không ngừng vang lên.
Một lúc sau, anh đặt tách trà xuống rồi đứng dậy.
*
Có gió thổi qua, tiếng chuông trên mái hiên ngân vang, Ôn Từ mặc một bộ sườn xám màu xanh lục tươi sáng, sống lưng thẳng tắp, trên tay cầm dùi trống bằng gỗ mun, đôi mắt xinh đẹp long lanh như chứa cả ngàn vụn sáng.
Cô búi tóc theo kiểu đơn giản nhất, một cây trâm ngọc vắt ngang, cơn gió thổi qua làm phần tóc buông xõa phía dưới lay động như thác đổ.
Ôn Từ lơ đãng ngước mắt lên, bắt gặp ánh mắt trắng trợn ở trước mặt.
Người đàn ông khoanh tay dựa vào cột mái hiên, không hề trốn tránh mà nhìn chăm chú.
Khi Ôn Từ nhìn sang, anh khẽ nhướng mày, khóe miệng ẩn chứa ý cười.
Hệt như con cáo đang đợi con mồi sa lưới.