Xách Ba Lô Lên Và Đi - Tập 1: Châu Á Là Nhà, Đừng Khóc

Chương 37: Srinagar



Sau một đêm ngủ như chết, sáng hôm sau chúng tôi lên đường đi Srinagar, thủ phủ của Kashmir. Có lẽ chỉ có ở Kashmir biển báo thành phố mới dám ghi một câu xanh rờn: “Welcome to Paradise on Earth”. Đôi khi tôi buồn vì mình không có tài tả cảnh và Kashmir càng làm cho tôi phải đau khổ dằn vặt vì cái sự bất tài của mình. Tôi ước gì mình có khả năng biến mọi cảm xúc của mình thành chữ, để người đọc có thể cảm nhận được cái đẹp, cái hồn của Kashmir. Mải ngắm cảnh, chúng tôi chẳng mấy khi nói chuyện. Nếu có nói, thì chủ đề cũng chỉ là về một cái đẹp khác của Kashmir.

“Trời ơi, chị muốn xem người Kashmir quá. Nghe nói con trai Kashmir đẹp dã man luôn”. “Murdi bạn em là người Kashmir đấy. Bạn ấy xinh lắm. Nghe nói con gái Kashmir cũng đẹp quá trời luôn”.
“Đúng đúng. con gái Kashmir đẹp lắm”. Pankaj chen vào.
“Con trai thì sao?”. Cả tôi và chị Khánh đồng thanh hỏi.
“Hai chị phải tự xem rồi”.
Trời mỗi lúc một lạnh. Mới bắt đầu vào đông mà nhiệt độ đã xuống ba, bốn độ. Chị Khánh ủ một cái áo khoác lông to đùng. Tôi vẫn chỉ có chiếc áo len mặc bên ngoài chiếc áo phông dài tay. Tour sắp xếp cho chị Khánh ở khách sạn, nhưng nghe tôi dụ dỗ, chị muốn đi ngủ nhà thuyền. Quả thực, đến Kashmir mà không ở nhà thuyền thì chưa phải đến Kashmir. Nhà thuyền là một đặc sản, và cũng là minh chứng cho vẻ đẹp không thể cưỡng lại của mảnh đất này. Đến Kashmir, thật không khó để nhận ra điều đó. Hàng trăm ngôi nhà thuyền nhỏ nhắn rực rỡ màu sắc vai kề vai nối tiếp nhau trải dài cả cây số ven sông hay ven hồ Dal và Nagin. Theo Robinson kể, do Kashmir quá đẹp, quá nhiều người muốn mua đất ở đây. Để bảo vệ Kashmir khỏi đầu cơ bất động sản từ tư bản bên ngoài, quốc vương Kashmir bấy giờ mới ra một luật chỉ người Kashmir mới được mua đất ở Kashmir. Khi thực dân Anh sang Ấn Độ, họ tìm mọi cách để có thể lách luật và nhà thuyền là kết quả của việc lách luật đó. Những ngôi nhà thuyền ban đầu là nơi nghỉ dưỡng của người Anh dần dần được nâng cấp lên thành nhà nghỉ cho du khách. Người bạn mà tôi liên hệ trước trên CouchSurfing, Mustafa, ở trong một căn nhà thuyền như vậy. Tôi xin Mustafa cho tôi và chị Khánh ở nhờ.

Mustafa hẹn gặp chúng tôi trên cây cầu vắt qua con sông nơi thuyền nhà cậu neo đậu. Mustafa bằng tóc đen, mắt sâu, râu quai nón đậm chất Trung Đông. Cậu không hẳn là đẹp trai như những gì chị Khánh và tôi hình dung về con trai Kashmir, nhưng tôi có thể nói là cậu khá có duyên.
“Trời ơi, ấy mặc thế có lạnh không?”
“Nghe tiếng gì kêu lách cách không? Tiếng răng tớ đập vào nhau đấy”.
Thuyền có phòng khách, phòng ngủ, nhà vệ sinh, bếp đủ cả. Khắp thuyền có rèm nhung phủ bốn phía để giữ ấm. Bác trai ngồi hút thuốc, chân hơ bên trên một giỏ lửa.
“Người Kashmir ai cũng có một giỏ lửa thế này để giữ ấm trong mùa đông. Người ta gọi nó là người vợ mùa đông đấy”. Bác cười móm mém. Tóc và râu bác dài bằng nhau, phủ ngang đến ngực.
“Bác hút gì thế?”.
“Cần sa. Cần sa Kashmir là hàng hiếm đấy”.
Bác gái từ dưới bếp tất tả chạy lên với ba ly trà. Trà Kashmir khác với trà ở các khu vực khác ở Ấn Độ, mà sau này tôi phát hiện ra là nó giống trà ở Ai Cập: trà thơm, không sữa nhưng nhiều đường. Trời lạnh không ai muốn uống nước cả, nên chỉ có uống trà nóng tì tì thôi.
Phải ở trên thuyền, chòng chành mỗi khi có người bước hơi mạnh chân, ngắm mặt trời lên lấp ló bên hàng cây chinar rực rỡ, nhâm nhi trà Kashmir, nghe cá gọi trên mặt nước, mới hiểu tại sao du khách yêu nhà thuyền đến thế. Thú đấy nhưng lạnh. Trời lạnh, ở trên sông càng lạnh. Đánh răng mà lười cứ tê cứng lại. Ngửi thấy hơi nước là đã thấy tê tái nói gì động vào nước. Sáng tỉnh dậy thấy nước đóng băng ở cạnh bờ. Chị Khánh tặc lưỡi:

“Ở một hôm cho biết thế thôi, đêm nay về lại khách sạn ở”.
Mustafa vốn là hướng dẫn viên du lịch nên hôm sau cậu đề nghị dẫn chúng tôi đi chơi. Nhưng chả hiểu sao Pankaj cứ mặt nặng mặt nhẹ có vẻ không muốn cho cậu đi cùng nên sau khi đến một số điểm du khách không thể bỏ qua như vườn thượng uyển, hồ Dal, leo lên đỉnh núi ngắm bao quát toàn cảnh thung lũng Kashmir đẹp như tranh vẽ, tôi và Mustafa tách ra đi riêng. Đi qua một chợ hàng thùng, tôi tạt vào mua một cái áo khoác mỏng dính với giá 200Rs ($4). Tôi không muốn mua áo quá dày vì nặng, dùng xong ở Kashmir rồi chẳng biết có dùng ở đâu nữa không mà tha lôi lỉnh kỉnh.

Mustafa dẫn tôi đến đám cưới một người bà con của cậu. Đám cưới Kashmir rất lạ. Trong mấy ngày liền, cô dâu mới cứ phải trang điểm, mặc quần áo đẹp cho bà con làng xóm tới ngắm. Cô dâu mặc chiếc váy đỏ, đội khăn đỏ, khắp người là đồ trang sức bằng vàng. Chị ngồi yên trong một góc phòng, lúc nào cũng phải cười tươi, còn bà con thì ngồi khắp phòng vừa ăn vừa nói chuyện rôm rả. Chẳng ai nói được tiếng Anh, mọi người mang trà và bánh ngọt ra cho tôi rồi vừa nói chuyện vừa chỉ trỏ tôi gì đó, tôi nhìn thì lại cười một cách trìu mến. Tôi cũng cười lại. Chẳng biết làm gì, tôi cứ uống trà. Chị bưng trà cho tôi cứ cười tủm tỉm, có lẽ chưa thấy ai uống trà nhiều như tôi. Tự nhiên tôi thấyđồng cảm ghêgớm với cô dâu mới kia, đã lạ nước lạ cái rồi lại còn cứ phải ngồi như phỗng cho người ta ngắm nghía bàn tán. Mustafa bảo mọi người quý tôi lắm vì tôi xinh hiền, lại có vẻ ngoan, nhưng ai mà biết là Mustafa nói dối hay nói thật, hơ hơ.
Cũng nhờ Mustafa mà tôi được ăn thử rất nhiều đồ ăn đặc trưng của Kashmir. Buổi tối, cậu dẫn tôi ngồi ăn thịt xiên nướngở cạnh hồ Dal. Trời lạnh, tôi thích ngồi cạnh đống lửa, ngồi gần đến mức hơi nóng có thể phả vào mặt. “Mustafa sao không học đại học?”. Tôi hỏi. Cũng như hầu hết các bạn trẻ ở đây, cậu chỉ học xong cấp ba là nghỉ.
“Ngày trước có học, nhưng mà đợt vừa rồi bị giớinghiêm ba tháng, phải ở nhà suốt chẳng đến trường được nên bỏ luôn”.
“Giới nghiêm ba tháng?”.
“Ừ, ấy may mà lên đây đúng lúc bạo động đấy. Từ tháng sáu đến tháng chín, bạo động liên miên. Cứ vài hôm lại bị giới nghiêm một lần, không ai được ra ngoài vì họ sợ người dân biểu tình, ném đá”. (Giờ tôi đã hiểu tại sao ở Srinagar lại nhiều xe bị vỡ cửa kính đến thế).
“Kể cả đi học?”. Tôi không tin vào tai mình nữa.
“Ừ. Trẻ em còn chẳng được ra ngoài chơi. Nhiều bé bị khủng hoảng tinh thần nghiêm trọng vì suốt ngày bị giữ trong nhà. Tớ có tình nguyện với một tổ chức phi chính phủ giúp đỡ những em bé bị như thế”.
“Nếu đi học lại, ấy muốn học nghề gì?”.
“Hướng dẫn viên du lịch”.
“Tại sao?”.
“Công việc nhàn, lương cao, được gặp nhiều người nước ngoài”.
Tôi thấy buồn vì hầu hết các bạn trẻ tôi gặp tại những điểm du lịch nổi tiếng toàn muốn học để trở thành hướng dẫn viên. Không có gì sai khi chọn nghề này cả, nhưng ai cũng làm hướng dẫn viên thì lấy ai làmnhững nghề khác? Chưa kể,ở Kashmir do bạo động liên miên, ngành du lịch còn chưa biết đi đâu về đâu thì nói gì hướng dẫn viên. Đến thăm Kashmir lòng tôi cứ xắt lại. Một vùng đất vốn kiếm sống bằng ngành du lịch mà giờđây không còn khách du lịch nữa thì sống bằng gì? Các cửa hàng đóng cửa, khách sạn đìu hiu, đình côngliên miên, chợ tan từ sáu giờ tối. Sau tám giờ tối là không còn ai ra ngoài. Phương tiện công cộng khônghoạt động. Trạm xăng không bán nên auto–rickshaw, taxi vô cùng đắt đỏ. Khách sạn, chúng tôi là những người khách duy nhất.
Ngày chúng tôi rời Srinasar là “Black Day” – “Ngày đen tối” 27 tháng 10, đánh dấu ngày đầu tiên quân đội Ấn Độ đặt chân lên Kashmir. Trong ngày này, người dân phản đối bằng cách ném đá vào quân đội và quân đội đôi khi sẽ bắn trả. Giới nghiêm toàn thành phố. Đêm trước đó đã có tám người bị thương. Tài xế của chúng tôi, vốn là người Ấn Độ theo đạo Hindu, sợ quá phải gọi anh chàng lễ tân vào ngủ cùng. Chúng tôi rời thành phố mà trong lòng cứ thấp thỏm. Giới nghiêm toàn thành phố. Cứ đi được khoảng năm phút chúng tôi lại bị chặn lại tra hỏi, liên tục phải vòng qua đường khác. Cũng may, do chúng tôi là khách du lịch nước ngoài nên cuối cùng cũng đi được. Ra khỏi Srinasar, chúng tôi lại suýt nữa bị mắc kẹt vì hết xăng mà trạm xăng đang đình công không hoạt động.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.
Xách Ba Lô Lên Và Đi - Tập 1: Châu Á Là Nhà, Đừng Khóc

Chương 37: Srinagar



Sau một đêm ngủ như chết, sáng hôm sau chúng tôi lên đường đi Srinagar, thủ phủ của Kashmir. Có lẽ chỉ có ở Kashmir biển báo thành phố mới dám ghi một câu xanh rờn: “Welcome to Paradise on Earth”. Đôi khi tôi buồn vì mình không có tài tả cảnh và Kashmir càng làm cho tôi phải đau khổ dằn vặt vì cái sự bất tài của mình. Tôi ước gì mình có khả năng biến mọi cảm xúc của mình thành chữ, để người đọc có thể cảm nhận được cái đẹp, cái hồn của Kashmir. Mải ngắm cảnh, chúng tôi chẳng mấy khi nói chuyện. Nếu có nói, thì chủ đề cũng chỉ là về một cái đẹp khác của Kashmir.

“Trời ơi, chị muốn xem người Kashmir quá. Nghe nói con trai Kashmir đẹp dã man luôn”. “Murdi bạn em là người Kashmir đấy. Bạn ấy xinh lắm. Nghe nói con gái Kashmir cũng đẹp quá trời luôn”.
“Đúng đúng. con gái Kashmir đẹp lắm”. Pankaj chen vào.
“Con trai thì sao?”. Cả tôi và chị Khánh đồng thanh hỏi.
“Hai chị phải tự xem rồi”.
Trời mỗi lúc một lạnh. Mới bắt đầu vào đông mà nhiệt độ đã xuống ba, bốn độ. Chị Khánh ủ một cái áo khoác lông to đùng. Tôi vẫn chỉ có chiếc áo len mặc bên ngoài chiếc áo phông dài tay. Tour sắp xếp cho chị Khánh ở khách sạn, nhưng nghe tôi dụ dỗ, chị muốn đi ngủ nhà thuyền. Quả thực, đến Kashmir mà không ở nhà thuyền thì chưa phải đến Kashmir. Nhà thuyền là một đặc sản, và cũng là minh chứng cho vẻ đẹp không thể cưỡng lại của mảnh đất này. Đến Kashmir, thật không khó để nhận ra điều đó. Hàng trăm ngôi nhà thuyền nhỏ nhắn rực rỡ màu sắc vai kề vai nối tiếp nhau trải dài cả cây số ven sông hay ven hồ Dal và Nagin. Theo Robinson kể, do Kashmir quá đẹp, quá nhiều người muốn mua đất ở đây. Để bảo vệ Kashmir khỏi đầu cơ bất động sản từ tư bản bên ngoài, quốc vương Kashmir bấy giờ mới ra một luật chỉ người Kashmir mới được mua đất ở Kashmir. Khi thực dân Anh sang Ấn Độ, họ tìm mọi cách để có thể lách luật và nhà thuyền là kết quả của việc lách luật đó. Những ngôi nhà thuyền ban đầu là nơi nghỉ dưỡng của người Anh dần dần được nâng cấp lên thành nhà nghỉ cho du khách. Người bạn mà tôi liên hệ trước trên CouchSurfing, Mustafa, ở trong một căn nhà thuyền như vậy. Tôi xin Mustafa cho tôi và chị Khánh ở nhờ.

Mustafa hẹn gặp chúng tôi trên cây cầu vắt qua con sông nơi thuyền nhà cậu neo đậu. Mustafa bằng tóc đen, mắt sâu, râu quai nón đậm chất Trung Đông. Cậu không hẳn là đẹp trai như những gì chị Khánh và tôi hình dung về con trai Kashmir, nhưng tôi có thể nói là cậu khá có duyên.
“Trời ơi, ấy mặc thế có lạnh không?”
“Nghe tiếng gì kêu lách cách không? Tiếng răng tớ đập vào nhau đấy”.
Thuyền có phòng khách, phòng ngủ, nhà vệ sinh, bếp đủ cả. Khắp thuyền có rèm nhung phủ bốn phía để giữ ấm. Bác trai ngồi hút thuốc, chân hơ bên trên một giỏ lửa.
“Người Kashmir ai cũng có một giỏ lửa thế này để giữ ấm trong mùa đông. Người ta gọi nó là người vợ mùa đông đấy”. Bác cười móm mém. Tóc và râu bác dài bằng nhau, phủ ngang đến ngực.
“Bác hút gì thế?”.
“Cần sa. Cần sa Kashmir là hàng hiếm đấy”.
Bác gái từ dưới bếp tất tả chạy lên với ba ly trà. Trà Kashmir khác với trà ở các khu vực khác ở Ấn Độ, mà sau này tôi phát hiện ra là nó giống trà ở Ai Cập: trà thơm, không sữa nhưng nhiều đường. Trời lạnh không ai muốn uống nước cả, nên chỉ có uống trà nóng tì tì thôi.
Phải ở trên thuyền, chòng chành mỗi khi có người bước hơi mạnh chân, ngắm mặt trời lên lấp ló bên hàng cây chinar rực rỡ, nhâm nhi trà Kashmir, nghe cá gọi trên mặt nước, mới hiểu tại sao du khách yêu nhà thuyền đến thế. Thú đấy nhưng lạnh. Trời lạnh, ở trên sông càng lạnh. Đánh răng mà lười cứ tê cứng lại. Ngửi thấy hơi nước là đã thấy tê tái nói gì động vào nước. Sáng tỉnh dậy thấy nước đóng băng ở cạnh bờ. Chị Khánh tặc lưỡi:

“Ở một hôm cho biết thế thôi, đêm nay về lại khách sạn ở”.
Mustafa vốn là hướng dẫn viên du lịch nên hôm sau cậu đề nghị dẫn chúng tôi đi chơi. Nhưng chả hiểu sao Pankaj cứ mặt nặng mặt nhẹ có vẻ không muốn cho cậu đi cùng nên sau khi đến một số điểm du khách không thể bỏ qua như vườn thượng uyển, hồ Dal, leo lên đỉnh núi ngắm bao quát toàn cảnh thung lũng Kashmir đẹp như tranh vẽ, tôi và Mustafa tách ra đi riêng. Đi qua một chợ hàng thùng, tôi tạt vào mua một cái áo khoác mỏng dính với giá 200Rs ($4). Tôi không muốn mua áo quá dày vì nặng, dùng xong ở Kashmir rồi chẳng biết có dùng ở đâu nữa không mà tha lôi lỉnh kỉnh.

Mustafa dẫn tôi đến đám cưới một người bà con của cậu. Đám cưới Kashmir rất lạ. Trong mấy ngày liền, cô dâu mới cứ phải trang điểm, mặc quần áo đẹp cho bà con làng xóm tới ngắm. Cô dâu mặc chiếc váy đỏ, đội khăn đỏ, khắp người là đồ trang sức bằng vàng. Chị ngồi yên trong một góc phòng, lúc nào cũng phải cười tươi, còn bà con thì ngồi khắp phòng vừa ăn vừa nói chuyện rôm rả. Chẳng ai nói được tiếng Anh, mọi người mang trà và bánh ngọt ra cho tôi rồi vừa nói chuyện vừa chỉ trỏ tôi gì đó, tôi nhìn thì lại cười một cách trìu mến. Tôi cũng cười lại. Chẳng biết làm gì, tôi cứ uống trà. Chị bưng trà cho tôi cứ cười tủm tỉm, có lẽ chưa thấy ai uống trà nhiều như tôi. Tự nhiên tôi thấyđồng cảm ghêgớm với cô dâu mới kia, đã lạ nước lạ cái rồi lại còn cứ phải ngồi như phỗng cho người ta ngắm nghía bàn tán. Mustafa bảo mọi người quý tôi lắm vì tôi xinh hiền, lại có vẻ ngoan, nhưng ai mà biết là Mustafa nói dối hay nói thật, hơ hơ.
Cũng nhờ Mustafa mà tôi được ăn thử rất nhiều đồ ăn đặc trưng của Kashmir. Buổi tối, cậu dẫn tôi ngồi ăn thịt xiên nướngở cạnh hồ Dal. Trời lạnh, tôi thích ngồi cạnh đống lửa, ngồi gần đến mức hơi nóng có thể phả vào mặt. “Mustafa sao không học đại học?”. Tôi hỏi. Cũng như hầu hết các bạn trẻ ở đây, cậu chỉ học xong cấp ba là nghỉ.
“Ngày trước có học, nhưng mà đợt vừa rồi bị giớinghiêm ba tháng, phải ở nhà suốt chẳng đến trường được nên bỏ luôn”.
“Giới nghiêm ba tháng?”.
“Ừ, ấy may mà lên đây đúng lúc bạo động đấy. Từ tháng sáu đến tháng chín, bạo động liên miên. Cứ vài hôm lại bị giới nghiêm một lần, không ai được ra ngoài vì họ sợ người dân biểu tình, ném đá”. (Giờ tôi đã hiểu tại sao ở Srinagar lại nhiều xe bị vỡ cửa kính đến thế).
“Kể cả đi học?”. Tôi không tin vào tai mình nữa.
“Ừ. Trẻ em còn chẳng được ra ngoài chơi. Nhiều bé bị khủng hoảng tinh thần nghiêm trọng vì suốt ngày bị giữ trong nhà. Tớ có tình nguyện với một tổ chức phi chính phủ giúp đỡ những em bé bị như thế”.
“Nếu đi học lại, ấy muốn học nghề gì?”.
“Hướng dẫn viên du lịch”.
“Tại sao?”.
“Công việc nhàn, lương cao, được gặp nhiều người nước ngoài”.
Tôi thấy buồn vì hầu hết các bạn trẻ tôi gặp tại những điểm du lịch nổi tiếng toàn muốn học để trở thành hướng dẫn viên. Không có gì sai khi chọn nghề này cả, nhưng ai cũng làm hướng dẫn viên thì lấy ai làmnhững nghề khác? Chưa kể,ở Kashmir do bạo động liên miên, ngành du lịch còn chưa biết đi đâu về đâu thì nói gì hướng dẫn viên. Đến thăm Kashmir lòng tôi cứ xắt lại. Một vùng đất vốn kiếm sống bằng ngành du lịch mà giờđây không còn khách du lịch nữa thì sống bằng gì? Các cửa hàng đóng cửa, khách sạn đìu hiu, đình côngliên miên, chợ tan từ sáu giờ tối. Sau tám giờ tối là không còn ai ra ngoài. Phương tiện công cộng khônghoạt động. Trạm xăng không bán nên auto–rickshaw, taxi vô cùng đắt đỏ. Khách sạn, chúng tôi là những người khách duy nhất.
Ngày chúng tôi rời Srinasar là “Black Day” – “Ngày đen tối” 27 tháng 10, đánh dấu ngày đầu tiên quân đội Ấn Độ đặt chân lên Kashmir. Trong ngày này, người dân phản đối bằng cách ném đá vào quân đội và quân đội đôi khi sẽ bắn trả. Giới nghiêm toàn thành phố. Đêm trước đó đã có tám người bị thương. Tài xế của chúng tôi, vốn là người Ấn Độ theo đạo Hindu, sợ quá phải gọi anh chàng lễ tân vào ngủ cùng. Chúng tôi rời thành phố mà trong lòng cứ thấp thỏm. Giới nghiêm toàn thành phố. Cứ đi được khoảng năm phút chúng tôi lại bị chặn lại tra hỏi, liên tục phải vòng qua đường khác. Cũng may, do chúng tôi là khách du lịch nước ngoài nên cuối cùng cũng đi được. Ra khỏi Srinasar, chúng tôi lại suýt nữa bị mắc kẹt vì hết xăng mà trạm xăng đang đình công không hoạt động.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.