Đêm 27 tết cùng anh một trận cãi nhau, cuộc nói chuyện đó đã đi đến đường cùng. Nhắc đến chuyện tại sao anh lại không nóng lòng vì chuyện sinh con, thì anh im lặng giống như trốn tránh trách nhiệm của bản thân.
Cuối cùng tôi mới nhận ra một chuyện, dù có trăm ngàn lời nói thì kết quả gần như bằng 0, vì anh chưa một lần dùng tâm mà hiểu.
Sáng của ngày 28 tết, từ sớm cha đã không thể đợi mà gọi lên còn hỏi đi hỏi lại dằn dò nhiều lần, bảo tôi đi đường nhớ cẩn thận, còn nói vì chuyện tôi về nhà ông mừng đến mức cả đêm cũng không thể ngủ. Nghĩ đến cha tôi lại thấy thương, trên đời này người yêu thương tôi nhất chính là cha của tôi, cha cũng là người thân duy nhất của tôi trên cuộc đời này.
Trong phòng ngủ, tôi đem quần áo xếp gọn vào vali. Lúc đem quần áo trong tủ ra, nhìn thấy chiếc áo ves của Trần Minh không biết từ lúc nào bị vùi trong một góc tủ, tôi nhặt lên định móc trở về vị trí ban đầu thì một mảnh giấy rơi xuống đất.
Cảm giác bất an chợt len lỏi trong lòng.
Tay tôi nhanh chóng nhặt lên, mảnh giấy trắng bị vò nát đến nhào nhĩ. Tôi vì tò mò mà mở ra xem, từng chữ hiện rõ khiến thần kinh tôi tê liệt tại giây phút đó…
Ánh mắt thể hiện rõ sự kinh động, dần chuyển sang bi thương. Lần lượt nước mắt thi nhau rơi xuống, sự uất ức, sự câm hận mà những năm qua tôi phải chịu đều là do anh ban cho.
Tôi mím chặt môi, để không bậc ra tiếng nấc. Nhưng lòng tôi tan nát đến cỡ nào, có ai biết không?
Thì ra… Trần Minh đã đến bệnh viện khám, thì ra… Người không thể có con là anh!!!
Vậy mà những năm qua anh luôn để tôi một mình phải chịu tiếng oan, không biết đẻ. Anh thật nhẫn với tôi!
****
Trên tàu lửa, tôi ngồi đến thẫn thờ, tôi cũng không nhớ bản thân đã rơi bao nhiêu nước mắt nữa. Chỉ biết là khóc đến hai mắt sức húp, khóc đến nghẹt thở, cả nước mắt cũng khô cạn không thể rơi…
Đoạn đường từ Hà Nội về đến nhà cũng mất đến 2 ngày 1 đêm, lúc đặt chân xuống trạm dừng chân. Tới được quê nhà, tôi lại muốn khóc, đã năm năm rồi không về quê cảnh vật mọi thứ vẫn nguyên vẹn như ngày nào…
Con đường này đã bao năm rồi không đi qua, nhưng nó vẫn rất thân thuộc.
-Ngọc Mai!!!
Nghe được tiếng gọi, tôi liền đảo mắt tìm kiếm. Bóng dáng cha từ xa hiện rõ trước ánh nhìn của tôi, ông già đi thấy rõ cả mái tóc đen ngày nào giờ đây đã nhuốm bạc lưa thưa.
Tôi nhanh chân chạy đến chỗ cha.
-Cha! Sao cha lại đến đây?
Tôi lo lắng kéo tay ông.
Cha tôi khẽ cười, mắt ông vì xúc động mà đỏ hoe.
-Cha đứng đây đón con, chỉ cần con vừa xuống trạm cha sẽ có thể nhìn thấy ngay!!
Tôi cười, mắt ửng đỏ, giọng vẫn không quên trách móc.
-Cha à! Cần gì phải ra tận đây đón con chứ? Người qua lại đông đến như vậy, lỡ không nhìn thấy con thì sao?
Cha tôi cười, hai mắt cũng híp lại. Tay thô ráp vỗ nhẹ một bên má tôi.
-Lo gì chứ? Con gái của cha xinh đẹp đến như vậy, chỉ cần người ta tập trung ánh mắt hết thảy nhìn vào chỗ nào thì con ở chỗ đó…
Tôi bị cha chọc cho buồn cười, có lẽ người ta nói rất đúng. Con gái dù có tồi tệ, xấu xí đến cỡ nào, thì trong mắt cha mình vẫn là xinh đẹp nhất.
Tôi nghẹn giọng.
-Cha! Con… Nhớ cha lắm…
Tôi không kiềm chế được cảm xúc, ôm chầm lấy cha, oà khóc như một đứa trẻ. Ông cũng xúc động tay vỗ vỗ lên vai tôi.
-Ngọc Mai! Năm nay nếu như con không về, cha nhất định sẽ bằng mọi cách để bay đến Hà Nội gặp con…
Tôi rưng nước mắt, gật đầu.
-Con xin lỗi… Con quá bất hiểu, để cha phải lo lắng…
Ông cười hiền, môi run lên.
-Con gái lấy chồng xa, thời gian về nhà cũng không có. Sống xa nhà, có chịu ấm ức cũng chỉ biết để ở trong lòng… Cha hiểu, con đã chịu rất nhiều ấm ức… cha thật hối hận khi đã gả con xa đến như vậy…
Nói xong, tôi thấy cha khóc. Nước mắt rơi xuống ướt cả mảng ảo sơ mi cũ nhèm.
Tôi cũng đau lòng khóc nấc thành tiếng. Đúng là chỉ có cha là hiểu cho nỗi đau của tôi, cũng chỉ có cha là người nhìn ra được tôi đã phải chịu nhiều tổn thương đến cỡ nào… Ở trạm dừng chân, cha con ôm nhau khóc nấc, sự nhớ nhung day đứt đó không cách nào diễn tả được.
Lát sau cha mới buông tôi ra.
-Thôi! Về nhà đi con… Cha từ sớm đã nấu rất nhiều món con thích rồi.
Tôi gật đầu. Kiềm nén sự xúc động bắt đầu hỏi thăm về chuyện trong nhà.
-Dạ… Dì Châu và em Khoa thế nào hả cha?
-Ừ thì dì Châu của con ở cũng bố vẫn ở nhà làm ruộng, thằng Khoa cũng sắp thi tốt nghiệp rồi, nó sẽ học tiếp đại học…
Tôi thầm nghĩ, thi vào trường đại học, có lẽ cần tiền trang trải học phí không phải ít. Cha và dì Châu hiện tại thu nhập chính dựa vào mấy công ruộng, kinh tế eo hẹp lại nhiều chuyện cần lo. Thằng Khoa là đứa con trai duy nhất của cha, cũng là niềm hãnh diện nhất của cha và dì Châu cho nên hai người mới nhịn ăn nhịn mặc lo cho nó ăn học thành tài…