Hào Khí Đông A

Chương 21: Diện Thánh



Việc chuẩn bị diện thánh cũng không quá phức tạp như những gì Nguyên Hãng tưởng tượng, chỉ cần học qua một số phép tắc khi nói chuyện với bề trên là được. Nói chung vương triều nhà Trần là một triều đại khá thoải mái trong các lễ tiết.

Quan lớn, vương hầu khi gặp quan gia hay thượng hoàng chỉ cần cúi chào theo lễ chứ không nhất thiết phải quỳ bái. Việc quỳ bái chỉ thực hiện vào các ngày có triều hội hoặc các dịp lễ tiết lớn. Dân chúng khi gặp quan lại cũng chỉ cần cúi lạy chứ không cần thiết phải quỳ lạy như trong phim.

Về trang phục, do chưa phải quan viên chính thức nên Nguyên Hãng chỉ cần mặc một bộ lễ phục thông thường của tông thất mà thôi. Áo dài cổ tròn màu lam bên ngoài, áo giao lĩnh ngắn ở bên trong, đầu quấn khăn màu xanh, đội mũ triều thiên.

Dù mới mười sáu tuổi nhưng do tập luyện thường xuyên lại ăn uống đầy đủ nên Nguyên Hãng đã cao tới một mét sáu có hơn, thân hình cân đối rắn chắc, khoác vào bộ lễ phục trông không khác gì một người trưởng thành. Chỉ trừ khuôn mặt vẫn còn mang chút non nớt của thiếu niên.Chân đi một đôi dày gia bò, eo đeo đai vải lớn, phong thái rất xuất chúng.

Mà lúc này Nguyên Hãng đang sắp mếu đến nơi, nguyên nhân bởi mẹ cậu là người giúp cậu mặc lễ phuc. Mà phụ nữ mặc đồ thì biết rồi đó, bộ của Nguyên Hãng đang mặc lúc này là kết quả của việc thay đổi lần thứ năm.

Cứ mặc vào, ngắm nghía một lúc, thấy không đẹp, mẹ câu liền bắt đổi một bộ khác. Vì muốn để mẹ vui nên Nguyên Hãng đành như một con ma-nơ-canh, đứng tại chỗ để mẹ cậu ngắm đồ.

– Mẹ à, con sắp muộn giờ rồi đó, cha đợi lâu lắm rồi.

Vừa vuốt lại các nếp ào, mẹ cậu vừa cười nói.

– Mặc kệ ông ấy, còn chưa tới giờ đâu. Đây là lần đầu tiên con gặp thượng hoàng và quan gia, phải ăn mặc thật đẹp mới được.

– Mẹ à, đây đã alf bộ thứ năm rồi đó, mà con nhớ hình như con đâu có nhiều đồ như vậy.

– Mẹ mới cho người may thêm đó, cha con các người làm sao mà để ý được tới những chuyện như thế này chứ.

Mặt Nguyên Hãng méo xệch đến nơi rồi, làm mấy con bé người hầu xung quanh che miệng cười khúc khích. Nhà cậu khá thoải mái với tôi tớ người ở nên đám này cũng không nơm nớp lo sợ như những gì cậu nghĩ.

Thấy mấy con bé đó cứ cười, Nguyên Hãng trừng mắt với chúng.

– Cười gì mà cười, xem mẹ ta chiều các người thành thứ gì rồi chứ.

Thấy Nguyên hãng nổi cáu, mẹ cậu một tay vỗ vào gáy nói.

– Được rồi, đừng có giận cá chém thớt nữa. Mẹ thấy bộ này cũng được rồi, mau đi ra ngoài đi, cha con đang chờ đó.

Thấy mẹ đã kết thúc công cuộc mặc đồ, Nguyên Hãng mừng sém khóc. Trước đây việc cậu sợ nhất là đi mua sắm với người yêu. Ta nói, mua có một bộ đồ thôi mà đi xem không biết bao nhiêu của hàng, hết mấy tiếng đồng hồ. Đã vậy còn cứ bắt cậu phải ngắm xem có đẹp không.

Mà kể cả mua đồ cho cậu, cũng phải thử không biết bao nhiêu bộ. Cậu thì không quan trọng vấn đề ăn mặc lắm, thế nào cũng được, nhưng muốn để người yêu vui nên đành chiều. Thái độ mà qua loa một cái là lại bị giận dỗi, nghĩ đến đã thấy đau đầu.

Lúc này nhìn hình ảnh mẹ mình ngắm nghía chỉnh trang quần áo giúp mình, cậu lại bất giác nhớ đến người yêu. Bất giác trên miệng nở nụ cười vui vẻ. Cậu không biết rằng nụ cười trong vô thức của cậu khiến mấy con bé người hầu xung quanh nhìn ngẩn cả người.

Để ý mới thấy cậu cũng khá đẹp trai đó chứ, khuôn mặt ưa nhìn, ngũ quan cân đối, tuy chưa phát triển hoàn toàn nhưng cũng ra dáng lắm rồi. Mẹ cậu nhìn thấy biểu hiện của đám xung quanh thì mỉm cười đắc ý, con của bà quả nhiên không tầm thường.

Hồi ức đến nhanh mà đi cũng nhanh, Nguyên Hãng mau chóng trở lại thực tại. Vội vã chào tạm biệt mẹ cậu và đi ra ngoài. Còn ở đây chút nữa khéo mẹ cậu lại bắt thay đồ thì khổ.

Ra đến cổng đã thấy cha cậu đới sẵn, thấy cậu đi ra liền mỉm cười nói.

– Cuối cùng cũng được mẹ con tha rồi hả hahaha.

– Đã để người phải đợi, cha à mỗi lần anh con mà phải mặc lễ phục đều do mẹ con mặc ạ.

– Hahaha đúng vậy, không chỉ anh con đâu, ngay cả ta cũng vậy. Thế nào, phiền lắm phải không? Hôm nay có con nên ta bị bỏ qua một bên đó, nói ra còn phải cảm ơn con giúp ta hahaha.

– Cha à..

Nguyên Hãng hết nói được gì, không ngờ cha cậu cũng hài hước đó chứ. Nhưng cứ nghĩ trước đây hai vị này đã phải nếm đủ liền thấy vui vẻ hơn nhiều, cậu mới bị một lần này, còn hai vị này dĩ nhiên là nhiều hơn rồi.

Thấy cũng không còn sớm, hai cha con liền lên ngựa khởi hành. Hôm nay không có triều hội, Nguyên Hãng diện thánh là hình thức gặp riêng mà thôi nên cũng không cần phải lễ tiết gì nhiều.

Mất khoảng nửa tiếng mới đến, đây không phải lần đầu tiên mà Nguyên Hãng vào hoàng thành, trước kia cũng có vài lần cậu theo cha vào hoàng thành nhưng chỉ ở vòng ngoài, không được vào nội cung.

Đến cổng thành, binh lính thủ vệ ngăn lại để kiểm tra. Chỉ có người có chỉ lệnh mới được vào hoàng thành, người hầu kẻ hạ đều phải ở ngoài cổng chờ đợi.

Tranh thủ lúc thị vệ kiểm tra ý chỉ, Nguyên Hãng ngắm nghía khu cổng thành này, trước đây chỉ đi qua chứ không dừng lại nhìn ngắm kỹ, hiện giờ đứng ngay dưới chân nhìn lên mới thấy sự to lớn của nó.

Cửa mà Nguyên Hãng tiến vào gọi là cử Đại Triều, là nơi bá quan văn võ đi vào yết kiến thượng hoàng và quan gia. Theo lệ thường khi có triều hội, bá quan văn võ phải tiến vào từ cửa Dương Minh, cũng chính là cửa Nam Phượng thời Lý.

Còn đi qua cửa Đại Triều này sẽ đến gác Nguyên Huyền, là nơi thượng hoàng tiếp kiến quan lại khi không phải việc chính sự, hay chính là gặp vì việc cá nhân.

Cửa Đại Triều tuy không to lớn như cửa Dương Minh nhưng cũng rất bề thế, cổng rộng gần hai mươi mét, cao khoảng sáu mét, trên cổng có một tòa vọng lâu cao bốn, năm mét. Cửa thành có hai cánh, rộng chừng ba mét, cao chừng bốn mét. Cánh cửa làm từ gỗ lim rắn chắc dày tới ba mươi mấy phân, trên có khảm sắt khiến nó cực kỳ kiên cố.

Hang thành có mái hình vòm cung, dài cỡ sáu mét, bằng vừa đúng độ dày của cổng thành. Cả cổng thành làm bằng đá tảng nguyên khối, mỗi khối đá rộng một mét, dài hai mét, cao một mét. Các khối đá được tạc đẽo vuông vức rồi chồng lên nhau, không cần sử dụng vữa mà vẫn xếp khít với nhau.

Tường thành xung quanh cũng được xây dựng bằng đá tảng nhưng kích thước nhỏ hơn. Cũng chỉ cao chừng bốn, năm mét.

Tòa vọng lâu có kiến trúc ba mái cong, được lợp ngói xanh, đây là kiểu kiến trúc đặc chưng của Đại Việt thời kỳ đó. Trên tường thành và cổng thành có các lỗ châu mai để binh lính quan sát và bắn tên xuống phía dưới.

Nói chung Nguyên Hãng thấy những kiến trúc này cực kỳ hoành tráng và tinh xảo, không như những gì cậu nhìn thấy trên những bộ phim lịch sử thời hiện đại.

Lại nói do vấn đề kinh phí nên những bộ phim làm về lịch sử đều khá qua loa, sơ sài, chưa diễn tả được hết những cái thực tế trong lịch sử. Làm cho những người xem không tưởng tượng ra hết sự tinh xảo, hoành tráng của những công trình kiến trúc thời xưa.

Chỉ nói như cửa Đại Triều này, muốn phục dựng nó không tốn khoảng vài tỷ thì đừng mơ làm được, chưa nói những đình đài, lầu các, đại điện khác. Hay như con người, trên phim chỉ thấy cổng thành có lác đác một hai lính canh, đó chẳng qua là do ít tiền để thuê người thôi.

Chứ như hiện giờ Nguyên Hãng thóang đếm qua, số lượng thị vệ ở dưới cổng thành cũng cỡ vài chục người rồi. Ai nấy đều mặc giáp da, tay phải cầm mâu, tay trái cầm khiên, eo đeo cương đao, có thể nói vũ khí trang bị tận răng, làm gì có phải bộ dáng áo vải như trong phim.

Chưa kể đến trên tường thành, thấp thoáng sau lỗ châu mai là dày đặc lính canh, thậm chí Nguyên Hãng còn thấy nhiều người cầm cả cung tên. Sơ sơ tính ra lính gác ở đây cũng phải tới cả trăm người là ít. Mà như vậy mới đúng chứ, không lẽ trọng địa như hoàng thành mà cửa vào lác đác vài tên lính canh, ai cũng có thể xông vào chắc.

Mỗi người muốn ra vào hoàng thành đều phải có lịch trước, cổng thành sẽ có một tên tướng quân chuyên môn tra xét việc này. Tên này có một quyển sổ ghi chép lại lịch trình ra vào của mỗi người.Nếu đã có lịch thì việc kiểm tra cũng sẽ nhanh thôi.

Thời này chưa có chứng minh nhân dân nên không thể đối chiếu gương mặt, chỉ có thể kiểm tra thông qua lệnh bài thân phận. Mất chừng vài phút cũng xong, một tên thị vệ dẫn hai cha con Nguyên hãng vào trong hoàng thành..

Từ cửa Đại Triều sẽ phải đi qua một hành lang dài chừng mấy trăm mét để đi đến gác Nguyên Hiền. Hành lang này được xây từ thời vua Dụ Tông, đâu đó khoảng năm 1368. Có nó bá quan văn võ có thể tránh mưua nắng khi đợi yết kiến nhà vua.

Mất chừng chục phút hai cha con mới đi hết hàng lang, dù sao đi lại trong cung cũng không được quá vội vàng. Tên thị vệ đưa đến đây liền quay ra, tiếp đón hai người là một tên nội thị khá lớn tuổi ( nội thị chính là tên gọi của hoạn quan thời trần). Tên này có vẻ đã đợi hai người khá lâu.

Cha Nguyên Hãng liền tiến lên chắp tay nói.

– Để Trần nội thị chờ đợi lâu, không biết thượng hoàng và quan gia đã đến chưa.

Thấy một thân vương như cha Nguyên Hãng lịch sự chào hỏi, mặt tên nội thị cũng vui vẻ.

– Cung Tín vương khách sáo rồi, nô tài không dám nhận. Thượng hoàng và quan gia đã đến, hiện giờ đang đợi hai vị ở bên trong.

Nói xong lại quay sang nhìn Nguyên Hãng, hình như đang đánh giá cậu, ánh mắt tên này nhìn khiến Nguyên Hãng có chút khó chịu, cảm giác như bị một tên gay nhìn vậy. Tuy vậy Nguyên Hãng cũng hiểu những tên này là những kẻ không nên đắc tội nhất, tuy đám nội thị hiện giờ không có quyền lực gì nhưng lại thường xuyên hầu hạ bên thượng hoàng.

Nếu đắc tội hắn, bị nói xấu trước mặt thượng hoàng thì đúng là lỗ lớn. Vì vậy dù trong lòng rất khó chịu nhưng bề ngoài Nguyên Hãng lại tỏ ra như thường, còn mỉm cười thiện chí, khẽ gật đầu chào hỏi tên này.

Quả nhiên thấy Nguyên Hãng cũng lịch sự chào mình, tên nội thị cũng vui vẻ hơn, liền không nhìn cậu nữa.

– Đây chắc hẳn là thượng vị hầu Nguyên Hãng công tử rồi, quả nhiên thiếu niên xuất chúng.

Nguyên Hãng lúc này cũng đáp lại.

– Cảm ơn nội thị đã có lời khen, Hãng này không dám nhận, nếu sau này có thời gian rảnh rỗi ra ngoài, Nguyên Hãng sẽ cảm tạ lời khen của nội thị sau vậy.

Tên nội thị càng cười tít cả mắt lại, luôn mồm nói không dám. Sau đó liền dẫn hai người đi vào trong. Hai cha con đi phía sau một khoảng khá xa, cha Nguyên Hãng khẽ nháy mắt với cậu, lại thì thầm nói.

– Con làm khá lắm, ta còn lo lắng chưa dặn dò mà khiến con đắc tội với hắn.

Ngueyen Hãng cũng mỉm cười nói thầm.

– Con hiểu mà cha.

Hai cha con nhìn nhau rồi cười hiểu ý. Xem ra ông cũng qua lại với tên nội thị này từ trước, vì ban nãy khi đi qua cửa, lúc khuất tầm mắt của đám thị vệ, cậu thấy cha cậu dúi vào tay tên nội thị một mẩu vàng nhỏ, sau đó tên nội thị lại rỉ tai cha cậu nói gì đó.

Đi qua mấy hành lang, lại qua mấy cửa với đầy thị vệ canh gác, hai cha con được dẫn đến một căn phòng lớn ở trên gác hai. Trong phòng, thượng hòang và quan gia đang ngồi trên hai ghế rồng, có vẻ đang nói chuyện gì đó.

Tên nội thị vào bẩm báo với hai người, sau đó truyền ra.

– Cung Tín vương, thượng vị hầu vào diện thánh.

Sửa lại y phục một lần nữa, Nguyên Hãng theo cha tiến vào trong. Cách chỗ ngồi của hai vị trên kia chừng năm mét, cha Nguyên Hãng vúi người hành lễ, còn Nguyên Hãng thì lại quỳ hẳn xuống để hành lễ.

– Thần Cung Tín Trần Thiên Trạch vương tham kiến thượng hoàng, tham kiến quan gia.

– Thần thượng vị hầu Trần Nguyên Hãng tham kiến thượng hàong, tham kiến quan gia.

Thực ra nếu bình thường hai người chỉ cần cúi người hành lễ là được nhưng hai cha con đã thống nhất từ trước, Nguyên Hãng sẽ quỳ hành lễ, như vậy sẽ dành được thiện cảm của thượng hoàng và quan gia với Nguyên Hãng.

Bên trên ghế rồng, thượng hoàng Nghệ Tông và quan gia đều cùng đánh giá vị thiếu niên đang quỳ hành lễ bên dưới, rõ ràng đều thấy được sự hài lòng trong mắt của hai người. Thượng hòang liền làm một động tác đỡ dậy nói.

– Thiên Trạch không cần đa lễ, Nguyên Hãng cũng đứng lên đi. Đây là buổi gặp riêng, coi như là người trong nhà thôi, không cần quá trang trọng.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.