“Muội nói gì cơ!?”.
Nhiếp Tĩnh cắn chặt răng nhìn nàng, mặt đỏ ửng lên như quả cà chua, ngượng ngùng quay phắt đi chỗ khác. Vừa như giận lại vừa như ấm ức nhưng cũng chẳng biết phản bác gì. Nhiếp Tư Mặc phì cười, nhị ca nàng mi thanh mục tú lại là kẻ phong lưu phóng khoáng, cư xử nhã nhặn ý tứ vậy, đừng nói mấy nữ nhân kia, đến cả muội muội như nàng cũng rất rất thích.
Đắn đo giây lát, nàng nhướng mày hỏi, ngữ khí êm dịu: “Huynh cũng có tuổi rồi, không tính đến chuyện yên bề gia thất sao?”.
Hắn nhún vai, mặt tỉnh bơ: “Ta không hợp với mấy chuyện này”.
Gì mà không hợp? Nhiếp Tư Mặc nhíu mày khó hiểu, tuy nàng chỉ hỏi vu vơ thôi nhưng lại không ngờ nhị ca phũ phàng như vậy. Hắn lớn hơn nàng những năm tuổi, người ta vẫn có câu ‘nữ thập tam nam thập lục’*, ấy vậy mà hắn đã quá bốn năm rồi.
*Theo tục lệ thời xưa, con trai đủ 16 tuổi, con gái đủ 13 tuổi là có thể dựng vợ gả chồng được rồi.
Tất nhiên không thể gượng ép được, cũng có không ít người thành gia lập thất muộn hơn một chút, điển hình là phụ thân và mẫu thân nàng. Nhưng Nhiếp Tĩnh rõ ràng đã có cơ đồ, có tiền tài trong tay, ấy vậy hắn lại chắng để ý bất kỳ vị cô nương nào.
Nhiếp Tư Mặc lại không nhận ra ý tứ trong câu nói của hắn? Nàng biết tỏng hắn không muốn yên bề gia thất cũng bởi vì bản thân có giới hạn. Một con buôn như hắn có mấy tháng được ở nhà? Con số ấy thực sự quá ít ỏi, lo cho muội muội, cho mẫu thân đã quá đỗi nặng lòng rồi.
Bây giờ cưới thêm một thê tử thì liệu hắn có thể vẹn toàn mà dành thời gian chăm lo bên cạnh nàng, ở bên nàng những lúc nang cần, có thể đưa nàng đi đây đi đó không? Hay sẽ để nàng sống trong cảnh cô đơn hiu quạnh, một năm chỉ có thể nhìn mặt phu quân được mấy lần, hắn sẽ chỉ khiến nàng cảm thấy thật thiếu thốn tình thương, có phu quân mà như không có, rồi dần dần sẽ gián tiến đẩy nàng đến nấm mồ hôn nhân.
Hắn thực sự không nỡ làm tổn thương bất kỳ ai.
Kể cả khi thê tử có hiểu và thông cảm cho hắn, đồng cam cộng khổ với hắn thì chung quy lại cũng là không muốn. Cưới nàng về, không thể bên cạnh mà lo cho nàng được thì hắn thà rằng sống cô độc đến chết. Chứ vĩnh viễn không muốn làm tổn thương người như cách phụ thân đã làm.
…
Hai huynh muội cuối cùng cũng về đến phủ, cả hai cùng hứa hẹn ngày mai sẽ lại học cưỡi ngựa tiếp. Nhiếp Tư Mặc dự định sẽ mang một phần bánh đến chỗ mẫu thân nhưng nhị ca không cho, hắn nói nàng hãy về nghỉ ngơi, hôm nay vận động không ít rồi.
Trong tư phòng Tam tiểu thư phảng phất mùi trầm hương dịu nhẹ ấm áp. Nhiếp Tư Mặc cởi bỏ áo khoác, thay một bộ tiện phục đơn giản gọn gàng, búi tóc cũng gỡ xuống rồi để xoã. Nàng ngồi ghế, lưng dựa vào bằng ỷ phía sau, gương mặt rủ xuống phẳng lặng yên ả tựa mặt hồ, tay cầm một quyển sách dày chi chít chữ mà chăm chú đọc.
Bên cạnh chỗ nàng ngồi có một cái bàn trà nhỏ, trên đó có đặt một đĩa táo khô do Uyển Nhi mang đến và một bát canh đậu đỏ khói bốc nghi gút quấn lấy vạt áo.
Chốc chốc Nhiếp Tư Mặc lại vươn tay ra lấy một quả táo mà nhấm nháp, húp một ngụm canh ấm. Chẳng mấy chốc quyển sách dày gần hai tấc* đã lật hết hơn một nửa. Đĩa táo khô trên bàn lúc đầu có mười quả thì giờ chỉ còn lại hai.
*1 tấc= 3cm
Nàng gấp quyển sách lạ, đưa tay che miệng mà ngáp ngắn ngáp dài rồi đứng dậy vươn vai. Lúc này nàng mới kịp nhìn ra cửa sổ, mặt trời đang dần xuống núi, ánh tà dương cam tỏ hoà cùng màu tuyết trắng chiếu lên mảnh sân trước hiên.
Nhiếp Tư Mặc đưa tay che miệng ho rồi ho nhẹ mấy
Không ngờ đã lâu như vậy rồi, nàng đưa tay dụi dụi mắt. Không ngờ đã lâu như vậy rồi.
Nhiếp Tư Mặc quay mặt nhìn quyển sách rồi lại quay sang nhìn chiếc đèn lông lẻ loi cô đơn vẫn đang chiếu dáng trước cổng.
Nhiếp Tư Mặc từ nhỏ đã đọc vô số sách, ban đầu không hẳn vì thích, chỉ đơn giản đọc để gϊếŧ thời gian. Một ngày của nàng phần lớn đều rất nhàm chán, sức khoẻ không tốt nên không thể ra ngoài nhiều. Ngày trước theo các sư phụ học văn chương chữ viết, khi rảnh rỗi lại cùng người chơi cờ, bây giờ sư phụ không còn khoẻ mạnh như trước, đã không còn dạy hay cùng nàng chơi cờ tiếp được.
Uyển Nhi cũng bận bận tối mắt tối mũi, lấy đâu ra thời gian ngâm một ván cờ mấy canh giờ với nàng?
Thế nên đành kiếm thú vui qua đọc sách vậy. Một ngày đọc xong một quyển sách là chuyện quá đỗi bình thường với nàng. Một phần hai số tiền nàng có đều dùng để mua sách. Thỉnh thoảng đi trên phố tình cờ bắt gặp một sạp sách là nàng đều mua gần nửa sạp của người ta. Rồi có những khi sư phụ ở xa tĩnh dưỡng cũng gửi về cho nàng vài cuốn sách quý. Cũng vì vậy mà trong phòng Nhiếp Tư Mặc kê đến ba cái giá để lớn, và cúng đều đã chật kín.
Gần như sách gì Nhiếp Tư Mặc cũng đọc, từ những triết lý kim cổ, đến thoại bản lưu truyền không xác thực, hay kể cả là sách về canh tác hay thuốc thang nàng đều đọc qua. Cứ thế mà thành thói quen.
Nhiếp Tư Mặc khoác ảo lên rồi lẳng lặng đẩy của bước ra, nàng đứng trên bậc thềm đưa mắt ngắm nhìn cảnh chiều tà. Từ sáng đến giờ Nhiếp phủ đã vắng lặng hơn thường ngày, nàng thầm nghĩ có lẽ là do chính sự triều đình.
Đằng xa Nhiếp Tư Mặc nhìn thấy một bóng dáng quen thuộc đang bước nhanh về phía nàng, người ấy khoác áo vải bông hồng, trên tay còn bên một châu than hồng.
Nàng ta hớt hải nói: “Tiểu thư, sao người lại ra ngoài này?”.
Nhiếp Tư Mặc cười trừ: “Không có gì, chỉ là ta mãi không thấy ngươi về nên ra xem thôi”.
Nàng khẽ liếc nhìn Uyển Nhi, sắc mặt thị nữ này hôm nay có chút khác thường, giống như là đang lo lắng điều gì đó. Uyển Nhi bê chậu than vào rồi vội đóng của để tránh tiểu chủ tử bị cảm.
“Than trong phòng đã cháy nắng, ta đi lấy một thôi tiêu thư”.
Nhiếp Tư Mặc gật đầu một cái, nàng đưa tay bới gọn mái tóc dài đen mượt lên cao, lấy một sợi dây trắng thắt lại thành đôi ngựa, chừa ra vài lọn tóc mai đung đưa trước gương mặt trắng nhợt nhạt.
Nàng lạnh giọng hỏi: “Phụ thân ta từ sáng đến giờ đều không ở phủ à?”.
Uyển Nhi vừa dọn dẹp căn phòng vừa đáp: “Lão gia đã xuất phủ từ sáng sớm, yến tiệc lần này rất trọng đại, Uyển Nhi nghe nói còn nó có thể định đoạt vận mệnh của một đất nước. Thái phó như Nhiếp lão gia không thể không đến”.
Nàng tối mặt lại, chẳng hiểu sao trong lòng cứ thấp thỏm không yên, từ sáng đến giờ nàng đều có dự cảm không lành.
“Uyển Nhi, cho người đi nghe ngóng tình hình buổi họp mặt ấy đi”.
Uyển Nhi ngây ngốc đứng như trời trồng, nàng ta lần đầu tiên thấy tiểu chủ tử lạnh lẽo mà dứt khoát như vậy, cũng là lần đầu tiên thấy Nhiếp Tư Mặc nói đến loại chuyện chính trị này. Chẳng phải trước giờ nàng luôn làm ngơ trước mọi chuyện sao?
Lồng ngực thị nữ đập liên hồi, đôi tay khẽ run lên. Lúc nghe mấy lời kia của Nhiếp Tư Mặc nàng ta suýt thì làm rơi đĩa sứ trên tay.
“Tiểu thư…t-tại sao vậy?”.
Nàng cúi mặt, rủ mắt cau mày mà rằng: “Cứ làm đi, mọi chuyện nghe ngóng được lập tức báo lại cho ta không sót một chữ.”
Hàng mi dày cụp xuống, nơi đáy mắt như trào lên một trận sóng dữ. Uyển Nhi thực không thể hiểu được, nhưng cũng không dám kháng lệnh, lập tức rời đi làm theo đúng lời nàng dặn dò.
Sở dĩ nàng làm như vậy không hoàn toàn là theo cảm tính. Nhiếp Tư Mặc suy xét rất lâu nàng cũng thấy được, nếu lần này chiến tranh nổ ra ắt là cuộc chiến thảm khốc của nhiều tộc người.
Vu Điều và Quy Tư ngang ngược cầm binh sang chiếm đất của Nhung Lô, chúng đã sai ngay từ đầu, chưa kể còn tàn sát vô số, đánh đổ biết bao công trình, nhiêu đó thôi cũng đủ để Đại Trưng đường đường chính chính mang quân chinh phạt, hà cớ gì phải ‘án binh bất động’?
Còn về Đột Quyết, chúng từ lâu đã luôn lăm le phần lãnh thổ phía Nam mà chính là Trung Nguyên, lần này Đại Trưng lại đang đau đáu chuyện ở Tây Vực, chính là thời cơ tốt để khởi binh. Nếu nàng không lầm thì chúng đã mang quân quấy nhiễu vùng biên giới Lĩnh Tây.
Lĩnh Tây lại có địa hình đặc biệt, núi non trùng điệp, thung lũng trắc trở, người Đột Quyết không thể cứ muốn đánh là đánh, thời gian chuẩn bị ít nhất phải hơn nửa năm. Tạm thời chưa nói đến.
Cái nàng đang lo lắng ở đây chính là cuộc hội nghị lần này không chỉ có bốn thế lực liên quan mà có rất nhiều các bộ lạc, quốc gia khác đến. Hoàng đế đang toan tính điều gì?
Không lẽ Hoàng đế là muốn liên minh với họ để diệt trừ hậu hoạ? Nếu suy đoán của nàng đúng thì thật không lành chút nào. Nàng không muốn một cuộc chiến nổ ra, càng không muốn đại ca phải xuất chinh.
Nhiếp Tư Mặc nhấc từng bước xuống chiếc ghế bên cạnh rồi ngồi xuống. Nhịp thở của nàng dần hỗn loạn hơn, mặt trắng toát không chút sức sống.
Lần xuất chinh trước đại ca bị một cây thương lớn chém ngang người, vết thương rất sâu, chỉ chút nữa thôi là đã chạm đến lục phủ ngũ tạng rồi. Bính lính chứng kiến lúc ấy nói rằng vết thương y sâu vô cùng lại chảy máu dữ dội, ấy thế mà y vẫn gượng dậy, đao vẫn cầm chắc trong tay mà càn quét địch.
Cũng vì thế mà thương tích của y vốn đã nặng mà nay lại lâu bình phục hơn.
Kể cả khi quan hệ giữa hai huynh muội có phức tạp thì nàng cũng không muốn nhìn y phải cắn răng mà chịu đựng đau đớn như vậy.
Nàng xoè lòng bàn tay ra, đôi tay nhỏ bé không chút chầy xước trái ngược hoàn toàn với đội bàn tay đầy chai sẹo. Nàng vẫn còn nhớ ở lòng bàn tay trái của đại ca có một vết thương rất dài và sâu, nghe kể lại dấu vết đó là do một lần đỡ kiếm cho lưu dân ở Lưỡng Châu cách đây hơn năm năm, đó cũng là lần đầu tiên nàng nhìn thấy một vết chém lớn như vậy.
Dù không mang thương tích nhưng nàng lại có thể cảm nhận được sự đau đớn da thịt ấy.
“Tiểu thư!”.