Trăng Tròn Vừa Lúc Hoa Đã Tàn

Chương 4: Nặng lòng



Một nam nhân mặc bộ tràm y bước đến đỡ lấy nàng với sắc mặt lo lắng bảo:

“Vân Nhiên sức khoẻ muội đã yếu, tiết trời vào đông lạnh lẽo thế này sao lại ra đây. Nếu hàn độc kia tái phát lần nữa, dù là Hoa Đà tái thế cũng không cứu được muội từ quỷ môn quan”

Đôi chân mài khẽ nhíu dìu Vân Nhiên vào trong. Y dịu dàng cởi chiếc áo lông bên ngoài choàng vào cho nàng. Nhẹ bước bưng chén thuốc trên bàn dịu giọng bảo

“Muội uống đi”

“Muội biết rồi, Thái y viện còn nhiều công việc, huynh nên về đó đi”

Mặt nàng tái nhợt kém sắc như nhành hoa héo rũ phai hương. Đôi mắt hờ hững vô hồn nhìn làn nước mang mang của chén thuốc mà lòng mà không khỏi suy tư

“Được, muội phải chăm sóc sức khoẻ thật tốt. Có thời gian ta lại đến bắt mạch”

Nói rồi hắn nhẹ quay gót đi trả lại nàng khoảng không vắng lặng yên tĩnh vốn có. Tuy lòng không khỏi lo lắng nhưng đành nghe theo lời nàng ấy vậy.

Vị thiếu niên lãng tử kia là Bạch Lạc Anh, đích của Bạch Phủ nổi tiếng với danh đệ nhất thần y của Yến Quốc. Vóc dáng của y có chút mảnh khảnh cùng đôi mắt phượng sắc bén ấy vậy mà đã làm xiêu lòng biết bao thiếu nữ lục quốc.

Từ nhỏ y, Vân Nhiên và Sở Tuân đã là bạn học thời niên thiếu. Cả ba đi đâu cũng có nhau như hình với bóng. Chỉ tiếc phận duyên trớ trêu đẩy mỗi người một nẻo chẳng thể chung đường.

Trong mắt y, Vân Nhiên cứ tựa ánh trăng ngà soi rọi lòng hắn giữa đêm thâu.

Rồi dần tình cảm chớm nở để bao lần cố gắng đè nén nó vào tận sâu trong tâm khảm. Cũng bao lần y muốn nói ra tất cả, nói rằng y yêu nàng. Nhưng y nào dám cược vì biết trước tròng lòng người con gái mình ngày đêm nhung nhớ chỉ có mình hình bóng của Sở Tuân.

Từ ngày Sở gia gặp đại nạn đã bảy năm Sở Tuân rời kinh cũng là bảy năm Lạc Anh chăm sóc Vân Nhiên chu đáo. Lòng vẫn còn tia hi vọng mong nàng có thể quay đầu nhìn lại tấm chân tình y đã gửi gắm bấy lâu nay. Cứ ngỡ nước chảy đá mòn nhưng trách sao được, có duyên nhưng chẳng có phận.

Tình yêu vốn không thể cưỡng cầu nên thôi đành chấp nhận vậy. Y quen rồi, quen với cái danh bằng hữu này. Thôi đành dùng danh nghĩa này ở bên người mình yêu.

Ngửa mặt lên đưa bàn tay thon dài lạnh lẽo ấy chạm vào những bông tuyết trắng đang nhẹ rơi giữa không trung. Cái lạnh buốt giá của trời đông lại làm lòng kẻ si tình thêm phần não nề ủ rũ.

…—————-…

Tuyết cứ thế nhẹ rơi trắng xoá, nơi Tây viện của Tần phủ người ta có thấy hình ảnh hai nam nhân lãng tử ngồi hàn uyên tâm sự bên những vò Hồng nhan túy thượng hạn của Thanh Hoa lâu.

Sở Tuân nhấp một ngụm rượu để cái vị cay xè cùng hương rựu kia làm ấm lòng nam nhi quân tử. Nhớ những ngày ở bắc cương, tuyết cũng phủ trắng khắp nẻo đường, có được chung rượu thôi cũng quý giá muôn phần.

Trong những ngày đói rét ấy khi mà quân lương đã cạn kiệt, bao lần viết thư cầu cứu với triều đình rồi cũng bặt vô âm tín. Tướng lĩnh của cả một quân doanh cũng dần kiệt sức. Khi đó con đường cuối cùng chỉ có thể dùng thịt ngựa mà sống tiếp. Với người chiến sĩ thì chiến mã đối với họ không chỉ là những con vật vô tri vô giác mà là người bằng hữu lâm trận nơi sa trường đẫm máu.

Những hình ảnh ấy cứ như những vết cứa khắt sâu vào tim Sở Tuân khiến y chẳng thể nào quên được. Nó cũng thứ nhắc nhở Sở Tuân về mối thù còn phải gáng vác trên vai.

Trôi dạc giữa dòng suy nghĩ mơ màn, Sở Tuân chợt bừng tỉnh trước câu hỏi của Tần Khanh

“Huynh có dự định gì cho tương lai”

“Trả thù! “ Gương mặt đỏ vì rượu, đôi mắt phượng có chút sụp xuống cùng chất giọng trầm ấm pha vẻ tà mị kia lại kiến Sở Tuân có vẻ tiêu soái phong hoa đến lạ.

“Còn….Vân Nhiên, huynh không định nói lại tình xưa với cô ấy à?”

Tần Khanh gắng hỏi thêm câu nữa chẳng biết Sở Tuân là giả điếc hay vì quá say nền dần sụp xuống bàn yên giấc.

Tần Khanh cười nhẹ dìu Sở Tuân vào gian phòng đã chuẩn bị trước. Huynh đệ họ cứ thế chìm vào giấc ngủ trong hương rượu đậm mùi.

Tần Khanh từ nhỏ đã lớn lên với Sở Tuân tại Sở phủ. Y là con của người huynh đệ thâm sau với Sở Hàn Quân. Sau khi vị ấy mất vì thương sót cảnh mẹ goá con coi nên Sở Hàn Quân đã nhận Tần Khanh làm nghĩa tử.

Y và Sở Tuân lớn lên cùng nhau là huynh đệ chí cốt, sau vụ đại nạn năm xưa cả Sở gia ly tán. Hiến Minh Đế tức tiên đế khi xưa vì nể tình phụ thân y do lâm trận mà chết vả lại y chỉ là nghĩa tử của Sở gia nên không bị lưu đày.

Một thân cô độc ở chốn kinh đô phồn hoa nguy hiểm, chẳng ai biết Tần Khanh đã làm những gì để có được chức Tổng binh đô đốc Ngự Lâm Quân kia, nhưng chỉ biết đối với hoàng đế thì y chính là cánh tay phải đắc lực.

Tiền tài quyền lực cứ xoay mãi như vòng tròn vô tận để con người ta hối hả chạy theo rồi dần quên mất bản chất vốn có của bản thân.

…—————-…

Vầng dương vừa ló đạp tan bóng tối của đêm thâu. Từ sáng sớm khi mà màn sương còn giăng khín lối thì Sở Tuân đã cưỡi trên mình con bạch mã rảo bước ra ngoại ô Thiên Thành. Phía xa chính là Đàm Sơn một ngọn núi nhỏ gần với kinh đô.

Để con bạch mã dưới chân núi, một mình nhẹ đi giữa những rừng cây cao lớn. Làn sương mù còn động trên lá và lớn tuyết dày dưới gốc cây làm cho không gian trên nên lạnh lẽo vắng lặng.

Mặc trên mình chiếc áo lông màu xám cùng bộ y phục tối màu, Sở Tuân đứng trước hai ngôi mộ đá được chạm khắc tinh tế ở giữa sườn núi.

Hai ngôi mộ gần sát nhau với dòng chữ được khắc tỉ mỉ trên bia đá ” Thân phụ Sở Tuân, Sở Hàn Quân ” và ” Thân mẫu Sở Tuân, Hạ Ngọc Giai “.

Y quỳ sụp xuống làn tuyết trắng, lệ châu cũng chợt rơi xuống khuôn mặt anh tuấn kia. Một lạy hai lạy rồi ba lạy, Sở Tuân chợt phát hiện đã có ai vừa đến trước đó còn để lại bó cúc trắng trên thành mộ.

Nhìn một lượt khung cảnh xung quanh ngoài những hành cây già cùng lần tuyết trắng vắng lặng thì chẳng thấy một bóng người nào. Nghĩ một lúc, trong lòng tự khắc đã đoán được ai.

” Phụ thân, mẫu thân. Lần này Tuân Nhi về sẽ rửa sạch oan khuất cho Sở gia, mong hai người dưới suối vàng linh thiêng có thể phù hộ cho nhi tử “

Còn nhớ sau khi Sở Hàn Quân bị bắt uống rượu độc mà chết, Ngọc Giai phu nhân cũng lâm cơn bạo bệnh mà mất vài ngày sau đó. Chỉ trong vài ngày ngắn ngủi Sở Tuân lần lượt mất đi hai người mình yêu thương nhất, nỗi đau ấy in hằn lên trái tim của chàng thiếu niên 16 tuổi.

Đêm ấy trước cái ngày bị đày ra Bắc cương chính y đã khắc tấm bia đã kia. Từng vết khắc, từng dòng chữ lại khiến cõi lòng đau thấu.

Nhớ lúc đương thời tình cảm của phụ mẫu Sở Tuân vô cùng tốt đẹp, đi khắp cả Thiên Thành cũng chẳng tìm được gia đình nào hạnh phúc êm đềm như Sở gia. Từ một vị công tử sống trong nhung lụa, lớn lên bằng tình yêu thương của phụ mẫu, Sở Tuân thoáng chốc đã trở thành kẻ lưu lạc tha phương không nhà không cửa.

Nhớ lại hết thảy chuyện xưa cuối cùng chỉ biết cười đau khổ. Y còn sống đến ngày hôm nay vốn chỉ để trả thù.

Chợt trong làn sương mù mờ mịt, một mũi tên lao đến từ phía sau của Sở Tuân. May mà y nhanh tay đề phòng từ trước để có thể né kịp, nếu không thì mạng cũng không còn.

Mũi tên cấm vào một thân cây gần đó. Trên mũi tên được gắn một bức thư với dòng chữ “Hàn Trương”


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.
Trăng Tròn Vừa Lúc Hoa Đã Tàn

Chương 4: Nặng lòng



Một nam nhân mặc bộ tràm y bước đến đỡ lấy nàng với sắc mặt lo lắng bảo:

“Vân Nhiên sức khoẻ muội đã yếu, tiết trời vào đông lạnh lẽo thế này sao lại ra đây. Nếu hàn độc kia tái phát lần nữa, dù là Hoa Đà tái thế cũng không cứu được muội từ quỷ môn quan”

Đôi chân mài khẽ nhíu dìu Vân Nhiên vào trong. Y dịu dàng cởi chiếc áo lông bên ngoài choàng vào cho nàng. Nhẹ bước bưng chén thuốc trên bàn dịu giọng bảo

“Muội uống đi”

“Muội biết rồi, Thái y viện còn nhiều công việc, huynh nên về đó đi”

Mặt nàng tái nhợt kém sắc như nhành hoa héo rũ phai hương. Đôi mắt hờ hững vô hồn nhìn làn nước mang mang của chén thuốc mà lòng mà không khỏi suy tư

“Được, muội phải chăm sóc sức khoẻ thật tốt. Có thời gian ta lại đến bắt mạch”

Nói rồi hắn nhẹ quay gót đi trả lại nàng khoảng không vắng lặng yên tĩnh vốn có. Tuy lòng không khỏi lo lắng nhưng đành nghe theo lời nàng ấy vậy.

Vị thiếu niên lãng tử kia là Bạch Lạc Anh, đích của Bạch Phủ nổi tiếng với danh đệ nhất thần y của Yến Quốc. Vóc dáng của y có chút mảnh khảnh cùng đôi mắt phượng sắc bén ấy vậy mà đã làm xiêu lòng biết bao thiếu nữ lục quốc.

Từ nhỏ y, Vân Nhiên và Sở Tuân đã là bạn học thời niên thiếu. Cả ba đi đâu cũng có nhau như hình với bóng. Chỉ tiếc phận duyên trớ trêu đẩy mỗi người một nẻo chẳng thể chung đường.

Trong mắt y, Vân Nhiên cứ tựa ánh trăng ngà soi rọi lòng hắn giữa đêm thâu.

Rồi dần tình cảm chớm nở để bao lần cố gắng đè nén nó vào tận sâu trong tâm khảm. Cũng bao lần y muốn nói ra tất cả, nói rằng y yêu nàng. Nhưng y nào dám cược vì biết trước tròng lòng người con gái mình ngày đêm nhung nhớ chỉ có mình hình bóng của Sở Tuân.

Từ ngày Sở gia gặp đại nạn đã bảy năm Sở Tuân rời kinh cũng là bảy năm Lạc Anh chăm sóc Vân Nhiên chu đáo. Lòng vẫn còn tia hi vọng mong nàng có thể quay đầu nhìn lại tấm chân tình y đã gửi gắm bấy lâu nay. Cứ ngỡ nước chảy đá mòn nhưng trách sao được, có duyên nhưng chẳng có phận.

Tình yêu vốn không thể cưỡng cầu nên thôi đành chấp nhận vậy. Y quen rồi, quen với cái danh bằng hữu này. Thôi đành dùng danh nghĩa này ở bên người mình yêu.

Ngửa mặt lên đưa bàn tay thon dài lạnh lẽo ấy chạm vào những bông tuyết trắng đang nhẹ rơi giữa không trung. Cái lạnh buốt giá của trời đông lại làm lòng kẻ si tình thêm phần não nề ủ rũ.

…—————-…

Tuyết cứ thế nhẹ rơi trắng xoá, nơi Tây viện của Tần phủ người ta có thấy hình ảnh hai nam nhân lãng tử ngồi hàn uyên tâm sự bên những vò Hồng nhan túy thượng hạn của Thanh Hoa lâu.

Sở Tuân nhấp một ngụm rượu để cái vị cay xè cùng hương rựu kia làm ấm lòng nam nhi quân tử. Nhớ những ngày ở bắc cương, tuyết cũng phủ trắng khắp nẻo đường, có được chung rượu thôi cũng quý giá muôn phần.

Trong những ngày đói rét ấy khi mà quân lương đã cạn kiệt, bao lần viết thư cầu cứu với triều đình rồi cũng bặt vô âm tín. Tướng lĩnh của cả một quân doanh cũng dần kiệt sức. Khi đó con đường cuối cùng chỉ có thể dùng thịt ngựa mà sống tiếp. Với người chiến sĩ thì chiến mã đối với họ không chỉ là những con vật vô tri vô giác mà là người bằng hữu lâm trận nơi sa trường đẫm máu.

Những hình ảnh ấy cứ như những vết cứa khắt sâu vào tim Sở Tuân khiến y chẳng thể nào quên được. Nó cũng thứ nhắc nhở Sở Tuân về mối thù còn phải gáng vác trên vai.

Trôi dạc giữa dòng suy nghĩ mơ màn, Sở Tuân chợt bừng tỉnh trước câu hỏi của Tần Khanh

“Huynh có dự định gì cho tương lai”

“Trả thù! “ Gương mặt đỏ vì rượu, đôi mắt phượng có chút sụp xuống cùng chất giọng trầm ấm pha vẻ tà mị kia lại kiến Sở Tuân có vẻ tiêu soái phong hoa đến lạ.

“Còn….Vân Nhiên, huynh không định nói lại tình xưa với cô ấy à?”

Tần Khanh gắng hỏi thêm câu nữa chẳng biết Sở Tuân là giả điếc hay vì quá say nền dần sụp xuống bàn yên giấc.

Tần Khanh cười nhẹ dìu Sở Tuân vào gian phòng đã chuẩn bị trước. Huynh đệ họ cứ thế chìm vào giấc ngủ trong hương rượu đậm mùi.

Tần Khanh từ nhỏ đã lớn lên với Sở Tuân tại Sở phủ. Y là con của người huynh đệ thâm sau với Sở Hàn Quân. Sau khi vị ấy mất vì thương sót cảnh mẹ goá con coi nên Sở Hàn Quân đã nhận Tần Khanh làm nghĩa tử.

Y và Sở Tuân lớn lên cùng nhau là huynh đệ chí cốt, sau vụ đại nạn năm xưa cả Sở gia ly tán. Hiến Minh Đế tức tiên đế khi xưa vì nể tình phụ thân y do lâm trận mà chết vả lại y chỉ là nghĩa tử của Sở gia nên không bị lưu đày.

Một thân cô độc ở chốn kinh đô phồn hoa nguy hiểm, chẳng ai biết Tần Khanh đã làm những gì để có được chức Tổng binh đô đốc Ngự Lâm Quân kia, nhưng chỉ biết đối với hoàng đế thì y chính là cánh tay phải đắc lực.

Tiền tài quyền lực cứ xoay mãi như vòng tròn vô tận để con người ta hối hả chạy theo rồi dần quên mất bản chất vốn có của bản thân.

…—————-…

Vầng dương vừa ló đạp tan bóng tối của đêm thâu. Từ sáng sớm khi mà màn sương còn giăng khín lối thì Sở Tuân đã cưỡi trên mình con bạch mã rảo bước ra ngoại ô Thiên Thành. Phía xa chính là Đàm Sơn một ngọn núi nhỏ gần với kinh đô.

Để con bạch mã dưới chân núi, một mình nhẹ đi giữa những rừng cây cao lớn. Làn sương mù còn động trên lá và lớn tuyết dày dưới gốc cây làm cho không gian trên nên lạnh lẽo vắng lặng.

Mặc trên mình chiếc áo lông màu xám cùng bộ y phục tối màu, Sở Tuân đứng trước hai ngôi mộ đá được chạm khắc tinh tế ở giữa sườn núi.

Hai ngôi mộ gần sát nhau với dòng chữ được khắc tỉ mỉ trên bia đá ” Thân phụ Sở Tuân, Sở Hàn Quân ” và ” Thân mẫu Sở Tuân, Hạ Ngọc Giai “.

Y quỳ sụp xuống làn tuyết trắng, lệ châu cũng chợt rơi xuống khuôn mặt anh tuấn kia. Một lạy hai lạy rồi ba lạy, Sở Tuân chợt phát hiện đã có ai vừa đến trước đó còn để lại bó cúc trắng trên thành mộ.

Nhìn một lượt khung cảnh xung quanh ngoài những hành cây già cùng lần tuyết trắng vắng lặng thì chẳng thấy một bóng người nào. Nghĩ một lúc, trong lòng tự khắc đã đoán được ai.

” Phụ thân, mẫu thân. Lần này Tuân Nhi về sẽ rửa sạch oan khuất cho Sở gia, mong hai người dưới suối vàng linh thiêng có thể phù hộ cho nhi tử “

Còn nhớ sau khi Sở Hàn Quân bị bắt uống rượu độc mà chết, Ngọc Giai phu nhân cũng lâm cơn bạo bệnh mà mất vài ngày sau đó. Chỉ trong vài ngày ngắn ngủi Sở Tuân lần lượt mất đi hai người mình yêu thương nhất, nỗi đau ấy in hằn lên trái tim của chàng thiếu niên 16 tuổi.

Đêm ấy trước cái ngày bị đày ra Bắc cương chính y đã khắc tấm bia đã kia. Từng vết khắc, từng dòng chữ lại khiến cõi lòng đau thấu.

Nhớ lúc đương thời tình cảm của phụ mẫu Sở Tuân vô cùng tốt đẹp, đi khắp cả Thiên Thành cũng chẳng tìm được gia đình nào hạnh phúc êm đềm như Sở gia. Từ một vị công tử sống trong nhung lụa, lớn lên bằng tình yêu thương của phụ mẫu, Sở Tuân thoáng chốc đã trở thành kẻ lưu lạc tha phương không nhà không cửa.

Nhớ lại hết thảy chuyện xưa cuối cùng chỉ biết cười đau khổ. Y còn sống đến ngày hôm nay vốn chỉ để trả thù.

Chợt trong làn sương mù mờ mịt, một mũi tên lao đến từ phía sau của Sở Tuân. May mà y nhanh tay đề phòng từ trước để có thể né kịp, nếu không thì mạng cũng không còn.

Mũi tên cấm vào một thân cây gần đó. Trên mũi tên được gắn một bức thư với dòng chữ “Hàn Trương”


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.