Hôm sau người của Lý Phùng Tướng Quân kéo đến cửa Long Tâm Điện , 12 người khiêng 3 rương châu báu. Trong mỗi rương có đủ kì trân dị bảo từ khắp nơi xa xôi về. Còn có 16 người khiêng 4 rương tiền bạc , ngân lượng.
Đặc biệt hơn cả là cây san hô đỏ cao đến khoảng eo của một người trưởng thành , nó còn tỏa ra mùi thơm dịu nhẹ thanh khiết. 100 bộ vải , gấm , lụa của tỉnh Yên Vũ.
Tỉnh Yên Vũ được cho là cái nôi của nghề dệt vải lụa , gấm. Gấm vóc ở đây được coi là tinh xảo bậc nhất , đáng giá ngàn vàng vô cùng bán chạy ở kinh thành. Còn có 2 hộp gỗ được làm từ gỗ trầm hương , một hộp là các viên đông châu quý giá và một hộp là các viên minh châu được sắp xếp đều.
Sính lễ khi ấy có thể không là đắt đỏ , quý giá nhất. Nhưng lại là rầm rộ nhất , rất nhiều người chúc phúc. Xe ngựa rồi binh lính bảo vệ sính lễ có thể coi là như đang đưa tin tuyệt mật của quốc gia.
Ngày lành tháng tốt đã định , ngày hôm sau liền là đám cưới của Mỹ Lan và Lý Tiêu.
Mỹ Lan mặc trên thân mình một bộ hỷ phục đỏ rực , trên đầu nàng là vàng và đá quý , vàng được gài tỉ mỉ như thể là một cái cây hoa nở rộ rực rỡ như muốn chúc phúc cho hai người họ. Ở giữa còn là viên hồng ngọc , các sợi vàng tua rua cũng được gắn 1 viên hồng ngọc.
Sợi tua rua trên trán nàng là viên đá quý màu lam , Mỹ Lan lúc này thật sự là đắp cả vàng lên trên người , hỷ phục của nàng cũng là được thêu bằng sợi vàng và loại gấm Yến Vũ nổi tiếng bậc nhất.
Quạt để che mặt của Mỹ Lan là màu đỏ được thêu bằng chỉ vàng có chữ Hỷ ở giữa , còn có 4 loại hoa văn to bên cạnh chữ Hỷ. Ngọc trai và đá quý đều được gắn lên trên đó , tua rua hoàn toàn là bằng chỉ vàng.
Kiệu hỷ của nàng tráng lệ vô cùng , trên kiệu gỗ còn điêu khắc chữ Hỷ , rồi là đôi chim uyên ương. Kiệu đi khắp lục cung , tân lang ở trên ngựa dẫn đoàn kiệu đi. Đi xong khắp lục cung thì ra ngoài kinh thành , người dân đều chúc phúc cho hai người.
Tất cả đều ném túi hỷ , đây là một hủ tục dân gian của nước Sở. Khi cưới được bạn bè hay hàng xóm láng giềng ném túi hỷ – là một loại giống túi thơm thêu màu đỏ và thêu chỉ vàng chữ Hỷ lên đó. Bên trong túi thơm có gạo , táo đỏ rồi ném vào đoàn người rước tân nương. Hay ném lên kiệu của tân nương đều được cho là may mắn.
Diễm Hạnh sau khi tiền tỷ tỷ của mình lên kiệu hoa vào phủ của người khác. Trong cung giờ chỉ còn Lục Công Chúa – Mỹ Hiền. Năm nay cũng đã tròn 17 , có lẽ sau khi tỷ ấy gả đi trong cung chỉ còn độc nhất cô là Công chúa dĩ nhiên sẽ được yêu chiều hết mực.
Lưu Thành được Thịnh Long Đế ban ân có thể tự do vào cung thăm Diễm Hạnh. Lưu Thành vừa bước vào tẩm điện của Cát Khuê Cung liền thấy cô đang buồn chán vẽ hình tròn lên trên bàn.
” Hạnh nhi ! Đang buồn chán sao ? ”
” Xí ! Muội còn chưa tính sổ huynh vì chuyện đi xa mà không cho người đến báo với muội một câu ! Báo hại muội lo lắng buồn rầu mấy hôm ! Lần sau không được như vậy ! Biết chưa , ”
” Ta biết rồi ! Muội đừng buồn chán nữa , ta có tin này rất thú vị cho muội đây ! ”
” Tin gì ? ”
” Mùa thu năm nay có lẽ hoàng thượng sẽ cho lục cung và các hoàng tử đến Di Thái săn bắn đó ! ”
” Nghe cũng hay đó ! Nhưng muội đâu biết săn bắn ? Mà huynh có đi không ? ”
” Đương nhiên là ta đi rồi ! Còn nếu muội không đi săn bắn , muội biết cưỡi ngựa mà ! Ta sẽ bắn nhiều gà rừng và thỏ để muội nướng lên ăn ! Còn nếu săn được cáo hay gấu sẽ lấy tấm da lông chúng để làm áo khoác cho muội vào mùa đông tới ! “