Viết Xuống Chút Hồi Ức

Chương 1



Những năm tháng thời niên thiếu của tôi.

Cuối những năm 70, tôi được sinh ra trong một gia đình khá giả, bố mẹ tôi chính xác là những người mà họ gọi là – Quan to chức lớn. Mà tôi, tôi không biết nên định nghĩa gia cảnh của mình thế nào.

Bố tôi là doanh nhân, mẹ tôi là giáo viên. Hồi đó ở đại học, tôi cảm thấy rất bối rối khi lần đầu tiên nghe người khác bình phẩm tôi là “tiểu thư nhà giàu”.

Tuy rằng, trước khi có tôi, trong nhà tôi luôn có bảo mẫu chăm lo, thời nay người ta gọi họ là “cô nhỏ”, đến khi tôi bắt đầu có ký ức, tôi không thấy tôi có sự khác biệt nào so với các bạn cùng lứa khác. Tôi nhớ khi đó các bạn cùng lớp tôi đều có bảo mẫu đưa đi học, phần lớn còn có xe hơi chở đi chở về, tôi nghĩ xã hội là vậy đấy.

Hồi tôi học mầm non, khi ông tôi còn chưa chính thức về hưu, có một ông chú tên Điền luôn chở ông đến nơi làm việc bằng chiếc Volga của Liên Xô. Lúc đó mẹ tôi giải thích rằng do ông tuổi tác lớn nên đi đứng không vững, tôi có chút nghi ngờ câu nói ấy, bởi nơi làm việc của ông tôi còn gần hơn cả trường tôi, nhưng mỗi ngày tan làm ông đều cùng bảo mẫu chạy từ nhà đến trường đón tôi, sau đó chắp tay sau lưng, cười ha ha theo sau tôi về nhà, tôi không hề thấy chân của ông không vững chỗ nào. Lúc đó, mẹ tôi mới giải thích rằng, tuổi ông cao rồi, cần phải hoạt động nhiều.

Tất nhiên, những việc ấy chỉ là suy nghĩ đôi khi thoáng qua trong đầu tôi thôi. Thậm chí, tôi nghĩ năm tháng nhi đồng của tôi tuyệt nhiên không giống cuộc sống kiểu mẫu như trên những tờ báo “Tiểu Hoàng Đế” mà tôi thường đọc. Ở nhà, mẹ tôi luôn không cho phép cô bảo mẫu làm bất cứ việc gì hộ tôi. Cho dù là khi xới cơm, tôi cũng phải tự làm, đôi khi cô nhỏ xới cơm đưa tôi, tôi cũng phải nhận bằng hai tay và nói lời cảm ơn. Nếu tôi có sơ suất dù chỉ là một lỗi nhỏ, mẹ tôi sẽ không nhân nhượng mà mắng, mà đánh tôi.

Cho đến thật nhiều năm sau, trong tang lễ ông ngoại tôi, tôi thấy một bà già tóc bạc trắng chưa gặp bao giờ, bà ấy nắm lấy tay tôi và lẩm bẩm rằng ông ngoại tôi đã đối xử tốt với bà ấy biết bao, nói tôi lễ phép ngoan ngoãn như mẹ tôi năm đó vậy: “Cô chủ là người chu đáo nhất, không coi tôi là người thấp kém, trước giờ chưa bao giờ sai tôi đi giặt giũ cả.”Tôi thấy hơi kỳ quái, lúc đó không phải là Cách mạng Văn hóa sao? Tại sao vẫn có bảo mẫu?

Sau khi bà ấy đi, mẹ tôi nói với tôi rằng bà ấy thực ra là một người lương thiện, trong những năm hỗn loạn nhất của Cách mạng Văn hóa, bà vú đã đứng ra dán những tấm tờ báo chữ lớn của nhà thủ trưởng, là người duy nhất thu dọn đồ đạc trở về quê hương mà không nói lời nào. Vì ông ngoại tôi có nhân duyên tốt, cũng có ít thứ tội trạng mà họ bịa đặt ra, nên ông chỉ bị đưa vào quân đoàn cải tạo ở Tân Cương, coi như cũng được. Vì vậy, tôi bắt đầu hiểu tại sao ngay cả những người anh em họ của tôi có thể sống trong cảnh vô tư cơm bưng nước rót, nhưng mẹ tôi luôn bắt tôi phải biết tôn trọng và “khoan dung với người.”

Những ngày tháng vô lo vô nghĩ thuở ấy tiếp diễn mãi cho tới khi tôi lên cấp ba. Lúc đó là khi kiểm tra giữa kỳ, tôi thiếu mất 3 điểm để có thể đỗ vào trường cấp 3 tốt nhất trong thành phố. Tôi nghe ông nội nói với mẹ rằng: “Hay là gọi một cuộc cho ông Mã?” Mẹ quay đầu nhìn tôi và nói: “Đã lớn bằng chừng ấy rồi, bản thân kém cỏi, lại còn làm ông bà mất mặt theo”, tôi giận dỗi: “Con thi được trường nào thì học trường đó”, cuối cùng tôi vào học một trường trọng điểm của thành phố.

Trong suốt ba năm đó, tôi mới được chính thức bắt đầu tiếp xúc với mọi người ở mọi tầng lớp và mọi lứa tuổi khác nhau đến từ mọi nơi trong xã hội. Tôi phát hiện ra, trong mắt bọn họ tôi dường như chỉ là kẻ bất tài A Đấu không cách nào nâng đỡ lên được, dù tôi có đạt được thành tích tốt đến mấy, dù tôi có đạt được huân chương vàng ba năm liền ở cuộc thi chạy 100-200m trong đại hội thể thao của trường.

Tôi được thầy cô yêu quý, chỉ là tôi có được một gia đình mà bọn họ không có, vậy nên điểm khác biệt rõ ràng nhất giữa tôi và bọn họ, chính là tôi không những không thể nói, mà cũng không thể nghe hiểu tiếng địa phương. Tôi nghĩ điều này không thể trách tôi được, ông bà tôi không phải người địa phương, hộ khẩu gốc của tôi là ở Sơn Đông – một thành phố mà tôi còn chưa được đặt chân tới bao giờ, bố mẹ tôi cũng chỉ nói tiếng phổ thông, từ khi học mầm non cho tới năm cấp hai, bạn bè, bạn học và giáo viên của tôi đều nói tiếng phổ thông, tôi không có môi trường học tiếng địa phương. Nhưng, điều đó lại khiến tôi trở thành trò cười lớn nhất trong mắt họ. Sau này, nó cũng trở thành bằng chứng cho việc tôi đã từng tự ti vì vốn tiếng Anh yếu kém của mình, nhìn xem, tôi sinh ra và lớn lên ở đây nhưng tôi thậm chí không thể nói được tiếng địa phương quê hương của mình.

Đó là khi tôi bắt đầu nhận thấy tầm ảnh hưởng của gia đình đối với tôi. Lúc đó, bố tôi đã làm kinh doanh nhiều năm, công ty của ông có mấy loại ô tô con, ô tô khách, ô tô tải.

Nhưng trong ký ức của tôi, ngoài lần bố mẹ dùng ô tô để chở chăn đệm cho tôi trong thời gian huấn luyện quân sự, tôi chưa bao giờ được ngồi ô tô đến trường cả, điều này có liên quan đến sự dạy dỗ nghiêm khắc của mẹ đối với tôi. Dù là chở chăn đệm, nhưng mẹ vẫn nhắc tài xế dừng xe tại một khúc rẽ cách trường tôi hơn trăm mét, còn tôi, một mình khiêng theo theo hành lí to như vậy, trong tay ôm bình trà, buộc trên lưng chiếc chậu rửa mặt bằng nhựa, loạng choạng vừa đi vừa nghỉ bước tiến tới cổng trường.

Về phần sinh hoạt phí của tôi khi ở trong trường, mẹ tôi hỏi thăm tình hình của các bạn trong lớp, tính trung bình và trừ đi 20 tệ. Mẹ luôn dạy tôi phải “tự cường tự lập tự tôn”, không cho phép tôi nhận được bất kỳ đối đãi đặc biệt nào. Tôi cũng dần quen, những lời giáo huấn đó đã ăn sâu vào máu của tôi. Chỉ là, số tiền tiêu vặt luôn dưới mức trung bình ấy đã khiến tôi trở nên có ham muốn vật chất mãnh liệt trong khoảng thời gian dài.

Không hoà nhập được vì khác biệt thói quen, tôi gần như không kết bạn được với ai trong cả ba năm cấp ba, dường như tôi chỉ chủ yếu làm hai việc, một là ham mê đọc tiểu thuyết cổ văn như đói như khát, hai là, yêu sớm. Theo như cách nói hiện nay, thì bạn trai tôi chính là một soái ca. Lúc đó, tôi yêu anh ấy cũng chỉ vì thế.

Anh ấy vừa trắng vừa sạch sẽ, cao hơn 1m8, rất được con gái yêu mến. Không hiểu tại sao mà lại bị tôi hốt về. Tình cảm của chúng tôi phát triển rất nhanh, năm nhất đã cùng nhau đạp xe về nhà, tiếp đến là nắm tay, hôn môi, sau đó, vào một kỳ nghỉ hè trong năm, anh ấy đã chủ động, và chúng tôi đã ăn trái cấm.

Đó là lần đầu tiên của chúng tôi, anh ấy rất lo lắng, mãi vẫn không tìm được chỗ, khi vừa tiến vào một chút, tôi đau đớn mà hét lên một tiếng, thế là anh ấy bắn ngay. Xong việc, tôi đã khóc rất lâu, không hiểu sao trong lòng lại rất sợ, mơ hồ cảm thấy rằng chúng tôi sẽ chia tay, mặc dù lúc đó chúng tôi yêu nhau đến chết cũng không chia lìa. Nhiều năm sau, tôi nhắc lại chuyện này với anh ấy, anh ấy thở dài một cách trầm tư: “Em luôn biết trước mọi thứ.”

Sau đó, chúng tôi thi vào cùng một trường đại học, theo chỉ thị của bố tôi, chúng tôi một người học y và một người học dược, để sau này tiếp quản nghề của bố tôi. Bạn trai tôi là một người đơn thuần, bố mẹ tôi rất thích anh ấy nên bố tôi đã gợi ý anh ấy nên học thú y, xem bệnh cho lừa thôi cũng vui rồi. Nhưng tôi thì rất không vui, bởi vì tôi học tốt các môn xã hội, tôi muốn học báo chí, luôn có rất nhiều cái gọi là quan điểm hay lý thuyết đối với môn lịch sử và cổ văn, và khán giả trung thành nhất của tôi chính là bạn trai tôi.

Có lẽ lắng nghe đã nhiều, cũng nhận được nhiều lợi ích. Theo lời anh ấy nói, nhờ những mánh khoé của tôi mà anh ấy đã cưa đổ một nhân viên phục vụ xinh đẹp của khách sạn Kinh Tây chỉ trong vòng một ngày sau khi chúng tôi chia tay. Anh gặp được cô gái đó trong quán bar, cả hai đều có lớp vỏ bọc tuyệt hảo, quý mến nhau ngay lần đầu gặp gỡ. Anh hỏi tên cô gái, cô gái cho biết tên cô là “Mỗ Y Nhân (một người nào đó)”, cô hỏi lại anh, anh ta nói tên mình là “Lục Vi Sương”. Ngay khi cô gái đang ngạc nhiên vì cái tên đó “giống người”, anh lại bắt đầu: “Cỏ lau xanh biếc, sương giăng trắng ngời, em là Y Nhân, ắt hẳn tên anh là Bạch Vi Sương…”, có lẽ bình thường cô gái này hay gặp những loại người thuần phái thực lực hoặc là những người thuần phái idol, vừa nhìn thấy loại tạp nham này, cô bèn lập tức ngã lên giường anh.

“Sau đó thì sao?” Tôi hỏi.

“Sau đó cái gì nữa, thì làm thôi.”

“Không phải, em đang nói là, anh không cho nói cho Mỗ Y Nhân biết anh không phải anh trai của Lục Tiểu Phụng đó, mà họ anh là Vương trong Vương Bát?” Tôi cười tới mức không hít thở nổi.

Anh ấy lạnh lùng nhìn tôi, nói rõ ràng từng chữ từng chữ: “Cho nên, em khiến anh trở thành Vương Bát*?”

*Vương Bát (王八): chỉ người đàn ông có vợ ngoại tình.

Tôi không cười nữa, mà trầm lặng một hồi lâu, chỉ có thể nói một chữ chửi thề, anh ấy quay đầu bỏ đi.

Tôi không biết vì sao anh ấy nghi ngờ tôi. Thực ra, 9 năm qua tôi chưa hề phản bội anh ấy. Cho dù lúc đó đã có sự xuất hiện của Thẩm Phương. Chỉ là, thật xin lỗi, từ trước tới nay tôi không thể yêu anh ấy như cách anh ấy yêu tôi. Đây là nỗi hổ thẹn duy nhất và cũng là lớn nhất của tôi đối với anh ấy. Có lẽ do khi gặp anh ấy, tuổi tôi hẵng còn nhỏ, tôi của lúc đó chưa thể phân biệt được thích là gì và yêu là gì.

– —

Lời editor: Sẽ mất khoảng mấy chap đầu giới thiệu qua hoàn cảnh của nữ chính, nc2 sẽ xuất hiện sau.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.