Tokyo Hoàng Đạo Án

Chương 23: Cảnh 2: Chuyến viếng thăm khiếm nhã



Về đến nhà tôi lêngiường đi ngủ nhưng đầu óc vẫn không ngừng quay cuồng. Cho dù Kiyoshinói gì đi chăng nữa thì lúc này tôi vẫn tin rằng Heikichi không hề bịsát hại. Tôi chắc chắn như vậy. Tôi chưa tìm ra cách nào khác để giảithích bí ẩn này. Chắc chắn ông ta phải giết một người giống hệt mình,sau đó… thoát ra khỏi xưởng vẽ chăng? Không, ông ta không thể khóa tráicửa từ bên ngoài. Thế nếu Masako và các con gái của mình sát hại ngườigiống hệt Heikichi – lúc này đã bị nhốt trong phòng – vì họ tin rằng họđang xuống tay với Heikichi thì sao?

Đúng, chính là như vậy!

Để xây một chung cư trên mảnh đất của họ, Masako cùng các con và cháu gáilên kế hoạch sát hại Heikichi, nhưng hóa ra họ lại giết nhầm người. Sauđó Heikichi hăm dọa Kazue, vốn cũng là một trong số các thủ phạm, nóirằng ông ta sẽ tố cáo họ với cảnh sát… sau đó ép cô ta dụ dỗ viên cảnhsát để đổi lại một chút an toàn.

Hay lắm, âm mưu đó thật hoàn hảo!

Giả thiết của Takegoshi không thể lý giải được bí ẩn vụ án mạng của Kazuenhưng của tôi thì lại có thể. Heikichi biết rõ tội của đám phụ nữ vàquay sang đe dọa Kazue! Nhưng tai sao lại phải giết cô ấy? Chà, chỉ cókẻ điên mới làm điều đó vì không có lý do gì để phải giết Kazue cả.Những người không tin rằng Heikichi đã chết đều cho rằng ông ta sử dụngem trai mình là Yoshio làm người thế mạng, nhưng tôi nghĩ sử dụng mộtngười lạ mặt thì khả dĩ hơn. Sau khi hoàn thành việc giết người,Heikichi có thể trở thành vô hình, trốn tới đâu đó và tiếp tục tạo raAzoth…

Tôi cần tìm ra bằng chứng cho thấy Heikichi cẫn còn sốngsau vụ án. Khi đó, tôi sẽ sẵn sàng bác lại luận điểm của Kiyoshi. Đúng!Từ ngày mai, tôi sẽ đóng vai Sherlock Holmes và Kiyoshi sẽ là bác sĩWatson!

Cuối cùng, thỏa mãn với kết luận của mình, tôi cũng lăn ra ngủ.

Ngày hôm sau, tôi hỏi Kiyoshi xem cậu có thu hoạch gì mới không. Thay vì trả lời cậu chỉ làu bàu trong miệng. Tôi đoán rằng cậu sẽ kinh ngạc khi tôi nói ra ý tưởng của mình.

“Anh vẫn nghĩ rằng đám phụ nữ kéochiếc giường lên trần nhà sao?” Kiyoshi vặn lại ngay. “Giết kẻ thế mạngông ấy à? Làm cách nào Heikichi có thể nhốt người đó trong xưởng vẽ? Đám phụ nữ sống ngay sát bên, họ sẽ nhận ra có chuyện bất thường. Theo giảthiết của anh, Heikichi sẽ phải đợi cho tới khi kẻ thế mạng mọc râutrong lúc dạy người đó vẽ!”

“Dạy vẽ ư?”

“Dĩ nhiên.Chuyện gì sẽ xảy ra nếu kẻ thế mạng không biết vẽ? Chuyện gì sẽ xảy ranếu đám phụ nữ nhìn thấy một kẻ vẽ quả dưa chuột trong khi mắt nhìn quảbí ngô? Thật ngớ ngẩn!”

Kiyoshi châm chọc khiến tôi nổi khùng.“Thế anh giải thích sao về vụ Kazue?” Tôi thách thức. “Anh không có ýkiến gì, phải không? Takegoshi cũng không có. Tôi tin suy luận của mìnhlà đúng, ít nhất cho tới khi anh đưa ra một ý tưởng hay ho hơn.”

Kiyoshi im lặng. Chắc phản ứng của tôi làm cậu bất ngờ. Vì thế tôi tiếp tục.“Sherlock Holmes đã giải quyết xong vụ này và tiếp tục sang phần sau.Hãy thử nhìn anh xem: cả ngày chỉ nằm dài trên trường kỷ. Tại sao anhkhông năng động lên một chút nhỉ?”

“Sherlock Holmes á? Là aithế?” Kiyoshi hỏi, ngừng lại để gây hiệu quả. “Ồ, ý anh là cái tay người Anh khôi hài – cái gã dối trá, lỗ mãng và nghiện ma túy cứ luôn nhầmlẫn giữa sự thật với tưởng tượng ấy hả?”

Tôi không thể tin vàotai mình. Rồi nổi cáu thật sự và quát ầm lên, “Thế còn anh là gì chứ?Thám tử cừ nhất thế giới ư? Làm sao anh dám cười nhạo ông ấy? Làm saoanh dám gọi ông ấy là kẻ lỗ mãng chứ? Làm sao anh dám gọi ông ấy là kẻdối trá chứ?”

“Ồ, anh đúng là một gã người Nhật dại dột điển hình, Kazumi ạ. Cảm nhận về giá trị của anh hoàn toàn dựa vào cảm tính.”

“Anh không cần phải phê phán tôi, xin cảm ơn. Hãy giải thích tại sao anh lại nghĩ Holmes là kẻ dối trá. Và tại sao anh lại bảo ông ấy là lỗ mãng?”

“Chậc, có rất nhiều lý do để khẳng định… Để tôi xem nào… Anh thích vụ nào nhất trong các vụ án của Sherlock Holmes?”

“Tôi thích tất!”

“Thì cứ chọn một vụ đi.”

“Được rồi… Dải băng lốm đốm. Chính là vụ mà ngay Arthur Conan Doyle cũng thích, và là câu chuyên nổi tiếng nhất của ông ấy.”

“Ồ, vụ đó à! Một vụ khó hiểu nhất trong số tất cả các vụ của ông ấy. Đó làcâu chuyện về một con rắn, đúng không? Nếu anh nhốt con rắn trong mộthộp kín, nó sẽ chết ngoẻo vì thiếu dưỡng khí. Giả sử nó có sống đượctrong đó, thì rắn cũng không hề thích sữa. Anh đã bao giờ nhìn thấy cóloài bò sát nào cho con chúng bú sữa chưa? Chỉ động vật có vú mới làmnhư vậy. Và còn chi tiết người dùng còi để điểu khiển rắn nữa chứ? Thựctế thì rắn không thể huấn luyện được. Chúng không có tai, làm sao nghevà tuân theo hiệu lệnh của con người được? Đó là những kiến thức hết sức sơ đẳng. Có phải là Holmes rất ngớ ngẩn hay đại loại như thế không nào? Các tình tiết rất phi thực tế nên tôi buộc phải cho rằng câu chuyện dobác sĩ Watson dựng lên. Ông ta viết ra nó cứ như thể ông ta ở cùng vớiHolmes, nhưng có lẽ Holmes chỉ tình cờ có ý tưởng khi loáng thoáng nghehóng ở đâu đó thôi. Holmes là người nghiện ma túy và ông ấy kể vớiWatson bất kỳ chuyện cũ gì nảy ra trong đầu mình. Thực tế, nhìn thấy rắn cũng là một ví dụ điển hình của người đang bị ảo giác.”

“Holmes có thể đoánđược nghề nghiệp và tính cách của một người chỉ với cái liếc mắt đầutiên. Ông ấy cảm nhận nhạy bén hơn anh nhiều.”

“Ờ, tôi bó tayvới khả năng suy luận của gã thám tử ấy! Thật là gượng gạo! Chẳng hạn,trong vụ án bộ mặt vàng vọt, khách hàng tìm thấy một cái tẩu và Holmesbắt đầu suy luận về chủ nhân của nó. Theo Holmes, chủ nhân rất nâng niucái tẩu này, bời vì ông ta đã sửa nó, tiền sửa ngang với giá của chínhcái tẩu. Holmes cũng nói rằng chủ nhân thuận tay trái vì ông ta châm tẩu bằng lửa đèn chứ không phải bằng diêm, nên phải dùng tay trái giữ tẩu.Do đó, cái tẩu bị sém ở mé bên phải. Chắc chắn, nếu cái tẩu giá trị vớichủ nhân của nó đến vậy thì ông ta cũng không bất cẩn đến độ để nó bịsém lửa. Thêm nữa, nếu anh dùng tẩu thì anh sẽ dùng tay nào? Anh sẽkhông dùng tay thuận của mình, đặc biệt nếu anh hút trong khi làm việckhác. Cho nên chúng ta không thể xác định được liệu người đó có thuậntay trái hay không. Chỉ có Watson mới chấp nhận kiểu suy luận mơ hồ củaHolmes. Chậc, có lẽ đó chỉ là một trò đùa – hay một ví dụ về khiếu hàihước dở ẹc.”

“Còn gì nữa nào?… Holmes là bậc thầy về cải trang phải không? Ông ấy ăn mặc như một bà già, đội mái tóc bạc giả, đeo lông mày giả, tay cầm ô, và đi dạo. Anh có biết Holmes cao chừng nào không?Hơn 180 cm! Rõ ràng, bà già đó trông chẳng khác gì một gã đàn ông – haymột con quái vật! Tất cả mọi người ở London chắc chắn sẽ ngã lăn trênsàn và cười gào lên: Kia chính là ông Sherlock Holmes ngớ ngẩn! Chỉ cóWatson mới không nhận ra.”

“Watson nói Holmes có thể là một võsĩ đấm bốc rất cừ. Làm sao ông ta biết được điều đó? Có lẽ Holmes, mộtkẻ nghiện ma túy, thỉnh thoảng lại nổi hung và đánh ông ta. Tội nghiệpbác sĩ Watson! Nhưng ông ta chẳng thể nào bỏ Holmes, vì Holmes cung cấpcho ông ta tư liệu để viết truyện. Chắc Watson phải rất cố gắng để làmcho Holmes vui vẻ. Mỗi lần Holmes trở về sau khi đi dạo, Watson lại phải vờ như không biết đó chính là ông ấy. Đó là cách Watson kiếm sống. Saonào? Có chuyện gì không ổn với anh à, Kazumi?”

“Sao anh dám nói những điều như thế chứ? Thật là báng bổ! Anh sẽ chịu nghiệp báo rất nặng bạn ạ!”

“Ôi, phù! Mà nhân tiện, anh nói rằng tôi kém Holmes trong việc phỏng đoántính cách của ai đó, anh nhầm rồi. Tôi nghiên cứu tử vi và tin rằng đólà cách tốt nhất để biết về mọi người. Tôi cũng nghiên cứu bệnh học tâmthần và dĩ nhiên là cả thiên văn. Để biết tính cách ai đó, tốt nhất làhỏi thời gian họ chào đời. Một số khách hàng không biết chính xác họchào đời khi nào. Chậc, tôi có thể dễ dàng đoán ra ngày sinh của họ xéttừ tính cách và ngoại hình. Anh thấy đấy, tôi gần như luôn đoán đúng.Một khi tôi có đủ dữ kiện, tôi có thể khám phá được tính cách kháchhàng. Holmes sinh ra tại Anh quốc, ông ấy cũng không hề nghiên cứu tửvi. Đó là điều đáng tiếc. Tử vi sẽ giúp ông ấy làm việc tốt hơn.”

“Tôi biết anh tinh tường về xét đoán tính cách con người,” tôi đáp, “nhưng anh biết gì về thiên văn nào?”

“Làm sao tôi có thể trở thành một nhà chiêm tinh nếu tôi không hiểu gì vềthiên văn chứ? Ồ, tôi hiểu, anh hoài nghi bởi vì anh chưa bao giờ thấytôi nhìn vào kính thiên văn. Chà, tôi có một cái đấy, thực tế thì nó vôdụng tại Tokyo; thứ duy nhất chúng ta có thể nhìn thấy ở đấy là các phân tử sương lẫn khói. Tuy nhiên, thông tin của tôi tương đối cập nhật đấy. Ví dụ nhé, tất cả chúng ta đều biết rằng Sao Thổ có vành khăn xungquanh. Anh có biết hành tinh nào tương tự như vậy trong hệ mặt trờikhông?”

“Chẳng còn hành tinh nào nữa.”

“Anh nhầm rồi. Đó là kiến thức cách đây vài thập kỷ. Chẳng sao cả, người Nhật còn nghĩrằng có con thỏ ngọc đang giã bột làm bánh trên mặt trăng[1]. Anh khôngtin chuyện đó đúng không?”

[1] Theo truyền thuyết, người Nhậttin rằng có thỏ ngọc sống trên mặt trăng vì thế khi ngắm trăng họ thường tưởng tượng như đang thấy hình chú thỏ đang ăn bánh bao, hoặc đang giãbánh Tsukimi Dango. Bánh Dango là loại bánh được làm từ bột gạo, bánhtròn mềm, với sốt mặn, ngọt đặc trưng, thường được xiên vào que tre, vàăn kèm với nước trà xanh.

Tôi không trả lời.

“Tôi khôngcó ý làm mếch lòng anh đâu, Kazumi, nhưng mỗi phút trôi qua, nghiên cứukhoa học lại tiến bộ thêm. Sớm hay muộn, các trường tiểu học cũng sẽ dạy trẻ con về cách di chuyển của sóng điện từ trong vũ trụ cũng như sựliên quan giữa trọng lực, thời gian và không gian. Trong tương lai không xa, bọn trẻ sẽ nhìn chúng ta như đám khủng long. Giờ ta trở lại với hệmặt trời nhé, sao Thiên Vương cũng có vành khăn, Sao Mộc cũng thế. Nhưng sự thật này mới được phát hiện mà thôi. Tôi xin hân hạnh được thông báo những tin tức mới mẻ này.”

Trông Kiyoshi khá nghiêm túc, nhưngtôi thấy câu chuyện của cậu nghe rất đáng nghi. “Đồng ý là anh hiểu biết về Holmes và thiên văn học,” tôi nói, “vậy theo anh ai là thám tử giỏinhất nào? Anh đã bao giờ đọc loạt truyện về cha Brown[2] chưa?”

“Ai cơ? Tôi chẳng biết gì về mấy người Công giáo.”

“Thế còn Philo Vance[3]?”

“Cái gì? Loại xe tải nào cơ?”

“Còn Bà Jane Marple[4] nữa?”

“Như trong xi rô quả thích ấy à?[5]”

“Vậy thanh tra Maigret[6]?”

“Ông ta là cảnh sát ở Meguro[7] à?”

“Hercule Poirot[8]?”

“Nghe như tên một loại rượu nào đó.”

“Thám tử Dover[9]?”

“Ý anh là một loại cá à? Không.”

[2] Nhân vật trong loạt truyện trinh thám của nhà văn người Anh GilbertKeith Chesterton (1874 – 1936). Cha Brown phá án thông qua quá trình lýluận chặt chẽ quan tâm nhiều hơn tới chân lý tâm linh và triết học chứkhông phải là chi tiết khoa học, khác với phương pháp của SherlockHolmes, phương pháp Cha Brown có xu hướng trực quan hơn là suy diễn.

[3] Nhân vật thám tử trong loạt truyện trinh thám của nhà văn Mỹ Willard Huntington Wright (1888 – 1939).

[4] Nhân vật nữ thám tử nghiệp dư trong loạt truyện trinh thám của nhà văn người Anh Agatha Christie (1890 – 1976)

[5] Ở đây tác giả chơi chữ. Cái tên “Vance” khi đọc, có âm phát ra giốngvới danh từ “vans” (hình thái số nhiều của từ xe tải) trong tiếng Anh.Còn Marple đọc giống từ “maple” (xi rô quả thích).

[6] Cảnh sát thám tử người Pháp, nhân vật torng loạt truyện trinh thám của tác giả người Bỉ Georges Simenon (1903 – 1989).

[7] Ở đây tác giả chơi chữ. Cái tên “Maigret” theo phiên âm tiếng Nhật thìnó sẽ được đọc là “Ma-gu-rê,” nghe từa tựa như Maguro vừa có nghĩa là cá ngừ đại dương vừa là một địa danh ở Nhật Bản.

[8] Thám tử tư người Bỉ, nhân vật trong loạt truyện trinh thám của nhà văn người Anh Agatha Christie.

[9] Nhân vật thám tử ở Sở cảnh sát Metropolitan trong loạt truyện trinh thám của tác giả người anh Joyce Porter (1924 – 1990).


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.