Việt Hùng Diễn Nghĩa

Chương 56: Chế sử 3



Hoàng Hùng đánh ực một phát hết chén trà, lau mép nói:
“Ực.
Chà chà. Vị trà thay đổi.
Xem ra thầy sống nơi này phong sinh thủy khởi, tâm tình cũng chuyển biến nha”

Thái Ung vẫn giữ nguyên tư thế buông cần, không thèm liếc xéo học trò, chỉ nhấn mạnh một vài từ cần thiết:
“Tiết khí có xuân HẠ thu Đông.
Nước sông cũng có GIANG có Hà.
Ai như ngươi,
Vốn tưởng rằng 3 năm không gặp phải lau mắt nhìn.
Kết cục…”

Nói nói bực mình duỗi một tay ra cuỗm lấy chén trà của mình nốc ùng ục cho bỏ ghét!!!

Lau mắt mà nhìn thì không đến nổi, Hoàng Hùng tự nhận là bề ngoài tạm ổn, trên mức trung bình, nhưng cũng không phải ‘ngọc diện lang quân’ như Chu Dị hay ‘thiên tiên giáng phàm’ như quân vương hiền thành bước ra từ trong sách vỡ.

Nhưng rữa tai mà nghe thì vẫn phải có…

Hoàng Hùng duỗi tay, xoay vai, thư thái đặt lựng trền sàn thuyền, đem bốn phương trời xanh mây trắng thu cả vào tầm mắt, nói tỉnh bơ:
“Thầy con nhớ mấy người bạn Tây Vực chúng ta gặp ở Hà Sóc sao?”

Thái Ung im lặng một lúc, tựa như đang cảm nhận mấy bé cá dưới mặt nước xanh đang rĩa mồi.

Lão này tai thính đến lạ, từ khi chuyển nhà đi Ngô Hội dưỡng lão thì bắt đầu nhấc lên thú vui tiêu khiển là câu tiếng cá.

Ngư dân câu cá vì miếng cơm, Lã Vọng buông cần vì danh tiếng, còn lão đầu Thái Ung thì thích thú lắng nghe mấy bé cá hý ha hý hửng rĩa mồi.

Thế nên ổng không dùng móc câu, cũng chẵng quăng con cờ.

Cần câu của Thái Ung chỉ buộc mồi, thiệt là nhiều mồi, thời gian đầu hao mồi đến nổi Cố Ung đều phải lau mồ hồi khi giúp thầy thay mồi.

Sau đó, Hoàng Hùng nghe Thái Ung nói mới biết rằng gần đây Hoàng Thừa Ngạn cũng có sở thích giống vậy, mặc dù không phải để nghe cá, mà là để thí nghiệm độ khôn của cá.

Mặc dù ‘nhờ phước thằng cháu trai’, sự vụ của Giang Nam 3 minh hội khá bận rộn, nhưng Hoàng Thừa Ngạn cũng không quên dành chút thời gian rãnh nghiên cứu cơ quan công nghệ.

Hoàng Thừa Ngạn sáng chế ra một chiếc hộp nửa sắt nửa gỗ nhiều ngăn buộc vào cần câu, mỗi ngăn đựng các loại mồi đủ kiểu, một bộ phần mồi lòi ra ngoài, nhưng còn phần lớn mồi thì phải mở ngăn mới ăn được.

Thái Ung cũng được Hoàng Thừa Ngạn tặng cho một cái khi lão này đi tổng bộ Phu Văn Lâu dự họp thường niên hồi đầu năm, tính ra thì cái hộp đang nằm dưới mặt nước Tây Hồ kia mới là sản phẩm đời đầu của phát minh mới lạ này.

Một cơn gió nhẹ thổi sóng nước lăn tăn, nghe như tiếng cá tiếng tôm vang vào tai Hoàng Hùng:
“Diana Lucina,
Danokoye,
Kerwindbad,
Colleen Duffy,
Kirkodyss,
Xitoma,
Marco Emilio Polo”

Hoàng Hùng cũng không câu giờ như ông thầy, tiếp lời ngay:
“Học trò gặp họ ở quê …”

Tiếp đó, tiểu tử Hoàng Hùng đem cuộc hành trình về quê cha đất tổ của mình vừa rồi kể ra cho ông thầy nghe, đương nhiên là ngoại trừ một vài phân đoạn huyền huyễn ly kỳ.

Ông lão chẵn 50 tuổi Thái Ung dường như đã biết mệnh trời, an lặng ngồi nghe, vừa nghe tiếng cá rĩa mồi quẫy nước, cũng nghe tiếng lòng của muôn triệu con dân Bách Việt, vừa nghe chiều hướng sóng gió nay mai, cũng nghe được ý chí xua mây khuấy trời của những vị anh hùng bất khuất.

Thỉnh thoảng khi đến đoạn những nét đặc sắc văn hóa của bản Môn bản Mường, của Tây Âu-Lạc Việt, hay như lễ hội đền Hùng đặc sắc thì từ góc độ của Hoàng Hùng, có thể liếc thấy ông lão Thái Ung nở nụ cười ngẩn ngơ hiền ái tựa như đứa trẻ thấy đồ chơi lại tựa như lão họm hẹm nhìn kỷ vật.

Cũng phải thôi, nếu như Hoàng Thừa Ngạn là dân kỹ thuật thì Thái Ung là dân văn hóa, hai ông này tuy yêu thích khác nhau nhưng lại có điểm chung là niềm yêu thích của họ đã đạt tới một cảnh giới mà phần đông nhân loại đều không đạt được cho đến tận lúc sắp nhắm mắt rời đi trần thế.

Hoàng Thừa Ngạn có thể ước gì Hoàng Hùng mau mau quay lại để hắn quẳng gánh lo đi mà chuồn tới rừng Gươm, thậm chí ổng sẵn sàng đem cuốn sách hướng dẫn chế tạo Nỏ Thần Liên Châu gửi đến rừng Gươm như là tiền trọ đặt cọc trước, đặt mình vào góc độ của rừng Gươm thì đó là điều hiển nhiên, nhưng đặt mình vào góc độ Hoàng Thừa Ngạn thì chuyện ấy không hiển nhiên chút nào.

Mà so với ông chú kiêm thầy dạy vỡ lòng, Hoàng Thừa Ngạn, thì Hoàng Hùng cảm thấy mình càng hiểu rõ về ông thầy thứ hai hơn, tất nhiên không phải vì tiểu tử ít sống với Hoàng Thừa Ngạn hơn, tính đi tính lại thì Hoàng Hùng chỉ theo Thái Ung có hơn 2 năm, trong khi từ lúc hắn thức tỉnh thân phận ‘Thế giới khí vận chi tử’ đến khi hắn rời đi Trường Sa là 4-5 năm trời.

Hoàng Hùng càng hiểu rõ Thái Ung hơn là vì lão này bộc trực hơn, nhất là khi chỉ có người thân cận bên cạnh thì vui buồn mừng giận chỉ nén trong lòng được không quá 3 chớp mắt,

Càng quan trọng hơn là vì Thái Ung thuần túy hơn Hoàng Thừa Ngạn trong việc truy đuổi sở thích của mình.

Mặc dù cùng đạt đến mức độ ‘đem yêu thích đưa vào máu thịt, biến đam mê thành thói quen hàng ngày’, nhưng Hoàng Thừa Ngạn có thể tạm đem mong muốn cá nhân dẹp qua một bên vì những sự nghiệp thiết yếu hơn, thực tế hơn, và có lẽ cũng vĩ đại hơn.

Còn ở Thái Ung, lão này vừa mới nhắc khéo với Hoàng Hùng rằng chuyến tàu đi Âu Lạc năm sau nhớ chừa cho hắn một ghế, thậm chí Hoàng Hùng còn nhìn thấy khóe miệng ổng nhiễu nước trà khi nghe tiểu tử nói về những trống đồng có niên đại từ 400 đến hàng ngàn năm sử dụng văn tự cổ đại.

Lễ mãn tang của Hoàng Dung vừa rồi không gặp được hai thầy trò Thái-Cố, rất hiển nhiên không phải vì ‘quá cố’, mà là vì trong cuốn sổ ghi chú của thế thân có nhắc đến việc Cố Ung bị Thái Ung trưng dụng đi sưu tầm văn bia thời cổ của Sở-Ngô-Việt-Mân, những quốc gia phương Nam vào thời Xuân Thu Chiến Quốc.

Ông lão này đã viết Hậu Hán Ký đến giai đoạn hiện tại!

Trong thời gian chờ phong vân thay đổi, lịch sử sang trang, thì Thái Ung quyết định chuyển sang mảng Xuân Thu-Chiến Quốc bởi vì ổng cảm thấy kinh Xuân Thu của Khổng Tử mang tính giáo điều, dạy đời quá nhiều, còn Sử Ký của Tư Mã Thiên thì thiên hơi nặng về quan điểm cá nhân.

Thái Ung muốn viết một bản lịch sử thuần chính, chỉ có sự thực khách quan không có đánh giá đạo đức, chỉ có tư liệu xác đáng không có câu từ hoa mỹ.

Để đạt được mục đích này thì cần phải đào bới những di chỉ, bia sách của thời kỳ ấy, chứ không thể dựa vào nguồn tư liệu biên chế xuất hiện sau thời Doanh Chính diệt văn hóa được.

Thế nhưng Tần đốt sách vở chôn học sĩ, Hán tôn nho trục xuất bách gia, các nguồn tài liệu cổ nếu không bị hủy diệt thì cũng lưu lạc khắp nơi, có khi là chìm sông chìm bể, có lúc lại bị giấu kín như Ô Giang trấn bảo vệ bí mật truyền thừa của Ô Giang hội vậy.

Cố Ung vốn cũng bác học, lại theo thầy lâu nên bị nhiễm càng nặng, đúng ngày giỗ 3 năm của Hoàng Dung, hai thầy trò có ghé qua căn lều nhỏ ven sông nhưng khi ấy Hoàng Hùng con chưa quay về, thế lạ họ cũng chẵng ở lại lâu mà lập tức tiếp tục lên đường đi khảo cổ, dù sao Hoàng Hùng đều đã biệt tích 3 năm, chờ đến bao giờ.

Cách đây mấy hôm, Hoàng Hùng đến tận nhà họ Cố ở Ngô Hội thì mới hay tin hai thầy trò Thái-Cố đang ở Dư Hàng, vừa mới trục vớt một di tích tàu đắm dưới đáy Tây Hồ, nghe nói là có khả năng bắt nguồn từ một trận thủy chiến giữa Việt và Ngô.

Nếu hỏi ở trên đời này có ai có thể nhìn nhận một cuộc chiến bằng góc độ khách quan hơn cả thì đó phải là học giả,

Bởi vì bất kể là bên tham chiến, hay bên khán thính giả đều sẽ chia phe, và sẽ đem cảm xúc cá nhân cũng như quan điểm lập trường của phe mình vào cuộc chiến, mưu cầu chiến thắng.

Còn học giả thì mưu cầu chân lý khô khan:
Những sự kiện nào đã xảy ra trước chiến tranh, ngày tháng năm giờ giấc cụ thể,
Mục đích mà các bên tham chiến nêu ra, tuyên bố trên chiến trường và rao giảng nơi hậu phương,
Lực lượng của các bên tham chiến, thực tế xuất hiện trên chiến trường và con số trên tuyên truyền,
Diễn biến của trận chiến tại tiền phương và tại hậu phương, ngày tháng năm giờ giấc cụ thể,
Những sự kiện diễn ra sau chiến tranh, khô khô và khan khan.

Thực ra thì cũng không khô khan lắm nếu nhà học giả có thể xác định chắc chắn số lượng que tăm xỉa răng đã bị ném lại trên một chiến trường nào đó và đem chi tiết này ghi vào sách sử.

Việc trục vớt tàu đắm mặc dù đã xong, nhưng công cuộc khôi phục hiện vật để nghiên cứu thì còn đang được tiến hành, Thái Ung hiện tại có chút rãnh rỗi.

Để cung cấp cho Thái Ung một chút việc làm, Hoàng Hùng liền đem tư liệu lịch sử mang tính thời sự đưa ra, giúp thầy mình hoàn thiện thêm vài chương mới của Hậu Hán Ký.

Nghe đến đoạn Chu Phù đang bị nhốt ở Khuất Lão thì Thái Ung cười hà hà thu lại cần câu, cái hộp nhấc lên trống không, các ngăn đều đã mở:
“Cá hôm nay thông minh dữ!
Hôm qua tốn gấp đôi thời gian cơ”

Hoàng Hùng quăng một câu phản bác:
“Sao thầy dám chắc?
Ngộ nhỡ chúng là cá hôm qua thì sao?
Hẵn là đã quen với việc mở ngăn hộp rồi”

Thái Ung vừa thay mồi vừa cười ha ha hỏi ngược:
“Sao ngươi dám chắc?
Lão đầu tử ta mặc dù còn chưa nghe ra được sự khác biệt trong tiếng rĩa mồi,
Nhưng đây là lần đầu thả câu ở vị trí này.
Cứ cho là cá có thể nhớ lâu đi,
Nhưng Tây Hồ lớn như vậy, cũng phải có địa bàn hẵn hoi chứ,
Đã có trí nhớ thì không nên xâm phạm lãnh thủy của cá khác”

Hoàng Hùng vuốt vuốt cằm suy nghĩ một hồi, gật đầu nói:
“Ở Tây Nam của Long Biên cũng có một hồ nước,
Người dân Long Biên cũng thường gọi là Tây Hồ,
Mặc dù chưa đo đạc qua nhưng bằng mắt thường thì không kém cạnh gì nơi đây.
Nó gắn liền với rất nhiều truyền thuyết và điển tích cổ,
Có lẽ cũng có di tích cổ dưới đáy hồ”

Hai tai Thái Ung nghe thế giật giật, ổng thay mồi xong lại quăng hộp xuống tiếp tục buông cần như để nghiệm chứng về trí nhớ của loài cá:
“Nếu vậy thì thân già này đúng là không thể không đến Âu Lạc buông cần một phen.
Haizz!
Cũng may mà có thuyền của Đông Hải thương minh, nếu không thì phải trèo Ngũ Lĩnh hoặc đợi Cối Kê đánh xong mới được.
Thân già này là trèo Ngũ Lĩnh không nổi rồi.
Về phần Cối Kê, hẵn là ‘dưỡng khấu tự trọng’ a?”

(P/s: Dưỡng khấu tự trọng = cố tình giúp cho giặc cướp lộng hành để lấy cớ luyện binh, nắm quyền.
Thiệt sự là tạm thời không tìm ra diễn đạt gọn đẹp thuần Việt dễ hiểu để đưa vào câu văn)

Hoàng Hùng gật đầu xác nhận:
“Ô Giang hội vừa có thể làm khiên đỡ tên hiện giờ,
Lại vừa có thể làm cớ sau này để học trò dẫn binh Chinh Nam”

Thái Ung lắc đầu cười:
“Ngươi nha ngươi!
An Bình Trấn Chinh cũng không phải dễ ăn như vậy.
Lưu thị là chúa keo kiệt, ông bạn già Lư Thực của ta và Hoàng Phủ Nghĩa Chân cũng chỉ làm đến Trung Lang tướng.
Trừ phi thiên hạ đại loạn nếu không thì Lưu Hoành khó mà rặn ra tứ phương tướng”

(P/s: An Bình Trấn Chinh còn gọi là tứ phương tướng, đại diện cho ‘an ổn bình định trấn giữ chinh phạt 1 phương’.
Chức vị này đã cực kỳ cao, hơn nữa lại ngoại phóng, không ở trong Lạc Dương, nên quyền tự chủ lớn hơn nhiều Tiền Hậu Tả Hữu và Đại Tướng Quân, và hoàn toàn ăn đứt Thái Úy)

Hoàng Hùng nghe thế lại cười, còn Thái Ung cũng không biết nên cười hay nên khóc.

Thiên hạ này đại loạn vốn là điều chắc chắn, xu hướng tàn mạt đã xuất hiện từ trước cả thời Lưu Chí, đến hiện giờ thì càng quá quắt hơn, đương kim thiên tử Lưu Hoành bên ngoài thì công khai treo giá mua bán quan tước, thu thập tài lực, nâng đỡ vây cánh, quyết cùng thế gia chiến đến giọt máu cuối cùng.

Mà ở địa phương thì Đại Hiền Lương Sư Trương Giác danh vọng ngày càng lớn, người theo Thái Bình đã sớm hơn triệu, lại bởi vì triều đình chỉ lo đấu đá không màng nguy khốn của dân, thiên tai không giải quyết kịp thời khiến hai chữ ‘thiên mệnh’ lung lay, nên tốc độ tăng trưởng của tà giáo, ma đạo cực nhanh.

Người có chí trong thiên hạ đều muốn thừa nước đục kiếm chén canh.

Nói đâu xa, ngay như Tào Tháo, chớ nhìn hắn là hoạn quan hậu đại mà cho rằng thiên về bảo hoàng,

Hoàng Hùng nhớ được trong cái hôm Chu Dị được song hỷ lâm môn, cả bọn rũ nhau đi ăn mừng ở Hoàng Lạc lâu,

Tào Tháo từng nói rằng chí nguyện cả đời của hắn là trên bia mộ khắc chữ
Đại Hán Chinh Tây Tào Hầu Chi Mộ,

Chỉ từ câu này liền thể hiện rằng Tào Tháo sớm có ý nguyện phản Hán tự lập, thậm chí còn rất lớn, bởi vì ngoài trừ chức vị Chinh Tây có thể năm binh quyền một phương ra thì tước vị Tào Hầu cũng rất cao, là quốc Hầu, tức là trên danh nghĩa thì có quyền lập quốc, hơn nữa còn trùng họ Tào, rất thích hợp để tuyên truyền trong dân và chiêu dụ nhân tài.

Có lẽ khi nói câu này, chính Tào Tháo cũng đang hy vọng có thể dụ khị Hoàng Hùng, Cố Ung và Chu Dị đâu, thậm chí nếu thu phục được 3 sư huynh đệ mình thì người thầy mang danh đại nho còn xa sao?!

Đây chính là ngọn cờ đầu của Hàn môn nha, cực kỳ thích hợp với người không có xuất thân thế gia như Tào Tháo.

Một người thanh niên vừa trúng cử Hiếu Liêm như Tào Tháo đều manh nha ý nguyện cắt đất tự lập thì huống hồ là Hoàng Hùng, người mang trong mình trọng trách dân tộc đồng bào.

Lão đầu Thái Ung cũng hiểu cục thế thiên hạ, lão cũng rất căm Lưu thị, không chỉ từ kinh nghiệm bản thân mà còn từ sử liệu mình moi móc ra trong bùn nước,

Nhưng lão là học giả, không phải loại ‘người có chí’ như Tào Tháo và Hoàng Hùng, lão không hề yêu thích chiến loạn, hay nói cho đúng là hệ lụy của chiến loạn lên quê hương và thân bằng của lão.

Thật ra có số lượng rất đông trong những thành viên của phái bảo hoàng cũng giống Thái Ung, lý do mà họ đi theo Lưu Hoành chỉ là không hy vọng chiến loạn nổ ra mà thôi, chứ chẵng trung thành với Lưu thị bao nhiêu, điển hình là Lư Thực.

Để giải tỏa nổi niềm của thầy mình, Hoàng Hùng đem luận thuyết Trung Chính-Trung Tân của một người thầy khác giảng ra, một người cũng rất thích buông cần.

Thái Ung nghe xong cười lớn khen hay, lần nữa giật lên cần câu nói:
“Hay cho hai chữ Trung Tân!
Nếu Bỉnh Khiêm công cũng muốn kiểm nghiệm xem cá có nhớ lâu không thì lão đầu ta xin đích thân đến nhà tặng mồi”

Hoàng Hùng cười ha hả nhìn mớ mồi cầu đã bị rĩa sạch:
“Xem ra học trò nói đúng nha!
Cá này thật đúng là còn nhớ cách thức mở hộp.
Nhưng mà cũng quá nhanh đi, chẵng lẽ cứ phải đổi chỗ câu liên tục.
Xem ra một loại hộp không ổn”

Thái Ung cười hà hà nói:
“Đợi ngươi lĩnh ấn bốn phương trở về thì 3 ông lão có thể thảnh thơi buông cần.
Đến lúc đó lo gì không có người thay hộp”

Trong khi Hoàng Hùng và Thái Ung tiếp tục nói chuyện trên trời dưới đất thì ở cách Tây Hồ mấy chục dặm về phía đông, tại vị trí ngắm cảnh đẹp mắt nhất nhì cửa sông Tiền Đường, chi nhánh Hoàng Lạc lâu mọc lên sừng sững nhìn ra một cảng biển đang được nâng cấp mở rộng để phục vụ mục đích phát triển kinh tế biển của Đông Hải thương minh.

Lúc này có 3 đứa bé đã bao trọn cả tầng cao nhất của tòa tửu lâu kiêm phân bộ tạm thời của Đông Hải thương minh này.

Nói là bao trọn nhưng lại không tính phí, bởi vì quan hệ!

Đó là một thiếu niên anh tuấn trạc tuổi Hoàng Hùng, một nhóc tỳ da nâu chừng 8-9 tuổi, và một bé gái đáng yêu khoảng 5-6 tuổi.

Nước sông Tiền Đường vỗ sóng ào ào, triều dâng cuồn cuộn, gió biển thổi bổng tầng không đưa đẩy ngư thuyền về bến

Không biết có phải thần giao cách cảm, hay là tư tưởng truyền thừa hay không mà từ khi vừa bước vào lầu này đến giờ, đám nhóc tỳ này cũng giống với Hoàng Hùng và Thái Ung, đem chuyện thiên hạ đại sự, anh hùng hiền minh bàn như đúng rồi.

Trước là vị thiếu niên 13-14 nọ tức cảnh sinh tình hô hào thơ ca tráng khí viễn chí, để cho bé gái vỗ tay khen hay không thôi, thế nhưng dù chưa thành hồng nhan nhưng có lẽ cái tên của bé gái cũng đủ để họa thủy, cậu bé 8 tuổi nọ dường như rất ưa thích lấy lòng bé gái, …

Thế là ‘khẩu chiến nổ ra’!

“Ta mặc dù không làm thơ viết nhạc nhưng có vọng khí thuật, biết thiên hạ anh hùng.
Cố Ung ngươi có thể sao?”
-Ô Vũ ưỡng ngực hếch cằm dõng dạc nói, lại còn vô tình hay có ý liếc sang bé gái giơ lên nắm tay dựng thẳng ngón cái làm một ký hiệu like, bất chấp đối phương có hiểu được ngôn ngữ của một thế giới khác vào gần 2000 năm sau hay không.

Trong đầu cái đầu chứa đầy cơ máy dây điện số liệu kỹ thuật của ‘thanh niên’ này hiện giờ chỉ có sơ yếu lý lịch của bé gái…

Thái Diễm,
Thân thế: Con gái duy nhất của một trong 3 vĩ đại nho thời Hán mạt, Thái Ung
Năng lực: Thi từ ca phú tất cả tinh thông, âm nhạc đại tông sư, kế thừa kiến thức của cha
Số phận:
Chồng đầu mất sớm, nhà chồng hất hủi, bị Hung Nô bắt đi trong thời gian biến loạn Trường An sau khi Đổng Trác bị hành thích và Thái Ung bị Vương Doãn hạch tội bắt giết.
Sau 12 năm lưu lạc, được Tào Tháo chuộc về từ Hung Nô nhưng hai người con trai là con của Hung Nô Tả Hiền Vương, phải ở lại đất Hung Nô.
Người chồng mới phạm vào trọng tội phải bị xử trảm, Thái Diễm chân trần chạy giữa đông tuyết cầu gặp Tào Tháo xin tội thay chồng.
Tào Tháo hỏi nàng có còn nhớ được kinh sách của cha, Thái Diễm bảo nhớ được 300-400 cuốn.
Tào Tháo đồng ý cho nàng viết sách chuộc tội cho chồng.
Tác phẩm tiêu biểu: Hồ Già Thập Bát Phách, sáng tác trong thời gian 12
Đánh giá:
Hồng nhan bạc phận.
Thời kỳ Tam quốc 10 đại mỹ nữ, nếu như tính cả tài lẫn sắc thì có thể vào top 3,
Ký tên: Liêu Đông Đại Hiệp Liêu Biền

Về phần thiếu niên còn lại thì …
‘Cố Ung?
Là đứa nào?
Chưa từng nghe Biền tử nhắc qua, chắc là hạng tầm thường bậc trung thôi’

Đáng thương cho khai quốc công thần, thừa tướng thứ hai sau hoàng thân Tôn Thiệu và cũng là thừa tướng tại vị lâu nhất thời Tam Quốc, cầu nối hỗ trợ Tôn thị hòa hoãn với thế gia Giang Đông, đóng góp không thua gì đám người Chu Du, Lỗ Túc, Trương Chiêu, Gia Cát Cẩn, kết quả chỉ vì chưa từng xuất hiện trong mấy sự kiện hoành tá tràng nên ngay cả cái tên cũng không được Liêu Đông Đại Hiệp Liêu Biền nhắc đến trong lúc mãi mê chém gió chặt không khí.

Cố Ung nghe thằng bé này nói dõng dạc đến buồn cười:
“Haha!
Ô Vũ, đừng cho ta không biết ngươi là ai.
Trước khi đem ngươi ra ngoài thì sư huynh đã bàn giao rồi”

Ô Vũ nghe vậy ngượng đỏ mặt nhưng cố cãi:
“Hừ!
Mặc dù chưa gặp được nhiều người nhưng tên thì ta vẫn nói được”

Cố Ung trừng mắt hù hắn:
“Nói vớ nói vẫn!
Chưa gặp được trực tiếp đã dám đánh giá người ta là anh hùng!
Ngươi cho rằng ngươi là Hứa Thiệu?”

“Hứa Thiệu là ai?”
-Ô Vũ hỏi ngay tựa như không hề quan tâm.

Cố Ung xém phì cười:
“Hứa Thiệu Hứa Tử Tương cũng không biết?”

Ô Vũ lúc này sáng mắt, thì ra hắn không biết Hứa Thiệu nhưng lại nghe qua về Hứa Tử Tương từ lời nói của Biền Tử, đây là một cao thủ vọng khí, từng phán Tào Tháo là ‘trị thế năng thần, loạn thế kiêu hùng’ trúng phong phóc.

Nhưng hắn cảm thấy mình còn ghê gớm hơn Hứa Tử Tương bởi vì hắn biết tương lai:
“Hứa Tử Tương thì thế nào?
Ta không thua hắn!”

Cố Ung phì cười:
“Hahahaha!
Thì ra là lừa đảo như nhau”

Ô Vũ hoàn toàn không biết Cố Ung đang nói gì nhưng hắn có thể hiểu được mình bị mất mặt trước mặt đại tài nữ Thái Diễm và ‘một tên ất ơ không lưu danh lịch sử’:
“Nghe cho kỹ đây!
Nhất Lữ, nhị Triệu, tam Điển Vi
Tứ Quan, ngũ Mã, lục Trương Phi
Hoàng, Hứa, Song Hùng, Tôn, Thái Sử
Thương Vương lưỡng địa, nhị Hạ Hầu

Tuấn Nghệ, Văn Viễn song lương tướng
Chu, Bàng, Cam, Ngụy, Từ, Diêm, Hoa
Liêu Đông bạch mã, Giang Đông hổ
Phan, Nhạc, Trần, Nghiêm, Đinh, Trình, Hoàng

Tam quốc sơ niên đa mãnh tướng
Mạt hồi chung kết thiểu anh hùng
Đặng, Khương, Ngụy Thục vô song tướng
Văn Ương chi dũng tái Tử Long”

Ô Vũ vừa đọc còn vừa rap, y như lần đầu tiên Biền tử đơn ca cho hắn bài này, cảm xúc dạt dào, khí khái trùm trời, âm giọng to vang hơi lang thang, tựa như Chaien vừa mới nhảy vào học bàn của Nobita xuyên về Tam Quốc vậy.

Cố Ung và Thái Diễm liếc nhau, sau đó tự động lui một bước.

Bởi vì biểu hiện ‘quá mức xuất sắc’ lần này của Ô Vũ nên Hoàng Hùng không thể không quyết định nhốt trong viện nghiên cứu ở Trường Sa.

Đương nhiên còn có một bộ phận là vì Thái Ung từ chối nhận học trò sau khi nghe con gái méc nữa.

Đáng thương cho ‘thanh niên’ Ô Vũ, cuộc đời sao mà bất công với những nhân viên kỹ thuật gương mẫu hơi tự kỹ a!

Mặc dù vậy, trước khi bị tống về Trường Sa thì Ô Vũ đã kịp đem bài thơ nọ chép ra trong một lần bị Hoàng Hùng trấn áp, bắt đi luyện chữ.

Đương nhiên là không phải để truyền bá thiên hạ, lưu danh hậu thế, mà là để bí mật giao cho ‘người anh em cùng phòng Biền tử’, cộng thêm một số lời nhắn khiến cho Hoàng Hùng cũng phải suy nghĩ không thôi:

‘Bài thơ này là tập hợp 37 vị dũng tướng vạn nhân địch.
Ngoài trừ 3 vị cuối chắc là còn chưa sinh thì 34 vị còn lại …
Ta kỳ thật cũng không biết họ đang ở đâu, làm gì.

Nhưng mà lần trước ở Lư Giang có 3 người cần phải lưu ý là Chu Du, Đào Khiêm và Chu Tuấn.
Chu Du chính là kiếp này Hàn Tín, cần phải lôi kéo.
Đào Khiêm là tiễn tài đồng tử, đối hắn tốt 1, hắn tốt lại 10.
Chu Tuấn vốn phải là 1 trong thiên hạ 3 đại danh tướng dưới trướng triều đình, ta không biết vì sao hắn còn làm huyện lệnh, nhưng tuyệt đối không nên đắc tội.

Ta cũng biết ngươi đã nhận ra ta có chút bất thường nên mới tống ta về Trường Sa.
Ngươi yên tâm, bổn tọa không giận đâu, thề luôn (╯°□°)╯︵ ┻━┻

Chỉ là ta hiện tại cũng không biết nói thế nào.
Ta vốn đang đợi 1 ngày ngươi tự hiểu, chỉ là không biết ngày ấy là bao giờ.
Nhưng thôi, giờ thì ta sẽ chuyên chú giúp ngươi phát triễn kỹ thuật, nhớ trả lương nhiều nhiều, đừng quá tư bản ky bo.

Anh em, bảo trọng!
Lời cuối: đừng đi quá gần khăn vàng!
Lời cuối cuối: ta không bị điên!’

P/s: Nhắc lại lần thứ 3 thì phải.
Tất cả những đoạn có ngôn từ, suy nghĩ, ý kiến của Ô Vũ về các nhân vật lịch sử đều là đến từ Biền tử.
Phản diện chính phải màu sắc tí mới vui.
Bắt đầu từ chương sau là phi ngựa Trung Nguyên.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.