Thái độ Vân Hưởng thực sự rất vô lễ, không vừa với khuân phép dẫu sao Tam lão gia tử tuổi cũng đã ngót nghét 60 sánh ngang với gia gia nhà y nhưng lão nhân gia cũng không thể nói gì hơn bởi hài tử là người duy nhất trồng được cây trên núi, là hy vọng cuối cùng của nơi đây. Chưa kể cả thôn vừa mới làm phật lòng hài tử không nhẹ.
Chuyện này phải nói tới tháng trước, Vân Hưởng vẫn như thường ngày chăm sóc cây non, thôn dân không hiểu vì sao lại kéo nhau tới trước nhà y làm loạn hết lên. Hỏi ra mới biết bọn họ cảm thấy bất mãn vì cả ngọn núi lớn như vậy chỉ có nhà Vân Hưởng mới trồng nổi cây. Đám người không biết bí mật thân thế của Vân Hưởng cứ nghĩ y trồng được cây là do địa thế tốt nhất mực muốn đuổi mẫu tử y đi chiếm lấy khu đất này. Mẫu tử Vân Hưởng sức yếu không địch lại người đông cứ thế bị đuổi ra khỏi núi ăn gió nằm sương suốt ba ngày trời đám người kia mới nhận ra cây sống không phải nhờ đất ở đây mà vì có người chăm sóc là Vân Hưởng. Đám người đó liền mặt dày kéo mẫu tử ba người lên lại núi, có kẻ biết điều xin lỗi nhưng vẫn còn kẻ cố chấp, nhận ra chỉ có Vân Hưởng trồng được cây liền ra lệnh y trồng cây trên cả ngọn núi này.
Điều này đã chọc tức Vân Hưởng khiến y quyết định không trồng cây nữa, đám người kia ỷ thế bản thân là chủ đất liền đe doạ sẽ đuổi y đi. Thái độ bọn họ cực kỳ kênh kiệu, nghĩ rằng Vân Hưởng sẽ không dám đi bởi Hoa Thy Thy vừa hay khi đó trở bệnh nặng, sức nàng đã không chống chọi được sau ba ngày bị đuổi kia. Cơm ba bữa thường cũng là do người trong thôn đem tới nên bọn họ nghĩ mẫu tử Vân Hưởng sẽ không sống được nếu không có họ. Nhưng tất cả đều sai, Vân Hưởng không những không thỏa hiệp ngược lại còn dứt khoát quay người rời đi, lôi Hoa Thy Thy cùng Vân Dao xuống chân núi sống.
Gần một năm qua Vân Hưởng vì trồng cây mà mỗi ngày đều phải tiêu hao một lượng lớn linh lực, đôi lúc không đủ còn phải cắt thịt lấy máu ra thay. Y vốn nghĩ việc bản thân tận tâm chăm sóc cây giúp người trong thôn còn bọn họ giúp y kiếm lương thực ba bữa cũng chính là hợp tác đôi bên cả hai cùng có lợi. Không nghĩ tới bọn họ lại coi ba người nhà y như kẻ ăn bám, coi rẻ sức lực mà y bỏ ra.
Đại thiếu gia Vân Hưởng đương nhiên không chấp nhận được chuyện này, y xuống núi, thời gian này vì không cần trồng cây nên y đã có sức lực thể hiện bản thân, sử dụng một số kiến thức cơ bản học được từ kiếp trước mà kiếm tiền. Cuộc sống dù không so được với khi được người cung phụng chăm sóc nhưng ít ra y cũng không để hai mẫu tử Vân Dao chết đói.
Tam lão gia tử thời gian đó đang ra ngoài đi tìm những hạt giống tốt, khi trở về biết được mọi chuyện liền nhanh chóng giải thích cho đám người ngu muội kia hiểu rõ tình hình. Từ lâu lão đã biết Vân Hưởng không phải người thường, kém nhất cũng là con nhà phú hào có gia giáo hiển nhiên ngộ tính cũng cao hơn thường dân chân lấm tay bùn như bọn họ. Vân Hưởng có thể trồng cây trên đất Viêm Sơn là do y có bản lĩnh, ngay từ đầu đám người bọn họ vốn dĩ đã không có quyền đánh giá hay trách móc y bất cứ điều gì.
Nghe Tam lão gia tử giải thích xong đám người trong thôn mới ngộ ra mọi chuyện, lúc này bọn họ mới nháo nhào tìm cách để Vân Hưởng trở lại Viêm Sơn.
Trong thôn trang, người Vân Hưởng tôn trọng và thân thiết nhất chính là Tam lão gia tử nên việc khuyên nhủ y trở lại cũng được giao cho lão. Hài tử thực sự nể mặt lão nhân gia quay lại núi sinh sống nhưng Vân Hưởng tính cách vốn hẹp hòi như lỗ kim khâu lại còn thù dai nên y đối với đám người trong thôn hiện tại chính là bằng mặt không bằng lòng, đối với Tam lão gia tử cũng xa cách hơn hẳn. Hôm nay lão nhân gia lại tới đây muốn y cùng đám người kia sống chung một chỗ, không nói tới bí mật có thể bị người phát hiện mà hàng xóm kế bên còn là kẻ thù vừa nghĩ tới thôi Vân Hưởng đã chẳng buồn nói chuyện, chỉ dùng ánh mắt biểu đạt sự bất mãn của bản thân.
Tam lão gia tử biết lần này Vân Hưởng giận thật cũng không dám nói thêm điều gì chỉ đành tạm gác lại ý định ban đầu:
“Được rồi! Nếu như con không muốn vậy ta cũng không ép! “
Lão nhân gia phiền lòng thở dài một hơi mệt mỏi, chậm rãi đứng lên chuẩn bị rời khỏi căn nhà đơn sơ. Lão còn chưa kịp bước ra cửa đã thấy một bóng dáng nhỏ bé đứng bên ngoài chờ đợi. Thoạt nhìn liền biết đó là một nữ hài, tuổi ngang tầm Vân Hưởng, vừa thấy Tam lão gia tử đứng dậy nữ hài đã nhanh tới bên cửa lớn, ghé cái đầu nhỏ vào nhìn, thủ thỉ gọi:
“Gia gia! “
“Tiểu Minh? “
Vừa thấy nữ hài Tam lão gia tử đã vô thức gọi tên nàng, đột nhiên cảm thấy có tầm mắt hướng về phía mình Vân Hưởng nghiêng đầu xem thử thấy đó là một nữ hài đen nhẻm cả người đầy bụi đất, tóc ngắn sát đầu đầy vết cắt lởm chởm đang lấp ló đứng sau cửa ngượng ngùng nhìn vào trong khiến y có chút bất ngờ. Nhà Vân Hưởng ở sườn núi địa hình di chuyển rất khó khăn, ngày thường cũng chỉ có người trưởng thành mới dám tới, đây là lần đầu tiên y thấy một người bạn đồng tuổi chưa kể đây còn là nữ hài đêm tối hoang vắng lại lên núi một mình lẽ nào nàng ta không sợ sao?
Nhưng nghe cách xưng hô có vẻ như nữ hài là cháu gái của Tam lão nhân gia. Có thể thấy nàng đã sống ở Viêm Sơn từ nhỏ nên làn da bị ánh mặt trời thiêu đốt tới xám xịt, khuân mặt bụ bẫm đầy vết tàn nhan trông kém xinh nhưng ngược lại nàng lại có đôi mắt mèo trong veo, sắc xảo, con ngươi màu nâu đậm sâu hun hút giống như bầu trời treo trên cao kia vậy, buổi sáng tỏa ánh mặt trời rực rỡ, ban đêm lại huyền bí như những tinh tú mơ hồ chiếu sáng.
Bị đôi mắt đó nhìn Vân Hưởng cảm thấy có chút không thoải mái liền rời tầm mắt đi, đúng lúc này Tam lão gia tử lên tiếng:
“Tiểu Minh sao con lại tới đây? “
Tam lão gia tử cũng kinh ngạc không kém, bình thường nữ hài rất sợ tối, đến đêm vẫn luôn chui rúc trong nhà không dám ra ngoài hôm nay phá lệ một ngày khác biệt khiến lão vừa mừng vừa lo.
Tam Tiểu Minh thấy vậy không đáp chỉ cong khóe mắt cười cười với lão sau liếc nhìn tới bên Vân Hưởng đôi mắt nàng cụp xuống như đang chạy trốn ánh mắt của đối phương, đôi má đỏ ngày ngày bị ánh mặt trời hun đúc tới cháy da cũng rõ ràng hiện lên một màu đỏ ửng hơn trước.
Lúc sau nữ hài mới lấy lại bình tĩnh, nhỏ giọng đáp:
“Là nương… kêu con tới gọi người về ăn cơm… “
Nói xong nữ hài quay người bỏ chạy để Tam lão gia tử ở lại đứng tới ngây người. Song lão bừng tỉnh nhận ra đúng thật đã qua giờ cơm, đêm tối lại hoang vắng sợ cháu gái nhà mình chạy lung tung bị lạc lão liền qua loa nói vài lời với Vân Hưởng rồi vội đuổi theo.
Nhìn bóng người vụt tắt cùng bóng lưng lọm khọm của lão nhân gia trong lòng Vân Hưởng rối rắm không biết phải làm sao. Đúng lúc này một giọng nói quen thuộc bên tai đánh tỉnh Vân Hưởng ra khỏi dòng suy nghĩ:
[Hình như nữ hài đó thích ngươi thì phải! ]
Lam lên tiếng khẳng định, Vân Hưởng trợn trắng mắt phản bác:
“Con mắt nào của cô thấy vậy? “
[Cả hai! ]
“Đâu? Lôi ra đây cho tôi xem! “
[… ]
Lam bị Vân Hưởng nói cho cạn ngôn, vốn dĩ y đã biết cô chỉ là một hồn phách bám víu vào linh hồn y lấy đâu ra thực thể để cho y nhìn thấy.
Còn Vân Hưởng thì quá hiểu người phụ nữ này, bình thường cô rất hay nói những lời như vậy nào là người kia thích ngươi, kẻ đó yêu ngươi, dù cho họ ngoài mặt có tỏ ra ghét bỏ cô cũng sẽ cho rằng họ đang lạt mềm buộc chặt, cố gắng thu hút sự chú ý của y khiến cho Vân Hưởng phải tự hỏi bản thân là do mắt y có vấn đề hay là do Lam không có não? Chứ đám người kia khi không lại chơi trò lạt mềm buộc chặt với một hài tử làm gì?
Còn có một vấn đề khác, đó là suốt một năm qua Vân Hưởng vẫn chưa biết bản thân đang ở đâu, chính xác hơn là y xuyên tới nơi nào cũng không biết. Hỏi Lam thì cô cũng chỉ ậm ừ cho qua, điều này khiến Vân Hưởng rất tức giận nhưng y cũng chẳng thể làm gì ngoại trừ nghe theo Lam làm những chuyện vô bổ.
[Nữ hài đó thực sự thích ngươi mà! ]
[Ngươi nhìn xem bộ dáng e ngại đó… ]
[Biểu cảm ngượng ngùng đó… ]
[Đôi mắt trong sáng rực rỡ khi nhìn ngươi kia… bên trong đều là ngưỡng mộ… Nhóc con đó chắc chắn thích ngươi rồi! ]
“Ngươi im miệng cho ta! “
Giọng nói liên tục lải nhải trong đầu khiến Vân Hưởng mệt mỏi không thôi, y vô thức đưa tay lên day day thái dương, gằn giọng ra lệnh nhưng Lam vẫn chưa có ý định từ bỏ, cô liên tục ba hoa nói bên tai Vân Hưởng như muốn tẩy não y:
[Sao chứ? Ta nói đúng mà! Ngươi xinh đẹp như vậy ai cũng yêu cũng thích]
[Phải đấy! Ngươi rất xinh đẹp! ]
[Rất – xinh – đẹp]
[X – i – n – h đ – ẹ – p]
“Đủ rồi đấy! “
Vân Hưởng bị chọc cho phát quạu, bình thường y rất lười để ý tới mấy chuyện này nhưng nữ nhân lại cứ được nước lấn tới khiến sức chịu đựng của y hoàn toàn bị đập đổ, tức nước vỡ bờ Vân Hưởng không nhẫn nhịn thêm nữa mà hoàn toàn bộc phát khiến Lam cũng phải giật mình không dám nói thêm gì nữa.