Cô đực mặt ra đấy, không hiểu hắn ta nói gì cả. Mặt hắn cũng chẳng có biểu cảm gì, quẳng cho cô túi bánh mà hỏi rằng: “Nếu cô không câm thì hãy nói cảm ơn tôi đi nào.”
Như bị đánh thức sau một giấc mộng, cô phản ứng bằng cách định mở miệng nói gì đó thì bỗng giọng ai đó vang lên:
– Thưa giám đốc, sắp đến giờ họp rồi, mời ngài đi nhanh kẻo muộn.
Cô quay sang nhìn. Một người đàn ông áo vest chỉnh tề, giày đen bóng loáng đang đứng cạnh một chiếc “ô tô bay” đang chờ sẵn từ khi nào. Rồi hắn ta, cái người mà ăn nói kỳ quặc với cô bãn nãy bước lên xe rời đi cùng người kia.
Cô vẫn đang ngoái đầu nhìn theo bóng chiếc xe rời đi thì một giọng nói the thé vang lên:
– Cái con ăn mày kia có tránh ra chỗ khác cho người ta buôn bán không hả, đúng là xúi quẩy mà.
Thấy vậy, cô liền cầm túi bánh rồi chạy khỏi chỗ đó, cũng vừa lúc trời quang mây tạnh.
Ánh nắng vàng mà gay gắt chiếu thẳng vào làn da trắng, mái tóc đen và cả chiếc váy sắp khô của Giang Mạnh Châu. Nhưng cô hình như chưa quan tâm đến những điều đó, đầu óc cô bây giờ cứ miên man nghĩ về những lời nói của hai con người kia. Họ cùng gọi cô là “ăn mày” nhưng đâu phải thế. Chiếc váy cô đang mặc, đôi giày cô đang đi, chiếc kẹp tóc trên đầu đều đến từ những hãng thời trang nổi tiếng khác nhau. Nó chỉ bị ướt thôi mà, đâu có bẩn thỉu hay rách rưới gì đâu. Mà người đàn ông ấy ăn nói cũng có chút nhẫm lẫn, gì mà năm ba nghìn linh ba chứ, tính ra cô mất cũng chưa đầy một năm mừ. Hắn nom trông ăn mặc cũng rất gọn gàng, đẹp trai, sạch sẽ vậy mà ra đường lại quên mang não chăng. Nghĩ rồi cô cũng chỉ biết thở dài.
– Ai da, cái lưng của già lại đau nữa rồi, chẳng có ai giúp gì cả, khổ cái thân già này quá!
Mạnh Châu quay về tiếng phát ra lời nói ấy. Cô thấy một bà lão tầm tám mươi tuổi đang khó khăn bê một chậu cây vào dưới một mái hiên của một cửa hàng cây cảnh nhỏ xíu, nằm lọt hẳn trong con hẻm ít ai chú ý. Thấy vậy cô chạy ra giúp và rằng:
– Bà ơi để cháu giúp cho.
Cô nghiêng chậu cây một tí rồi xoay vòng, điều chỉnh cho nó đứng gọn trong mái hiên. Xong, cô đứng thẳng người hỏi bà lão:
– Bà không có con cháu sao, một mình bê chậu cây nặng và đẹp như thế vỡ mất thì uổng.
Tự nhiên bà ấy hỏi một câu khiến cô ngớ người.
– Cháu cũng biết đây là cây cơ à?
Trời ơi, câu hỏi của bà kì quá vậy, ai lại không biết đấy là một chậu cây cơ chứ. Cô chỉ biết cười gượng mà đáp: “Bà à, tất nhiên cháu biết đây là cây chứ, đầu óc cháu vẫn bình thường mà.”
Bà ấy nhìn cô từ đầu xuống chân như thể dò xét rồi nắm tay cô, kéo vào trong cửa hàng: “Vào đây với ta xem nào.”
Bước vào trong cửa hàng, cảm giác mát mẻ chạm ngay đến da thịt Mạnh Châu, cô cảm thấy thoải mái biết bao. Khắp cửa hàng nhỏ này toàn là những chậu cây xinh đẹp. Dưới mặt sàn là những chậu cây to; những châu cây nhỏ hơn thì được treo trên tường, trên cửa sổ; trên trần nhà cũng rũ xuống vài cành phong lan trắng hồng. Trông không khác gì một khu vườn nhỏ vậy, thật thơ mộng làm sao.
– Cháu gái, cháu biết chậu cây nhỏ đằng kia trồng cây gì không? – Tay bà ấy chỉ về phía bệ cửa sổ.
– Là cây sen đá ạ. – Mạnh Châu trả lời.
Rồi bà ấy hỏi cái gì, cô trả lời hết như kiểm tra bài cũ vậy. Cuối cùng bà ấy kết luận:
– Ta không ngờ trong thành phố xấu xí này lại có một người trẻ như cháu.
– Bà nói gì thế? Cháu không hiểu. – Mạnh Châu thắc mắc.
Bà ấy nói, cứ như là kể chuyện từ lịch sử vậy. Bà ấy nói rằng, từ rất rất lâu rồi rồi, trên trái đất này vẫn còn những cây xanh “thật”. Sở dĩ bà ấy nói vậy vì mấy cái cây ngoài đường kia cũng chỉ là cây giả mà thôi. Từ rễ đến nhánh cây rồi cuống giữa lá chỉ là một phần rỗng để o-xi từ các nhà máy sản xuất xuyên qua mặt đất đi qua phần rỗng hòa vào làn không khí chung cho con người hít thở. Vậy tại sao bằng một cách khó khăn như thế con người mới có thể hít thở? Thì cũng do con người mà ra. Vì tham vọng đủ thứ, họ quên mất cây cối là nguồn cơn của sự sống, chính tay con người đã phá huỷ nó, để giờ đây họ tốn môt đống tiền để mua hơi thở cho bản thân. Những người lãnh đạo, người trong quân đội, giới thượng lưu đủ sức để chi trả cho chi phí đắt đỏ của o-xi. Còn giới trung lưu thì chỉ khó khăn đôi chút là có được. Khổ nhất vẫn là lũ dân kia, phải làm nhiều việc mới có thể giữ được hơi thở đều đặn. Những con rô-bốt kia thường là của giới trung hoặc thượng lưu. Cái cây kia có không khí là do người dân làm lụng vất vả mà cung cấp vào như một thứ thuế nặng nề. Dĩ nhiên thì những người cấp cao chỉ ung dung mà hưởng thụ mà thôi. Bà lão cũng những người cao tuổi khác đã lập nên một tổ chức nhỏ nhằm cùng nhau đánh thức được ý thức của mọi người về lợi ích cây xanh. Nhưng mấy kẻ hám lợi, mấy kẻ tạo ra thứ không khí giả tạo kia cứ tung tin đồn bất lợi về cây xanh khiến cho cây dù có miễn phí cũng chẳng ai thèm lấy.
Bỗng bà ấy ngỏ ý:
– Ta tên Cửu Phương, ta muốn cháu làm việc ở đây với ta có được không?
Không biết đi đâu về đâu, Mạnh Châu đồng ý luôn. Ngay sau đó có tiếng cửa mở, ai đó bước vào.
“Cháu ta đến rồi đấy.”