Truyện ma với người cũng không khác gì bóng với người, theo duyên kiếp là một chiếc bóng cách xa thân mình, không tuổi không thân thể, ma nhiều nơi trở thành chỗ linh thiêng cho người đến khấn an, nhiều nơi cũng gây cảnh sợ sệt lang thang cho người thấy. Dưới niềm tin của bao nhiêu truyền thống rải rác khắp thế giới, Luang prabang, Lào cũng là một nơi mà chìm trong cõi thiên nhiên về tôn giáo và tâm linh đã lâu. Bao nhiêu chuyện xảy ra trong tuổi còn nhỏ đã được thấy tận mắt và được nghe những người già cả kể lại, trước năm 1980 với những chuyện lạ xẩy ra mà người ta đến khấn an ở chùa. Một buổi trưa trong chùa im lặng mát mẻ với cơn gió heo may, người ngủ, người nghỉ ngơi nghe ông thầy sư kể chuyện vui, hai cái tai tôi đứng thẳng lên trời nghe chuyện kể:
– Một gia đình đi buôn bằng thuyền chứ không phải xe tải, theo sông Mêkông từ miền bắc xuống miền nam của Lào, hai vợ chồng đi thuyền qua thành phố theo sông Mêkông mà chẳng may xui xẻo thuyền đụng vào đá và hai vợ chồng đã qua đời, để lại hai đứa con 2 tuổi và 4 tuổi. Sau khi mai táng xong thì bà con thân nhân đằng vợ cũng thương xót và lấy hai đứa bé về nuôi nấng, trong nhà có hai đứa con, thêm hai đứa cháu là 4 đứa con nít. Trạm thời gian mái nhà lang thang với tiếng trẻ vui đùa, hai vợ chồng thân nhân bà dì cũng bận rộn ruộng vườn và mấy đứa trẻ cũng không ai bệnh tật gì cả, chỉ biết chú ý vào cuộc sống qua ngày trong mùa ruộng nương mệt mỏi ấy. Thắm thoát đã một tháng trôi qua đếm từ ngày mai táng, ngày rằm là ngày nghỉ động thổ ruộng nương ở quê nước Lào. Tối nay trời mát mẻ không có hạt mưa mùa gì cả, hạt trăng run rẩy trên cành lá đường ngõ khắp nơi trong làng. Khi hai vợ chồng ngồi ở ngoài hiên lan can nhà ngó xuống, từ ngày mai táng cho anh chị đã chết và đem hai cháu về nuôi nấng đó, với cái buồn vơi bận rộn theo mùa ruộng nương, làm cho hai vợ chồng bà dì quên để ý tới một chuyện xẩy ra trong nhà từ hôm đem hai cháu về nuôi nấng. Hôm nay dì và dượng được ngày nghỉ ngơi mới trò chuyện với hai đứa cháu nhỏ:
– Các con ở với dì dượng có vui không? Có bao giờ thấy ba hay mẹ các con về thăm không?
Đứa bé lớn trả lời:
– Dạ, con ở với dì dượng rất là vui, có bạn chơi với các con nữa, còn ba mẹ của các con thì chơi với các con từng ngày, hôm nay ba mẹ con hẹn sẽ mang bánh trái về cho các con nữa, chắc tí nữa ba mẹ con tới, khi ba mẹ con tới con gọi dì dượng nghe. Lời nói vừa tới đây thì như sực mùi rượu đế và mùi nhang từ đâu không biết nữa.
Bà dì nói:
– Hôm nay tôi mới biết, dượng từng hỏi tôi nhiều lần, trong nhà mình như có mùi rượu hay mùi nhang gì đó, rồi bà dì mới kể:
– Từ hồi hai đứa bé đến đây ở với chúng mình thì tôi vẫn thấy hình bóng anh chị đến thăm hai cháu luôn luôn, tôi cũng không mấy gì sợ sệt cả, chỉ thấy nổi da gà lạnh tóc gáy chút thôi. Bà dì kể tiếp cho dượng nghe:
– Từ lúc hai cháu đến nhà ở thì tôi cho hai cháu lớn ngủ với nhau và hai cháu nhỏ ngủ với nhau, khi sáng dậy thì tôi lại thấy hai anh em lớn nhỏ ngủ chung nhau, lúc đầu tôi thấy hơi là lạ nhưng trong một đêm tiếp đó, khi giấc ngủ trằn trọc tôi nghe tiếng cháu nhỏ cười khúc khít khúc khít trong nửa đêm, như có gì kéo con mắt tôi cho mở sáng ra thì là một cái bóng của chị mình đã chết đến chơi với cháu, như cơn ngủ quá nặng và đè xuống làm cho tôi ngủ tiếp cho đến sáng, khi sáng dậy thì tôi đã thấy hai anh em lớn nhỏ ngủ chung nhau và từ đó tôi để cho hai cháu ngủ riêng và hai đứa con mình ngủ riêng, mỗi lần mà chị đến thăm các cháu thì hình như có mùi nhang đưa tới trước như ngày hôm nay. Buổi trưa nhiều lúc cũng xẩy ra khi dượng đi làm ruộng ở đồng, tôi ở bếp nấu ăn mà sực mùi nhang, khi nấu ăn xong thì lo cho con cháu ăn trước rồi mới đưa ra ruộng, hai đứa cháu trả lời: “Con vừa ăn bánh xong nè dì, mẹ mang lại cho con”. Và đứa cháu lớn kéo tay tôi ra ngoài coi thì quả thật là những lá chuối gói bánh theo kiểu của người Lào vẫn còn ở đó, tôi chắp tay 10 ngón cầu khấn cho linh hồn chị được bình an. Tôi thấy ruộng nương quá bận rộn trong mùa nên không muốn đụng chạm tới tinh thần của dượng, dì dượng đang trò chuyện lang thang với cuộc sống trong nhà, trong ngày rằm nghỉ động thổ cả làng. Khi hai vợ chồng trò chuyện nhau đó thì nghe tiếng gọi mẹ mẹ mẹ, tiếng cười khì khì khì, hai cháu ở dưới đất mà hai đứa cháu đã xuống cầu thang nhà từ lúc nào không biết. Đã gần 9 giờ tối rồi, hai vợ chồng ngồi ở lan can mới đưa cái đầu ra ngó xuống đất nơi tiếng cháu bé đó, dì dượng hoảng hồn, dưới ánh trăng đêm rằm thấy rõ luôn hai anh chị đến chơi với cháu, chuyện xẩy ra đột ngột làm cho dì dượng ngồi đứng hình một lát cũng cỡ gần nửa tiếng đồng hồ thì hai cháu nhỏ lên cầu thang và nói: “Ba mẹ con đến thăm và đi rồi, ba mẹ con quá bận”. Bà dì vừa nổi da gà vừa lim dim với giọt nước mắt tội nghiệp hai cháu, xong dì đứng dậy đưa hai cháu đi ngủ. Chuyện hai đứa cháu và linh hồn của anh chị đã chết thì người làng cũng xôn xao qua miệng từng ngày.
Dượng nói:
– Tôi không được để ý mấy chuyện lặt vặt trong nhà, nếu câu chuyện như vậy thì dì bàn với người thân thiết trong làng vào chùa cúng bái cắt duyên kiếp đường đời cho hai cháu được an tĩnh học hành, ngày mai rồi linh hồn anh chị cũng được siêu thoát, nếu còn kéo dài như vậy sẽ không tốt cho tinh thần mấy cháu khi lớn, mình vào chùa Visoun lớn trong thành phố cúng bái cho tất cả được an lòng.
Một tuần trôi đi đã tới ngày lành mà dì dượng mong đợi với người làng đã có mặt ở chùa. Trong khi ông thầy sư đang tụng niệm theo phong tục đó thì hai đứa bé không quay mặt lại đằng ông thầy sư mà lại quay mặt ra đằng sân chùa, bà dì nói:
– Hai cháu quay mặt lại chứ quay mặt ra ngoài làm chi. Vừa dứt lời thì hai đứa cháu chạy thẳng ra sân chùa.
Ông thầy sư mới nói:
– Kệ nó, cho nó gặp ba mẹ nó lần cuối cùng.
Ai cũng nổi gai ốc tại chỗ, một lát hai đứa bé chạy vào, bà dì hỏi:
– Các con gặp ai đó?
Đứa cháu lớn trả lời:
– Ba mẹ con nói cho chúng con nghe: “Từ giờ đi ngoan ngoãn nghe lời dì và dượng, ba mẹ con đi xa không được trở về thăm nữa rồi và ba mẹ con còn khóc đó”.
Ai ngó hai anh em đó cũng ướt lề mi, ông thầy sư xong nhiệm vụ cũng nói với hai đứa bé:
– Con ngoan ngoãn thì ba mẹ con về lẹ, đừng quậy nghe.
Chuyện tình thương nhớ ngắn này đến đây là hết, vì cơn gió heo may với cái im lặng trong chùa làm cho tôi ngủ luôn, chúc bạn đọc được vui vẻ.
viết xong 03.01.2018
Trong văn hóa người Lào trước thập niên 1980, khi tôi còn sinh sống trong tuổi học sinh cắp sách trong trường học. Chùa Visoun ở làng tôi là một ngôi chùa lớn và có sân chùa quá rộng rãi, cũng là một ngôi chùa chứa chan tụng niệm nhiều nhất với những xác chết đủ kiểu trước khi đi hỏa táng, nhiều khi xác có mùi cả tuần chờ thân nhân tới. Nếu không có thân nhân thì người làng hay gọi nhau đến chia buồn trong đêm, nhiều khi cũng bỏ hòm ở đó mà không có thân đến sáng mai. Nhiều người bệnh từ nhà quê và chết ở bệnh viện đa số đem về chùa, bà con trong thành phố không có, chỉ người làng vài người thôi, thì nhiều lúc ban đêm tôi cũng ghé chia buồn chốc lát. Nhiều khi cả 100 người đầy sân chùa, nấu cháo nấu chè đêm ăn đến sáng, nhiều xác có 4-5 người thôi. Một chiều tôi đứng trước cửa rạp cinema, có một người bạn ở nhà quê vào thành phố sống lâu năm rồi nói:
– Một người chị ở quê tôi nằm bệnh viện chết đem xác về chùa ViSoun rồi, chỉ có một người mẹ già đi theo thôi, tối bạn ghé chia buồn với cô chết xa làng, không biết cậy nhờ vào đâu.
Tôi nói:
– Bạn nói với ông thầy sư đi, thanh niên trong làng đang đứng ngắm em gái đầy ở đây, bạn nói với người ta đi, còn tôi khi cinema tan tôi sẽ ghé sau và tôi nói với người trong phòng chiếu phim:
– Có mấy người cũng cùng làng mà.
Nói xong, tôi bước vào rạp cinêma.
Trong hai tiếng đồng hồ, rạp cinema đã tan, đường phố vắng lặng, tôi tắt điện rạp khóa cửa phòng chiếu phim, trời tối âm u một mình tôi bước ra khỏi rạp. Ba người làm trên phòng chiếu phim cùng làng, người ta ra về trước và hẹn gặp nhau ở chùa với ánh trăng hôm rằm đang đẹp. Rạp cinema với chùa cách nhau có một bậc thang (một bước thôi) là bước vào đằng sau chùa, mà phải đi qua một quãng dài 100 thước mới tới đằng trước chỗ để xác người chết.
Tôi lủi thủi đi một mình, bóng cây hoa cỏ từ đằng sau lìa bên cạnh dưới ánh trăng ra đằng trước chùa. Khi tới tôi đột ngột hỏi người bạn cùng quê với chị mà chết đó:
– Không có ai đến sao? Thấy có năm người thôi.
Dưới ánh đèn 60 W mờ mờ với đằng trước chùa rộng như vậy, thấy hai người già có tuổi và ba người làng ngồi đó thôi. Tôi hỏi tiếp:
– Rồi ba người trong phòng chiếu phim có ghé không? Người ta đến cúng rồi mà không ngồi, đứng thì thầm nhau như có chuyện gì, mặt mày tái mét rồi đi luôn.
Tôi cúng vài chục đồng và thắp nén nhang trước hình với hai cây nến sáng tỏ trong đêm trên đầu hòm. Hơn 10 cái chiếu rải ngồi 1.2 -2 thước rải sát vào nhau, tôi ngồi đầu cái chiếu xa xác chết gần 10 thước, ba người ngồi quay mặt vào tôi nói chuyện vui mà quay lưng vào cái hòm, tôi quay lưng ra phía bên ngoài tối đen. Tất cả mọi chuyện êm lành sau một tiếng đồng hồ đó. Tôi ngồi khoanh chân trò chuyện vui với ba người cùng làng, thì bỗng nhiên cơn gió cụt từ đâu tới và nghe tiếng con mèo gào lên rồi chạy qua phía sau lưng tôi. Lạ thật tất cả mọi người không ngó về phía con mèo mà ngó về phía cái hòm. Tôi không biết con mèo đó màu gì, trong hòm nghe như có tiếng người trở mình. Hai người già với chúng tôi mở nắp hòm thì chẳng có gì nhiều “Chỉ có hai bàn tay chắp lễ trên ngực đó buông thẳng xuống và miếng vải trắng phủ trên mặt tụt xuống ngực xác chết.” Lúc đó tôi với ba người bạn cũng không thoát khỏi da gà rợn tóc gáy, một người già ở đó nói:
– May mà con mèo không nhảy qua cái hòm, nếu nhảy là nguy to, chắc phải đánh thức ông thầy sư nửa đêm luôn.
Bốn người trở về ngồi chỗ cũ với khuôn mặt thiếu máu rồi, miệng nói chuyện, đôi mắt ngó lia lịa, tóc tai cả bốn người đã thấy đứng sừng sững duỗi thẳng lên trời, trong lúc đó tôi cố gợi câu chuyện nói vui nhau. Lúc đầu thì có câu nói tiếp nhau, cỡ sau 15 phút tôi thấy cả ba người im lặng ngó tôi và ngó qua đầu tôi về phía sau, để tôi một mình nói cổ tích, tôi thấy bạn im lặng ngó về phía sau tôi nhiều lần thì tôi để ý: ba cái mặt ở đằng trước tôi tái mét luôn và ba người cùng một tiếng: “Ồ!” qua 3 bậc cầu thang chùa, cả ba người chạy như bay ra khỏi chùa xuống đường luôn, không nỡ nói tôi một câu hay họ nói không kịp. Tôi ngồi khoanh chân đứng hình, tôi cố lắc đầu một cái thật mạnh và quay đầu lại: tôi thấy cái chiếu tôi ngồi một góc, góc kia như có người nhấc lên phủ vào đầu tôi, cộng hai bàn chân trắng bạch ở đất, “Ồ!” một tiếng hình như tôi bay lẹ hơn ba người bạn đó nhiều lần, vì tôi chạy như bay từ chùa qua nhà tôi ở đến chợ thì tôi mới tỉnh lại và đi bộ ngược về nhà, da trên đầu tôi y hệt da cóc, thân thể thì da ngỗng còn chưa bằng.
Đêm mai đến rạp cinema, cả ba người cùng làng đứng ngó mặt tôi với đôi mắt lạ như có chuyện gì khủng hoảng đã trôi qua, tôi nói:
– Đêm qua tôi kiếm các anh không thấy ở chùa và tôi bị ma dọa. Ba người ngó mặt nhau và nói:
– Em biết chuyện gì xảy ra với các anh cả ba người không? Sau tan rạp, ba người các anh đi lên chùa ra đằng trước chia buồn và chờ em đó. Dưới ánh trăng sáng bên hông chùa, các anh thấy một cô em gái mặc đồ trắng xõa tóc đứng chờ và nói với các anh: “Cám ơn cả 3 anh đến cúng và chia buồn với người chết mà bà con ở xa.” 1 trong 3 người trả lời cô em gái: “Có gì đâu, làm phúc mà.”
Thì ba người đi đến đằng trước và bước lên cầu thang có 3 bậc và móc tiền mỗi người một ít cúng, cả ba người thắp nén nhang cắm xuống trước bức hình cô chết đó thì cả ba người không biết nhấc bước chân đầu để mà chạy, từ 10 đầu ngón chân đến trên đầu nó phồng hơn da cóc nữa. Em biết không? Bây giờ nói tới đêm qua còn nổi da gà nè, đêm qua còn không dám thức dậy đi vệ sinh nữa. Tôi hỏi:
– Có gì xảy ra? Đi ba người với nhau mà sợ như thế?
Một anh nói:
– Cô em gái áo trắng đứng chào, đó là cô ở trong hình, là cái xác chết đó, em nghĩ coi.
Ông bà ông vải tôi, thảo nào ba người anh chạy như bay ra khỏi chùa ban đêm còn lẹ hơn chim bay nữa… Tôi kể lại cốt chuyện của tôi trong đêm cho các anh nghe. Đó là thắm mùi vị da gà hay trên đầu nổi da cóc trên đời phải không các anh.