Lúc Đường Tu khoảng hai tuổi mấy gần ba tuổi, anh là một thằng nhóc có một số tật khá bướng.
Chẳng hạn như lúc uống sữa thì thích cắn núm cao su, lúc nào cũng kéo núm cao su thành bốn cánh nhỏ khiến sữa càng khó ra hơn, đôi khi tâm trạng không tốt sẽ hất bình sữa ra xa, chạy đi tìm ba hoặc mẹ ôm, đồng thời ôm bình sữa khác tới, muốn ba hoặc mẹ ôm đút sau đó mới bằng lòng ngoan ngoãn rời đi, đúng chất là một đứa trẻ dính người.
Có lần Đường Nghiễn Chi bị eo, Tân Nguyện thì không có ở nhà, cu cậu vừa hạ sốt nên tính tình hơi cáu kỉnh, được ba đút một hồi cũng không chịu uống một ngụm, nhưng Đường Nghiễn Chi vẫn ôn tồn dịu dàng dỗ nhóc ăn no ngủ đủ.
Thường thì việc đau eo của Đường Nghiễn Chi là do đau cột sống, khi bị thường xuyên kèm theo triệu chứng đau đầu kinh khủng. Cả đêm đó ông ăn gì cũng nôn ra, dạ dày rỗng tuếch, toàn thân không có chút sức lực nào, nhưng vẫn cảm thấy buồn nôn, chỉ có thể lấy một cái thau nhỏ ở mép giường không ngừng nôn khan vào trong đó, nôn đến nỗi mật xanh mật vàng cũng theo đó ra ngoài.
Tân Nguyện trở về thấy chuyện như vậy thì lòng đau đớn với sợ hãi không thôi, không màng ngủ nghỉ mà chỉ lo chăm sóc Đường Nghiễn Chi, cũng quyết định phải nói chuyện với thằng nhóc không nghe lời kia đàng hoàng lại.
Thật ra cũng không phải nói cái gì nhiều, một đứa nhỏ như vậy không thể nào hiểu hết lời giải thích của người lớn, chỉ có thể dẫn nó đến nhìn ba đang mê man, sau đó nói cho nó biết, nếu vẫn cứ không nghe lời như vậy, ba sẽ rất vất vả.
Bé Đường Tu nhìn thấy ba đang khó chịu thì cứ khóc lóc xin lỗi, nước mắt lưng tròng, nước mũi tèm lem, nắm chặt góc áo Tân Nguyện hỏi phải làm sao ba mới khoẻ lên.
Tân Nguyện liền nói cho nhóc, muốn nhóc phải nghe lời, phải ngoan, không phải lúc nào cũng làm theo ý thích, làm một đứa con chăm sóc ba mẹ cho tốt, làm một người anh biết che chở em mình.
“Con hư rồi, con sẽ sửa ạ!” – Bé Đường Tu liên tục gật mạnh bằng cái đầu nhỏ nhắn của mình, đôi mắt sưng lên vì khóc, giọng nói cũng nghẹn ngào, gục đầu vào vai mẹ mà ngủ.
Sau này Tân Nguyện cũng không ngừng nhắc nhở nhóc, thật ra thì cũng không cần nhắc nhở gì nhiều, bé Đường Tu đã đem từng lời nói của mẹ lúc ấy ghi tạc trong lòng, cu cậu cố gắng sửa chữa những thói quen không tốt của mình, nỗ lực trưởng thành làm một đứa con ngoan và người anh tốt.
Cu cậu không còn ôm chân ba làm nũng đòi ôm. Bậc cầu thang lúc đó vừa cao vừa dài, nhóc con đi vài bậc đã thở hồng hộc, tay chân loạng choạng cũng cố gắng kiên trì mà đi. Em gái thì vẫn đòi ba ôm như cũ, cậu thấy vậy cũng không cản em, chỉ đứng bên cạnh mở to đôi mắt chớp chớp nhìn ba mình như thế nào, thấy ba có vẻ không thoải mái, cậu liền dùng đôi bàn tay mup múp thịt của mình vụng về mát xa cho ba, lúc ba ngồi xuống, cậu sẽ nhanh chóng kê sau lưng ba một cái gối mềm.
Cu cậu không tranh giành đồ chơi và quà vặt với em gái nữa. Bất cứ thứ gì được vui về cậu đều để em lựa cái mình thích trước, sau đó cũng lấy cái mình thích chia hơn phân nửa cho em. Còn dư thì cậu cất lại, nếu sau này em gái có muốn, cậu cũng lấy cho.
Cu cậu ở trường học vì để bảo vệ em mình, lúc nào cũng thể hiện mặt hung hăng của mình ra, nên thường thường hay bị cô lập và khi dễ, đôi lúc em gái cũng không đứng về phía cậu. Có lần chơi nhảy dây, lúc cậu bị ai đó cố ý làm vướng dây ngã, hay tay hai gối đều bị trầy da ứa máu, cu cậu lén bôi thuốc ở nhà, đau điếng người, nghe được em gái nói với ba mẹ rằng anh là một tên hẹp hòi, không cho bé cùng người khác chơi, cu cậu trong lòng rất khổ sở, nhưng không dám khóc.
Trước giờ cơ địa của anh không tốt, thiếu máu lại sợ lạnh, lúc ăn Tết, dù ngoài trời có lạnh, chỉ cần em gái đột nhiên muốn ăn cái này cái kia, anh đều ra ngoài mua cho cô, dù cả người lạnh run hay đôi môi trắng bệch vì lạnh, anh đều đưa cho em gái mình phần đồ ăn vẫn còn nóng hổi do được che chắn kỹ càng.
Chứng thiếu máu dẫn đến choáng váng của anh thật sự rất nghiêm trọng, lần đầu tiên anh nhận ra tính nghiêm trọng của nó là khi anh nôn đến nỗi da mặt anh vàng sạm lại như nến, cả người xụi lơ, nhưng sau này học y để có thể chăm sóc tốt hơn cho người nhà, anh đã có thể tự khắc phục vấn đề này của mình.
Nhưng có lẽ do chấp niệm quá lớn, tính tình anh có trở nên hơi cố chấp, thậm chí một hành động tệ nhỏ như hạt cát của người ngoài đối với người nhà mình anh cũng không bỏ qua. Vì Tần Bách Thư làm Đường Trăn buồn lòng vài lần, anh cứ nắm mãi không buông, cảm thấy Tần Bách Thư không thể chăm sóc tốt cho em gái mình được, từ ẩn ý đến thẳng mặt, sau đó lại xung đột trực tiếp với nhau. Đường Trăn đều bị kẹt ở giữa, không biết làm sao.
Tân Nguyện nhớ rõ mình có nói cho Đường Tu vấn đề này vài lần, nhưng anh vẫn không lay chuyển như cũ. Điều này đã bắt đầu từ khi nào?
Bà cẩn thận ngẫm lại, có lẽ là lúc Đường Tu mang thai khoảng ba tháng, bà đã tát anh một cái.
Thời kỳ đó là thời kỳ mang thai khó chịu và nhạy cảm nhất của con người, nhưng anh lại không biểu hiện ra dấu hiệu không khoẻ nào, em gái mệt mỏi thì anh đi theo chăm sóc, chỉ vì thấy Bách Thư không chăm sóc tốt cho em mà bị bà tát một cái.
Từ đó trở đi, bà có thể cảm thấy rõ là Đường Tu đang sợ bà. Anh không chủ động gọi điện cho bà nữa, lúc nhận điện thoại từ bà thì cũng nói năng kiêng dè, không giỡn yêu với bà như trước, chỉ cần bà im lặng, anh sẽ nửa đùa nửa thật mà nói: “Mẹ, mẹ đừng giận nha, con giỡn.”
Lúc gặp lại chắc cái thai tầm sáu tháng, bà kêu anh về nhà chăm sóc Trăn Trăn. Đường Tu khi đó còn gầy hơn so với hồi mang thai ba tháng, lại mặc quần áo rất dày nên không nhận ra anh đang có thai.
Hai túi nặng trĩu thực phẩm bổ dưỡng, thuốc men với rau quả thịt tươi đều mua cho Trăn Trăn, anh đã mượn một cái xe đẩy rác của dì giúp việc.
Lúc bà tức giận, anh không dám nhìn vào mắt bà, cũng không dám trải lời lại, chỉ im lặng đem đồ cất đi.
Sắc mặt anh lúc đó có hơi tái, toát ra vẻ mỏi mệt, ánh mắt cũng không cười nên bà cảm thấy anh đang bất mãn vì đến chăm em, nói anh õng ẹo, anh cũng không giải thích, chỉ nhẹ nhàng cúi đầu hít sâu, trông rất đơn độc, ngón tay trắng nõn buông thõng bên người, đầu ngón tay hơi phơn phớt tím.
“Con không nhấc nổi.” – Anh lẩm bẩm.
Anh gầy như vậy, cộng thêm thời gian mang thai kéo dài khiến anh càng thêm gầy yếu, đến đi cũng không nổi.
Sau lại vì Tần Bách Thư, anh không ra bàn ăn cơm nữa, bà cứ trách anh trước mặt mọi người, nhưng anh cũng không chống đối như trước, chỉ giải thích nhẹ nhàng, nói mối quan hệ giữa Bách Thư với mọi người cũng khá ổn, nhưng bà vẫn cảm thấy anh chống đối như trước, nên lỡ lời nói với anh rằng sau này không cần về đây nữa.
Khi đó, ánh mắt anh xám xịt, chính bà cũng không rõ lắm, có lẽ sau đó đã chất chứa rất nhiều sự đau khổ và nỗi sợ.
Có lẽ anh đã cảm thấy Bách Thư tốt hơn anh nhiều, cho nên sau đó anh mới giải thích nghiêm túc lại.
Tân Nguyện đột nhiên nhận thấy, ngày đó Đường Tu giống như một người ngoài cuộc, nói năng khó nghe như một bà bảo mẫu. Bản thân anh từ bên ngoài tranh thủ chạy về, sau đó làm các công việc như quét nhà, làm cơm tối, sửa bàn ghế, giặt quần áo, phơi màn, nấu cho em gái canh ngao dưỡng sinh (*), nói cho bà biết ngày hôm sau phải đi tiếp viện ở bệnh viện dã chiến, anh cứ hỏi mãi: “Mẹ, mẹ xem trong nhà còn việc gì cần con làm nữa không? Ngày mai con xuống bệnh viện dã chiến ở nông thôn rồi.”
(*): Nguyên văn là ngao canh sắc thuốc, mình không biết edit sao cho dễ hiểu, bạn nào biết chỉ mình nha ^ ^.
Lúc đó bà đang phiền não về sửa chữa kịch bản, nghe vậy chỉ lạnh nhạt đáp lại một câu: “Không có.”
Anh nói, dạ, có chuyện gì mẹ cứ nói với con là được rồi, con sẽ cố gắng về nhanh.
Bà gật gật đầu, nói con đi nghỉ đi.
Anh đáp lại, lén đổi cafe trên bàn bà thành sữa bò.
Lúc sau bà phát hiện, không vui mà kêu anh đổi lại, bảo là anh đừng tự ý làm nữa, anh lại trả lời, nhanh chóng mang cafe ra, cùng bà nói chuyện một chút rồi bảo lát nữa sẽ mang đến một phần canh ấm, để bà uống thêm ít canh lót dạ.
Anh đứng ở cửa phòng do dự thật lâu, như đang cố lấy hết can đảm, nhẹ nhàng hỏi bà: “Mẹ, mẹ thất vọng về con lắm đúng không?”
Bà ngẩng đầu, hơi nhíu mày nhìn anh.
“Ý….ý con không phải vậy.” – Anh như muốn giải thích, muốn nói rồi lại thôi mà rũ đôi mi dài né tránh ánh mắt bà, như đang lẩm bẩm cái gì, hình như là “Con sẽ sửa”, tiếp đó tựa người vào rồi cố gắng dùng tay gạt 2 lần để mở cửa, sau đó rời đi.
Cuối cùng người đưa canh là Tần Bách Thư, bà hỏi Tần Bách Thư rằng Đường Tu đã đi đâu rồi, Tần Bách Thư bảo anh ấy đang chuẩn bị bữa sáng.
Bà hỏi Tần Bách Thư, Đường Tu có lén dằn mặt cậu không.
Tần Bách Thư liên tục lắc đầu.
Bà nhìn bộ dạng muốn nói rồi lại thôi của Tần Bách Thư, bèn đi xuống bếp tìm Đường Tu.
Trên bếp đang nấu một nồi cháo ngao, anh thì đứng bên cạnh đang bỏ một viên thuốc màu trắng vào miệng, hớp thêm ngụm nước rồi nuốt xuống.
“Con ăn gì vậy?” – Tân Nguyện hỏi.
“Dạ không, không có gì, là….vitamin ạ.” – Đường Tu cất lọ thuốc đi, biểu cảm hoảng loạn chưa bao giờ có trước đây: “Cháo, cháo cho bữa sáng ngày mai, nhưng bây giờ là ăn được rồi, mẹ muốn ăn một chén không?”
Điệu bộ chột dạ của anh làm Tân Nguyện cảm thấy anh đang lén lút làm điều gì mờ ám sau lưng, bèn hỏi thẳng xem anh có phải làm khó dễ Bách Thư rồi hay không.
Anh nói không có, chỉ là do anh đang canh cháo nên nhờ Bách Thư mang canh lên, không phải cố ý sai cậu ấy, lúc mang đi cũng lót cho cậu miếng giấy để khỏi nóng tay. Nếu có nói cái gì, anh sẽ xin lỗi.
Anh nhìn ra được sự không tín nhiệm trong mắt Tân Nguyện, cho nên khuôn mặt càng lúc càng tái đi, càng giải thích một cách bất lực, liền hỏi bà, có phải Bách Thư bị bỏng rồi không, anh có mang theo thuốc, có thể xử lý được.
Bà nói rằng Bách Thư không có bỏng, chỉ cần anh không nói cái gì khó nghe thì sẽ không có ai bị tổn thương cả.
Anh ngẩn người hồi lâu, sau đó gật đầu nói con biết rồi, con sẽ sửa, xin lỗi mẹ.
Sau đó anh xoay người sang chỗ khác, yên lặng lặt, rửa rau, rửa chén, dọn dẹp bàn ghế, lẩm bẩm nói xin lỗi.
Lúc xảy ra chuyện này, có lẽ anh đã mang thai được sáu tháng, không tìm ai giúp đỡ, mọi chuyện đều cố gắng tự mình làm. Ngày đó bà cũng không thèm nhìn anh ăn cái gì, chỉ nghe anh nói mình đã ăn rồi, uống thêm vài ngụm nước, lúc nào cũng trong trạng thái bận rộn, cũng không cùng người nhà tâm sự hay nói chuyện phiếm, kéo vali ra để trong nhà nhưng cũng không kéo vào phòng ngủ, mới tờ mờ sáng sớm đã kéo nó đi.
Thật ra ngày mà anh rời nhà, bà đang ở phòng tắm trên lầu, từ cửa sổ nhìn ra thấy anh kéo vali ra hiên nhà, quay đầu lại nhìn hướng phòng khách lâu thật lâu, sau đó lại chuyển tầm mắt về bà, ánh mắt cả hai chỉ mới chạm nhau trong chốc lát thì anh đã hoảng sợ tránh đi, xoay người đi về hướng cổng lớn của nhà mà không ngoảnh đầu lại.
Đôi mắt ấy mang theo nỗi sợ hãi xen lẫn sự khổ sở, ánh mắt xám xịt, lần nữa run rẩy kéo vali đi một cách hoảng loạn.
Rất nhiều năm về trước, đôi mắt ấy lúc nào cũng ngập tràn ánh sáng long lanh, tràn đầy sự mong mỏi và ỷ lại vào bà, đôi tay múp míp thịt ngắn ngủn, luôn ôm lấy đùi bà, thậm chí anh còn dùng đôi chân nhỏ nhảy nhảy nhót nhót, giọng nói nũng nĩu trong trẻo: “Mẹ ơi, ôm A Tu một cái nha.”
Sao bà lại nỡ vùi nhập một cục bột nhõng nhẽo nghịch ngợm như vậy thành như vậy rồi?