Bên ngoài, rất nhiều người làng đang vây quanh 3 xe gạo, Hãn cũng thấy nhóm Sóc đang ở đó. Dưới ánh sáng của các ngọn đuốc. Hãn có thể thấy rõ 3 xe này, mỗi xe đựng 6 túi gạo cỡ vừa, tương đương một nửa thạch mỗi bao. Số này tuy so với nhu cầu của làng vẫn còn chưa đủ nhưng Hãn cảm thấy mừng rỡ. 3 miếng thủy tinh vớ vẩn hắn làm lại có giá bằng 9 thạch gạo.
-Mọi người, lần này chúng ta có số gạo này là nhờ công của Hãn. Số này tuy chưa có nhiều nhưng sắp tới sẽ có thêm nhiều hơn nữa. Vụ này sẽ không có ai phải đói nữa rồi. – Trưởng làng nói lớn.
-Nhóc Hãn giỏi lắm.- Một người đàn ông trong làng lên tiếng
Ngay sau đó, nhóm người đàn ông đi cùng trưởng làng xúm lại ôm lấy Hãn rồi tung lên. Họ quá đối vui mừng, không chỉ họ mà ngay cả người làng cũng bu lại. Trên mặt mỗi người đều nở nụ cười rạng rỡ. Hãn lúc đó còn chưa hiểu chuyện gì đã bị ôm rối rít sau đó còn được làng tung hô nên có chút giật mình nhưng dần dần nụ cười bắt đầu nở trên khuôn mặt hắn. Hắn biết hắn đã thành công rồi. Làng được cứu rồi
Nhìn Hãn được mọi người tung hô, mẹ hắn đứng trên thềm nhà cũng đã nở nụ cười tự hào, cũng đã lâu rồi hắn chưa thấy mẹ hắn cười. Già làng trong buổi tối hôm đó đã kể lại câu chuyện cho mọi người. Không ngờ việc buôn bán lại quá sức thuận lợi. Do có mối giao tình với Liễu tộc trưởng nên nhóm của lão Núi Đen không khó để gặp. Nơi ở của Liễu tộc trưởng là một làng lớn nằm giũa 2 vùng An Định và Khúc Dương. Nghe đến đây là Hãn biết vị trí của mình rồi. Khúc Dương và An Định là 2 vùng đất cổ thời Bắc thuộc. Hóa ra làng hắn khá gần ranh giới giữa 2 vùng. Trưởng làng đi về hướng Nam vậy ra đây là Khúc Dương à, phía nam chính là An Định rồi.
Ngay khi gặp vị tộc trưởng này, sau màn chào hỏi rườm rà thì lão mới bắt đầu chào hàng. Từ trong một chiếc bọc, lão rút ra 3 miếng thủy tinh. Vừa nhìn thấy, mắt Liễu tộc trưởng đã sáng lên. Là đá quý à? Lão liền dâng lên cho tộc trưởng xem. Liễu tộc trưởng càng xem càng thuận mắt, dù không được tạo hình tốt nhưng thứ này rất đẹp. Nhìn thôi lão cũng biết cần làm gì rồi, lão định dùng làm đồ trang trí trên xà ích đeo trên cổ, hay làm mặt dây chuyền cũng tốt lắm. Ngoài ra lão có chút bất ngờ. Thứ này trơn láng, không giống đá quý được mài chút nào. Chất liệu lại rất lạ, là thứ gì thì không biết, chỉ biết là rất cứng, lão chưa gặp bao giờ cả. Nhưng đẹp là được. Liễu tộc trưởng cũng góp ý luôn là thứ này còn tầm thường quá. Nếu lão Núi Đen có thêm những thứ như thế này nhưng tinh xảo hơn chút thì nhất định bán được giá. Lão Núi Đen nghe thế thì mừng rỡ. Lão thấy Hãn chỉ có đổ vào khuôn là ra hình được. Chỉ cần thêm chút hoa văn thôi mà. Liễu tộc trưởng mới đầu định ra giá cả 3 miếng thủy tinh là 3 túi gạo nhưng nghe lão Núi Đen nói có thể làm thêm nhiều hình dáng khác liền nâng đến 18 túi gạo. Liễu tộc trưởng nói đây là chỉ là đợt mua bán lần đầu nên ra giá cao một chút, hơn nữa, cũng nghe nói làng Tiềm bị tên họ Bạch thu thuế cao, làng không đủ gạo nên lão muốn giúp đỡ một chút.
Vốn biết người Việt thích trang sức nhưng thứ thủy tinh Hãn làm, là thứ dùng cho quý tộc Ai Cập ai ngờ ở đây chỉ đổi được 3 túi gạo. Phá giá quá. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, thủy tinh hắn làm không đủ chất như của phương Tây, chưa kể còn một đống cặn, đã thế còn đơn giản, không có gì nổi bật. Nếu có thể khắc, thổi khuôn thì đảm bảo giá sẽ cao lên. Hãn đã nhờ già làng tìm trong làng những người khéo tay biết nặn gốm, đúc đồng và biết lặn tập trung lại để mở rộng lò thổi thủy tinh. Trong làng vậy mà không thiếu những người Hãn yêu cầu, lão nói sơ sơ cũng hơn 10 người, còn kể ngày trước trong làng có rất nhiều người có tài luyện và đúc đồng, theo thời gian dần mai một. Hãn cũng để ý trong làng có nhiều nhà có thạp, bình bằng đồng, sẽ chẳng có gì đáng nói nếu chúng chỉ là đồ đồng bình thường nhưng thành bình hoặc thạp lại có hình chạm khắc, dù số lượng hình chạm khắc có khác nhau nhưng tựu chung lại là đẹp, Hãn nhìn rất thích, những thứ đó mà mang về thời hiện đại đấu giá mà giá khởi điểm không được vài tỷ thì còn lâu mới bán.
Sáng hôm sau, khi Hãn đến bãi đất trống đã thấy già làng cùng 13 người, nam nữ đủ cả. Những người này đều còn trẻ tầm từ 25-30. Phần công việc đồng áng đã có gia đình mỗi người lo khi già làng tập hợp họ. Theo ý định của Hãn thì việc đầu tiên là cần làm lò rộng hơn và nhiều hơn, thứ đến là thu thập nguyên liệu, số người biết lặn có 2 người, nhưng muốn ra chỗ có rong biển thì phải đóng bè. Ngoài ra, than củi, đá vôi hết mất rồi, cũng như nhân dịp này phải lọc kĩ cát hơn vì hắn nhận ra trong thủy tinh hắn làm có cả tạp chất còn dư trong cát, đông thời có cả bong bóng nữa. Việc có bong bóng là do hắn đổ quá nhanh cũng như không đảo dung dịch thủy tinh lỏng, lần này phải rút kinh nghiệm mới được. Thêm nữa lần này cần có thêm một số hoa văn. Cái này không khó vì hắn định làm khuôn thổi thủy tinh, cũng như khuôn để tạo hạt cườm, hạt xoàn. Những thứ như thế này tốt nhất là nên được làm bằng đồng. Đồng thì ở ngọn núi phía Tây cũng có một mỏ nhỏ lộ thiên, dân làng khi thiếu đồng có thể đến đó mang về để đúc đồ dùng. Đồ đồng trong làng cũng không thiếu, lấy ra nấu lại là được. Còn hoa văn thì cũng không phải lo. Nên biết dân Việt từ thời Đông Sơn cũng đã là dạng có “số má” trong lĩnh vực điêu khắc và đúc đồng, nhìn các cổ vật tìm được cũng đủ chứng minh rồi. Trình độ có thể so sánh với bất kì nền văn minh nào trên thế giới lúc bấy giờ mà không có phần kém cạnh
Những vấn đề Hãn đặt ra tuy có vẻ dễ nhưng mất thời gian vô cùng. Tính ra cũng mất mấy tháng để làm mà làng thì không có ngần ấy thời gian, số lương chỉ còn đủ dùng 2 tháng. Hãn đành phải dùng lại lò cũ để tạo thủy tinh. Một điểm nữa là lần này bắt buộc phải có khuôn đúc, mục tiêu của hắn chính là các dạng hạt cườm, hạt xoàn, miếng hộ tâm và xà tích, nói cách khác là các loại trang sức trên người. Nhưng thay vì dùng khuôn đồng thì khuôn lần này được làm bằng gốm, chờ đến khi hoàn thành xong các hạng mục khác thì mới làm khuôn đồng, riêng khuôn hạt xoàn được khắc hoa văn rồi đem nung. Mới đầu là khắc hình chim lạc, đầu hổ, gấu và hình các loài động vật khác nữa. Việc thêm hoa văn đối với những người này dễ như ăn cháo.
Hạt cườm được tạo ra có đường kính khoảng 1cm, vì số lượng khuôn có hạn nên cũng bất tiện nhưng lần này, hạt cườm có thêm màu lam ngọc, hổ phách và màu thủy tinh trong, nói là trong nhưng vẫn khá đục do độ dày của thủy tinh. Hạt xoàn cũng tương tự. Để tạo màu lam ngọc thì chỉ cho thêm một miếng đồng vào dung dịch thủy tinh, hổ phách thì chỉ cần đậy nắp không cho không khí vào, màu trong thì để mở nắp để cho thủy tinh tiếp xúc với không khí là được. Đây là những màu cơ bản của thời đại này, ngoài ra hắn còn biết làm thêm màu khác, đặc biệt là màu đỏ và màu nước biển. Những màu như vậy rất được ưa chuộng tại La Mã và Châu Âu lúc này nhưng hiện tại hắn không có đủ nguyên liệu làm.
Với bàn tay khéo léo của những người thợ thì những sản phẩm đầu tiên cũng đã được hình thành. Những chuỗi dây chuyền lấp lánh cùng những miếng hộ tâm, xà tích được chạm chổ tinh xảo theo hoa văn thuần Việt đầu tiên đã được hoàn thành khiến những người thợ nhìn ngắm mãi không thôi, trong tâm trí họ thậm chí còn muốn có một chiếc để mang bên mình nhưng vì già làng nói phải bán để lấy lương thực, sau này muốn làm bao nhiêu cũng được, cũng không cần lo về cái ăn nữa nên họ mới thôi.
Lại nói, sau khi nghe Hãn nói về các đặc tính của thủy tinh lỏng, một người thợ đã thử dán 2 miếng kính có màu khác nhau lại bằng thủy tinh nóng chảy. Cách này Hãn còn chưa nghĩ tới, thủy tinh dạng lỏng nhất đúng là có độ dính cao, người thợ hoàn toàn có thể dùng được. Ngay khi người thợ mang thành quả là một chiếc mặt dây chuyền có 2 màu khác nhau, phần nền là thủy tinh trong nhưng mặt rìa lại là hình đầu hổ màu lam ngọc được dán lại bằng một lớp thủy tinh mỏng. Đừng nói đến già làng, ngay cả Hãn cũng vô cùng bất ngờ, quả đúng là rất đẹp. Hãn đang nghĩ tới việc bọc đồng ở rìa ngoài thì đảm bảo thứ này không đổi được một con trâu tốt thì nghỉ luôn cho rồi. Y lệnh mà làm, người thơ này được già làng giao làm thử thêm một đồng ở rìa ngoài để đánh giá. Sau 4-5 ngày đã có kết quả, tay nghề của người Việt lúc này quả là đáng nể. Hãn có thể nhìn rõ ánh đồng lấp lánh bọc bên trong là lớp thủy tinh với màu sắc đẹp đẽ. Trên mặt đồng Hãn còn thấy những đường khắc khác nữa, hình như các đường zích zắc đan xen, những đường khắc này vẫn chưa hoàn thiện nhưng chỉ cần tưởng tượng cũng có thể ra sản phẩm sau khi hoàn thành sẽ như thế nào.
Quả thực, sự sáng tạo của người Việt là không có giới hạn, chỉ cần gợi ý thì họ hoàn toàn có thể làm được và sáng tạo thêm miễn sao gợi ý đó khả thi. Trong tương lai, khi mà Hãn có thể có đủ dụng cụ thì đảm bảo sẽ còn phải bất ngờ dài dài với những ý tưởng của họ. Cũng trong lúc này, Hãn nhận ra rằng việc tạo hình chưa được như ý muốn dù đã có khuôn. Nói gì thì nói, khuôn này cũng chỉ làm được bằng tay thôi nên độ chính xác còn hên xui lắm. Hắn hiện tại cũng không nghĩ được cách gì để có thể mài thủy tinh được, chúng quá cứng, có thể nói là cứng nhất nhì trong các loại khoáng thạch, dùng mấy cục đá mài bình thường thì đảm bảo đá bị mài mòn trước khi thấy thủy tinh thành hình. Để dễ hình dung, theo thang điểm theo độ cứng, điểm của sắt thép chưa được tôi cứng là 4-4.5 thì thủy tinh là tận 5.5, trong các dạng khoáng thạch kim cương cứng nhất ở mức 10 thì thủy tinh ở mức 7. Như thế cũng đủ thấy độ cứng của thủy tinh thế nào. Mà thôi kệ, cũng may thủy tinh chưa có ở đất Việt nên xấu một chút cũng không sao, người Việt chấp nhận là tốt rồi.
Sau hơn 1 tháng, công sức của 10 người thợ đã được đền đáp. Cũng phải nói là may mắn khi số tro rong biển còn đủ dùng, nhưng trong thời gian qua phải rất tiết kiệm. Rong biển đang được thu gom trong thời gian qua tuy cũng được tương đối nhưng vẫn phải chờ chúng khô đã rồi mới tính tiếp được. Số lượng thành phẩm sau hơn 1 tháng là 17 chuỗi dây chuyền thủy tinh cùng hàng loạt các mặt đá dây chuyền, xà tích, miếng hộ tâm với các hoa văn khác nhau, đặc biệt có 4 mặt dây chuyền được bọc đồng được chạm khắc, tuy chưa đạt để gọi là tinh xảo, nhưng cũng có thể nói là rất đẹp. Lão Núi Đen tính nếu bán được thì lương thực đổi được sẽ đủ nuôi cả làng thoát vụ, biết đâu còn thêm được mấy con trâu. Càng nghĩ lão càng sướng ra mặt, Hãn nhìn cũng thấy hơi kinh. Vì thời gian gấp gáp nên già làng muốn bắt đầu bán luôn vào ngàu mai
Lần này đi buôn “đá quý”, Hãn xin được đi theo, lấy lý do muốn thăm thú cuộc sống bên ngoài. Lý do như vậy bà Xá cũng không cản trở, dù sao từ nhỏ đến giờ Hãn chưa từng đi đâu xa, loanh quang trong làng, xa nhất là đến bãi biển là cùng. Vì nghe nói sẽ mất đến một ngày mới đến được chỗ bán nên mẹ hắn đã chuẩn bị đồ dùng cho hắn, từ gạo, nước, cả một chiếc nồi con để hắn nấu cơm ven đường. Thời này người Việt còn chưa biết rang gạo làm lương khô nên vẫn phải dắt gạo theo người nếu muốn đi đường xa, không như người Hán, không những biết làm lương khô mà đến cả thịt khô cũng biết làm nên hậu cần cũng khá tinh gọn cho các cuộc viễn chinh.
—————————————–
Hôm đó trời rất đẹp, gió mát nên hành trình thuận lợi. Sau khi băng qua vài ngôi làng phụ thuộc của Liễu tộc trưởng, cuối cùng đến xế chiều, nhóm cũng đến nơi. Chỗ này tính ra có đến mấy nghìn người cùng sinh sống, trâu bò đông đúc, hầu như trên mỗi khoảng ruộng đều có. Đường vào làng được chặn bơi một số chướng ngại vật bằng gỗ. Ngoài ra, Hãn còn thấy có những người lính Việt. Đây là lần đầu Hãn thấy quân nhân Việt cổ. Họ đều mặc một chiếc áo cụt tay, trên ngực có treo một miếng hộ tâm bằng đồng mỏng, phần thân dưới thì đóng khố, ngoài ra còn có một tấm vải quấn quanh nữa. Trang phục đúng là có khiến hắn có chụt thất vọng những tưởng sẽ thất vài bộ giáp bằng đồng hay da chứ. Có lẽ đây mới chỉ là lực lượng của một lạc tướng nhỏ nên không có, hoặc cũng có thể nhà Hán đã ra luật cấm sử dụng giáp hạng nặng khi đô hộ vì sợ nổi loạn mới dẫn đến cảnh này. Còn về kiểu tóc thì rất đa dạng, có người cạo trọc, có người thì búi tóc lại, trên trán còn đeo một tấm băng vải, có người vẫn để tóc nhưng tóc chưa dài đến vai. Binh khí trong tay họ là những mũi giáo đồng dài khảng 2 m, nghĩ mà ngao ngán, nhà Hán thì thậm chí có thép mà dùng trong khi nơi này chỉ có đồng thau hoặc hợp kim đồng mà dùng. Bây giờ có nổi dậy nhưng mà với trang bị kém thế này, với trang bị vượt trội của quân Hán đảm bảo quân Việt bị quét sạch trong một hơi. Tổng cộng trước mắt Hãn đếm được 10 người, họ đang canh phòng xung quanh. Ở đây nhiều trẻ con hơn làng Hãn, đám con nít thấy nhóm Hãn thì chạy về nhà. Khi thấy người lạ như nhóm Hãn tất nhiên không thẻ tránh khỏi những ánh nhìn tò mò của mọi người xung quanh làng. Nhưng ánh mắt đó lại rất thân thiện
Sau khi già làng đến nói chuyện với một người lính gác, người này liền mở hàng rào cho nhóm tiến vào, đồng thời có 2 người lính dẫn đầu để đến chỗ tộc trưởng. Hãn nhìn quanh thấy nơi này cũng rất tốt, mọi người đều có áo mặc đầy đủ, không như làng Tiềm, quần áo nhiều rúc còn rách bươm nhưng vẫn phải mặc, người dân rất ôn hòa coi bộ vị tộc trưởng này đúng như những gì già làng nói.
Căn nhà của tộc trưởng là căn lớn và rộng nhất cuối làng. Căn nhà sàn này có thềm rất rộng, có cả lan can và bậc thang lên xuống. Trên thềm đủ các loại đồ gia dụng bằng đồng hoặc gốm được xếp ngay ngắn. Trên tường có rất nhiều hoa văn và được sơn rất đẹp. Không ngờ người Việt đã biết sử dụng sơ mài từ thiên nhiên. Cửa chính là một tấm vải dày chắn lối vào. Sau khi được nói chờ ở đây, một người lính đi vào. Chợt sau đó, một bàn tay từ bên trong hất tấm vải, một người đàn ông ló đầu ra, lúc này lão già làng đột nhiên cung kính
-Chào tộc trưởng
-Lão Núi Đen đấy à, hôm nay đến đây có chuyện gì vậy? – người đàn ông nói
Thì ra đây là vị Liễu tộc trưởng. Người đàn ông này đang ở độ tuổi trung niên, để râu quay nón. Thân hình rất lực lưỡng. Người này hiện đang khoác một chiếc áo làm từ vải cotton màu vàng nhạt và tất nhiên phần dưới là đóng khố. Trên ngực có đeo một tấm hộ tâm, ở giữa có một miếng ngọc màu nâu sáng. Hãn nhận ra đó chính là miếng thủy tinh lần trước Hãn làm. Nhìn miếng hộ tâm có miếng ngọc to vật ở giữa thấy rất mất cân đối, có lẽ vị này đã thử mài miếng thủy tinh nhưng chúng cứng đến khó tin, mài nhiều lần và tốn nhiều thời gian cũng không ăn thua nên đành chế luôn một tấm hộ tâm bằng cách bọc đồng cho nhanh, nhưng đổi lại, các hoa văn tinh sảo bên ngài đã khiến chúng có tính thẩm mĩ rất cao. Trên cổ tay người này còn đeo một ống thủ hộ bằng đồng, bên ngoài được gắn thêm một số chiếc chuông đồng nhỏ. Khi cử động tay, chúng sẽ tạo ra âm thanh. Trên đầu còn có một chiếc mão được đính 3 chiếc lông chim lớn. Theo sau người đàn ông này còn một người đàn ông và một phụ nữ khác. Người đàn ông, không như vị Liễu tộc trưởng, không nuôi râu, khuôn mặt rất nhẵm nhụi nhưng lại rất già dặn, dựa vào cách ăn mặc có thể thấy có sự tương đồng, tuổi tác cũng không quá chênh lệch. Người phụ nữ thì ăn mặc có vẻ quý phái hơn. Hãn ướm người này bằng tuổi mẹ hắn. Cách ăn mặc thì không khác người bình thường nhưng chất vải thì tốt hơn, màu sắc cũng đẹp hơn nữa. Người này mặc một chiếc áo màu đỏ xe ngực nhưng được kết cúc đến một nửa, bên trong còn có áo yếm, trông rất kín đáo, phần dưới là một chiếc váy rộng dài đến cổ chân màu đen và còn được thêu một dải chim lạc. Trên người có rất nhiều trang sức bằng bạc hay đồng như chiếc bông tai tròn lớn bằng bạc hay chiếc xà tích bằng đồng đang đeo trên cổ kia. Hãn đã từng thấy qua các hình tượng phụ nữ Việt cổ, có nhiều ý kiến đó là các phụ nữ quý tộc trong xã hội xưa, trên các mặt của trống đồng, dao găm… Quả thực các chi tiết rất trùng khớp.
Thấy lão Núi Đen cung kính trước người đàn ông trước mặt, Hãn cũng không thất thố mà cúi đầu, hai tay ôm quyền chào.
-Hôm nay chúng tôi mang đến một số đồ mới, hi vọng ngài sẽ thích- Già làng tiếp lời
-Ồ, ta rất mong chờ đấy
Không nói nhiều. Lão Già làng mang từ trên xe xuống một khay bằng gỗ có lót vải tiêu cát (tơ chuối). Trên tấm vải này là 3 sợi dây chuyền bằng thủy tinh đầy đủ các loại từ đơn sắc đến hỗn hợp, ngoài ra còn có một số mặt đá bao gồm cả số được bọc đồng sáng lóa. Liễu tộc trưởng nhìn rất thuận mắt nhưng không đợi vị Liễu tộc trưởng lên tiếng thì người phụ nữ phía sau đã lao lên, khuôn mặt không dấu được sự phấn khích.
-Đây là đá quý phải không?
-Dạ, cũng có thể coi như vậy. – Hãn tiến đến tiếp lời khi già làng cảm thấy ấp úng
Người phụ nữ cầm một chuỗi lên đeo thử, rồi quay lại nói với Liễu tộc trưởng
-Chồng, em đeo có đẹp không?
-Đẹp lắm mẹ thằng Báo ạ.
Đàn ông trên đời tham tài, tham quyền vậy phụ nữ tham gì? Chính là đồ trang điểm và trang sức. Đây là tính trời khó bỏ. Người phụ này cũng không ngoại lệ. Nhìn những chuồi hạt lấp lánh trên cổ khiến cô ngắm nghía mãi không thôi. Chốc chốc lại ngó vào khay đồ tìm thêm, ngoài ra còn sờ các mặt đá, khuôn mặt cười thích thú
-Phu nhân cứ từ từ chọn, chúng tôi còn rất nhiều- Nói rồi, Hãn ra hiệu cho mọi người mang đồ xuống.
Mọi người biết ý bèm đem tất cả đồ xuống đặt vào khay, tổng số trang sức được xếp vào đủ 8 khay lần lượt mang đến trước mặt vị phu nhân tộc trưởng khiến cô chạy đi chạy lại xem xét đầy phấn khích. Có thể thấy hình dáng những món đồ trang sức này rất thân thuộc với người Việt. Tất nhiên vì những người thợ đã mô phỏng lại mà. Ngoài ra, vì đây còn ở bên ngoài, cảnh những vị khách lạ mang đồ trên xe xuống không thoát khỏi ánh mắt của mọi người. Dần dần, mọi người bu đông lại vì họ tò mò về những thứ đồ này, chúng quá lấp lánh và đẹp đẽ.
Nói về vị phu nhân, từ nãy giờ đã thử không biết bao nhiêu chuỗi hạt, xà tích rồi. Cứ vừa thấy một món có vẻ ưng ý, đeo lên thì lại thấy có thứ khác vừa mặt. Loanh quanh lại chẳng được món nào.
-Bố thằng Báo qua giúp e chọn đi – Người phụ nữ nói lại
-Rồi rồi
Vị tộc trưởng này, tuy nhìn đống “trang sức” này đẹp đấy nhưng cũng không cảm thấy “tăng động” như bà vợ, từ từ bước xuống bậc thềm.
-Chà, nhiều đồ quý thế này biết chọn thế nào?
-Ngài có thể mua cả bộ cũng được mà.
-Ta làm gì có nhiều tiền vậy. Ta ướm số này đem bán cũng được 7 phần tổng số tài vật của ta đấy. Mua sao nổi mà mua.
Cái…!!! 7 phần tài vật á. Hãn quá choáng với câu trả lời vừa rồi. Dẫu biết thủy tinh đúng là thời này quý thật. Đại Hán còn phải nhập, bán cho quý tộc. Thủy tinh của Hãn hiện tại nói miễn cưỡng cũng không đọ nổi với mấy mặt hàng của đám “Tây di” mà có thể nói đổi được 7 phần tổng số tài vật của một tộc trưởng được xếp vào hàng giàu có á? Hãn còn chưa ra giá mà lão này đã định giá luôn rồi. Cao còn vượt gấp chục, không, phải trăm lần giá Hãn muốn đặt
-Không không, ngài nói quá rồi. Số này không hề đắt như vậy đâu. Dây chuyền chúng tôi xin đổi 3 thạch gạo, mặt đá thì nửa thạch, riêng số được bọc đồng là 1 thạch, xà tích và miếng hộ tâm thì từ 1 đến 2 thạch thôi. – Hãn nói
-Rẻ vậy sao? – Vị phu nhân này thốt lên
-Vâng ạ
-Chồng, em mua hết số này nhé- Liễu phu nhân quay lại nói với chồng
-Được, được, nếu giá cả như thế thì không thành vấn đề
-Đa tạ tộc trưởng – Già làng đáp lại
Lão tính sơ sơ tổng số này cũng đổi được hơn 80 thạch, số này hoàn toàn có thể giúp làng cầm cự đến vụ sau. Trong thời gian đó, làm thêm vài thứ đồ tốt nữa là có thể mua thêm trâu rồi, thuế chắc cũng không lo nữa.
Hãn cũng đã tính được điều này, quan trọng lúc này là cần nhiều khách hàng hơn, như thế thì thu nhập sẽ được đảm bảo. Ngoài ra, cần đảm bảo lão Bạch Kỷ không biết, bằng không lão sẽ cướp không của hắn. Cái này rất khó vì hắn làm lộ liễu thế này sớm muộn gì lão cũng biết.
-Anh Xương, xem chừng tôi có cách giúp anh thoát nạn này rồi
Đang suy nghĩ thì thấy Liễu tộc trưởng nói với người đàn ông bên cạnh. Tay giơ một chuỗi dây chuyền trước mặt
-Ý anh là…? Hiểu, hiểu rồi – Vị này mới đầu khó hiểu nhưng cũng dần ngộ ra
Hãn cũng ngộ ra rồi. Cứu tinh đây rồi.