Chương 39 : LẠI VỀ NHẬT BẢN
Lại nói, khi nghe Sonoko nói Kisaki làm việc cho ‘Ngài Fujiwara’. Ran cũng hai mắt sáng rỡ, hỏi :
– Có thật không mẹ ?
Thái độ của Kisaki đối với Ran khác hẳn khi đối với ông Mori, mỉm cười nói :
– Mẹ là đại diện pháp luật của Ngài Fujiwara ở khu vực Đông Bắc Á.
Narumi chia thế giới thành 11 khu vực : Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Tây Âu, Đông Âu, Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Trung Á, Bắc Phi, Nam Phi, Trung Đông và châu Đại Dương. Mỗi khu vực đều có ‘Văn phòng Tổng đại diện’, có các Tổng đại diện, Đại diện kinh tế, Đại diện pháp luật, … thay mặt cậu quản lý các tài sản của dòng họ Fujiwara ở đó. Ở một số quốc gia, bọn họ rất được tôn trọng, còn được chính quyền sở tại xem như là Đặc sứ hay Đại sứ đặc mệnh toàn quyền.
Trong lúc mọi người nói chuyện thì đám nhóc thám tử nhí lớp 1B đã chạy đi lấy đồ ăn, còn luôn miệng hoan hô :
– A ! Đồ ăn nhiều quá !
– A ! Nhìn ngon quá !
– Mau ăn thôi. Mau ăn thôi.
Cả Haibara cũng đi theo đám nhóc, cô bé hòa nhập rất tốt, chỉ có Conan là vẫn bám theo Ran. Đột nhiên, cậu ta cảm thấy lạnh toát cả người. Một ánh mắt sắc bén đang nhìn cậu ta với vẻ đầy nguy hiểm. Cậu ta lại thi triển ‘giả ngu đại pháp’, chỉ ra phía ngoài cửa sổ, kêu lên :
– Bên ngoài có chiến hạm kìa.
Kisaki cũng không nhìn ra ngoài, chỉ lạnh lùng nói :
– Ngài Fujiwara thân phận tôn quý, đương nhiên phải được bảo vệ nghiêm ngặt. Không chỉ có các chiến hạm của Hải quân Palau, ở vòng ngoài còn có các chiến hạm của Hải quân Mỹ và Hải quân Nhật Bản thường xuyên tuần tra kiểm soát.
Tiến sĩ Agasa thấy tình hình có vẻ căng thẳng, liền nói xen vào giải vây cho Conan :
– Chúng ta đi kiếm gì ăn thôi.
Kisaki lườm Conan và thám tử Mori một lượt, rồi đứng dậy bảo :
– Ta ăn xong rồi, giờ về phòng nghỉ ngơi đây.
– Mẹ !
– Đi mau đi để ở đây được yên tĩnh.
– Ba !
Mặc cho sự cố gắng của Ran, quan hệ giữa ông Mori và Kisaki chẳng được cải thiện chút nào. Hai người chẳng ai chịu nhường ai, gặp nhau là cãi nhau, như thỏ và sói, như chó với mèo, như Tom và Jerry. Ran rất khổ tâm nha !
…
Hachijo-kojima.
Du thuyền cập cảng. Mọi người cùng nhau lên đảo. Megumi Ishizuka tươi cười chào đón mọi người (thực ra là đón Tiến sĩ Agasa và Kisaki), rồi bảo :
– Mọi người nghỉ ngơi trước đi, sau đó hãy làm việc. Nữ sĩ ưu tiên. Lúc 2 giờ Kisaki có thể đến gặp Chủ tịch. Còn anh Agasa, các vị trong Nhóm nghiên cứu đang rất mong anh. Đến tối, Chủ tịch sẽ tổ chức tiệc chiêu đãi mọi người.
Nghe nói đến tiệc chiêu đãi, đám nhóc lập tức hoan hô. Sau đó có nhân viên phục vụ hướng dẫn mọi người đến nhận phòng nghỉ. Bọn họ sẽ ở chơi trên đảo vài ngày.
Đến 2 giờ, Kisaki đúng giờ xuất hiện ở chỗ Narumi, chủ yếu báo cáo về tiến độ thi công và hiện trạng các bất động sản của cậu ở Nhật Bản.
– Chủ tịch. Các công trình ở Takachiho no Mine đã kết thúc thi công giai đoạn 1. Khu chính điện trên đỉnh núi và con đường lên núi đã hoàn thành. Hiện đang thi công các công trình phụ trên sườn núi, dự kiến 6 tháng mới xong. Sau đó mới đến các công trình dưới chân núi.
Takachiho no Mine (Cao Thiên Tuệ phong) là tổ địa của dòng họ Fujiwara, và cũng là thánh địa của Kunitsukami (Địa Thượng chư thần). Vì nhiều lý do, các chính quyền Nhật Bản chỉ đề cao Amaterasu (Thiên Chiếu) và hầu như ít nhắc nhở đến bảy vị đại thần còn lại (kể cả Sáng Thế Phụ Thần), cố ý để họ rơi vào quên lãng. Mặc dù Inari Okami có nhiều đền thờ nhất, nhưng danh tiếng cũng không cao, chỉ như một tín ngưỡng địa phương. Chính vì vậy, Takachiho no Mine cũng không mang ý nghĩa gì đặc biệt trong tâm linh đa số người Nhật lúc bấy giờ. Khi có tiền, Narumi đã cho mua lại ngọn núi từ trước khi bộ ‘Đằng Nguyên Ký’ xuất bản. Đến khi người Nhật định hình lại ý nghĩa của ngọn núi thì nó đã trở thành tài sản của cậu rồi. Với thân phận đặc biệt của cậu, những ai muốn phản đối, muốn quốc hữu hóa ngọn núi cũng đành chịu.
Theo kế hoạch, một ngôi Thần Điện lớn được xây dựng trên đỉnh núi để thờ phụng Kunitsukami. Đi từ chân núi lên đến đỉnh núi có hai con đường. Ngoài con đường chính là những bậc thang dẫn thẳng lên Thần Điện, còn có một con đường đèo chạy vòng quanh sườn núi. Dọc theo con đường đó là những biệt thự và cửa hàng, sẽ được tổ chức như một thị trấn văn hóa, nơi tập trung sinh sống, công tác của những văn nghệ sĩ làm việc cho Narumi. Dưới chân núi còn có nhà in, nhà xuất bản, tòa soạn báo, và các công xưởng khác. Cậu dự định biến nơi này trở thành trung tâm tôn giáo, đồng thời cũng là thánh địa của manga và anime, giống như thị trấn Haru ở lĩnh địa Fujiwara vậy.
Kisaki lại nói :
– Chủ tịch. Các điện thờ Daimyojin đã được xây dựng tại các thành phố trên 10 vạn dân ở các phủ huyện miền tây. Mỗi nơi đều có các công trình phụ trợ, kết hợp thành các trung tâm văn hóa – thương mại.
Cấp hành chính thứ nhất ở Nhật Bản là ‘đô đạo phủ huyện’ (to-do-fu-kan)). Kỳ Nội (Kinai) về phía đông gọi là ‘đông quốc’, về phía tây gọi là ‘tây quốc’. Ở miền tây có hai phủ (Osaka và Kyoto), còn lại đều là huyện. Cấp huyện ở Nhật Bản ngang với cấp tỉnh ở Việt Nam (báo chí thường dịch thành ‘tỉnh’). Dưới nữa mới đến thành phố (shi). Ví dụ, ở phủ Osaka có 33 thành phố với thủ phủ là thành phố Osaka (thành phố có quận và phường).
Các bất động sản này không nằm ở khu trung tâm sầm uất mà ở vùng ven, giá đất rẻ hơn nhiều và có thể mua được những vùng rộng lớn. Sau khi bong bóng địa ốc bị vỡ hồi cuối thập niên 1980s, Nhật Bản đang lâm vào tình trạng suy thoái kéo dài, giá đất đã giảm đáng kể. Cậu tin tưởng có thể phát triển khu vực đó trở thành những ‘thị trấn tư nhân’ thịnh vượng. Các sản nghiệp của cậu đều tập trung ở những nơi đó, nhờ ‘Luật tự trị địa phương’ có thể giảm sức ảnh hưởng của chính phủ ở Tokyo.
Narumi hỏi :
– Phản ứng của cư dân địa phương thế nào ?
– Dạ. Nhìn chung là tích cực. Ở nhiều nơi, chính quyền địa phương còn lên kế hoạch biến nơi đó thành khu vực phát triển du lịch trọng điểm.
– Xem ra vẫn còn nhiều người chưa quên Kunitsukami nhỉ !
Nói thì nói vậy thôi, chứ thật ra bọn họ coi trọng ảnh hưởng của cậu, đặc biệt là thế lực của cậu ở nước Mỹ. Nếu cậu chỉ là một người bình thường, cho dù có là một nhà văn nổi tiếng, cho dù có bằng chứng rõ ràng chứng tỏ mình là con cháu của dòng họ Fujiwara, thì cũng chưa chắc có mấy người quan tâm đến “Địa thượng chư thần”. Các chính trị gia họ xem trọng lợi ích chính trị hơn. Đương nhiên không ai nói thẳng ra như vậy.
Nhưng Kisaki lại có thắc mắc :
– Chủ tịch. Sao Chủ tịch chỉ đầu tư ở miền tây không vậy ạ ? Điều kiện ở Tokyo cũng tốt lắm mà.
Kisaki là người Tokyo nên có cảm tình đặc biệt với Tokyo, còn Narumi có quan điểm khác hơn :
– Ân ! Khu vực miền đông là địa bàn của anh em nhà Amaterasu.
Các địa phương miền đông chịu ảnh hưởng gần gũi từ Tokyo. Nhưng trên danh nghĩa Narumi chỉ nói như thế. Có nhiều vấn đề nhạy cảm, cậu nghĩ đến là được, không cần nói thẳng ra.
Kisaki lại nói :
– Chủ tịch. Tờ “Nam Phương Thời báo” sẽ được phát hành số đầu tiên ngay vào ngày Tết Đoan Ngọ sắp tới. Tuy chỉ là tờ báo liên kết giữa “Hương Cảng Thời Báo” của Chủ tịch và “Dương Thành Vãn Báo” của Quảng Châu, là một tờ báo địa phương, nhưng nhờ ảnh hưởng của Chủ tịch nên dù chưa phát hành đã có tiếng tăm rất lớn. Ngoài ra, nó thừa hưởng hệ thống phát hành của cả “Hương Cảng Thời Báo” và “Dương Thành Vãn Báo” nên có phạm vi phát hành rất rộng.
Ở Trung Hoa Đại lục, Narumi chỉ đầu tư vào Quảng Đông. Do nhiều lý do, chính quyền đã cho phép thành lập ‘Liên doanh Báo chí và Truyền thông Dương Thành – Hương Cảng’, gồm một tờ báo (Nam Phương Thời báo) và một đài truyền hình (Nam Phương Vệ thị(1)), có phạm vi hoạt động chủ yếu ở Quảng Đông (địa bàn của ‘Dương Thành Vãn Báo’) và Tam Địa (địa bàn của ‘Hương Cảng Thời báo’). Tuy nhiên, ‘Nam Phương Thời báo’ là một tờ báo giấy, nên dễ dàng đi theo mạng lưới phát hành của ‘Dương Thành Vãn Báo’ mà tỏa ra khắp Đại lục, thậm chí nó còn đi theo mạng lưới các Trung tâm Giải trí Mars mà đến với cộng đồng Hoa kiều trên khắp thế giới. Tuân theo ý chí của Narumi, tờ báo chỉ được đưa tin trung lập, không ca ngợi chính quyền Đại lục, nhưng cũng không nói xấu. Và đối với chính quyền Đại lục, như thế cũng đủ rồi; bọn họ chỉ cần có phương tiện truyền thông đưa tin trung thực về tình hình Đại lục đến với Hoa kiều, đặc biệt là những người ở Tam Địa, để chuẩn bị cho việc thu hồi Hongkong và Ma Cao sau vài năm nữa. Nhờ đó, tờ báo được đón chào tích cực ở Đại lục.
Kisaki nói thêm :
– ‘Nam Phương Vệ thị’ thì khiêm tốn hơn. Do đời sống xã hội ở Đại lục còn khá nghèo nàn lạc hậu, truyền hình vệ tinh ít có đất sống, nên đài truyền hình chỉ có thể tạm thời phát sóng trên cả hai hệ thống ‘truyền hình analog’ và ‘truyền hình số vệ tinh’. Các tháp truyền hình được xây dựng dọc theo ranh giới tỉnh nên phạm vi phủ sóng mở rộng ra một phần các tỉnh lân cận. Kể từ ngày 8 tháng 3 vừa rồi, đài đã phát sóng thử nghiệm với 8 kênh : kênh Thời sự Tổng hợp NF1, kênh Khoa giáo NF2, kênh Văn hóa – Văn nghệ NF3, kênh Ca nhạc NF4, kênh Phụ nữ NF5, kênh Thiếu nhi NF6, kênh Thể thao NF7, kênh Phim truyện NF8. Hiện nó cũng là đài truyền hình có lượng người xem đông thứ hai ở Đại lục, dù trong giai đoạn thử nghiệm thời lượng phát sóng chỉ có 6 giờ mỗi ngày. Dự kiến đến dịp Tết Đoan Ngọ sẽ phát sóng chính thức.
Chuyện này Narumi có biết, bởi chính cậu cũng đã từng ghi hình 12 kỳ mở đầu của ‘Diễn đàn Bách Gia Tranh Minh’, nội dung chủ yếu giới thiệu văn hóa Trung Hoa qua cái nhìn của ‘Ngài Fujiwara’. Các tiết mục của cậu, cùng với bản dịch Trung văn các tiểu thuyết trên báo La Paz, là kỳ vọng của Ban Biên tập nhằm làm tăng lượng khán giả của báo đài.
Khi Kisaki đi rồi, cậu trầm ngâm một lúc, rồi quay sang hỏi Vệ sĩ trưởng :
– Số vàng ở Luzong giải quyết thế nào rồi ?
– Chủ tịch. Chúng ta sử dụng nhiều bạn pháp, đều đã vận chuyển về Palau an toàn. Quá nửa trong số đó hiện đã được đúc lại thành ‘vàng nén Fujiwara’.
Vào đầu năm 2017, một sự kiện gây chú ý trên phạm vi toàn thế giới là sự tranh cãi về quyền sở hữu kho vàng 6.000 tấn của quân Nhật chôn giấu trên đảo Luzong trước khi đầu hàng quân Đồng Minh hồi Đệ nhị Thế chiến. Nhờ đó, Narumi mới biết được về kho vàng khổng lồ này. Lúc đó, vì hiếu kỳ mà cậu đã từng tra tìm rất nhiều tư liệu. Tương truyền, quân Nhật đã chôn giấu ở ít nhất 64 nơi khác nhau. Trong hàng chục năm sau đó, chính phủ Mỹ và Tổng thống độc tài Philippine đã tìm được hơn nghìn tấn vàng. Các vụ kiện tụng giữa chính phủ Philippine và gia đình cựu Tổng thống bị lật đổ về số vàng kể trên vẫn chưa đến hồi kết. Rồi nhiều vụ phát hiện khác lần lượt được công bố sau đó. Bằng những ký ức nhớ được, cậu đã phái người tìm kiếm, thu hoạch rất khả quan. Cũng may, ở đó tham nhũng hoành hành, nên sự việc được giữ bí mật hoàn toàn và vận chuyển đi trót lọt. Hiện tại, kho vàng ở Palau đã có thêm hơn ba nghìn tấn vàng. Nghe thì nhiều, nhưng … với thời giá hiện giờ, một tấn vàng chỉ có giá trên dưới 10 triệu USD. Tuy nhiên, cậu vẫn thích vàng hơn USD.
Cậu lại hỏi :
– Thế còn kho tàng ở Caribean.
– Dạ. Các thợ lặn đã trục vớt hết những thứ có giá trị, chủ yếu là vàng bạc, châu bảo, rượu vang, ước tính trị giá gần 6 tỷ USD.
Ở ngoài khơi Columbia có một chiếc tàu cổ bị chìm, thời tiền thế từng gây xôn xao vì những vụ tranh giành quyền sở hữu giữa Tây Ban Nha, Columbia và Mỹ. Narumi nhớ lại được và phái thợ lặn trục vớt các tài sản có giá trị ở đó. Cậu không có ý định trục vớt cả con tàu nên công việc cũng không phức tạp lắm.
Làm việc xong với Kisaki, Narumi đến chỗ Nhóm nghiên cứu. Tiến sĩ Agasa đang bàn giao những nghiên cứu của ông ấy cho các chuyên gia ở đó. Thuật nghiệp hữu chuyên công. Các vấn đề chuyên môn thì các chuyên gia giỏi hơn cậu. Cậu có ý tưởng, nhưng những vấn đề kỹ thuật thì cậu đành chào thua. Vì vậy mà Nhóm nghiên cứu mới có mặt ở đây. Đó là Nhóm nghiên cứu điện thoại di động được cậu thành lập sau khi mua lại bộ phận viễn thông của Apple, bây giờ là Công ty Viễn thông Mars trực thuộc Tập đoàn Công nghệ Mars.
Cậu đặt hàng ông Tiến sĩ những kỹ thuật thu nhỏ điện thoại, tăng cường độ thu phát sóng, hệ thống định vị, … dựa theo những món đồ chơi mà ông Tiến sĩ đã từng làm cho Conan (huy hiệu bộ đàm, mắt kính định vị từ xa). Các chuyên gia trong Nhóm nghiên cứu rất kính phục tài năng của ông Tiến sĩ. Mọi người nói chuyện rất hòa hài.