Vì đường từ làng này đến thương hội chỉ có nửa ngày nên sáng hôm sau, nhóm Hãn đã đến chuẩn bị gói gém tất cả mọi thứ để lên đường. Nhưng vấn đề là chẳng biết đi hướng nào, mà gói gém đâm ra nặng, cần có phương tiện. Lại phải nhờ vả. Nhờ ai thì cũng biết rồi. Nhưng phải dẫn theo ông cu con vì nó là đứa duy nhất biết đường. Lại nói, cả tộc người đến được thương hội cùng lắm là 30 người, vì có việc gì đâu mà đến đấy, bất quá rảnh rỗi, chán nản đến đó cho biết thôi. Người đến đó chủ yếu chỉ có các tộc trưởng hoặc đại diện, còn lại là các thương nhân, Việt – Hoa đều có do sự khuyến khích của nhà Hán, nhưng chủ yếu họ kinh doanh gia súc và chỗ nghỉ.
Cô Trinh đồng ý cho nhóm Hãn mượn xe vận chuyển, còn cho thêm vài người lính nữa đi cùng. Bà cô này vẫn không tin đám nhóc này nên cần người trông chừng để khỏi bị lạc.
Chuẩn bị một hồi họ cũng bắt đầu lên đường. Đồ đạc đã được chất lên xe, vẫn còn chỗ cho người ngồi, nhưng phải thay nhau vì không đủ cho tất cả. Cả đoàn đi về hướng Tây Nam, đường thời đại này rất xấu, toàn là đường đất, ngồi trên xe xóc không tả nổi nên Hãn đành đi bộ, thà mệt còn hơn lộn ruột trên xe.
Đi được nửa ngày, họ cũng thấy được hình ảnh một con sông lớn. Thuyền bè xuôi ngược đông đúc, lớn nhỏ đều có. Quả nhiên nơi này là điểm giao thương quan trọng tại Giao Chỉ. Sông Hồng lúc này rộng hơn những gì Hãn tưởng tượng. Hắn nhớ sông Hồng thời hiện đại cũng đến 1,6km nhưng nếu tính ra lúc này con sông này phải rộng đến ít nhất 2 km rồi. Có thể là do quá trình bồi tụ phù sa nên đến thời hiện đại bị co lại, hoặc cũng có thể do việc mở thêm các dòng chảy qua các triều đại. Lúc này Hãn nhìn cũng chỉ thấy lờ mờ đầu bên kia thôi, xa quá nên nhìn mọi thứ đều nhỏ.
Lúc này trên đường có rất nhiều người cùng đi đến một hướng với cả đoàn. Họ đi ngược dòng sông thì đến một quan ải xây bằng gạch nung. Đây là lối vào thương hội, cổng được canh giữ bởi 20 người lính. Vì đây là trong điểm thương mại nên nơi này rất rộng rãi và được bao quanh bởi một bước tường kéo dài cao 6m. Hãn không biết bức tường này kéo dài đến đâu nhưng 300m từ bức tường hướng ra ngoài là đất triền đất phẳng được đặt các trướng ngại vật. Đây cũng có thể coi là một nơi có phòng thủ tốt.
Bước qua cổng này, Hãn mới thực sự sững người. Đông quá. Nơi này có đến cả vạn người. Đầy đủ các loại từ thương nhân Hoa, Ấn, Việt, thậm chí là các thương gia Trung Á đến Châu Phi (Abyssinia), các đại diện từ các bộ tộc, binh lính trấn thủ. Hãn để ý nơi này chủ yếu là buôn bán các loại thổ sản nước Việt từ ngà voi đến vải vóc, tơ lụa. Ngoài ra nơi đây cũng đầy đủ cơ sở hạ tầng, các căn nhà 2 -3 tầng dùng làm nhà hàng, quán trọ, quán ăn, các chòi quan sát để đảm bảo an ninh. Bên ngoài và bên trong đúng là quá khác biệt. Bên trong giống như một thành thị phồn hoa đông đúc thì bên ngoài lại là rừng núi hoang sơ, hiếm thấy bóng người. Ngoài ra, Hãn còn ấn tượng với những thứ được xây cạnh bờ sông kia. Vì sông Hồng cổ đại nổi tiếng với những trận lụt khủng khiếp nhưng lại đầy phù sa nên các hệ thống đê điều đã sớm được xây dựng. Nơi giáp với sông, một bến cảng được xây dựng bằng gạch nung kéo dài được xây dựng để neo đậu tàu thuyền, nền móng là những khối đá lớn, lúc này có rất nhiều tàu thuyền kiểu dáng khác nhau, từ thuyền hộp của người Hán đến những chiếc thuyền thon con thoi, cong hình chiếc võng của các thương nhân Trung Á. Từ nơi neo đậu thuyền tiến vào khoảng 100m là một bờ đê kéo dài dọc bờ sông. Muốn vào bên trong thương hội phải sử dụng các bậc thang được nối bắc qua tường đê để tiến vào.
Quy mô nơi này thì đúng là khó ước định vì còn bờ bên kia nữa. Nhưng ở bên của Hãn thì thương hội này kéo dài dọc con sông đến 5km mà vẫn đông người. Hãn cùng cả đoàn hòa vào dòng người tiến vào thương hội. Nơi này quả là có nhiều thương nhân. Mọi sản vật đất Việt đều có ở đây. Để giữ vệ sinh thì mọi gia súc thồ hàng đều phải để ở nơi khác. Việc trông coi đành để cho 2 người lính bộ lạc. Còn lại cả nhóm mang hết đồ vào bên trong. Hàng quán vỉa hè nơi này cũng không thiếu, chủ yếu bán các sản phẩm thủ công như vải tiêu cát, đồ gốm, đồ đan tre. Cả nhóm chọn một nơi thuận tiện, có nhiều người qua lại rồi bày toàn bộ đồ trên một tấm vải lớn.
-Bây giờ làm sao?
-Làm theo tao – Hãn nói rồi 2 tay cầm một chiếc bình giơ lên
“Thủy tinh đây, ai mua thủy tinh đê, vừa đẹp vừa rẻ, mua nhanh kẻo hết”
Hãn đứng ra giữ chợ hét lớn. Tiếng hét của hắn thu hút mọi ánh nhìn tò mò của mọi người. Nhiều người thấy tò mò vì họ chưa bao giờ nghe đến thủy tinh cả.
-Thứ này là đá quý à?
-Nhóc con, thứ này bán thế nào?
Sau khi nhìn ngắm chiếc bình thì tỏ ra thích thú. Chiếc bình của Hãn có kích thước của một chiếc bình gốm cỡ vừa thông thường nhưng trơn láng lại có màu nâu đục, trông giống như được đẽo ra từ một cục đá quý lớn
-Rẻ lắm chú ơi, 50 đồng một bình, ngoài ra còn có dây chuyền, mặt dây, miếng hộ tâm,… mọi người cứ tự nhiên lựa chọn.
Hãn vừa nói vừ chỉ tay về phía sạp bán của mình. Ngay lập tức, cả đám đông lũ lượt kéo về chỗ đám Trâu và Hãn. Cầm trên tay những miếng hộ tâm, xà tích. Những người Việt này lại vô cùng thích thú mà nói.
-Giá thứ này bao nhiêu? Ta muốn mua – Một người đàn ông, tay cầm 1 chuỗi hạt thủy tinh trong suốt nói
-Cái đó ta thấy trước cơ mà.
Hãn từ lúc nào len qua đám đông, đứng vào chính giữ rồi nói.
-Đừng vội, đừng vội, chúng cháu có rất nhiều. Chuỗi dây đó 30 đồng chú ạ.
-Ta lấy miếng xà tích này. Giá thế nào?
-Cái đó 25 đồng.
Việc mua bán đúng là thuận lợi hơn Hãn tưởng tượng. Hắn nãy giờ phải nói giá mỏi mồm. Tất nhiên, rẻ như cho thế mà. Đám đông bắt đầu kêu gào đòi mua, đến mức hắn phải nhờ 2 người lính cản đám này lại không là vỡ đồ mất. Sự ồn ào tại chỗ hắn tất nhiên cũng thu hút không ít thương nhân. Một số kẻ cũng đến xem phần lớn đều bỏ đi. Hãn cũng hiểu ra vấn đề. Đồ của hắn chẳng có gì đặc sắc cả, số lượng lại ít, mà đối với thương nhân, tiền mới là thứ họ hứng thú, độ hứng thú tỉ lệ thuận với tiền lãi. Dù Hãn có đưa ra giá “đáy vực” cũng chẳng có ma nào mua, bởi đồ của hắn không có khả năng ngã giá tốt, không được giá tốt thì không có lãi cao, số lượng lại ít, không bõ vận chuyển nên hiển nhiên, không hứng thú.
Nhưng không sao, từ số thủy tinh hắn bán, hắn cũng kiếm được cỡ 2 lạng bạc, tức là 2000 đồng. Số này cũng có thể nói là cho hắn chút hi vọng khởi nghiệp. Nhưng hắn không thể tiếp tục thế này, cứ tiếp tục thế này thì kế hoạch của hắn đợi đến hết đời cũng không thực hiện được.
Hắn cần có sắt nếu muốn tăng sản lượng thủy tinh lên nhanh chóng, nhưng kiếm sắt ở đâu được? Người Việt có thể tiếp cận với sắt chủ yếu là những người thuộc tầng lớp quý tộc, thủ lĩnh nhưng với số lượng ít vì nhà Hán quản lý rất chặt. Hãn phải tìm được nguồn mà nhà Hán không biết. Nhưng nguồn nào mới được, làm gì có sắt nào lại không đến từ quặng mỏ cơ chứ.
Khoan,… quặng mỏ? Có rồi. Một tia sáng chợt lóe lên trong đầu hắn. Hắn biết có một nguồn mà nhà Hãn không thể biết. Nhưng để khai thác cần một dụng cụ đặc biệt. Nói rồi hắn liền chạy đi. Nhóm Sóc và Trâu thấy Hãn chạy vụt đi thì không hiểu, định bám theo nhưng chẳng mấy chốc mà hắn đã biến mất trong dòng người đông đúc này.
Hãn chạy đến chỗ buôn bán của các thương nhân Trung Hoa. Nói chỗ này đông đúc nhưng không có nghĩa là lộn xộn. Nơi này được quy hoạch rõ ràng, Các khu vực được phân chia để dành cho các thương nhân đến từ các quốc gia khác nhau buôn bán. Thương nhân Hán được ưu ái nên được xếp vào một chỗ rất đẹp, được cảnh giới tốt, lại rộng rãi, nằm ở chỗ tiện đi lại nên nơi này có rất nhiều người qua lại.
Hãn cũng không khó để tìm được khu này, nằm chềnh ềnh, to tổ bố ra thế, lại toàn người mắt híp, búi tóc bán hàng, họa có mù mới không nhận ra. Nơi này, các thương gia đều dựng thành các sạp hàng tương đối rộng, có mái che. Có những mái che làm bằng vải chống thấm nước nhưng cũng có những chiếc lán bằng rơm. Những mái che này đều đã được dựng cố định và rộng rãi từ trước bởi lính Hán. Họ cũng được lợi không nhỏ khi xây những cái lán này vi tiền thuê hàng tháng lấy của đám thương nhân. Lính Hãn chọn những chỗ đẹp, thuận tiện để xây dựng nên thương nhân phải lựa chọn bỏ ra ít tiền để lấy một chỗ tốt, hay tự dựng lấy một cái sạp ở chỗ xấu hơn. Muốn đặt chỗ phải đến chỗ giáo úy nói chuyện
Hãn tìm đại đến một sạp của một thương nhân Trung Hoa nói. Bước vào Hãn thấy một người đàn ông mặc Hán phục, đang ngồi trên ghế uống trà.
-Chào ông chủ – Hãn nói
Người này nhìn Hãn rồi, nói lớn ra bên ngoài, có vẻ như đang gọi ai đó. Ngay lúc sau có một thanh niên trẻ tuổi người Việt chạy đến nói chuyện với ông chủ rồi quay lại với Hãn
-Ông chủ hỏi ngươi cần gì?
-Tôi muốn mua Tư Nam, ông chủ bán không?
Người này quay lại nói bằng tiếng Hán với ông chủ. Lão sắc mặt có chút bất ngờ rồi quay ra nói với Hãn bằng 1 tiếng Việt. Khả năng nói tiếng Việt của lão khá tốt. Cũng chẳng có gì lạ đối với một thương nhân. Họ là những kẻ buôn bán khắp thiên hạ. Tiếp xúc với đủ loại thứ từ con người, đồ vật, gia súc, đất nước. Việc tiếp xúc buôn bán nhiều khiến họ sớm tiếp thu bị động ngôn ngữ ở những nơi khác nhau, tuy không bài bản nhưng giọng của họ rất chuẩn, đó chẳng qua là do bắt chước âm thanh mà thành. Đối với những thương nhân có kinh nghiệm, trình độ ngôn ngữ cũng có thể coi là thượng thừa, nhưng để dễ dàng hơn, họ sẵn sàng bỏ thêm tiền thuê người học các loại ngôn ngữ khác nhau để làm người phiên dịch, hoặc thuê người bản địa làm phiên dịch
-Sao một đứa người man như ngươi lại biết đến Tư Nam?
Lão nói thẳng mặt Hãn là man, hắn cảm giác như tên này có ý khinh miệt mình
-Lão chỉ cần nói có hay không thôi, không thì để tôi đi nơi khác.
-Có có, nhưng giá hơi cao đấy.
-Giá bao nhiêu vậy?
-500 đồng một cục
-Ông đùa tôi đấy à? Một cục những 500 đồng.
-Không không, Tư Nam rất ít, đất Giao Chỉ này lại càng không có người dùng nên ta đảm bảo có rất ít thương nhân mang theo Tư Nam đến đây
-Vậy ông có bao nhiêu cục?
-Ta chỉ có 2 cục thôi
-Tôi lấy hết. – Hãn nói rồi móc ra trong người một sâu tiền 1000 đồng
-Được, cậu đợi chút. – Lão nói rồi sai người vào trong
Lát sau, người thanh niên Việt kia mang đến hai cục đá màu đen, to bằng nắm tay đến.
-Đây là tư nam của cậu. Cậu có thể thử với cây kim này.
Hãn cầm lấy hai cục đá, đặt sát gần nhau. Quả nhiên chúng hút lẫn nhau thật. Khi đưa cây kim lại gần một. Đầu của nó bị hút lại. Lực hút này cũng đạt tương đối. Hãn nhìn chúng hài lòng rồi nói.
-Tốt lắm, 2 cục tư nam này rất tốt
-Được, cậu còn muốn mua gì nữa không?
-Hiện tại tôi chỉ cần tư nam thôi. Cảm ơn ông chủ, cáo từ
-Vậy ta không tiễn – Lão chắp tay chào Hãn
Nói về Tư Nam, đây là cách người Trung Hoa gọi nam châm. Từ thế kỷ 4 TCN thì họ đã biết đến tư nam, gần đây thì đã dùng tư nam cho việc đi biển. Đây là một dạng la bàn cổ đại. Người Hoa sử dụng một tấm đồng phẳng, dặt trên đó một chiếc muỗng có từ tính và chiếc muống sẽ luôn chỉ về hướng nam. Từ đây thì việc đi biển đã thuận tiện hơn rất nhiều, tránh tình trạng mất phương hướng.
Hãn chạy một mạch về chỗ của đám nhóc. Giữ đường thì thấy 4 đứa Sóc, Trâu, Trì và Cóc đang lớ ngớ nhìn ngó nghiêng trong khu người Hoa. Hãn đến gần mà chúng còn không nhận ra nữa
-Chúng mày đến đây làm gì? – Hãn cất tiếng nói
Cả 4 đứa giật mình quay lại thì thấy Hãn đang cầm trên tay hai cục đá đen. Nhưng thứ chúng quan tâm không phải nó mà là Hãn. Thấy Hãn chạy đi chúng mới đi theo, ai ngờ lạc hắn luôn nên mới lần mò đi tìm
-Cái đấy phải để chúng tao hỏi mới đúng. Mày chạy đi đâu báo hại chúng tao đi tìm.
-Tao đi mua đồ
-Là 2 cục đá này á?
-Đừng coi thường chúng, nhìn đây này – Hãn nói rồi để 2 hòn đá lại gần nhau,
Cả 4 đứa tròn mặt nhìn, đá tự biết dính lấy nhau. Nhìn cả đám há hốc mồm, Hãn mới giải thích
-Thứ này gọi là nam châm, có nó chúng ta sẽ làm được rất nhiều việc.
-Việc gì?- Sóc hỏi
-Cứ nhìn tao rồi biết
Hãn bước đi để cả đám nhìn theo. Tính của hắn cứ thích mập mờ như vậy, đám nhóc cũng quen rồi nhưng chỉ biết, mỗi khi hắn úp mở thứ gì thì chắc chắn đó là chuyện tốt, chúng cứ làm theo kiểu gì kết quả cũng không khiến chúng phải thất vọng. Cả nhóm bước theo Hãn trở về, những người lính đã ở sẵn trên xe trâu chờ cả đám nhóc trở lại. Lần này hắn chỉ thu được có 1 lạng bạc. Sợ rằng lần này còn phải dùng nốt. Thôi thì coi như đầu tư vậy. Tương lai hắn sẽ làm được nhiều thứ hơn, tiền không lo thiếu.
Cả đám trở về khi trời đã tối mịt. Những bước tiếp theo của Hãn sẽ được thực hiện vào ngày mai nhưng sẽ có rất nhiều việc phải làm,