Sau khi Thạch Anh lấy Châu Minh cuộc sống bình an, yên ả cứ trôi qua không nhanh cũng không chậm. Bình An ít khi ở cùng Thạch Anh, hầu hết thời gian cô bé lớn lên đều ở cạnh Trần Thiên Nhân và Vương Tú Lam. Đến tận bây giờ nó vẫn chưa thể chấp nhận việc cha giành mất mẹ. Châu Minh quay quần trong công việc nhưng vẫn không quên hâm nóng tình cảm gia đình, cứ đến cuối tuần cậu lại đưa hai mẹ con đi ăn, rồi đi chơi. Có lẽ đó là khoảng thời gian Bình An mở lòng nhất với Châu Minh.
Châu Minh trìu mến bảo: “Bối Bối có muốn cha cõng không?”
Con bé ngẩng cao đầu nhìn Châu Minh, rồi tìm tiếp tục sải bước ngắn về phía Thạch Anh: “Bối Bối muốn mẹ ẵm!”
Thạch Anh giả vờ mệt, cả người vô lực: “Ôi, mẹ mệt quá chừng nè, không biết có ai cõng mẹ không?”
Bình An chỉ tay về phía Châu Minh: “Cha cõng mẹ đi.”
– Hahaha… thế mẹ lên đây cha cõng.
Châu Minh bật cười, tiến tới cõng Thạch Anh trên vai. Cô ghé vào tai cậu: “Thật ra em không có mệt.”
Châu Minh cũng nói nhỏ, thì thầm đủ hai người nghe: “Anh biết mà, dạo này em tăng cân à?”
Thạch Anh bĩu môi: “Ơ thế không cõng nổi nữa? Chê người ta mập xấu chứ gì?”
Châu Minh vội chữa khói trước khi nó thành lửa: “Đâu có, anh định khen dạo này bà xã có da có thịt hồng hào xinh đẹp hơn hẳn. Phải cõng cả đời anh cũng bằng lòng mà.”
Bình An khoanh tay, nhịp chân: “Toàn học người ta trên phim Hàn Quốc đấy, đàn ông đúng là lẻo mép.”
Cả Châu Minh và Thạch Anh đều bất ngờ trước câu nói vô tư hồn nhiên của con trẻ, cô cúi đầu hỏi: “Ai dạy con nói chữ lẻo mép vậy?”
– Dì Khánh hay nói câu đó với chú Khương ạ, mỗi lần chú làm biểu hiện như cha làm với mẹ, thì dì thường nói câu đó.
Châu Minh đưa mắt nhìn Thạch Anh, Thạch Anh lẳng lặng ngẫm nghĩ có nên để Bình An ở cạnh ngoại thường xuyên nữa không. Bé còn chưa học hết cấp một mà lúc nào mở miệng ra cũng già nua, chững chạp hết.
Năm Bình An lên lớp 6, Thạch Anh bàn với Châu Minh về việc muốn có thêm một đứa trẻ cho vui nhà vui cửa. Cha mẹ Châu Minh cũng lớn tuổi rồi, mà Bình An thì không chịu mở lòng lắm với nhà nội, tối ngày bám theo ngoại cũng không làm được gì. Chưa nói đến bà Hoa nay cũng hơn tám mươi, ngoài việc đãng trí thì không bệnh tật gì ghê gớm, sáng sớm vẫn còn rất siêng năng ra công viên tập dưỡng sinh cùng bà Vương và Vương Tú Lam. Mà Bình An cứ đeo theo, nhiều lúc bà Hoa muốn đi chơi cùng hội người già phải mang theo con bé.
Với lời đề nghị đó Châu Minh mừng như mèo bắt được cá, cậu bảo: “Thế em muốn sinh một hay đôi, sinh ba càng tốt.”
Thạch Anh lườm Châu Minh: “Anh ví em là con heo nuôi chỉ để đẻ hả?”
Vẻ mặt giận dỗi khiến Châu Minh sợ xanh mặt, làm bộ làm tịch chui vào lòng, nằm lên bắp đùi cô, còn dúi mặt vô bụng Thạch Anh: “Ý anh không phải vậy đâu.”
– Ờ.
Cô “hừ” lạnh, vuốt mái tóc rối của Châu Minh, giọng có chút xấu xa: “Hôm nay để nương tử bồi tướng công nhé!?”
Châu Minh cũng không thua kém gì, giả vờ đưa tay chắn trước ngực: “Mỹ nhân đừng làm vậy, ta vẫn còn là trai tơ.”
– Haha…
Chung quy đó Thạch Anh rất thích coi phim kiếm hiệp, lâu lâu lại giở chứng, bất quá Châu Minh lại thích bản tính có chút ngớ ngẩn này của cô.
Đại thọ 90 tuổi của bà Hoa diễn ra tại nhà Trần Thiên Nhân, khách khá đông bởi vì làng xóm láng giềng, thêm khách ở cửa hàng cùng mạnh thường quân thường lui đến tiệm cơm hỗ trợ thêm chi phí. Trần Thiên Nhân bận bịu phân phó chỉnh sửa lại mấy cái bàn đặt ở sân, còn Vương Tú Lam thì quây quần trong bếp nếm xem mùi vị thức ăn vừa không. Chị Khánh anh Khương sau khi phát xong từ thiện cũng trở về từ chùa trước khi tiệc diễn ra. Bà Hoa ngồi cùng hội bô lão ôn lại thời xưa, lúc mà đất nước vẫn chưa xinh đẹp, hòa bình như vậy. Thạch Anh chạy theo chị Khánh đón khách, còn anh Khương thì chỉ chỗ giữ xe cho mọi người. Châu Minh có buổi họp hội đồng nên đến trễ, còn ông bà sui gia vẫn còn trên máy bay. Thạch Anh ra sân bay đón ba mẹ chồng, vừa hay ông bà Châu xuất hiện, Châu Minh cũng vừa kết thúc buổi họp, đường đến sân bay không mấy xa, chưa đến 15 phút cậu đã có mặt tại đó.
Khách thì cứ vô nườm nượp khiến chị Khánh có phần bấn loạn, ban đầu còn nhìn thư mời, sau đó thì ai đến bắt tay thì cho vô luôn, hay nhìn mặt quen quen thì thôi cứ mời đến bàn. Bình An chạy vòng vòng sân phụ chị Khánh đưa khách vào bàn sẵn làm quen được vài người bạn cùng trang lứa đến cùng gia đình. Có một cậu nhóc khá đáng yêu nhưng tiếc là nhỏ hơn nó một lớp, con trai gì mà da mặt hồng hào, mắt hai mí còn có cả hàng lông mi cong vuốt. Nó đưa tay sờ đến mặt rồi nhìn vô gương, tức giận chạy đến cạnh Trần Thiên Nhân nũng: “Ông ngoại ơi!”
Thiên Nhân đang làm dở mấy cái cây dùng để dựng mái che, ông dừng lại, ôn hòa nhìn cháu gái cưng: “Sao vậy Bối Bối?”
– Cha Minh trắng đẹp vậy sao con lại không trắng mà đen giống mẹ vậy?
Trần Thiên Nhân khẽ nheo mắt, thật ra Thạch Anh cũng trắng lắm, do khoảng thời gian cô bỏ đi nên mới đen nhẻm thôi. Nhưng ông không thể nói lý do đó trước mặt con trẻ được, ông thở dài, xoa đầu con bé: “Ai bảo Bối Bối cứ chơi ngoài nắng, ra đường cũng không thèm mặc áo khoác. Cho nên con mới bị đen đó.”
Nó bĩu môi, nước mắt hoen mi. Trần Thiên Nhân thấy vậy liền vỗ về: “Chỉ cần con không đi nắng nữa, ngoan ngoãn học theo bà ngoại dưỡng da là sẽ trắng lại.”
– Vâng.
Bình An nghe vậy liền vui vẻ hẳn, nó nhảy chân sáo tiếp tục chạy theo chị Khánh.
…
Buổi lễ diễn ra, khách bình thường thì bỏ quà vào thùng, người không có tiền thì đến chúc mừng thôi. Còn riêng những người thân trong gia đình đều chuẩn bị sẵn quà. Ví như Trần Thiên Nhân chuẩn bị hẳn một chuyến đi chơi gia đình sắp đến, Vương Tú Lam chuẩn bị cái áo ấm mà bà tự may, còn bà Vương thì không có gì ngoài vài hộp nhân sâm đắt tiền.
Bên nhà sui thì đem về những món đồ đắt tiền, cùng con chó con cho Bình An. Thạch Anh với Châu Minh là người cuối cùng, chỉ cầm trên tay một hộp quà mỏng, hình chữ nhật khá to. Bà Hoa mở quà, thứ đầu tiên đập vào mắt bà và mọi người chính là một tấm hình siêu âm và…
– Ôi trời ơi! Ôi trời ơi!
Tay bà Hoa run run, đôi mắt già nua nhưng vẫn còn tinh lắm, vừa nhìn đã nhận ra, nước mắt vui mừng chảy không ngừng. Bà giơ cao lên, giọng nói ngọng ngọng nghẹn trong hạnh phúc: “Tôi sắp có thêm một cháu cố.”
Trần Thiên Nhân ôm Vương Tú Lam, khóc nấc, bà Vương ôm bà Hoa mừng đến mức nhảy dựng. Ông bà Châu vẫn không tin mượn tấm hình xem xem rồi bất ngờ bà Châu hét lớn, nụ cười tươi rói nở trên môi ôm chầm lấy chồng. Thạch Anh đang chơi với chị Khánh và anh Vương nghe nói có em liền chạy đến: “Cho con xem em với!”
Bà Châu đưa tấm hình cho Bình An, con bé bảo: “Con không thấy gì cả.”
Thạch Anh khom lưng, đưa tay chỉ vào một hình dạng nho nhỏ ở giữa ảnh: “Đây là Bảo Bảo, em chưa lớn nên chưa thấy rõ. Con có vui không?”
Con bé cầm tấm hình, cười khúc khích: “Vui lắm ạ!”
Châu Minh choàng tay ôm ngang hông Thạch Anh: “Anh cũng vui lắm!”
Bình An quay ngoắt ánh nhìn đến tay Châu Minh, sau đó chui vô giữa: “Mẹ với em là của con.”
Mọi người có mặt ở đó đều bật cười sảng khoái. Trần Thiên Nhân đưa mắt nhìn xung quanh, bao nhiêu năm qua cực khổ, giờ đây cũng đáng. Hạnh phúc vì gia đình sum vầy, người người yêu thương, lại hạnh phúc vì đậu nhỏ của ông, cả đời này chắc chắn sẽ bình an.
…
Không có chữ “tình” nào thiêng liêng bằng mẹ, cũng không có “công” nào lớn bằng cha. Có thể nhiều người sẽ rất hận cha mẹ họ, bởi vì phần tuổi thơ trống vắng chỉ có cảnh gia đình đổ vỡ, cãi nhau, bị đánh đập. Và họ xem tình cảm trai gái chính là chân lý và quý trọng nhất, điều đó cũng không sai khi áp dụng vào đúng một nửa yêu thương của đời họ. Vì người ấy chính là phần khuyết, phần yêu thương mà họ mất khoảng hơn phân nửa cuộc đời để tìm thấy, và xứng đáng được bù đắp.
Cũng giống như câu chuyện sẽ có ý nghĩa nhiều nhất vào khoảng thời gian bạn cần nó, khi bạn đã trưởng thành hay có một cái nhìn sâu sắc hơn thì có lẽ nội dung câu chuyện đó không thể đi sâu vào lòng bạn được. Cách đánh giá một tác phẩm hay hay vẫn chưa đủ hay, không phải chỉ nhìn vào nội dung và mặt chữ. Mà bạn còn phải nhìn vào thời điểm khi bạn vô tình đón nhận được tác phẩm đó.
Đời người vốn dài, nhưng lại quá ngắn, niềm vui có bao nhiêu nỗi buồn có bấy nhiêu. Sống sao cho một đời nhìn lại không thấy tiếc đó mới là sống. Ở bất kỳ đứa trẻ nào cũng được hình thành sẵn tập tính nổi loạn khi đến độ tuổi dậy thì, chỉ là nó dùng cách học tốt để trưởng thành, hay lắng nghe cái xấu để sa đọa mà thôi.
Có thể đây là đoạn kết của câu chuyện “Hạt Đậu Nhỏ, Bình An”, nhưng với tôi nó lại chính là đoạn mở đầu cho một tương lai đầy tươi lai đẹp dành cho tất cả mọi người trong đó. Đừng vì một chút vấp ngã rồi tuyệt vọng, hãy vươn lên và tiếp tục sống với thất bại đó, chiến thắng được nỗi đau, khiến con người ta mạnh mẽ bội phần. Chiến thắng chính bản thân mình, điều đó lại khiến họ trở nên xinh đẹp hơn. Giống như việc bạn muốn trở thành hạt đậu tốt nảy mầm vươn cao, hay là một hạt đậu hư bị người ta lược bỏ?