Diễm Chi

Chương 39



Tôi bị chính gương mặt khắc khổ của bố làm cho áp lực, gương mặt ấy đã có quá nhiều mệt mỏi xô lại thành nếp nhăn tôi không muốn, ngàn vạn lần cũng không muốn bản thân mình sẽ gây ra thêm một nếp nhăn nào trên ấy nữa. Ngày hôm nay bố lên phố đón tôi nhưng bộ quần áo trên người đã bạc màu hết cả. Nhìn vào nó tôi mới chợt nhận ra thời gian qua tôi đã vô tâm với bố như thế nào.

Né tránh ánh mắt dò xét của ông tôi cứ ấp úng mãi chẳng biết nói gì. Cũng may con Nga thông mình nên nhanh nhảu cướp lời:

– Cháu với cái Chi đi thăm chị bạn cùng làm mới sinh, nay chị ấy xuất viện nên tiện có chuyển ít đồ về giúp chị ấy. Mà bác đi đâu lại lên đây.

Bố tôi là người đàn ông từng trải, ông chỉ cần dựa vào thái độ của tôi là đã đủ nghi ngờ câu chuyện con Nga đặt ra nên đưa ánh nhìn về phía Khôi mà hỏi:

– Thế đây là ai.

– Dạ cháu là Khôi, em gái của chị Khanh, hai chị này tới phụ dọn đồ giúp chị cháu ra viện nên cháu đi cùng để còn chỉ đường cho họ.

Câu trả lời đầy tính thuyết phục ấy đã khiến bố tôi tạm tin, ông gật nhẹ đầu không hỏi thêm gì nữa. Lúc này tôi mới thở phào rồi hỏi bố:

– Bố đi đâu mà lại ở đây, hay bố đưa ai đi khám?

Bố vội lườm tôi rồi mắng nhẹ:

– Con này hỏi linh tinh, bố chờ mãi không thấy mày về sốt ruột quá nên lên đây xem tình hình thế nào. Làm thêm làm nếm cái gì mà cả tuần nay bảo về mà cứ lần nữa. Nãy bố có đến phòng trọ khóa cửa nên đang hỏi đường đến chỗ làm, đường thành phố loằng ngoằng quá lần trước đi rồi mà lại quên.

Ra là bố lo lắng cho tôi nên lên tận đây, cũng may bố chưa tới chỗ làm mà đi làm đến đây. Chứ nếu bố gặp đám người kia rồi thì giờ này có lẽ đang đau lòng chết đi sống lại chứ chẳng thể đứng đây mà chất vấn tôi được.

Tôi luôn nói yêu bố, thương bố nhưng lúc nào cũng là đứa khiến bố phải bận lòng nhiều nhất. Nỗi vất vả của bố phần lớn là vì tôi, tôi là một đứa con hư. Càng nghĩ càng tự trách mình.

Chẳng hiểu sao Khôi lại nhìn thấy cảm xúc của tôi đang trùng xuống mà nhắc nhở:

– Đừng để bố chị nghi ngờ.

Nhờ câu nói ấy tôi vội sốc lại tinh thần cố nặn ra một nụ cười rồi hỏi:

– Bố đi đường có mệt không, con đã bảo chiều con về rồi bố còn lên làm gì cho mất công.

– Khổ bố sốt ruột quá, tiện đang rảnh nên định lên đón con về đỡ tiền xe. Mà giờ già rồi, mới thế mà cái lưng nó đau đờ dẫn ra, chắc phải nghỉ đã chứ không về ngay được.

Nghe bố nói xong vừa giận mình vừa thương bố nên có hơi lớn tiếng nói lại:

– Con đã bảo bố rồi, mình bệnh thế thì phải kiêng, đừng có đi xe xa kẻo lại tái phát. Thôi bố để xe cái Nga đi hộ, con với bố đi ô tô về phòng nghỉ ngơi ăn cơm rồi chiều mát hẵng về.

Bố cũng thấm mệt nên đồng ý luôn, trong lúc bố xuống xe để nhường cho cái Nga đi thì tôi quay sang nói nhỏ với Khôi:

– Anh về phòng em luôn, xin phép cho em được mời anh bữa cơm thay lời cảm ơn được không.

– Thôi ơn huệ gì, giúp đỡ nhau lúc khó khăn thôi mà.

– Không được, anh mà không nhận lời thì em áy náy lắm.

Tôi thật lòng muốn cảm ơn Khôi nên mới nhiệt tình mời, thế nhưng anh lại bảo:

– Ban nãy tôi đã nói đến đưa chị gái về mà giờ về đó ăn cơm bác sẽ nghi ngay. Em cứ đưa đồ đây tôi cầm về cho rồi lúc nào tiện tôi gửi lại cho em. Có như thế bác mới tin.

Quả đúng là người từng trải, anh ta suy nghĩ thấu đáo hơn tôi nghĩ rất nhiều. Không những thế còn lễ phép chào bố tôi:

– Bác với hai chị về, cháu mang đồ về cho chị cháu trước còn xem công việc ở nhà nữa.

– Ừ cháu đi đi, đi cẩn thận cháu nhé.

– Dạ, cháu chào bác, chào hai chị.

Bố nhìn theo bóng lưng Khôi rồi mỉm cười khen:

– Thằng bé này ngoan mà có vẻ thật thà, thanh niên bây giờ hiếm đứa nào lễ phép được như nó.

Có vẻ bố khá hài lòng về cách nói chuyện của Khôi, bởi trước đến nay rất ít khi ông khen ai ra mặt như thế cả. Nhìn ông tôi khẽ mỉm cười thật nhẹ, lòng không định nghĩa nổi thứ cảm xúc trong tôi lúc này là gì. Chỉ thấy nó giống như một tia sáng nhỏ cắt ngang màn đêm u tối trong tôi, giúp tôi có thể nở một nụ cười hiếm hoi sau bao ngày dông bão.

– ——*——*———

Phòng trọ bọn tôi không có đồ nấu ăn nên tôi với cái Nga dẫn bố ra quán ăn. Cũng may vẫn còn ít tiền bán cái xe đạp điện của cái Nga dằn túi nên cũng có cái tiêu.

Ăn xong thì lại về phòng nằm nghỉ, tới 2h thì dọn nốt đồ rồi ra về. Tôi với bố đi ô tô, còn con Nga lại bị làm phiền khi phải đem xe máy về giúp cho bố.

– —-*——*—–

Trở về nhà tôi nghỉ ngơi ở nhà thêm 2 tuần nữa thì bắt đầu ôm hồ sơ đi khắp nơi để xin việc. Tôi chẳng có bằng cấp, nhà cũng không tiền không địa vị nên chỉ có thể xin làm công nhân. Thế nhưng mấy chỗ người ta đều từ chối nhận với lý do:

– Nhìn người yếu thế kia sợ không làm được việc.

Đúng là cơ thể tôi vẫn chưa hồi phục hẳn nên nhìn có chút xanh xao. Nhưng mà tôi không muốn ở nhà thêm nữa, ngồi không tôi lại nhớ tới chuyện cũ rồi đau lòng nên muốn tìm một việc gì đó làm cho khuây khỏa mà không được nên đành túc tắc ra vườn phụ bố.

Bố xót tôi cứ nhất mực không cho nhưng tôi vẫn cố làm, có làm rồi mới biết hàng ngày bố vất vả thế nào, toàn công việc nặng nhọc thế này chẳng trách mà bố lại đổ bệnh. Thương bố nên tôi chẳng nộp đơn đi làm nữa mà ở luôn nhà phụ cùng bố. Công việc có nặng nhọc, nước da tôi có rám nắng hơn nhiều nhưng lại vui vì lúc nào ba bố con cũng bên nhau, bữa cơm nào cũng tràn ngập tiếng cười hạnh phúc.

Cái Hương đợt này cũng lớn, đi học về đã biết phụ bố cơm nước dọn dẹp. Nhìn em đảm đang như thế tôi lại thấy thương. Bằng tuổi nó con nhà người ta vẫn được chăm chút, còn nó thì phải gồng mình lên học cách tự lập.

Bố thì ốm, mẹ chẳng quan tâm tới, tôi cũng đi làm xa nên một mình nó cứ tự học, tự làm thành ra dạo này nó trầm tính ít nói hơn trước rất nhiều.

Thấy tôi về cũng không còn huyên thuyên kể đủ thứ truyện trên trời dưới đất như trước mà chỉ hỏi thăm vài câu rồi thôi.

– —–*——–*——-

Hôm ấy sau mấy lần gọi điện nói tôi vào chỗ mẹ làm mà không được nên mới sáng sớm mẹ lên tận nhà ép tôi phải đi làm cùng mẹ chứ nhất quyết không chịu cho tôi phụ bố vì lý do:

– Làm cái này không có tương lai mà lại vất vả, sau này ai nó thèm lấy.

– Nghề này có gì xấu đâu mà mẹ nó thế, hơn nữa con cũng chưa có ý định lấy chồng nên mẹ không phải lo.

– Con gái lớn tồng ngồng bằng này rồi còn gì, không đi học thì cưới sớm đi cho yên bề gia thất lông bông làm gì nữa. Để mẹ xem có đám nào tử tế mà gia cảnh khấm khá mẹ nhờ người ta đánh mối cho.

Tôi khó chịu cắt ngang lời mẹ:

– Mẹ, con đã nói con chưa muốn lấy chồng rồi tại sao mẹ không chịu hiểu thế. Sao lúc nào mẹ cũng chỉ thích làm theo ý mẹ. Mẹ có gia đình mới rồi thì cứ sống vui vẻ bên ông ta đi không cần quan tâm đến con làm gì. Con lớn con tự biết lo.

Mẹ nghe tôi nối xong thì mặt sa sầm xuống rồi chửi:

– Thằng bố mày lại súi mày như thế đúng không.

– Chẳng ai súi con cả, thôi mẹ về đi không lát nữa bố về thấy mẹ lại không hay.

Vừa nói dứt câu mẹ đã nghiến răng nghiến lợi chửi tiếp:

– Đẻ mày ra, chăm chút cho mày để giờ mày trả ơn tao thế à. Cái miệng mày lúc nào cũng bố, bố thế à. Tao thương mày, lo cho mày thì mới nói. Mới muốn tìm cho mày một cái nhà khá giả để cuộc sống mày sung sướng mà mày trả treo thế à.

– Con không cần tiền, con chỉ cần một người đàn ông thật lòng thương yêu con, có thể đi cùng con suốt cuộc đời là được.

– Không tiền rồi lấy cái gì mà đổ vào mồm mà ăn, nhìn gương sống của tao sờ sờ ra đây này. Nó phá tiền nhưng đến lúc khó khăn nó lại trút cả lên đầu mình, đánh đập chửi bới mình. Đàn ông nghèo khốn nạn lắm con ơi, không có chuyện một túp lều tranh hai trái tim vàng mơ mộng đâu con.

Tôi nghe mẹ chê trách bố lại thấy khó chịu, bản tính mẹ luôn thế lúc nào cũng đay nghiến bới móc lỗi sai của người khác chứ chẳng bao giờ chịu nhìn nhận lại bản thân mình một chút. Đành rằng là bố tôi sai trước, nhưng mẹ cũng có đúng đâu mà có quyền trách hận. Hay mẹ quên ngày ấy chính mẹ là người đuổi tôi đi nên mới mạnh miệng như thế.

Nhớ lại chuyện cũ lòng tôi lại nhói đau, cái cảm giác ấy nguyên vẹn như mới ngày hôm qua. Nỗi đau ấy dù có 10 năm 20 năm nữa cũng mãi mãi không thể nào liền sẹo.

Càng nhớ tôi càng khó chịu với mẹ nên gắt lên:

– Nói tóm lại là con sẽ tự lo việc của mình, mẹ cứ về mà lo cho ông ta đi. Ông ta quan trọng với mẹ lắm mà, quan trọng hơn cả con, mẹ đi lâu thế về ông ta lại mắng đấy.

Mẹ nghe tôi nói thì mắt long lên sòng sọc, chửi bới tôi thêm mấy câu nữa nhưng thấy tôi không tiếp thu nên tức tối ra về. Cũng may bố đi vắng chứ không lại to chuyện. Tôi sợ nhất là khi bố mẹ chạm mặt nhau vì mỗi lần như thế không chuyện nhỏ thì cũng chuyện to. Không đánh nhau thì lại cãi vã. Tôi không muốn chứng kiến cái cảnh hai đấng sinh thành mạt sát nhau vì tôi một chút nào cả. Có lẽ vì thế nên có lúc tôi đã mong mẹ đừng bao giờ trở lại căn nhà này, như thế sẽ tốt hơn cho ba bố con tôi.

– —–*——-*——

Cái Nga đã đi làm công nhân điện tử, lương khá cao nhưng phải tăng ca nhiều nên bọn tôi chẳng còn thời gian mà gặp nhau như trước. Chỉ thỉnh thoảng nhắn cho nhau vài tin rồi thôi.

Còn Khôi có nhắn tin cho tôi để trả số đồ hôm nọ nhưng vì sợ bố nghi ngờ nên tôi nhắn cho anh ta số cái Nga để gửi theo địa chỉ cúa nó cho dễ. Sau lần ấy cũng có lần Khôi nhắn tin hỏi thăm tôi, mới đầu tôi nửa muốn trả lời nửa không. Thật ra chẳng phải tôi ghét cậu ta, mà chỉ vì tôi ngại khi cậu ta là nhân viên của lão Hùng Hói nên có chút e dè.

Mà không trả lời cũng chẳng được vì thật ra Khôi đã giúp tôi rất nhiều, bây giờ mà không trả lời khác nào tôi là con người bội nghĩa. Đắn đo nên tôi cũng chỉ trả lời cầm chừng cho phải chứ cũng chẳng vồ vập hay vui vẻ gì.

Nào ngờ hôm ấy bất ngờ Khôi gọi điện khoe với tôi:

– Tôi nghỉ việc ở đó rồi Chị ạ, bao năm làm cái nghề ấy cũng thấy mình có chút không trong sạch nên giờ muốn giống Chi, về quê kiếm cái nghề tử tế để làm lại cuộc đời, sau còn lấy vợ sinh con nữa.

Nghe mấy chữ “lấy vợ sinh con má tôi bất giác nóng bừng”, tôi thẹn thùng hỏi:

– Anh Khôi có bạn gái rồi hay sao mà đã tính đến chuyện lập gia đình.

– Anh đang thích một người mà chưa dám nói.

Có chút hụt hẫng khi nghe câu trả lời nên mất một lúc sau tôi cười gượng rồi đáp

– Thích thì phải nói người ta mới biết chứ. Chứ cứ im lặng ôm tình đơn phương chỉ khổ mình thôi.

Chuyện lão Hùng Hói làm hại đời tôi cái Nga cũng có nói cho Khôi biết. Nhưng tôi không mộng mơ tới mức nghĩ rằng cậu ta nghỉ làm ở đó là vì tôi. Tôi và Khôi cũng chỉ như hai người bạn, thân cũng không quá thân, lại chưa có thời gian gặp gỡ tiếp xúc nhiều nên mấy thứ viển vông đó tôi chẳng tin.

Nào ngờ khôi lại bảo:

– Tại vì cũng chưa khẳng định chắc chắn tình cảm của mình nên chưa dám nói ra. Muốn thêm một thời gian nữa để xác định xem đó là yêu hay thương rồi mới nói.

Ra là vậy, nhưng dù sao đó cũng là chuyện tình cảm của Khôi tôi chẳng tiện hỏi nhiều nên chào rồi tắt máy.

Hôm nay trời lại mưa chẳng đi đâu được, bố thì mới đi họp phụ huynh cho em, còn cái Hương là cán bộ lớp nên cũng phải đi cùng để chuẩn bị nước nôi cho phụ huynh. Còn mỗi mình tôi ở nhà nên buồn buồn lại nhớ lại quãng thời gian trước kia dã từng trải qua.

Ngay từ đầu bố đã ngăn cản nhưng tôi lại cố chấp không nghe, bởi thế các cụ nói cấm có sai “cá không ăn muối cá ươn, con không nghe cha mẹ trăm đường con hư”. Nếu ngày ấy tôi chịu nghe lời thì cuộc đời tôi đâu có gặp quá nhiều bi kịch đến thế.

Nhưng nếu không thì tôi có cơ hội quen Khôi hay không, nghĩ tới đây tôi thoáng giật mình chẳng biết vì sao lại nhớ đến người ta lúc này. Dù đã cố gạt Khôi khỏi đầu mà vẫn cứ vương vấn mãi những hình ảnh khi còn ở bệnh viện được Khôi hỏi han quan tâm. Tôi không biết là do Khôi thấy tôi khi ấy đáng thương quá hay thế nào nhưng lần nào nói chuyện anh cũng luôn có ý động viên cho tôi phấn trấn tinh thần hơn.

Thời điểm ấy nếu không có anh cùng cái Nga có lẽ tôi đã gục ngã vậy nên tôi lúc nào cũng cảm thấy bản thân đang nợ hai người đó.

– ——*——-*——

Một năm rồi tôi vẫn ở nhà phụ bố công việc, cũng có lúc mệt đến mức muốn bỏ cuộc nhưng vì lưng bố càng ngày càng yếu, thương bố nên lại tự động viên mình cố gắng.

Mẹ thì lâu lâu vẫn lên nhà mắng tôi vì tội không chịu kiếm một nghề nào ổn định hơn để làm nhưng tôi đều bỏ ngoài tai. Cũng có lần bố mẹ chạm mặt và lại tranh cãi nảy lửa mà mẹ vẫn chẳng chịu thôi. Lâu dần tôi chán đến mức nhìn thấy mẹ là quay lưng đi luôn chứ chẳng muốn nói thêm điều gì.

Nếu tôi là mẹ sau ngần ấy chuyện có lẽ tôi sẽ chẳng dám đối mặt với con nhưng mẹ thì khác, mẹ vẫn thản nhiên như chưa từng gây tổn thương cho tôi. Vẫn ép tôi phải làm theo ý mẹ mỗi ngày, mọi thứ mẹ làm chẳng rõ là vì thương tôi thật hay chỉ vì không muốn tôi phụ cho bố.

Hôm nay cũng là sinh nhật tôi, mẹ lại tới chỉ để nói với tôi một câu:

– Con trai bà bạn mẹ mới đi xuất khẩu lao động nước ngoài về. nghe mẹ nhắc đến con bà ấy có ngỏ ý muốn gặp con. Chiều nay mẹ con mình tới nhà bác ấy chơi nhé.

– Mẹ thôi mấy cái kiểu thế này đi được không, con chán lắm rồi. Con đã nói con còn nhỏ, mới có 19 thôi, mẹ không cần phải mang con đi mai mối khắp nơi thế đâu.

– Ơ cái con này hâm à, mẹ thấy nó mới đi làm về cũng vững kinh tế lấy nó thì đỡ khổ nên mẹ thương mẹ cố cào vạt cho mày mà mày nói thế à.

Tôi chán ngán mấy lời tương tự thế này đến tận cổ nên bảo:

– Mẹ thích mẹ giữ mà dùng, mà thôi mẹ về đi, con còn tranh thủ làm không tí nữa nắng.

– Tao bỏ công bỏ việc đến đây vì lo cho mày mà mày thế à con này.

– Thế sao ngày con ở với mẹ mẹ không bỏ công việc để lo cho con đi mà giờ con nói con tự lo được rồi thì lại rảnh thế.

Mẹ nghe tôi đốp lại thì sượng cứng mặt, ấp úng chẳng biết làm sao. Ban thân tôi cũng chẳng muốn nói như vậy vì dù mẹ có không thương thì vẫn mãi là người sinh ra tôi. Nhưng vì mẹ càng ngày càng đi quá xa nên bắt buộc phải nói để mong mẹ hiểu ra mà dừng lại.

Đúng lúc mẹ tính quay lưng bỏ về thì tiếng của bố từ đâu vọng tới

– Con nó nói đúng đấy, cô đã bỏ rơi nó rồi thì giờ cũng đừng can thiệp thô bạo vào đời tư của nó như thế nữa. Nó mới 19 tuổi đầu mà cô đám gán cho hết mối này tới mối nọ. Cô không thấy chán hả Bích, thời gian đó sao cô không để mà quan tâm xem con bé sống thế nào, thiếu thốn cái gì không?

– Anh, anh…


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.