Trong mùa hè nóng nảy buổi trưa với sân chùa rộng rãi đầy cây lớn cổ thụ, gợn giấc ngủ và người trong làng già hay trẻ đến nghỉ ngơi hay ngủ trưa nhau. Một hôm, phía cổng chùa bên kia với bóng mát cây cối lớn nổi lên tiếng cười ầm ĩ như đang làm tiệc gì nhau không biết. Anh Van là một người chung làng, nhiều hơn tôi cỡ 7-8 tuổi, là một người quá vui vẻ, nghịch ngợm mà hay kể chuyện cổ tích thiên nhiên. Anh là một người có cái khiếu kể chuyện, khi anh kể chưa hết câu chuyện thì người nghe đã cười đứt ruột, ngó thấy anh chưa nói đến 3 câu cũng cười rồi.
Buổi trưa hôm đó, tôi nghe ở phía cổng cầu thang lên chùa có tiếng anh Van và tiếng cười đùa nhau ầm ĩ, tôi đứng dậy khép cửa chùa rồi đi đến chỗ các anh đang cười vui, 5-6 người đang ngồi cười anh Van kể chuyện, vừa thấy tôi đến các anh nói:
– Em ngồi xuống đây chơi với các anh, tôi trả lời:
– Em đang ngủ trong chùa, nghe tiếng các anh nói chuyện vui thì em không ngủ và em mới ra đây nè.
Một người anh tên Kéo nói với tôi:
– Em coi mặt thằng Van bị ma bạt tay tới nhà đã nhiều lần có đáng không hay nên có thêm mấy bà nữa bạt tay thêm giúp ma mới đúng có phải không?
Anh Van đuổi đá đít anh Kéo. Mấy anh ngồi đó nói tiếp:
– Cái mặt thằng Van nó gãy đôi thành 3 góc, tái xanh một nửa, tím một nửa, tại bị ma bạt tay nhiều quá em để ý coi?
Lúc đó tôi cười muốn đứt ruột và nói:
– Em chưa từng nghe ma bạt tay người, lần đầu tiên đó và cười, thêm một anh ngồi đó nói:
– Trên thế gian chỉ có một cái mặt đó bị ma đuổi bạt tay khắp nơi thôi em nhớ lấy, đêm qua nó cũng bị bạt tay thêm, nhưng đêm qua nó ngồi dậy bạt tay lại ma thì hôm nay nó ngồi khoe nè.
Tôi cười đau cả bụng.
Anh Van là một người vui nghịch không có làm ai buồn, mỗi lần nào anh đi qua mâm cúng, không cần biết của ai hay ở đường nơi tai nạn chết oan, người ta cột vào cây cột đèn hay để ở đất. Anh Van đi qua là bắt đầu cái nghịch của anh, anh vặt 1-2 quả chuối đang cúng đó ăn và nói: "Của tao một phần, không của tụi mày hết đâu".
Lúc nào anh cũng quậy mâm cúng người ta, thì anh mới bị bạt tay luôn luôn vậy chứ sao?
Tôi nói:
– Anh kể cho em nghe rõ vài chuyện coi. Anh Van bắt đầu kể chuyện thì tất cả mọi người đã cười trước rồi, anh Van nói:
– Tụi mày có im không! Nếu không im tao không kể đâu!
Tất cả mọi người im quay mặt lại lắng nghe. Anh Van kể:
– Một hôm, tôi ngồi chơi đàn ở trước cửa nhà một mình cho đỡ buồn, như mải say ngồi chơi đến nửa đêm, bỗng nhiên cơn gió làm cho tôi nổi da gà và hình như có tiếng hơi thở ở phía sau lưng, tôi ngừng tiếng đàn và từ từ quay mặt lại thì vừa đúng cái bàn tay bạt vào mặt tôi, cái đàn tuột tay rơi xuống đất, mặt tôi thấy rát và đau, tôi chợt choàng đứng sững mà chẳng biết làm thế nào, trước mặt tôi là cái bóng đen thôi, lại thêm một bàn tay thẳng vào má bên trái tôi đau rát dễ thương và chiếc bóng đen hình dáng đàn bà quay lưng đi rồi mờ mờ khuất. Tôi cầm cây đàn nhảy vào nhà ngay lúc đó, đầu tôi nổi da cóc, tóc đứng thẳng lên trời, thân thể nổi da gà hay da chim gì không biết luôn, tôi vác cái nệm ra ngoài nằm đắp chăn đến sáng.
Mấy anh ngồi đó nói:
– Con ma đó sai lầm rồi, đáng lẽ nó lấy chân đạp mới đúng cái mặt đó, cười ầm, em biết không? Người ta cúng, nó đi qua ngừng lại rồi bốc ăn đồ cúng của người ta đó.
Tôi cười đau bụng và nói:
– Kiểu này cũng có sao anh Van?
Anh Van kể tiếp:
– Một hôm, anh đến chơi nhà bạn gái đang gói bánh chưng Lào. Ngày mai là ngày rằm, 11 giờ đêm anh đi xe đạp về, anh đi ra đằng cửa nhà trước mở khóa thì bỗng nhiên anh nghe người gõ vách: cộc, cộc, cộc, anh quay mặt lại đỡ lấy bàn tay của một chiếc bóng đen, lần này chiếc bóng cao hơn lần trước một chút, cái má đau rát dễ thương, anh vội mở cửa nhà bên hông mang xe đạp vào và ngủ luôn, không tắm rửa luôn, nhớ tới lời bạn gái anh nói:"Bánh chưng đầy ở đây không ăn, anh lại đi ăn mâm cúng chưa xong, ma giận nó đánh anh đó".
Anh Van vừa nói ai cũng cười. Tôi hỏi:
– Anh có từng bạt tay ma bao giờ không mà lúc nào cũng bị ma bạt tay đến nỗi người ta đặt tên và họ cho anh là Van ma bạt?
Anh Van trả lời:
– Có chứ và kể.
Ai cũng im lặng nghe và chờ cười hay ghẹo nhau.
– Một hôm tháng vừa qua, ba mẹ tôi thấy một con rắn nằm khoanh tròn trên một miếng giấy, khi con rắn bò đi thì thấy con số trên tờ giấy đó, ba mẹ của tôi mới đi mua số đề, gặp may lại trúng 50.000 kíp cũng gọi là nhiều. Ba mẹ tôi mới làm một mâm cúng để trước nhà mời linh hồn linh thiêng qua lại ăn uống lấy hên hay tạ ơn trúng số đó, mâm cúng có món ăn và trái cây ngũ vị.
Ai cũng cười trước khi ngó mặt anh Van đang kể và anh Van kể tiếp:
– Ba mẹ anh vừa thắp nén nhang, nến, hoa, vừa khấn xong quay lưng đi vào nhà thì ông con trai Van đậu xe đạp, vặt mấy quả chuối cau đút túi quần và cầm năm đĩa thức ăn lên cắn, mỗi đĩa một chút và trái cây mỗi thứ một ít bỏ túi quần và nói: “Tao ăn trước, chia nhau tụi mày ăn ít thôi, có vấn đề thì tối gặp nhau”. Nói rồi thì anh Van đạp xe đạp đi tiếp.
Ai cũng cười cái nghịch ngợm của người và ai cũng lắc đầu về cái quậy như vậy. Một người nói:
– Van, mày nên bị đạp mới đúng chứ không phải bị bạt tay đâu?
Anh Van là người có khiếu kể chuyện, ai cũng chờ anh kể để mà cười. Rồi anh Van kể tiếp chuyện, tôi ngồi há miệng chờ nghe:
– Đêm hôm đạp xe đạp đi chơi về, tắm rửa xong mang cái nệm ra trải nằm ngủ ở phòng khách (phòng ngủ 3 phòng thì để cho em 3 đứa với ba mẹ ngủ). Sau 11:30 giờ đêm, đang lim dim ngủ thì tôi bỗng nghe tiếng người nói chuyện nhau ở phía cửa vào nhà, nửa mơ nửa tỉnh tôi nghĩ là các em mình quên tắt radio, tôi cố mở mắt thì tất cả tiếng nói chuyện đó lại im lặng, tôi ngủ tiếp. Một chút nữa tôi nghe tiếng nói chuyện bên cạnh tôi và như có ai giáp mặt và thổi mạnh vào mặt tôi, tôi cố gượng giấc ngủ để coi là gì xảy ra thì lại im lặng. Giấc ngủ chìm sâu một lát thì bỗng đột ngột theo tiếng gõ vào cái tủ ở xa cách đầu tôi nằm chừng một thước, tiếng cốc, cốc, cốc liên tục, tôi nghe man man thôi mà vẫn nằm ngủ tiếp, sau đó tiếng gõ: Đùng đùng đùng đùng thì tôi chợt choàng tại chỗ và ngồi dậy, lim dim mắt thì mấy bàn tay túi bụi bạt vào mặt tôi rát và tê cả hai bên má, tôi hò lên: “Tại sao bạt tay tôi?” Nửa mơ nửa tỉnh thì tôi cũng bạt tay lại chiếc bóng con gái trước mặt tôi, tiếng nói và chửi um sùm trong đêm thanh thì ba mẹ và mấy em cũng hoảng hồn và mở đèn chạy tới. Tôi kể lại cho mọi người nghe thì chẳng ai an ủi tôi, chỉ có cười đứt ruột và nói cho tôi một câu: “Đáng đời!” Tôi nằm xuống đắp chăn chùm đầu ngủ tới sáng và cả nhà ai cũng ngó tôi rồi khà cười.
Bậc cầu thang chùa hôm đó rộn rập tiếng cười và tôi hỏi:
– Khi anh bị ma bạt tay, anh có thấy đau đớn gì không? Và lúc anh bạt tay chiếc bóng ma trong đêm đó, tay anh có đụng chạm gì không? Hay có cảm giác gì không?
Tất cả mọi người ngồi ai cũng ôm bụng cười. Anh Van trả lời:
– Không khác gì người bạt tay mình, nó đau rát và nóng luôn. Khi mình bạt tay chiếc bóng đó thì có cảm giác như tay mình đụng vào miếng vải, có cái vướng tay chứ, lúc tôi bạt tay mặt con ma đó cũng xoay đi theo tay tôi mà và nó cũng lui vài bước về phía sau thì đèn nhà bật lên, lúc đó chiếc bóng đó biến mất.
Tất cả mọi người cười mệt luôn, sau đó một anh nói:
– Ngó mặt nó thì ai cũng biết nó bị ma bạt tay quá nhiều, mặt nó méo thành 3 góc đó em không hiểu sao?
Nói xong đã xế chiều và tất cả mọi người đứng lên quay lưng đi về với tiếng cười vui ngày hôm nay.
Trên đường văn hóa của Lào khi nói về người chết, người mà bệnh hay chết ở ngoài nhà, đa số người ta sẽ đem xác chết vào chùa tụng niệm chờ thân nhân hay coi được ngày tốt để hỏa táng, còn một phần chết ở nhà hay không người ta cũng tụng niệm ở nhà, có lúc phải để xác ở nhà cả tuần chờ thân nhân ở xa về, nhiều khi đưa mùi hôi ngập tràn ra cả mấy gian nhà bên cạnh hàng xóm láng giềng, trà trộn với cảnh buồn sầu người viếng thăm theo thành phố nhỏ hay làng nhỏ để chia buồn nhau. Nhiều xác chết để quá lâu nên người viếng thăm cũng ít đến và người viếng qua đêm cũng không có nhiều.
Một chuyện ở trong ngõ hẻm nhà tôi:
– Có một bà cô người Lào, chồng cô đã chết lâu rồi, còn đứa con gái, con cái đã lớn có gia đình thì cũng cất nhà ở vòng quanh nhau, trước cửa nhà với nhau và chào hỏi nhau từng ngày, con trai cả của bà là bác sĩ cũng ở nhà riêng trước cửa nhà tôi. Ngõ hẻm êm ấm với người quen biết thương mến như bà con anh em đã lâu, bỗng nhiên đêm đó có tiếng thì thào nói chuyện nhau ở nhà bà cô đó, bà cô chưa tới 60 tuổi thì ngõ hẻm ai cũng im lặng chẳng ai gõ cửa ai.
Đến sáng sớm tôi đưa giá đi chợ cho mẹ, cỡ 50 thước về trời còn tối, tôi đến ngõ hẻm quay về đường xuống nhà thì tôi gặp bà cô đó đi lên ngõ hẻm. Tôi cúi đầu chào, bà cô này hay nói chọc ghẹo với ba tôi và muốn cho tôi khi xong học hành rồi làm con rể bà. Sau khi tôi chào bà cô, xuống ngõ hẻm đi về thì tôi thấy con gái bà cô ngồi ở cái ghế dài ở giữa sân nhà bà cô với nhà tôi, tôi ngạc nhiên hỏi:
– Trời còn chưa sáng, em làm gì ra ngồi đây vậy? Cô gọi tôi và nói:
– Anh ơi, mẹ đã chết đêm qua, tôi nói:
– Đừng lấy người lớn ra nói đùa em ơi.
Tôi vào nhà ngủ tiếp, tôi mỉm cười, tôi vừa chào bà cô ở đầu ngõ, 40 thước xa mà bà cô sao chết được. Cỡ 7:30-8 giờ sáng với tiếng người, tiếng khóc, tôi đi rửa mặt mũi và hỏi người chị dâu cả trong nhà:
– Có gì đó? Sao người hay bà con bà cô tới nhiều vậy?
Chị dâu cả nói:
– Bà cô đã chết từ 12 giờ đêm qua, bà có bệnh tim lâu rồi.
Tôi bước ra cửa nhà cười, hàng xóm bán chè, bán bún cũng đứng đó và thấy cười mới hỏi tôi:
– Cười gì đó? Bà cô chết đêm qua.
Tôi càng cười và nói:
– Sáng này đi đưa giá ở chợ về từ sớm, tôi gặp bà cô và tôi chào, cô vẫn trả lời tôi: “Ngoan, con đưa giá về à?”
Ai cũng ngó mặt tôi đứng hình. Lúc đó, tôi bắt đầu nổi da gà hay gai ốc gì không biết, mấy người hàng xóm nói tiếp:
– Anh không thấy người chia buồn đầy à? Đầy sân nhà nè, bà con cô đầy ngập luôn.
Tôi đứng hình ngó, vừa thấy con gái bà cô thì tôi chạy đến kéo tay em nó và hỏi:
– Sáng nay em nói với anh là sự thật sao? Em nó ngó mặt tôi và gật đầu, tôi nói:
– Trước khi gặp em, anh gặp mẹ em ở đầu ngõ, anh chào mẹ mà. Thôi, dẫn anh lên coi xác mẹ.
Cô đứng hình một chút và dẫn tôi lên nhà tầng trên, đầy là người già đang quây quần tắm rửa và thay quần áo cho bà cô. Tôi không còn gai ốc hay gai sầu riêng hay mít gì nữa, đứng toát mồ hôi, đi về nhà ăn xôi sáng rồi qua giúp đám tang, cái gì mà mình làm được làm cho nhau. Xác bà cô để ở nhà 5-6 ngày mới đi hỏa táng, tôi cũng chia buồn với người làng cùng xóm qua đêm. Lúc khuya, người già nhiều người ngủ ở lầu trên gần cái hòm, nhiều người thì chơi bài với nhau đến sáng, thanh niên thì ở lầu dưới chơi cờ hay chơi bài, chia buồn qua đêm và nấu cháo, làm gỏi đu đủ ăn với nhau vậy, nhiều người già thì kể cổ tích chuyện ma vui nhau.
Đêm thứ tư là ngày rằm, qua 3-4 đêm ai cũng mệt mỏi, đến sớm và về trước khuya, không còn nhiều như mấy ngày đầu nữa. Chiều hôm đó, cơn mưa lùn phùn rồi tạnh để lại cái ẩm ướt và hoang vu bên ngoài, tất cả mọi người ai cũng vào trong nhà ngồi. Vài bữa trước, câu chuyện mà gặp bóng bà cô ngoài ngõ vẫn làm cho tôi nổi gai ốc, gai mít và hôm nay như có linh tính gì không biết, mà cứ nỗi da gà, da mít hay da sầu riêng vậy, ông già hàng xóm bán chè nói: “Có khi bà cô về chào hay thăm đó?” 10 giờ đêm, tôi bước qua nhà bà cô, xác đã có mùi hôi, ở ngoài ẩm ướt, tôi ở lầu dưới với hàng xóm cùng bà con của cô thêm vài người, tôi không biết chơi bài và cũng không biết chơi cờ gì, tôi chỉ ngồi nghe hai ông già đang kể chuyện ma chọc ghẹo các con các cháu. Gần một tiếng tôi ngồi đó, trong cơ thể tôi thấy lạ: lạnh cột sống, da trên đầu nổi da cóc từng cơn từng cơn. Nhà tôi có nuôi hai con chó, chợt đêm nay lại nghe tiếng chó nhà mình hú dài, thay phiên nhau hú không ngừng, ai cũng im cuộc chuyện trò, lặng lặng. Trong lúc đó, chợt thấy một cơn gió cụt từ đâu tới thổi bay mấy chiếc màn che tung ra ngoài cửa sổ, cửa sổ thì mở hết mọi cánh, cơn gió 2-3 phút trôi qua màn che ngừng bay. Lúc đó, tim tôi đã rớt xuống mười đầu ngón chân rồi, tôi thấy cái bàn với tấm hình bà cô đặt ở trước cửa sổ để cho người cúng ở nhà dưới. Cơn gió thổi tất cả cái màn che tung ra như vậy, mà hai cây đèn cầy thắp ở trước tấm hình đó không có đụng đậy gì cả, mùi hôi của xác chết dội xuống từng cơn từng cơn. Tôi không còn gì để nói ra được một câu, chỉ biết là da gà da mít da sầu riêng nổi cả trên đầu tôi, gượng bình tĩnh một chút, tôi nói: “Tôi muốn bệnh hôm nay, tôi về nghỉ ngơi có gì thì gọi nhau, nếu không thì mai tôi đến chia buồn qua đêm”. Tôi quay mặt ra về, lên giường đắp chăn chùm đầu ngủ, tôi vừa lên giường thì nghe tiếng người kêu và tiếng chân người chạy rầm rầm và nghe tiếng người già kêu lên: “Đừng chạy! Đừng chạy! Đừng sợ! Đừng sợ! Bà cô về thăm viếng chào thôi mà”. Lúc đó, tôi quấn chăn chùm đầu ngủ tiếp, trong lòng nói được một câu: “Đúng rồi, ma!”.
Sáng mai cỡ 11 giờ, tôi ra hỏi:
– Đêm qua, tôi nghe tiếng đùa giỡn gì nhau mà nghe tiếng chân người chạy cả lũ vậy?
Một người bà con của bà cô, đêm qua tôi thấy cô ngồi ở góc trong nhà và cô trả lời tôi:
– Ai mà đùa giỡn nửa đêm cho ầm ĩ xóm làng vậy? Sau khi anh về một lát thì tất cả mọi người ở tầng dưới này bị ma dọa hết cả lũ luôn, tôi hỏi lại cô đó:
– Người đêm qua ở tầng dưới cả hơn 10 người có gì mà sợ? Đâu phải cô ở một mình mà sợ? Cô nói tiếp:
– Sau khi cơn gió thì anh về rồi, tiếng chó hú im lặng, anh biết không? Bà cô đưa cái mặt vào cửa sổ to đầy luôn, lề mi mắt và miệng cô đỏ như máu. Tất cả mọi người không ngó về đằng cửa sổ có bàn thờ nữa, quay mặt đi đằng khác.
Cô vừa kể tôi vừa ngó thấy hai cánh tay cô có da sầu riêng nổi lên, cô nói tiếp và hỏi tôi:
– Vòng quanh nhà lớn vậy, bao nhiêu cửa sổ mở, mà ngó về cửa nào cũng có cái mặt bà cô to bằng cửa sổ đưa vào như vậy, anh có sợ không?
Trong lòng tôi lúc đó nghĩ: “Cám ơn trời đất, tôi có linh tính và về nhà trước, nếu không vòng quanh nhà cửa sổ nào cũng có cái đầu bà cô to ngập hết”. Tôi ở đó chắc ngồi tè ra quần luôn khỏi chạy nữa. Tôi nói vói cô đó: “Vậy đó không phải là cửa sổ đâu? Chắc là khung hình bà cô đó?”. Cô cười và đi vào làm thức ăn tiếp khách đến chia buồn…….