Xuyên Về Làm Tấm

Chương 42-2: Ngoại truyện: Những khúc đệm cuộc sống



Khúc 1: Cha và con gái

An là đứa trẻ tự lập, không cần mẹ sai việc, có thể bố trí tốt những gìcần làm trong một ngày. Vẻ ngoài thì sôi nổi bộp chộp, nhưng thực chấtlà một đứa bé vô cùng dễ thẹn.

Vĩnh Gia về nhà một tháng, con bé vẫn hay lỉnh đi, rất ít khi chịu ở nhà, tạo cơ hội để cho hai cha con hiểu nhau.

Một hôm, đã buộc trâu vào chuồng xong, An tò mò nép tại vách, liếc vào gian phòng của cha mẹ, thì thấy Vĩnh Gia đang đứng bên bàn nhỏ, bàn tay rấtđẹp đang đĩnh đạc đưa bút trên nền giấy. Con bé quên hẳn sự ngượngngùng, công nhiên ngó vào xem cha viết gì.

– An, vào đây con – Vĩnh Gia vẫy tay gọi con gái, không quên hé ra một góc để con thỏ tự chui vào bẫy.

An nhìn cha, lại nhìn tờ giấy, sự hiếu kỳ chiến thắng áp đảo, nhanh chânbước vào. Trên tờ giấy là ba chữ nét phong nhã, cứng cáp, rất đẹp.

– Là tên con – An khẳng định.

– Con biết chữ ư? – Vĩnh Gia giật mình nhìn con gái, cũng chưa bao giờ thấy con bé đi học.

– Là mẹ dạy con, mẹ biết rất nhiều, khi rảnh sẽ dùng chạc cây dạy conviết chữ – Con bé nhìn thẳng vào Vĩnh Gia – cha rất giàu phải không ạ?

– Sao con lại nghĩ thế?

– Vì cha mua được giấy, bút. Ở thôn ta, chỉ có mấy đứa nhà giàu được lênhuyện học là có, bọn chúng khoe rằng giấy, bút của chúng giá ngànvàng…Nói xong, con bé còn làm biểu tình bĩu môi, chắc đã từng bị đả kích không nhỏ.

– Vậy, con có muốn thử không?

– Được ạ?

– Được chứ, đây con cầm như thế này – Vĩnh Gia nắm bàn tay nhỏ bé của con gái, chỉ con cách cầm bút, trong lòng dậy lên một cảm giác chộn rộn kỳlạ.

– Được không ạ? – An ngước đôi mắt đầy mong đợi về phía cha, dưới bàn tay hơi run vì cố cầm bút là mấy chữ xiêu vẹo.

– Cũng ổn, mẹ dạy con rất tốt – Vĩnh Gia nuốt xuống lời khó nghe, thật ra một đứa trẻ chưa từng được cầm bút lông, sẽ không dễ dàng để viết đẹp.

– Vâng – Con bé cười tít mắt – mẹ dạy con rất nhiều…

Dứt lời, con bé trở lại trầm tư, tay mân mê cây bút lông, mắt nhìn ra ngoài cửa

– Khi vắng cha, mẹ vừa là cha, vừa là mẹ, nay cha về rồi, mẹ chỉ là mẹthôi, con trả lại vợ cho cha, cha phải hứa sẽ đối xử thật tốt với mẹ,không làm mẹ buồn, có được không cha?

– Được! – Vĩnh Gia nhìn vào đôi mắt tràn đầy vẻ nghiêm túc của con gái trân trọng gật đầu. Thật sự là, Tấm đã dạy con rất tốt.

Khúc 2: Vĩnh Gia làm nghề gì để sống

Lúc thoát khỏi kinh thành, tuy trên người Vĩnh Gia không mang nhiều đồ, kỳthực phần lớn đều là tiền vàng mà Nguyễn Toàn đã cố nhét vào tay nải.

Về với Tấm một thời gian, đã ổn định về mặt cảm xúc ít nhiều, Vĩnh Gia bắt đầu quay sang lo chuyện khác. Thôn nhỏ, cuộc sống giản đơn, không cầndùng đến nhiều tiền, nhưng ông vẫn thấy không ổn.

Miệng ăn núi lở, vả lại đã từng trăm công ngàn việc, ngồi rỗi thế này với ông thật không quen.

Buổi trưa, Tấm đi làm ruộng về, ra lu múc gáo nước uống, lại nhìn thấy VĩnhGia đang trầm lặng ngồi ngắm vườn rau, bên cạnh là cây cuốc. Tấm cườithầm trong bụng, khẽ khàng lại gần, ngồi bên chồng.

– Chàng làm gì vậy?

Vĩnh Gia biết vợ đã về từ lâu, xong còn mải chìm đắm trong tâm sự riêng,liếc sang thấy Tấm nhễ nhại mồ hôi, mảng áo trước ngực ướt đẫm, lộ rõbầu ngực căng tròn, lại ngạc nhiên khi thế mà mình không nổi lên cảmgiác nhộn nhạo quen thuộc.

– Em bảo, ta phải làm gì đây! – VĩnhGia xòe đôi tay lấm đất, đỏ ửng, chắc do gắng sức cầm cuốc – Không nóiđến khổ, khổ ta có thể chịu, nhưng ta không thấy được cái cần tìm…

Vĩnh Gia diễn đạt mông lung, nhưng Tấm rất hiểu. Cả đời ông làm Vua, nay bảo là buông bỏ, hẳn lòng vẫn còn khó chịu, lại không tìm được công việcthay thế thích hợp, trong lòng sẽ cảm thấy mình vô dụng. Mà đối với mộtngười đàn ông cao ngạo, điểm này thật chết người.

– Chàng khôngphải vội! – Tấm nắm lấy tay ông trìu mến – Rồi sẽ có việc thích hợp vớichàng, dục tốc bất đạt, chàng cần có thời gian để cân nhắc thêm xem,mình hợp làm gì?

Vĩnh Gia không ừ hữ, lật đi lật lại đôi tay củaTấm. Qua năm tháng làm lụng vất vả, các ngón tay Tấm đã ít nhiều biếndạng, trở nên thô ráp hơn khi xưa, lòng bàn tay còn đầy những vết chaidầy. Ông đột ngột đưa tay vợ áp lên mắt mình, cúi đầu hồi lâu.

Tấm để kệ chồng, dịu dàng tựa sang vai ông, âm thầm an ủi. Vĩnh Gia đã thay đổi rất nhiều, đã biết trân trọng, xót xa cho người phụ nữ của mình,điều mà cô mong đợi nhất.

– À, thiếp có được bé An khoe chữ hôm qua – Tấm nhỏm dậy sáng mắt nhìn chồng – Chàng bảo, có thể hay không, dạy học?

– Dạy học?

– Vâng, hẳn chàng đã tỏ, thôn ta hẻo lánh, lại nghèo, không có thầy đồnào chịu về đây dạy lũ trẻ. Thực ra lũ trẻ rất thông minh, khát cầu đihọc, thiếp từng thấy một nhóm vây quanh bé An đồi nó dậy lại mấy chữ..

– Nàng nói không phải là không có lý.

– Chứ sao! – Đôi mắt nâu của Tấm lấp lánh – Chàng nghĩ xem, nếu chúngkhông được đi học, sẽ suốt đời giống cha mẹ chúng cắm mặt xuống bùn, cảđời đầu óc tù mù, không thoát nổi lũy tre. Chàng như thế, có thể thựcthi chính sách của chàng khi xưa – khuyến học – lại có thể thông qua dạy dỗ, truyền tải những hiểu biết, những khát vọng, những tư tưởng củachàng…chẳng phải rất tuyệt hay sao.

Vĩnh Gia ngây người nhìn Tấm, như trông thấy lại hình ảnh cô đứng trước điện Cần Chính tự tin giảnggiải cho các thái y. Ông nhếch miệng cười, ôm vợ vào lòng, hôn kêu mộtcái lên má vợ, lòng tràn ngập yêu thương. Ông đã vứt bỏ nhiều đến thế,nhưng thật sự, một chút, cũng sẽ không tiếc!

Khúc 3: Sinh con

Tấm và Cám cùng đi ra đồng, Cám quay sang chị thắc mắc.

– Chị Tấm à, chị có thấy dạo này chị béo lên không?

– Chị chẳng thấy gì – Tấm ngó xuống người mình – Chỉ có hay buồn ngủ. Cứ chập tối là chị chỉ muốn nằm ngay.

– Hay là chị có thai – Cám sững lại, ngó bụng Tấm đầy vẻ nghi ngờ.

– Không thể nào chứ…

…………………………………………

– Chàng bảo đứa con này sẽ là trai hay gái – Tấm dò hỏi chồng khi ôngđang tập trung nghe ngóng bụng mình. Thật kỳ lạ, hai lần mang thai côđều không có chút cảm nhận, không nhờ Cám nhắc nhở, khéo bụng to lên côcòn tưởng mình bị bệnh trọng gì.

– Với ta không quan trọng – Vĩnh Gia choàng tay ôm vợ – Trai hay gái, đều là máu thịt của ta và em, điều đó mới là chính.

– Chỉ mong được như thế – Tấm cười híp mắt, được chồng xoa lưng dễ dàng rơi vào trạng thái buồn ngủ.

……………………………………………..

Đủ ngày, đủ tháng, Tấm sinh hạ được một cô con gái như hoa như ngọc. Conbé khóc rất to, được mẹ cưng nựng áp vào bầu ngực thì nhắm chặt mắt, mút lấy mút để. Tấm giả than:

– Aiz, thiếp cũng không ngờ lại sinh ra con gái nữa!

– Không sao, con nào ta cũng thích – Vĩnh Gia dịu dàng lau mặt cho vợ.

– Haiz…thiếp nghĩ tại chàng nợ nữ tử trong dân gian quá nhiều, giờ bị báo ứng đây… – Tấm nhìn mặt Vĩnh Gia đùa dai.

– Không sao – Vĩnh Gia dầy da liếc cô – Có bao nhiêu nợ, cứ đến mà đòi, lưng ta còn cứng lắm.

Hiểu ra thâm ý trong lời chồng, Tấm quay đi khuôn mặt đỏ như gấc, miệng lầu bầu “không thèm nói chuyện với chàng”

……………………………………..

– Em bảo đến bao giờ ta mới đến lượt đây? Vĩnh Gia vẻ khó chịu, tay chenvào ôm bầu ngực căng sữa của vợ, mặc kệ bé con đang huơ tay đòi.

– Chàng thật là…Tấm muốn đẩy ra nhưng bất lực, thân thể đã mấy tháng không được gần chồng, cũng phản lại dễ dàng thuận theo.

Vĩnh Gia mặc kệ vợ nói gì, việc mình cứ làm, khiêu khích vợ đến nơi đếnchốn. Hừm không ăn được triệt để, cũng đành, méo mó còn hơn không.

……………………………………

Vì cái miệng đen đủi của Vĩnh Gia, Tấm sinh đến đứa thứ năm mới ra cậu con trai. Đúng như mong ước của mình, Lê Bình An được bế em mệt nghỉ.

Từ đây cả nhà quây quần, đông vui, sống cuộc đời củi gạo, dầu muối, nhưng vô cùng hạnh phúc, mãi mãi về sau.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.