Khoảng sân mênh mông vắng ngắt dưới ánh trăng. Ban đầu không để ý nhìn gớc sát tường nên cô sợ sợ, vội vàng đi xuống. Nhưng ngay lúc đó, một tiếng híc khe khẽ vang lên. Rồi là giọng nói nghẹn ngào của Yến Oanh:
– Em chịu không nổi khi cứ phải đóng kịch như thế này nữa, thà là đừng gặp nhau chứ gặp mà làm như xa lạ em khổ sở lắm. Ngày mai về đi anh.
– Anh biết, nhưng chỉ lần này thôi. Thật ra khi cho công ty đi chơi anh cũng rất phân vân.
– Anh có sợ gặp em không?
– Anh rất mâu thuẫn, muốn gặp em cho đỡ nhớ, đồng thời cũng thấy vậy là không nên.
Thúy Văn bấu chặt lấy cánh cửa, cả người bủn rủn khi nghe giọng nói Hiệu Nghiêm, một giọng nói âu yếm đầy tình cảm. Nó khác xa với cách nói lạnh nhạt, khô khan mà anh dùng với cô. Nó ấn tượng đến nỗi dù tâm trí bàng hoàng cô vẫn nhận ra điều đó.
Cô có cảm tưởng mình mụ mị đi vì kinh hoàng. Và áp đầu vào cánh cửa, run bắn. Mãi đến khi giọng Yến Oanh vang lên cô mới như bừng tỉnh:
– Lẽ ra lúc trưa anh không nên làm như vậy, sợ Thúy Văn nghi ngờ sao và cả anh Tri nữa, anh ấy sẽ nghĩ gì?
– Lúc đó lo cho em quá nên anh không nhớ gì cả, cho anh xin lỗi.
Thúy Văn bịt tai lại, cô quay người chạy điên cuồng xuống cầu thang. Cô đóng sập cửa phòng, đứng ngửa đầu vào tường, tim đập cuồng loạn. Cô bắt mình phải bình tĩnh mà cả người cứ run rẩy.
Thúy Văn không nhớ mình đã đứng bao lâu, cho đến khi cửa phòng bị đẩy nhẹ, rồi Hiệu Nghiêm bước vào. Cô nhìn anh ta trân trối. Cái nhìn chứa đầy hoảng loạn, căm thù và khốn khổ. Nhưng vẫn lặng thinh.
Cử chỉ khác lạ của cô đập vào mắt Hiệu Nghiêm, khiến anh ta không thể không chú ý. Anh ta cũng nhìn lại cô:
– Chuyện gì vậy?
– Anh Tri bảo với tôi hai người là bạn thân. Không ngờ cả tôi và anh ấy đều bị lường gạt như vậy.
Thúy Văn nói mà cũng không nhận ra giọng nói của mình khác lạ dù cô đã cố nói bình thường. Trong một phút, cô thấy Hiệu Nghiêm đứng yên kinh ngạc, rồi anh thở hắt bực mình:
– Thì ra cô đã biết rồi, lúc nào vậy?
– Anh có thể thản nhiên hỏi như vậy sao?
Hiệu Nghiêm ngồi xuống giường, loay hoay tìm thuốc hút. Cử chỉ cuả anh ta không có gì là biết lỗi, hối hận hay xấu hổ, chỉ có sự chán ngán dửng dưng. Thậm chí như bất cần hậu quả.
Phản ứng của anh ta làm Thúy Văn bị xúc phạm, cô cắn chặt răng:
– Anh không cân giải thích gì hết sao?
– Tôi không giấu hay phủ nhận. Cái gì đã thấy thì đã thấy, sự thật là sự thật. Trốn tránh cũng không ích gì.
Môi Thúy Văn run bần bật:
– Có nghĩa là anh công khai thừa nhận?
Hiệu Nghiêm hỏi thờ ơ:
– Hữu Tri đã nói những gì với cô?
– Khi tôi nghi ngờ hai người, anh ấy bảo với tôi hai người là bạn thân, đến nỗi tôi thấy xấu hổ vì đã nghĩ bậy.
Cô ngừng lại nói như hụt hơi:
– Thật là một cơn ác mộng. Hai người có thể phản bạn sao? Tôi nghiệp anh Tri.
– Cô chưa hiểu gì thì đừng phán đoán.
Thúy Văn kêu lên phẫn nộ:
– Thế anh không thấy xấu hổ sao? Tại sao hai người ngang nhiên phản bội người khác vậy? Tôi có lỗi gì với anh chứ?
Thấy Hiệu Nghiêm lặng thinh, cô nói đầy vẻ thất vọng:
– Vậy mà tôi rất quý mến Yến Oanh, không ngờ chị ta là người như vậy.
Hiệu Nghiêm ngẩng đầu lên:
– Yến Oanh không xấu xa như cô nghĩ đâu. Cô ấy đáng thương và bị thiệt thòi đủ thứ. Ðến giờ tôi vẫn bị day dứt vì làm khổ cô ấy. Cô thì biết gì về sự hy sinh. Có nói cũng chưa chắc cô hiểu.
Thúy Văn hét lên:
– Anh dám nói như vậy sao?
– Khuya rồi, cô đừng làm ồn. Cô bình tĩnh lại đi. Tôi chỉ giải thích mọi chuyẹn với điều kiện cô phải bình tĩnh.
Thúy Văn ngồi sụp xuống salon, thất vọng và đầy phẫn nộ. Anh ta không hề thấy mình có lỗi, còn sử dụng cách nói ngang ngang đó, cô chợt gục đầu trên tay chán nản.
Hiệu Nghiêm đến ngồi trưóc mặt cô, giọng đều đều, rõ ràng là anh ta có tâm trạng chán ngán:
– Người có lỗi là oti, chư ‘không phải Yến Oanh. Chúng tôi yêu nhau, nhưng rồi kết cuộc như cô đã biết. Hãy thử đặt mình vào hoàn cảnh của Yến Oanh, cô sẽ thấy cô ấy đáng thương hơn cô nhiều.
“Anh ta dám nói như vậy với mình” Thúy Văn nghĩ thầm. Cô nhin anh bằng cặp mắt căm giận, nhưng vẫn ngồi yên.
Hiệu Nghiêm không hề trốn tránh hay nao núng trưóc cơn giân. của cô. Anh ta tiếp tục giọng nói hờ hững đáng nguyền rủa:
– Cô sinh ra trong đầy đủ, cô khó mà hiểu được hoàn cảnh thiếu thốn cua Yến Oanh. Ðã thế còn bị người yêu bỏ rơi. Suốt một năm nay tôi không ngừng bị dằn vặt vì điều đó. Chúng tôi là nạn nhân của ba cô. Giữa cô với chúng tôi, ai khổ hơn ai?
– Vậy anh coi tôi là gỗ đá sao? Tôi cũng là người, cũng biét tự ái và đau khổ, sao anh chà đạp tôi quá vậy? Nếu đã có gia đình riêng rồi, thì mỗi người phải tự biết kềm chế mình chứ.
– Chúng tôi đã cố gắng kềm chế để làm bổn phận của mình. Nhưng cô đã từng yêu chua? Nếu có, cô sẽ hiểu được tình cảm bị dồn nén của chúng tôi.
– Nói vậy, có nghĩa là hai người vẫn tiếp tục quan hệ lén lút? Anh khẳng định như thế phải không?
Hiệu Nghiêm nghiêm mặt:
– Ðừng dùng từ đó với chúng tôi. Thực tế là từ lúc đám cưới đến giờ, đây là lần đầu tiên chúng tôi nói chuyện riêng tư như thế.
Thúy Văn cố dằn cơn run, nhưng giọgn cô vẫn đầy âm sắc gai góc:
– Khi anh lợi dụng ba tôi như thế, anh có nghĩ đến cuộc sống của tôi không?Anh biét xót xa cho người yêu của anh, thì tại sao lại làm hại người khác? Ở hoàn cảnh này tôi biết phải làm sao đây?
Hiệu Nghiêm cau mặt:
– Nói chính xác hơn, là tôi và ba cô lợi dụng lẫn nhau. Và ông ấy dồn tôi vào đường cùng. Ông ta gây áp lực bắt tôi cưới cô, cô hãy sáng suốt nhìn nhận vấn đề đi.
Thúy Văn nguẩy đầu, noí như hét:
– Nhưng tại sao lúc đó anh không nói vói tôi? Có phải anh cố tình lừa gạt không?
Hiệu Nghiêm điềm nhiên:
– Cô là người bản lĩnh và nhiều thủ đoạn, tôi nghĩ cô sẽ đạp đổ mọi thứ để đạt được điều mình muốn. Ðiều đó càng làm tôi giấu kín để bảo vệ Yến Oanh.
Thúy Văn khựng người lại, tê tái. Thì ra đến giờ anh ta vẫn đánh giá cô như vậy. Cô còn biết nói gì hơn nữa bây giờ.
Phản ứng của cô làm Hiệu Nghiêm hiểu ngược lại. Anh nói như cảnh cáo:
– Cô hiểu đuợc tôi đau khổ ra sao khi bỏ rơi người yêu không? Tôi đã vì tồn tại của công ty, vì cuộc sống của đám em tôi. Bây giờ tất cả đã ổn định, tôi sẽ làm mọi cách để đền bù cho Yến Oanh, nếu cô làm hại cô ấy, có nghĩa là cô buộc tôi phải thô bạo với cô. Tôi không muốn vậy đâu.
Thật là quá sức chịu đựng, một sự dày xéo đến tận cùng. Thúy Văn ngồi yên như hóa đá. Rồi cô chợt đúng lên, bỏ đi ra hành lang. Cô chạy đến cầu thang, gục đầu trên chấn song khóc nức nở.
Chỉ một ngày mà cuộc đời như đảo lộn, đẩy cô rơi vài cơn lốc nghiệt ngã. Ðã bất hạnh càng thêm bất hạnh, Thúy Văn chỉ biết đau khổ chứ không biết phải làm thế nào, dù cô rất muốn làm cái gì đó.
Chợt có người đi xuống cầu thang, cô vội ngẩng lên, quẹt mắt và đi về phòng.
Hiệu Nghiêm nằm dài trên giường. Anh ta như quá mệt mỏi nên không muốn có một cố gắng nào để thu xếp. Anh ta chỉ ngẩng đầu lên nhìn khi nghe tiếng mở cửa rồi lại nằm ngửa ra nhắm mắt lại như không muốn tiếp tục câu chuyện vừa rồi nữa.
Thúy Văn ngồi bó gối trên giường mình. Nếu bây giờ có một cây súng chắc cô sẽ thẳng tay bắn vào ngực anh ta. Cô nghĩ như thế khi nhìn chăm chăm thái độ vô trách nhiệm của anh ta.
Cô cứ ngồi như thế cho đến sáng. Còn Hiệu Nghiêm thì ngủ vùi. Mãi đến gần trưa khi Hiệu Nghiêm qua gọi cửa anh ta mới thức dậy.
Hữu Tri bưóc thẳng vào phòng, và ngồi xuống salon, mỉm cười:
– Tôi nghĩ anh đã ra tắm rồi, định gọi hú họa thôi, không ngờ anh ngủ trưa đến thế.
Hiệu Nghiêm ngồi lên, lắc mạnh đầu mấy cái: