Tôi chưa bao giờ nghĩ đến chuyện cho nhóc vô gia cư ăn cơm, kết quả lại tự chuốc lấy phiền phức.
Bác sĩ nói: “Cậu xem cậu người tốt làm việc tốt, phiền lòng chưa?”
Tôi nhìn bác sĩ tiêm thuốc cho cậu nhóc đó, cảm thấy đầu rất đau, đã mất tiền cơm rồi lại còn phải mất tiền khám bệnh.
Trả tiền xong, tôi chuẩn bị đi về, dù sao thì cửa hiệu vẫn còn mở, mặc dù trong tiệm của tôi không có gì đáng tiền, nhưng nếu để người ta khoắng hết sạch thì tôi cũng thiệt thòi to.
“Tiêm xong, nên làm gì thì đi làm đi.” Tôi nói với bé lang thang, “Sau này ăn uống cẩn thận, lần sau không ai dẫn em đi khám nữa đâu.”
Tôi đang định về thì bị túm gấu áo.
Hôm ấy tôi mặc một cái sơ mi dài tay màu trắng, phản ứng đầu tiên là, móng vuốt nhà em rốt cuộc đã rửa sạch hay chưa.
Tôi ngoảnh đầu lại, đụng phải ánh mắt của em đang nhìn tôi, người rõ ràng chẳng có quan hệ với tôi, thế mà dường như lại đang trách tôi bỏ rơi em.
Tôi giật áo mình về, nói với em: “Đừng ăn vạ, sống cho tốt vào.”
Tôi chọt trán em, chọt tới mức đầu ngón tay sạch sẽ của tôi dính đầy bụi.
Tôi vứt em ở đó không quản nữa, cảm thấy mình đã tận tình tận nghĩa rồi.
Ai dè, sáng ngày hôm sau khi mở cửa, em đã ngồi trước cửa nhà tôi rồi.
Anh Vương bán đồ ăn sáng nói: “Thấy chưa? Quấn lấy cậu rồi đó.”
Tôi đi vòng qua nhóc vô gia cư ngồi trên bậc thềm, vứt rác vào thùng rác ven đường, khi ngoái đầu lại, tôi phát hiện ra thằng nhóc đó đang ôm đầu gối nhìn tôi.
“Ăn vạ nữa thật à?” Tôi ngồi xổm trước mặt em, hỏi em, “Không nôn nữa?”
Em vừa nhìn tôi vừa gật đầu.
“Ăn gì chưa?”
Em lại vừa nhìn tôi vừa lắc đầu.
Anh Vương cười nói như pha trò: “Cậu dứt khoát mang nó về nhà nuôi như con trai đi.”
Tôi cũng cười nói với anh Vương: “Em tuổi này đáng làm anh nó thôi, em còn trẻ mà.”
Lúc đứng dậy, cậu nhóc đó vẫn luôn nhìn tôi, tôi nói: “Coi anh là bố thật đấy à? Cho em ăn hai bữa, em đã định theo anh rồi?
Nhóc vô gia cư không lên tiếng, chỉ nhìn chằm chằm vào tôi.
Tôi bị em nhìn đến mức toàn thân không tự nhiên, quyết định không để ý đến em nữa, cho em tự chơi một mình.
Loại người này cũng giống như đám quấn lấy người khác vòi tiền ở ga tàu, bạn không biết người ta có phải nghèo đến độ không sống nổi nữa, đành phải ra ngoài xin cơm thật hay không, nhưng tôi vẫn luôn cảm thấy nếu đã có chân có tay, làm gì cũng có thể kiếm cơm bỏ vào miệng, cam chịu số phận đi ăn xin như thế không đáng được thương xót.
Quan niệm này của tôi bị bố tôi bảo là “quá lãnh đạm”, nhưng tôi cho rằng chẳng xấu gì.
Có lẽ là hơi vô lí thật, nhưng giống như cậu nhóc vô gia cư này, chân tay đầy đủ, tại sao không thể đi làm thuê? Dù cho đến quán cơm bưng bê chạy bàn cũng đủ ăn mà?
Không để ý đến em nữa, thời gian dài tự khắc đi thôi.
Tôi nghĩ như vậy, nhưng rất rõ ràng là em không nghĩ vậy.
Ba ngày tiếp theo, em vẫn luôn ngồi trước cửa nhà tôi.
Có lẽ vẫn còn chút lương tâm, sợ làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của tôi, em toàn núp sang một góc, không chắn trước cửa.
Nhưng hàng tối khi tôi đóng cửa, em đều ngồi ở đó nhìn tôi, lúc tôi mở cửa em hẵng còn cuộn tròn trên nền đất thiếp ngủ.
Cảm giác đó giống như tôi đang ngược đãi em vậy.
Anh Vương thấy em như thế, mỗi sáng đều cho em một bát sữa đậu nành, quẩy thì không cho nữa, anh ta bảo cho ăn nhiều, thằng nhóc này lại quấn lấy mình, tôi chính là một ví dụ bị quấn sống động.
Cứ giằng co như thế vài ngày, hàng ngày em dựa vào sữa đậu nành buổi sáng mà cầm hơi, về sau rõ ràng em đã mất tinh thần.
Tôi không chắc chắn là em không ăn gì khác lúc tôi không nhìn thấy, nhưng tôi có thể chắc rằng đại đa số thời gian em đều chờ trước cửa nhà tôi.
Làm như thể tôi đang ngược đãi em vậy.
Tôi vốn cho là mình rất kiên định, nhưng không ngờ, cuối cùng tôi vẫn cho em vào nhà.
Tối hôm ấy trời đột nhiên đổ mưa rào, bên ngoài sấm giật đùng đùng, tôi vốn đã ngủ rồi, lại bị một tiếng sấm làm cho giật mình tỉnh dậy.
Nửa đêm khuya khoắt, bầu trời bên ngoài bị sét đánh sáng như ban ngày, mưa dầm gió rít, khiến lòng người lo lắng.
Tôi chợt nhớ đến cậu nhóc vô gia cư đó, thậm chí còn không kịp nghĩ nhiều, xỏ dép lê chạy ra mở cửa.
Em còn đang co ro ngoài cửa, cả người cuộn tròn lại, bị mưa tạt ướt sũng từ lâu.
Đầu em vùi giữa hai cánh tay, không biết là ngủ rồi hay chưa.
Gió cuốn theo mưa nện lên người tôi, tôi lại gần đẩy em một cái, em giật nảy cả mình, sau đó bị tôi kéo vào nhà.
Xưa nay tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc cho một đứa nhóc lang thang ăn bữa cơm, kết quả lại tự tìm rắc rối cho mình thế này.
Bác sĩ nói: “Cậu xem cậu này người tốt làm việc tốt, sốt ruột không?”
Tôi nhìn bác sĩ tiêm cho em, cảm thấy thật đau đầu, đã cho cơm ăn còn phải cho cả tiền đi khám bệnh nữa.
Trả tiền xong, tôi chuẩn bị ra về, dù sao thì tiệm sách vẫn còn đang mở, tuy trong tiệm cũng chẳng có gì đáng tiền, nhưng nếu để người ta vào cuỗm mất thì thiệt thòi cho tôi quá.
“Tiêm xong rồi nên làm gì thì làm cái đó đi thôi.” Tôi nói với đứa bé lang thang: “Sau này lúc ăn uống nhớ chú ý một chút, lần tới chưa chắc đã có người đưa nhóc đi khám bệnh thế này.”
Tôi chuẩn bị cất bước, góc áo lại bị người ta tóm lấy.
Ngày đó tôi mặc một chiếc sơ mi trắng dài tay, phản ứng đầu tiên khi bị kéo góc áo là không biết móng vuốt của tên nhóc kia có sạch hay không.
Tôi quay đầu lại, ánh mắt chạm vào cái nhìn của em, rõ ràng không có quan hệ gì với nhau, thế mà tôi lại có cảm giác em ấy đang trách tôi bỏ rơi mình.
Tôi kéo vạt áo của mình lại, bảo em: “Đừng kéo nữa, cố gắng sống cho tốt.”
Tôi chọt chọt trán em ấy, chọt đến mức đầu ngón tay sạch sẽ cũng dính chút bụi bẩn.
Tôi mặc em ở đó không thèm quan tâm, cảm thấy bản thân đã hết lòng hết dạ rồi.
Ai biết, sáng ngày hôm sau lúc tôi mở cửa, đã thấy thằng bé ngồi trước cửa nhà tôi rồi.
Anh Vương đứng chỗ quầy ăn sáng thấy vậy nói: “Cậu thấy chưa? Nó ỷ lại vào cậu rồi đấy.”
Tôi mặc kệ thằng bé lang thang ngồi trên bậc cửa, đi qua nó mang túi rác ném vào thúng rác ven đường. Lúc tôi vứt xong quay lại, phát hiện tên kia đang ôm đầu gối nhìn chằm chằm vào tôi.
“Ăn vạ thật đấy à?” Tôi ngồi xổm xuống trước mặt thằng bé, hỏi nó: “Không ói nữa chứ?”
Thằng bé nhìn tôi gật đầu.
========== Truyện vừa hoàn thành ==========
1. Nam Gia Hữu Ngọc
2. Nghịch Lý Tốc Độ
3. Bỏ Đi, Ta Đến Gả Là Được
4. Em Là Mùa Hè Của Anh
=====================================
“Ăn gì chưa?”
Em lại lắc đầu nhìn tôi.
Anh Vương thấy vậy nửa đùa nửa thật bảo tôi: “Cậu dứt khoát nhận nó làm con nuôi luôn đi.”
Tôi cũng cười nói với anh Vương: “Tuổi của em cũng chỉ đáng làm anh nói thôi, em còn trẻ lắm.”
Lúc đứng lên, thấy thằng bé vẫn nhìn mình, tôi nói: “Thật sự coi tôi là ba nhóc đấy à? Cho nhóc ăn có hai bữa cơm, nhóc đã định theo tôi luôn hử?”
Đứa bé lang thang không lên tiếng, cứ nhìn chằm chằm vào tôi như vậy.
Tôi bị em nhìn chằm chằm khiến cả người không dễ chịu, quyết định không để ý đến em nữa, mặc em muốn làm gì thì làm.
Người như thế có khác nào mấy kẻ quấn quýt đòi tiền ngoài trạm xe lửa, chẳng ai biết họ có nghèo đến nỗi phải ra đó xin cơm mới sống nổi thật hay không. Thế nhưng tôi vẫn luôn cảm thấy, nếu đã có tay có chân thì làm cái gì mà chẳng kiếm được tiền tiêu và cơm ăn, cứ thản nhiên làm người đi xin ăn như vậy không đáng đồng tình.
Quan niệm đó của tôi đã từng bị cha tôi phê phán. Ông nói tôi “quá lạnh lùng”, nhưng tôi vẫn cảm thấy suy nghĩ đó của mình không xấu.
Có lẽ quả thật có chút không có tình người, nhưng cứ nhìn thằng bé lang thang này đi, tay chân khỏe mạnh, tại sao không đi làm công được chứ? Coi như đến quán cơm bưng cái bát rửa cái đĩa, cũng có thể kiếm được miếng cơm ăn đi?
Không thèm để ý đến nó nữa, thời gian lâu dần chắc chắn nó sẽ đi thôi.
Tôi nghĩ đơn giản như vậy, mà hiển nhiên, em không định làm như tôi mong muốn.
Suốt ba ngày trời, em vẫn luôn ngồi trước cửa nhà tôi.
Có lẽ em vẫn còn có chút lương tâm, sợ ảnh hưởng tới chuyện làm ăn của tôi, nên toàn trốn vào trong góc, không chắn trước cửa.
Mỗi tối khi tôi đóng cửa đều thấy em ngồi đó nhìn tôi, sáng sớm khi tôi mở cửa luôn thấy em vẫn còn cuộn mình trên đất ngủ say.
Thật có cảm giác giống như tôi đang ngược đãi em ấy vậy.
Anh Vương thấy em ấy như thế, mỗi sáng sớm đều cho em một bát sữa đậu nành, nhưng không cho bánh quẩy. Anh nói cho em ăn rồi, em sẽ quấn lấy mình, tôi chính là một ví dụ điển hình cho việc “quấn” ấy.
Cứ giằng co như vậy chừng mấy ngày, ngày nào em cũng chỉ dựa vào chút sữa đậu nành lúc sáng sớm để cầm hơi, sau đó mấy hôm rõ ràng đã không còn tinh thần nữa.
Tôi không biết lúc tôi không nhìn thấy em có kiếm thứ khác ăn không, nhưng tôi có thể chắc chắn một điều rằng, phần lớn thời gian em ấy đều canh trước cửa nhà tôi.
Em làm như tôi đang ngược đãi em vậy.
Tôi vốn cho là bản thân mình rất cứng rắn, kiên định, lại không nghĩ rằng, cuối cùng vẫn mềm lòng mở cửa cho em ấy vào nhà.
Buổi tối ngày hôm ấy đột nhiên mưa lớn, bên ngoài sấm vang chớp giật, vốn tôi đã say giấc rồi, lại bị một tiếng sét vang lên làm tỉnh.
Đêm hôm khuya khoắt, chớp giật ngang trời khiến khung cảnh bên ngoài cửa sổ sáng như ban ngày. Mưa to gió lớn sấm chớp đùng đùng như thế thật khiến người ta lo lắng.
Đột nhiên tôi nhớ đến đứa bé lang thang, thậm chí còn không kịp nghĩ nhiều, đã vội vã xuống giường, xỏ dép, chạy đi mở cửa.
Đứa bé co rúm ở cửa, toàn thân cuộn lại, bị mưa xối cho ướt đẫm từ lâu.
Đầu em chôn giữa hai khuỷu tay, không biết còn thức hay đã ngủ.
Gió cuốn theo mưa táp lên người tôi, tôi bước đến đẩy thẳng nhóc một cái, hiển nhiên em bị cái đẩy này dọa cho sợ hết hồn, sau đó bị tôi kéo vào trong nhà.