Trước khi tôi thức tỉnh, phần lớn lý do khiến tôi chìm đắm chính là nghĩ rằng Hứa Văn Kính là chàng thiếu niên dịu dàng, điềm tĩnh trong những bức thư, chứ không phải con người gào thét, bất ổn ở trường học.
Thấy sắc mặt tôi không tốt, Trần Tụng bĩu môi nói:
“Được rồi, tự cô hiểu là được. Nhưng tôi vẫn muốn nhắc nhở cô, Hứa Văn Kính không phải người tốt đẹp gì. Cắt viện trợ nhà họ Trần, anh ta mất đi nguồn sống, đừng có ngốc nghếch mà tự đưa tiền cho anh ta.”
Nói rồi, cậu ấy mở WeChat, gửi cho tôi mấy bài viết kiểu: “Kẻ nghèo được cứu giúp và cái kết đắng lòng”: “Sự quan trọng của môn đăng hộ đối”: “Tại sao không nên lấy đàn ông nghèo.”
“Hiểu rồi.”
Tôi đáp, trong lòng trào lên cảm giác hối hận.
Bên cạnh mình vẫn có những người bình thường, tại sao trước đây tôi không chịu nghe khuyên bảo chứ?
9
Mang tâm trạng như vậy, trên đường về nhà cùng mẹ, tôi cứ im lặng không nói.
Mẹ nghịch điện thoại, không quay đầu lại mà hỏi: “Sao thế, tâm trạng không vui à?”
Tôi dựa vào mẹ, ôm bà: “Không phải, mẹ ạ. Con chỉ nghĩ liệu có một ngày nào đó nhà mình phá sản hay không?”
Mẹ bật cười, liếc tôi một cái đầy yêu chiều: “Sao lại thế được, có phải mẹ cho con ít tiền tiêu vặt quá không?”
Nói rồi, bà chuyển ngay cho tôi năm vạn.
“Không phải đâu.” Tôi vui vẻ nhận tiền, nghiêm túc nói: “Hôm qua con mơ một giấc mơ xấu. Tóm lại, mẹ và bố phải hứa với con, nhất định không được dùng thủ đoạn phi pháp để cạnh tranh, cũng đừng lưu giữ tài liệu quan trọng trong máy tính công ty, được không?”
Mẹ ngẫm nghĩ một lúc, xoa đầu tôi: “Được rồi.”
Tôi mới cười trở lại, gối đầu lên vai bà: “Mẹ đang xem gì đấy?”
“Bác sĩ Lý đăng bài trên vòng bạn bè.” Mẹ giơ điện thoại lên, chỉnh trang cho tôi xem: “Có một bệnh nhân bị ung thư tử cung cần quyên góp. Mẹ đang tính đóng góp chút tiền.”
Vừa nghe xong, đồng tử tôi co rút lại.
Tôi nhớ ra rồi.
Người cần quyên góp đó chính là mẹ của Hứa Văn Kính.
Trong nguyên tác, bác sĩ Lý đứng ra kêu gọi quyên góp, mẹ tôi đã tặng 20 vạn.
Nhưng vì vấn đề xoay vòng vốn của nền tảng mà khoản tiền này bị chậm trễ gần ba tháng mới đến nơi.
Mẹ của Hứa Văn Kính không thể chờ đến lúc nhận tiền để phẫu thuật, đã qua đời.
Trong cơn đau buồn tột độ, Hứa Văn Kính đổ hết hận thù lên gia đình tôi và bác sĩ Lý.
Cậu ta thề rằng sẽ “lột da cả nhà tôi”.
Kết cục cuối cùng thì không cần nói cũng rõ.
Nhà tôi phá sản, bác sĩ Lý mất cả hai tay, không thể tiếp tục hành nghề.
Tôi gần như không nghĩ ngợi mà đè tay mẹ lại: “Mẹ, đừng quyên góp.”
“Sao thế?” Bà nghi ngờ nhìn tôi.
Gia đình tôi mỗi năm quyên góp hàng triệu cho tổ chức từ thiện.
Hai mươi vạn chẳng là gì đối với mẹ tôi.
Tôi không nói sự thật với bà, chỉ bảo: “Ung thư không thể chữa khỏi được. Thay vì để bà ấy chịu đau khổ điều trị, chi bằng để lại số tiền này cho những người còn sống.”
Mẹ không nghĩ nhiều, tắt điện thoại, gật đầu: “Cũng phải.”
10
Kể từ sau chuyện ở bệnh viện, giữa tôi và Hứa Văn Kính bắt đầu chiến tranh lạnh.
Rất nhiều người trong trường thấy tôi và cậu ta trước giờ vốn thân thiết, giờ lại kỳ lạ như vậy, liền chú ý.
Giờ nghỉ giải lao, đám bạn bè của Hứa Văn Kính khoác vai bá cổ nhau, tiến lại gần, nói:
“Kính ca, cậu với Giang Phán cãi nhau à?”
Lớp tôi và lớp họ cạnh nhau, cuộc trò chuyện này dễ dàng truyền tới tai tôi.
Cứ như thể cố tình nói cho tôi nghe vậy.
Ánh mắt lạnh lùng của Hứa Văn Kính lướt qua tôi, ngay sau đó anh ta hừ lạnh.
Mấy người anh em lập tức cười đầy ngụ ý:
“Nói gì mà cãi nhau chứ, Giang Phán là con ch.ó trung thành, làm sao nỡ cãi nhau với Kính ca được?”
“Đúng thế, chắc là Kính ca không thèm để ý đến cô ta thôi.”
“Đừng nhìn Giang Phán bây giờ mặt lạnh thế, lát nữa cô ta sẽ lại bám lấy Kính ca ngay thôi, các cậu tin không?”
Mấy người đồng thanh tin ngay.
Cũng phải, trước đây tôi bám theo Hứa Văn Kính đến mức lộ liễu, gần như ngày nào cũng theo sau cậu ta.
Họ chắc chắn tôi vẫn như trước đây.
Những lời này làm Hứa Văn Kính, người từng bị tôi làm mất mặt, thấy đắc ý vài phần.
Anh ta khẽ nhếch môi, ánh mắt thoáng qua tôi đầy ẩn ý.
Tôi không nhịn được mà đảo mắt khinh thường.
Kịch hay ghê.
Mấy người kia thấy Hứa Văn Kính cuối cùng không còn giữ vẻ lạnh nhạt, liền trao nhau ánh mắt, dò hỏi:
“Kính ca, hôm nay sinh nhật Hắc Tử, tối đi hát karaoke không?”
Hứa Văn Kính không cần nghĩ ngợi: “Đi.”
Hắc Tử lập tức nói: “Vậy tôi về xin mẹ ít tiền, tối nay không say không về nhé.”
Nghe vậy, Hứa Văn Kính khẽ nhíu mày: “Sinh nhật cậu, sao có thể để cậu mời?”
“Nhưng nhà các anh em khác quản chặt quá, không xin được tiền.”
“Để tôi mời.”