Cảnh 1: Nước đi trên bàn cờ
“Này, Emoto!” Kiyoshi gọi to khi nhìn thấy cậu bạn đang đứng đợi trên sân ga Kyoto.
“Lâu quá rồi!” Emoto chào hỏi và bắt tay Kiyoshi. Với nụ cười tươi rói trên mặt, Emoto hồ hởi, “Ông khỏe không?”
“Rất tiếc,” Kiyoshi cười nhăn nhở, “tôi không khỏe cho lắm, nhưng tôi rất vui được gặp ông.” Cậu giới thiệu tôi với Emoto.
“Ồ, các ông du lịch gọn nhẹ nhỉ!?” Emoto nói khi nhấc hành lý của chúng tôi lên. Anh ấy khá cao, để mái tóc ngắn tỉa gọn gàng và dường như có mộtphong thái rất thoải mái, phóng khoáng.
“Ừ. Chúng tôi chỉ việc nhảy lên tàu thôi mà.”
“Chà,” Emoto nói, nhìn Kiyoshi. “Ông đặt thời gian quá chuẩn. Hai ông tới vừa kịp mùa hoa anh đào nở.”
“Hoa anh đào à?” Kiyoshi ngơ ngác. “Ồ, à phải, đang là mùa anh đào nở hoa! Kazumi sẽ rất vui đây.”
Ngoài hoa anh đào, thành phố Kyoto còn nổi tiếng về quy hoạch. Cố đô được quy hoạch thành mạng lưới, giống như một bàn cờ. Tất cả các đường phố đềuchạy theo hướng bắc-nam hoặc đông-tây, giống như ở New York. Emoto sống ở Nishi-kyogoku, phía tây nam trung tâm thành phố. Anh bạn trẻ lái xe đưa chúng tôi về nhà, tôi say sưa nhìn ngắm thành phố qua cửa xe. Có rấtnhiều bảng hiệu đèn nê-ông và những tòa nhà văn phòng. Một số khu vựccủa Kyoto trông giống hệt Tokyo.
Căn hộ của Emoto gồm hai phòng ngủ. Rõ ràng, lần đầu tiên trong đời Kiyoshi và tôi sẽ ngủ chung một phòng.
“Ngủ một chút đi, ngày mai chúng ta sẽ rất bận bịu đấy.” Kiyoshi nói trong lúc chui tọt vào chăn.
Giọng Emoto vang lên phía sau cánh cửa. “Ngày mai các ông có muốn dùng xe của tôi không?”
“Không, cảm ơn,” Kiyoshi nằm gọn dưới chăn trả lời vọng ra.
Sáng hôm sau, chúng tôi đón chuyến tàu tuyến Hankyu tới Shijo-Kawaramachi, gần địa chỉ của Tamio Yasukawa.
“Địa chỉ của Yasukawa là Rokkaku-agura, Tominokoji. Anh có biết người ta làm thế nào tìm được một ngôi nhà căn cứ vào địa chỉ của nó ở Kyoto nàykhông?”
“Rất xin lỗi, nếu anh quên mất là tôi từ Tokyo đến nhé.”
“Được rồi, một bài học rất nhanh thôi. Nhà của ông ấy trên phố Tominokoji,chạy theo hướng bắc-nam. Và Rokkaku chạy theo hướng đông-tây. Nơi haicon phố cắt nhau chính là vị trí chúng ta tìm kiếm. ‘Agaru’ nghĩa làngôi nhà hơi ‘nhích lên trên’ tính từ Rokkaku nói cách khác là lệch vềphía bắc.”
“A ha, tôi hiểu rồi.”
“Rất đơn giản mà lại thuận tiện.”
Chúng tôi xuống tàu và leo lên bậc cấp.
“Shijo-Kawaramachi là khu nhộn nhịp nhất Kyoto. Tuy nhiên, những người yêu Kyoto đếu nhấttrí rằng đây là nơi tệ hại thứ hai của thành phố, sau Tháp Kyoto.”
“Sao lại thế?”
“Bởi vì nó không thích hợp với hình ảnh của một cố đô.”
Đúng như lời cậu nói, khi ra khỏi cổng ga chúng tôi chỉ có thể nhìn thấynhững tòa nhà hiện đại xếp hàng hai bên đường phố. Rõ ràng đây là Kyotomới. Tôi thắc mắc không biết phố cổ Kyoto nằm ở đâu.
Kiyoshi đirất nhanh còn tôi bám sát theo sau. Băng qua đường phố đông đúc, chúngtôi đến một đại lộ chạy dọc một con suối nông và hẹp. Nước trong đếnkinh ngạc, nhìn rõ những hòn đá cuội dưới đáy. Rong tảo đang nhảy múakhẽ khàng trong dòng nước, phản chiếu những tia nắng buổi bình minh.Chắc chắn chúng tôi không thể thấy được hình ảnh tương tự ở Tokyo.
“Đây là sông Takase,” Kiyoshi nói. “Thật sự thì nó là một con kênh. Cácthương gia đào nó để cho thuyền bè giao thương.” Cậu giải thích thêmtrong lúc chúng tôi tiếp tục đi. Không lâu sau, Kiyoshi đột ngột dừnglại trước một tòa nhà.
“Nơi này là đâu thế?” Tôi hỏi.
“Một nhà hàng Trung Hoa. Chúng ta ăn thôi.”
Chúng tôi không nói chuyện gì nhiều trong bữa ăn.
Cả hai đều đắm chìm trong suy nghĩ. Tôi cố gằng hình dung xem cuộc sốngcủa Yasukawa thế nào. Vì tên của ông được nhắc đến trong cuốn Tokyohoàng đạo án nên chắc chắn ông thường xuyên bị những vị khách không mờitới quấy rầy hoặc tìm cách phỏng vấn. Hẳn là Yasukawa rất muốn được yêntĩnh. Buồn thay, hình ảnh mà tôi hình dung về Yasukawa là một người đànông cô độc đắm mình trong rượu chè. Chẳng sao cả, mối quan tâm của tôilà chứng minh rằng Heikichi Umezawa còn sống, hoặc ít nhất không hề bịgiết hại.
Chúa mới biết được Kiyoshi nghĩ gì.
Cuối cùng khi chúngtôi tới được địa chỉ của Yasukawa, Kiyoshi tỏ ra bối rối. “Đây là phốTominokoji… và kia là Rokkaku… nhưng có gì đó không đúng nhỉ. Chúng takhông thể đi thêm được nữa; đằng kia là phố khác rồi. Đây là chung cưduy nhất trong khu vực này. Có lẽ ông ấy không sống trong một căn hộ…”
Ở tầng trệt, có một quán rượu mang tên Bươm Bướm. Chẳng có nhiều lựachọn, chúng tôi leo lên cầu thang hẹp để lên tầng hai nơi có các căn hộ. Đây chắc chắn không phải là tòa nhà sạch sẽ nhất hay mới nhất. Chúngtôi lần lượt kiểm tra tên các hòm thư trong hành lang, không có cái nàomang tên Yasukawa.
Kiyoshi bắt đầu tỏ ra thất vọng, nhưng cậunhanh chóng lấy lại sự điềm tĩnh vốn có khi gõ cánh cửa gần nhất. Khôngcó ai trả lời, cậu ấy tiếp tục thử cánh cửa tiếp theo, cũng không gặpmay.
“Không hay rồi,” cậu nói. “Có lẽ họ nghĩ chúng ta là đám nhân viên tiếp thị. Chúng ta hay thử đầu bên kia vậy.”
Chiến thuật này có tác dụng. Khi chúng tôi gõ cánh cửa xa nhất, một bà già to béo đáp lời.
“Xin lỗi, thưa bác, chúng cháu không tiếp thị gì cả. Cháu muốn nhờ bácgiúp,” Kiyoshi lên tiếng, nhã nhặn hết mức. “Chúng cháu đang tìm nhà một cụ ông có tên Tamio Yasukawa. Ông ấy có sống ở trong khu nhà này khôngạ?”
“Ông Yasukawa à?… Để tôi nghĩ xem nào… Ồ, đúng, tôi nhớ ra rồi. Ông ấy chuyển đi từ lâu rồi.”
Kiyoshi quay sang tôi như thể đã đoán trước được.
“Ồ, vậy ạ? Thế bác có biết ông ấy chuyển đi đâu không ạ?”
“Tôi không rõ. Tại sao các cậu không đi hỏi viên quản lý ở dưới nhà ấy? Tênông ấy là Okawa, nhưng có lẽ giờ này ông ấy không có ở đó đâu. Okawa cómột quán rượu ở Kita-shirakawa. Nếu không có mặt ở đây có nghĩa là ôngấy đang ở đó.”
“Tên quán là gì ạ?”
“Bướm Trắng.”
Kiyoshi cảm ơn và chúng tôi đi xuống lầu dưới. Nhưng đúng như bà ấy dự đoán, chẳng có ai trả lời khi chúng tôi gõ cửa.
“Được rồi, chúng ta đi Kita-shirakawa và tìm ông Okawa.”
Xe buýt đưa chúng tôi đi về phía bắc thành phố, nhiều đền thờ và tòa nhàcổ hiện ra hai bên đường. Cảnh quan đẹp đến mức tôi bắt đầu cố hình dung xem cuộc sống sẽ ra sao nếu được sống ở khu vực này.
Quán rượu ở ngay bên cạnh trạm xe buýt Kita-shirakawa. Chúng tôi chưa kịp gõ cửa thì một người đàn ông đã ra mở cửa.
“Xin lỗi, bác có phải Okawa không ạ?”
Ông già sững người khi nghe thấy giọng Kiyoshi và lần lượt quan sát từng người chúng tôi.
Chúng tôi giải thích lý do cuộc viếng thăm của mình và nêu câu hỏi.
“Hừm… Để tôi xem… Làm sao tôi nhớ được lâu như thế?” Ông ấy nói, dò xét chúng tôi một cách cảnh giác. “Có lẽ tôi còn lưu trong hồ sơ, nhưng tôi cất ở nhà tôi tại Kawaramachi cơ. Các cậu có liên quan gì đến cảnh sát không?
Kiyoshi nhã nhặn hết mức. “Ôi giời,” cậu ấy cười toe toét, “chúng cháu trông giống lắm ạ?”
“Cho tôi xem thẻ ngành của các cậu được không?”
Tôi thoáng chút bối rối trước đề nghị của Okawa, nhưng Kiyoshi đã rất nhanh trí. Cậu ấy cau mày và nói với Okawa bằng một giọng rít lên, “Nói thậtvới bác, chúng cháu không được phép xuất trình thẻ ngành của mình chobất kỳ người dân thường nào. Cháu xin lỗi. Bác đã bao giờ nghe nói đếnCục Điều tra Công an chưa ạ?”
“Ừm, có, tôi nghĩ tôi đã nghe nói đến…” Okawa lầm bầm. Đến lượt ông già trông hết sức lo lắng.
“Chậc…” Kiyoshi ngừng lại môt lúc truớc khi nói tiếp. “Lẽ ra cháu không nênnhắc đến. Xin hãy quên tất cả những gì cháu vừa nói đi ạ. Khi nào bác có thể tìm địa chỉ hiện nay của ông Yasukawa ạ?”
Ông Okawa độtnhiên tỏ thái độ hợp tác. “Tôi phải đi Takatsuki bây giờ nhưng tôi sẽquay lại ngay. Tôi sẽ có địa chỉ của ông ấy lúc 5 giờ chiều. Các anh cóthể gặp tôi lúc đó được không? Tôi sẽ đưa các anh số của tôi…”
“Anh cừ lắm,” tôi thì thào với Kiyoshi khi chúng tôi quay lại phố chính. “Tôi không biết rằng anh là một tay đại bịp cơ đấy!”
“Ồ, bình thường thôi,” cậu ấy đáp lại một cách hờ hững. “Một thám tử tư sẽ biết cách bộc lộ anh ta thật sự là ai đúng không?”
Chiến thuật của Kiyoshi nghe có vẻ có tác dụng, nhung tôi vẫn thấy lo lắng.Chúng tôi đã mất toi bốn tiếng – bốn tiếng đồng hồ trôi qua lãng phí.Hôm đó đã là thứ Sáu ngày mùng 6.
Chúng tôi đi dọc bờ sông chotới khi đến một cây cầu nườm nượp xe cộ bắc ngang. Tôi nhận ra một tòacao ốc; chúng tôi đang quay trở lại Shijo-Kawaramachi, nơi bắt đầu cáchoạt động của ngày hôm nay. Tôi chỉ ước một cốc nước mát khi Kiyoshi bắt đầu lên tiếng.
“Có gì đó bị bỏ qua… Và có lẽ nó là gì đó rất kỳ cục và khó hiểu, nhưng tôi có linh cảm rằng nó không khó hiểu đến vậy.Khi chúng ta tìm ra mắt xích còn thiếu, chúng ta sẽ hiểu toàn bộ câuchuyện. Chúng ta có thể phải xem xét lại vụ việc từ đầu, đặc biệt nửađầu tiên. Đúng, tôi nghĩ tất cả là do mắt xích còn thiếu đó. Trong suốtbốn mươi năm, các thám tử trên khắp nước Nhật đều lúng túng không thểtìm ra lời giải do thiếu mắt xích này. Chà, tôi là một thám tử không dễdàng bỏ cuộc đâu!”