– Đằng Chính Hằng: Hoàng thái hậu, con mang nho đến cho người đây ạ!
– Hoàng thái hậu: Ta mới dùng cơm còn no lắm, con để đây chút nữa ta ăn!
– Đằng Chính Hằng: Vâng, hoàng thái hậu ( đưa giỏ nho cho trưởng ma ma)
– Hoàng thái hậu: Phong nhi lúc nào cũng quấn lấy Cảnh nhi hết từ nhỏ đến lớn vẫn vậy, con thì trầm hơn Phong nhi một chút, vui vẻ, hòa đồng hơn,con Cảnh nhi, thằng bé đó cứ im suốt, ai làm gì cũng không ngó ngàng,
bị người khác ăn hiếp thì không nói ai chỉ biết im! (thở dài)
– Đằng Chính Hằng: Huynh ấy lo những việc lớn lao, giúp Hoàng huynh lo cho người dân, giữ gìn bờ cõi. Con chỉ giúp huynh ấy được tí việc trong cung thì tính là bao (xoa tay Hoàng thái hậu)
– Hoàng thái hậu: Đúng, đúng các con ai cũng có trách nhiệm riêng, một công việc riêng, đứa nào cũng giỏi, còn ngoan thì phải xem xét lại! (cười híp cả mắt)
– Hoàng thái hậu: Đằng Cảnh từ khi sinh ra đã không có mẹ, ta chăm sóc nó từ nhỏ nhưng vẫn không hiểu hết huynh con suy nghĩ gì. Thằng bé giỏi về mọi mặt, phụ hoàng tụi con nhìn vào Đằng Cảnh biết có tố chất trở thành vua, muốn truyền ngôi cho Cảnh nhi nhưng thằng bé một mực không chịu, tánh khí ngang bướng, thích làm gì thì làm, phụ hoàng con cũng bó tay.
– Đằng Chính Hằng: (ngồi suy tư)
– Hoàng thái hậu: Huynh trưởng của con trở thành vua vô cùng khó khăn nhưng mà lúc nào Cảnh nhi cũng ra sức giúp đỡ. Lên 14 đã ra chiến trường, thương tích khắp người không hề than vãn, thắng về cũng không hề khoe khoang.
– Đằng Chính Hằng: Con lúc đầu gặp huynh ấy cũng cảm thấy huynh ấy rất khó gần, nghĩ trong đầu là Cảnh huynh ghét con!
– Hoàng thái hậu: Ha ha, nghĩ lại chỉ có mình Đằng Khương Phong là tiếp xúc nhiều với Cảnh nhi thôi.
– Đằng Chính Hằng: Vâng thưa hoàng thái hậu! (cười vui vẻ)
– Hoàng thái hậu: Cảnh nhi vẫn thường vào vườn trúc chứ?
– Đằng Chính Hằng: Vâng, nếu không có công việc gì huynh ấy vào vườn trúc suốt.
– Hoàng thái hậu: Tới giờ nó vẫn không thể chấp nhận được việc đó. Khi sinh Cảnh nhi vô cùng khó khăn, phần vì kiệt sức cộng với sức khỏe của Linh muội vô cùng yếu, ngày Cảnh nhi chào đời cũng là ngày mẫu thân mất.
– Đằng Chính Hằng: Mỗi lần tới ngày giỗ của nương, huynh ấy cứ ở suốt trong vườn trúc không gặp ai.
– Hoàng thái hậu: Nơi đó Linh muội đã tự tay trồng khi vào cung, lúc ấy ta và muội ấy thường xuyên ra đó ngắm cảnh, sau khi muội ấy mất đi ta cũng không đến đó lần nào nữa, nhìn cảnh lại nhớ đến người nên thôi.
– Hoàng thái hậu: Ta hứa sẽ chăm sóc tốt cho Cảnh nhi, bây giờ coi như sắp hoàn thành di nguyện đó rồi.
– Đằng Chính Hằng: (tiếp tục xoa tay thái hậu)
– Hoàng thái hậu: Tự nhiên lại nói những chuyện buồn này không hay cho lắm. Ma ma lột nho cho ta đi!
– Trưởng ma ma: Hoàng thái hậu, lát nữa người phải đi thăm vương phi (giọng từ tốn)
– Hoàng thái hậu: Đúng rồi, xém nữa quên chuyện quan trọng, ta phải gặp vương phi bé nhỏ chứ, mục tiêu chính về gặp vương phi mà, đúng là già lẩm cẩm.
– Đằng Chính Hằng: (che tay lên miệng) Thái hậu đến thăm vương phi tỷ tỷ mà không có quà sao?
– Hoàng thái hậu: Ai nói ta không có, đã chuẩn bị đầy đủ tất cả trang sức, quần áo, giày dép,…. còn cái này nữa đây là khế ước đất ta sẽ tặng vào ngày đại hôn.
– Đằng Chính Hằng: Nhưng mà Cảnh huynh có nhiều đất lắm rồi mà thái hậu!
– Hoàng thái hậu: Đất của huynh con cũng tầm thường không có gì đặc biệt còn ta đi du sơn ngoạn thủy khắp nơi mới chọn được một chỗ tốt thế này, một nơi cây trái xum xuê, bốn mùa rõ rệt, suối mát, nước xanh nói chung là trên cả tuyệt vời chính là núi của ta, núi “Thái hậu”.
– Trưởng ma ma: (Vội che miệng lại, nếu không cười bật thành tiếng)
– Hoàng thái hậu: Lúc ta đến núi này còn hoang sơ không ai biết nó tên gì nên ta đã đặt tên “thái hậu”
– Đằng Chính Hằng: Sao người không lấy tên của mình đặt, nghe phải được hơn không!
– Hoàng thái hậu: Lúc đầu ta cũng tính thế nhưng ta tên Sơn Thủy chẳng lẽ đặt là núi Sơn mà Sơn cũng là núi, còn Thủy là nước chẳng lẽ là ”núi nước” nghe cũng kì nên đặt thái hậu cho dễ.
Đằng Chính Hằng, trưởng ma ma nghe cũng hợp lý nên cũng tán thành. Đúng là một người thái hậu tuyệt vời cái tính hở cái là chém thì truyền cho Đằng Cảnh, cái tính hài hước có sao nói vậy thì truyền cho Khương Phong, cái tính quyết đoán truyền cho hoàng thượng Đằng Chính Hòa còn cái tính lúc nào cũng lắng nghe, thấu hiểu người khác thì truyền cho Chính Hằng.
Ngoài sân phủ vương gia
– Tiểu Phấn: Tiểu Trúc, muội nghĩ chừng nào vương gia nói với Lam Ninh tỷ chuyện hoàng thượng ban hôn?
– Tiểu Trúc: Chuyện này muội chịu! (nhún vai một cái)
– Tiểu Phấn: Một tháng nữa tới rồi, không nói sớm sợ đến đó với tính cách của tỷ ấy không dễ dàng chấp nhận. (đau đầu suy nghĩ)
– Lam Ninh: (từ trong phòng đi ra) Hai đứa ai để bánh ở bàn tỷ vậy, ngon quá chừng, tỷ ăn hết rồi!
– Tiểu Phấn: Thưa Lam Ninh tỷ, là vương gia ạ!
– Lam Ninh: Oa vậy à, ta muốn ăn nữa!
– A Tú: (không biết từ đâu đi lại trên tay là một giỏ rau) Ăn nhiều bánh ngọt quá sẽ bị mập lên đấy! (gương mặt vô cùng bực bội)
– Tiểu Phấn: Không được nói trống không với tỷ tỷ, không phép tắc gì cả! (giận xù lông nhím)
– Tiểu Trúc: Ta thấy ngươi bị cho vào bếp vẫn chưa đủ, để ta nói với vương gia cho ngươi
ra dọn chuồng ngựa.
– A Tú: Tiểu Trúc, ta ta đi nhặt rau đây, chú bếp đợi! (ba chân bốn cẳng chạy).