Mạnh Triều hỏi cậu muốn ghi lại chứng cứ phải không.
An Hà đã được thông não: “Vâng, có thể dùng làm chứng cứ.”
Vừa dứt lời, Mạnh Triều đã ôm An Hà bằng đôi tay hãy đang bị cột.
Hắn cúi đầu hôn cái chóc lên môi An Hà, cất tiếng gọi An Hà của hắn, tiểu Trạch của hắn, bé cưng của hắn, tỉ tê “anh yêu em” không biết bao nhiêu lần.
Trên đường về, An Hà liệt kê vào sổ tay những trường hợp có thể sử dụng đoạn ghi âm.
“Lúc anh không để ý em này… Lúc anh dữ với em này… Lúc anh cố tình gây sự với em này.”
Cậu làm Mạnh Triều cười ngất: “Anh xấu tính thế à?”
An Hà nghiêm mặt nói: “Cẩn thận vô áy náy.”
“Cẩn tắc em ơi.”
“…”
Đến cổng nhà, để tránh tai mắt của người khác, Mạnh Lam đi ra tiếp ứng.
Nắng mai lưa thưa, tuyết đang rơi nhỏ dần. Thấy An Hà mặc áo của Mạnh Triều, Mạnh Lam chợt thắc mắc: “Sau này chị nên gọi em là em trai hay là anh dâu?”
An Hà dễ mắc cỡ, mặt thoắt cái đỏ bừng.
Mạnh Triều tỏ vẻ “rồi mày sẽ biết tay anh” và nói với Mạnh Lam: “Thích gọi thế nào thì gọi.”
“Trước mặt bố mẹ cũng gọi vậy luôn nhá?”
“Mày thử xem bố có cho mày một trận không.”
“Anh nói thế lại làm em mong chờ.” Mạnh Lam bắt đầu tò mò: “Đã hai mươi mùa trăng em chưa bị đánh.”
Mạnh Triều và An Hà đồng loạt cạn lời.
Đáng tiếc sau đó chưa kịp kiểm chứng, An Hà đã bị tống ra nước ngoài.
Mạnh Triều là người biết cuối cùng.
Hắn từ chối xã giao tối, gọi cho An Hà hết cuộc này đến cuộc khác mà mãi nửa đêm cậu mới nghe.
Khi hình ảnh hiện trên màn hình, Mạnh Triệu sốt ruột hỏi: “Em đang ở đâu?”
An Hà vừa đến chỗ ở mới kết nối mạng, chuyến bay mười mấy tiếng làm cậu hơi váng đầu: “Ở, ở nước ngoài.”
Mạnh Triều gần như gầm lên: “Không phải đã bảo em là từ giờ giao cho anh sao? Ai cho em chạy lung tung khắp nơi?”
An Hà giật mình run bắn, cầm điện thoại chui tọt vào nhà vệ sinh. Bà Mạnh còn đang sắp xếp vật dụng cá nhân cho cậu ở ngoài kia.
“Em không chạy lung tung.” An Hà lần sờ một lúc mới bật được đèn, không gian đột nhiên sáng bừng làm cậu phải nheo mắt: “Em chỉ… đi du lịch.”
“Rồi bao giờ về?”
“Chắc là hai, hai năm nữa.”
Một khoảng lặng ngắn ngủi diễn ra.
Ngay khi An Hà nuốt nước bọt, chuẩn bị hứng chịu cơn thịnh nộ thì Mạnh Triều lên tiếng, giọng trầm hẳn đi: “Hai năm. Mười bảy năm không đủ còn phải thêm hai năm.”
Tim An Hà bỗng thắt lại: “Chỉ hai năm thôi anh, nhanh lắm.”
Mạnh Triều hỏi: “Bố mẹ ép em sao?”
“Không phải, không có đâu, là tự em lựa chọn.” An Hà vội giải thích: “Những năm qua anh phải chịu bao áp lực, em không muốn thấy anh lại vì em mà đánh mất nhiều thứ.”
Mạnh Triều bật cười, lạnh lùng như thể hoàn toàn không có cảm xúc.
“Em vẫn dễ bắt nạt.” Hắn nói: “Em không sợ tất cả chuyện này đều là vở kịch do anh đạo diễn sao, không sợ lúc em không ở đây anh cuỗm hết tài sản, chẳng chừa cho em thứ gì sao?”
“Em không sợ.” An Hà nói chắc như đinh đóng cột: “Anh sẽ không như vậy, anh không thể làm thế.”
Mạnh Triều không nói gì.
An Hà luôn có thể nhận ra những khi hắn không có cảm giác an toàn, cũng luôn có thể kịp thời dành cho hắn sự tin tưởng đủ để hắn yên lòng.
Mạnh Triều ngừng giây lát, đoạn hỏi: “Em ra nước ngoài làm gì?”
“… Đi học ạ.”
“Học cái gì?”
Cổ họng An Hà đắng chát, cậu ngẩng đầu nhìn lên: “Chắc là, học tiếng Anh.”
“Tiếng Anh.” Mạnh Triều lặp lại: “Thế thì về đi, anh cũng dạy em được.”
Nhưng An Hà ra nước ngoài không phải để học tiếng Anh.
Dĩ nhiên cậu biết lý do bố mẹ đưa mình ra nước ngoài… Đôi khi khoảng cách không làm người ta quý nhau hơn, nhưng chắc chắn sẽ mài mòn tình cảm.
Cậu cũng có dự định của riêng mình. Mạnh Lam đã dùng chính những trải nghiệm của bản thân để làm mẫu, nói rằng sau cùng bố mẹ cũng không lay chuyển được con cái, tiếp tục kiên trì sẽ thấy được sau cơn mưa trời lại nắng.
Việc đã đến nước này, không thể tốn công vô tích.
Hơn nữa Mạnh Triều và nhà họ Mạnh ràng buộc chặt chẽ, có thế nào cũng là người một nhà.
An Hà cũng đoán trước Mạnh Triều sẽ tức giận.
Nhưng cậu không ngờ hắn lại giận đến mức ấy.
Mấy ngày sau khi đến London, bà Mạnh luôn ở bên nên An Hà không dám làm càn, ngoan ngoãn sắm vai một đứa con ngoan.
Đến khi bà Mạnh đi rồi, cậu bắt đầu liên lạc với Mạnh Triều tới tấp, cài đặt đồng hồ múi giờ khác trên điện thoại để hễ khi nào thích hợp là lại “quấy rầy” hắn.
Tuy nhiên Mạnh Triều bơ cậu, tin nhắn gửi đi như đá chìm đáy biển.
Kể cả chuyện Mạnh Triều về nhà họ Mạnh tranh luận với bố mẹ, An Hà cũng phải nghe Mạnh Lam tường thuật.
“Lúc đấy trông anh cứ hằm hằm.” Mạnh Lam hắng giọng bắt chước Mạnh Triều: “Tiếng Trung em ấy còn không sõi mà bố mẹ bắt em ấy ra nước ngoài học tiếng Anh?”
An Hà cảm thấy mất mặt, cực kỳ hối hận vì đã lấy lý do này. Ngay hôm ấy cậu chép năm mươi lần từ “cẩn tắc vô áy náy” vào sổ tay, vừa chép vừa đọc nhẩm, đảm bảo lần sau không nói sai.
Cậu còn chụp ảnh gửi Mạnh Triều nhưng Mạnh Triều không ngó ngàng.
An Hà ăn cơm nhìn điện thoại, học bài cầm điện thoại, đi ngủ cũng ôm khư khư điện thoại. Song tất cả đều vô ích, Mạnh Triều không nhận được sóng não mà cậu gửi, hắn chẳng chịu trả lời.
An Hà quýnh đít đứng ngồi không yên, lại sợ bám dai như đỉa làm người ta ghét, bèn gửi tin nhắn bắt chuyện một cách uyển chuyển: Thật ra tiếng Anh của em vẫn tạm được mà.
Sau đó cậu gửi một tin nhắn thoại dài hai giây.
Tin nhắn vừa gửi đi, trên khung chat hiển thị “đang nhập”.
Bị tóm được đang hoạt động, Mạnh Triều lập tức gửi lời mời cuộc gọi thoại.
Hắn nghe máy nhưng không nói, trong loa vang lên tiếng thở hơi dồn dập.
Cuối cùng An Hà cũng gọi được cho anh trai, tủi thân muốn khóc: “Anh vẫn giận em ạ?”
Đúng là Mạnh Triều đang giận, chẳng qua không phải giận An Hà chưa tạm biệt đã đi mà giận mình không được tích sự gì, có thế đã chịu nổi phải gọi điện cho cậu?
Hắn lớn tiếng: “Em nói xem?”
An Hà hoang mang: “Vậy, vậy phải làm sao bây giờ?”
“Cho em hai lựa chọn, hoặc là đi về ngay…”
“Không được, em đang đi học rồi.”
“Thế thì lặp lại câu vữa nãy một trăm lần.”
An Hà hiểu ra, chậm rãi nở nụ cười.
“Câu I love you ạ?”
“Không thì sao?”
“Anh nói mẫu cho em được không?”
Mạnh Triều ở đầu bên kia hơi chần chừ, sau cùng vẫn nói một cách máy móc.
An Hà vui vẻ có qua có lại: “I cũng love you!”
Kết quả của cuộc gọi này là hai người đã hoàn toàn dỡ bỏ được khúc mắc sau khi An Hà chép một trăm lần câu “I love you too”.
Thật ra An Hà không có ấn tượng tốt với một nước Anh không có đồ ăn ngon, rào cản ngôn ngữ cùng thói quen sinh hoạt khác biệt khiến cậu càng thích ở nhà hơn, không lên lớp thì cậu chẳng bao giờ bước chân ra đường.
Cậu hỏi Mạnh Triều: “Anh Giang bảo là chất lượng nước ở đây không tốt, có thể gây hói đầu, thật không anh?”
“Thật.” Mạnh Triều nói: “Chẳng mấy mà tóc rụng hết cho xem.”
An Hà: “Nhưng anh Giang bảo trước đây Tổng giám đốc Tịch du học ở London.”
Mạnh Triều hầm hừ: “Sao em biết tên đó không đội tóc giả?”
An Hà ôm gối cười lăn lộn trên giường.
Bà Mạnh thu xếp ổn thỏa cho An Hà rồi về nước, sau đó mỗi nửa tháng sang thăm một lần, lần nào cũng ở lại dăm ba ngày.
Khi trời vào xuân, nghe bà Mạnh nói Mạnh Triều đã về công ty làm việc, An Hà gật gù: “Thế tốt quá, con không biết quản lý công ty, có anh thì may rồi ạ.”
Bà Mạnh nhìn cậu: “Gần đây con với anh con có…”
“Mẹ ơi con đói.” An Hà gượng gạo ngắt lời: “Lần này mẹ mang cái gì ngon vậy mẹ?”
Buổi tối đóng kỹ cửa phòng, An Hà núp trong chăn gọi điện cho Mạnh Triều: “Hôm nay mẹ tới đấy.”
“Ừ.”
“Trong nhà vẫn ổn chứ ạ?”
“Ừ.”
“Anh không vui hả?”
“Ừ.”
“Vì sao?”
“Em không cảm thấy bây giờ càng giống yêu đương lén lút hơn à?”
Lúc này An Hà buồn lắm.
Cậu nghĩ sao mà thời gian trôi chậm quá, hai năm, tám quý, giờ mới qua một quý là được một phần tám.
Cậu cũng biết vì sao bố không đến thăm cậu, bố phải ở nhà trông Mạnh Triều, bố và mẹ mỗi người một nơi để hai bọn cậu không gặp nhau, đúng là tốn công suy nghĩ.
“Yêu đương lén lút phải gặp nhau cơ, chúng mình còn chẳng được gặp.” An Hà nói.
“Đúng vậy.” Mạnh Triều đáp: “Chúng mình chẳng được gặp nhau.”
An Hà nhớ ra Mạnh Lam từng nói, trước đây Mạnh Triều có rất nhiều bạn giường.
Cậu cẩn thận thăm dò: “Anh ơi dạo này anh có muốn, ấy ấy không?”
Mạnh Triều hỏi: “Ấy ấy nào?”
“Thì ấy ấy đó.”
“À… Muốn chứ, tất nhiên là muốn rồi.”
“Nếu muốn thì phải làm sao?”
“Tìm người thôi.” Mạnh Triều nói: “Tiểu Trương, tiểu Vương, tiểu Lý anh đều lưu số trong danh bạ, em bảo đêm nay anh tìm ai?”
Rõ ràng An Hà biết hắn toàn nói phét nhưng vẫn cuống cuồng: “Không được, không tìm ai hết.”
Mạnh Triều cố tình nói: “Thế những lúc không nhịn được thì làm thế nào?”
An Hà cuống quýt cắn ngón tay, ngắt cuộc gọi rồi gửi lời mời gọi video.
Sau khi nối máy, mất một lúc Mạnh Triều không nhìn thấy gì, chỉ nghe được tiếng loạt sà loạt soạt.
“Đâu rồi?” Mạnh Triều hỏi.
“Chờ, chờ tí.” An Hà cất giọng lí nhí: “Em đang, đang c0i quần áo.”
Một câu nói khiến Mạnh Triều im bặt.
Đợi thêm một lát, camera xuất hiện gương mặt trắng trẻo của An Hà, kế tiếp là cần cổ thon gầy cùng xương quai xanh.
Cậu vặn sáng đèn ngủ, kê điện thoại lên đầu giường rồi tự mình lùi về sau, cánh tay lúng túng ôm lấy cặp chân tr4n trụi, nói lời ngây thơ dụ dỗ: “Anh đừng tìm mấy người đó, anh tìm tiểu Trạch này.”
Sau đó Mạnh Triều nín nhịn hỏi cậu: “Em có biết bên đây là ban ngày không?”
Sáng bảnh mắt vừa tới công ty đã được xem hình ảnh đến là k1ch thích, lần đầu tiên dự cuộc họp sáng mà Mạnh Triều mất hồn mất vía, không ngồi yên nổi một phút giây nào.
Đến khi tan họp lấy điện thoại ra xem, nhóc hư hỏng quyến rũ hắn đã say giấc nồng, ôm gối lộ ra một nửa khuôn mặt, Mạnh Triều ngắm mãi, nửa tiếng sau mới cúp máy.
Không biết người từng trải nào đúc rút ra kết luận hai người xa nhau tình cảm sẽ dần phai nhạt.
Mạnh Triều cảm thấy đúng là vô căn cứ.
Rõ ràng thời gian càng lâu, nỗi nhớ càng đong đầy.
Mạnh Triều nói với An Hà, hắn và bạn giường trước đây đều gặp rồi chia tay trong hòa bình, chỉ giải quyết h4m muốn chứ không yêu đương.
An Hà gật đầu: “Em cũng từng có bạn giường.”
Mạnh Triều híp mắt: “Cái gã Trương Thiệu Nguyên à?”
“Không không không không phải ông ta.” An Hà xua tay liên tục: “Đấy là khách đầu tiên của em… Tuy ông ta không trả tiền nhưng về sau anh Giang đòi lại giúp em rồi.”
Mạnh Triều phỉ nhổ: “Thằng già này.”
An Hà nói: “Anh cũng không còn nhỏ nữa, sắp ba mươi đến nơi rồi.”
Mạnh Triều cảnh giác: “Em chê anh già?”
“Không không.” An Hà phủ nhận: “Em lỡ lời.”
Im lặng một chốc, Mạnh Triều khó khăn cất tiếng: “Vậy anh với gã đó, ai…”
“Ông ta là tên bi3n thái có sở thích đặc biệt.” An Hà trừng mắt: “Anh đòi so với ông ta làm gì?”
Đến khi biết rõ sở thích đặc biệt của Trương Thiệu Nguyên và những giày vò mà đêm đó An Hà phải chịu, Mạnh Triều cảm thấy đúng là không thể so mình với gã được.
Về sau hắn bắt gã lại tẩn cho một trận.
Hắn tự mình đánh.
Một thùng nước đầy, Mạnh Triều túm tóc Trương Thiệu Nguyên dí xuống nước tới khi gã sắp sặc chết mới xách ra. Hắn hỏi: “Có biết An Hà là ai không? Cục vàng cục bạc cả nhà tao nâng như nâng trứng hứng như hứng hoa, mẹ nó ai cho mày cái gan động vào em ấy?”
Mạnh Triều đánh đủ rồi lại quăng cho đám côn đồ tẩn gã no đòn, vẫn chưa hết bực bèn gọi điện cho Tịch Dữ Phong: “Đợt trước ông từng xử Trương Thiệu Nguyên phải không?”
“Sao?”
“Xử thêm lần nữa, phá công ty mới của gã luôn, nhớ cho tôi theo.”
Tịch Dữ Phong bật cười: “Rốt cuộc thằng cha này đắc tội bao nhiêu người?”
Trước khi cúp máy, Tịch Dữ Phong nói: “Căn cứ vào trạng thái hiện giờ của ông, cho ông hai đề nghị.”
“Gì?”
“Một là mua vé máy bay đi London.”
“Tình hình của tôi ông không biết chắc? Chủ yếu là không đi được.”
Tịch Dữ Phong: “Vậy thì chỉ có thể đề nghị ông làm đánh giá tâm lý càng sớm càng tốt.”
Mạnh Triều: “…”
Sau đó Mạnh Triều hỏi Mạnh Lam: “Trông anh mày bất bình thường lắm à?”
Mạnh Lam nghe kể hết những chuyện gần đây của hắn, trầm ngầm giây lát rồi nói: “Anh từng đọc Plyushkin của Nikolai Gogol chưa?”
Mạnh Triều – người không bao giờ hứng thú với văn học: “Pushkin gì?”
Mạnh Lam lấy một cuốn sách trên giá, mở ra chỉ vào một câu trong đó: Plyushkin giống như tất cả những tên góa vợ khác, nóng nảy, keo kiệt và đa nghi.
Mạnh Triều đọc hai lần mới hiểu nghĩa, “đệt” một tiếng: “Ai góa vợ?”
Cùng lắm hắn chỉ là thằng đàn ông cô đơn không có vợ bên cạnh thôi.
Không phải Mạnh Triều chưa từng nghĩ tới việc bay đi London, chẳng qua hắn bỏ bê công ty ba tháng, giờ đang đúng lúc không vứt lại được, cộng thêm bố mẹ là hai người bốn con mắt nhìn chằm chằm, hắn sang tỉnh bên công tác ngắn ngày còn không giấu nổi chứ đừng nói đến ra nước ngoài.
Nhưng may mà An Hà rất bận.
Ngày nào cậu cũng phải học tiếng Anh, học vẽ, gọi video mỗi tuần một lần, gửi tin nhắn cũng đôi câu vài lời.
Thế này lại hay, Mạnh Triều nghĩ, phải để bản thân bận rộn, đừng suốt ngày nhớ nhung người ở bên kia bờ đại dương.
Có lẽ như vậy thời gian sẽ trôi nhanh hơn chút.
Sang thu, An Hà ở nơi đất khách quê người bị cảm lạnh.
Cậu sốt nhẹ, chưa đến mức không thể tự chăm sóc bản thân. Mấy hôm trước bà Mạnh mới sang thăm, An Hà không muốn mẹ lo nên không kể chuyện bị ốm cho bất cứ ai.
Thế nhưng Mạnh Triều vẫn biết.
Lúc gọi video, An Hà vừa cởi được hai khuy áo đã hắt xì ba cái liền, Mạnh Triều lập tức cản lại, bảo cậu đừng cởi nữa mà nằm xuống nghỉ ngơi.
Mạnh Triều giám sát cậu uống thuốc và tu hết cốc nước ấm. An Hà cuộn tròn trong chăn, thò một tay ra cầm điện thoại.
“Cất điện thoại đi ngủ.” Mạnh Triều nói.
“Ứ ừ…”
“Không ngủ thì muốn làm gì?”
An Hà chớp mắt: “Muốn nhìn anh trai.”
Mạnh Triều bèn tìm một vị trí thích hợp, gác điện thoại bên cạnh.
Thuốc nhanh chóng có hiệu quả, An Hà ngáp ngủ, bỗng nhiên nhớ đến đêm đầu tiên với Mạnh Triều.
Cậu ngâm nga một giai điệu: “Bài này tên là… Bản Sonata số 17 giọng Si giáng trưởng ạ?”
Mạnh Triều: “Ừ, bài thi đàn piano nghiệp dư cấp tám.”
Hồi đó Mạnh Triều mười tuổi, bị bài nhạc này đày đoạ khổ không thể tả, bé Mạnh Trạch ngồi luyện đàn bên cạnh đã cổ vũ tiếp sức cho hắn.
An Hà đã quên những chuyện xảy ra năm bốn tuổi, nhưng vẫn nhớ giai điệu này.
Và cậu cũng nhớ giấc mơ ấy. Cậu mơ màng nhắm mắt: “Lâu lắm không được nghe anh trai đàn piano… Muốn nghe quá.”
An Hà không ngờ mong muốn mình thuận miệng nói ra mà Mạnh Triều lại để trong lòng.
Hôm sau trời mưa, An Hà hết tiết trên trường bèn che ô đi về.
Nhà trọ của cậu gần trường, đi bộ vài phút là tới. Bình thường cậu không thích lang thang ở ngoài, bao giờ tan học xong cũng về ngay, gọi điện cho Mạnh Triều nhân lúc bên đấy vẫn chưa vào khuya.
Hôm nay hiếm khi An Hà thảnh thơi đi dạo dưới mưa, tay không cầm ô thò vào lấy điện thoại.
Triều, Trạch, đều có nghĩa liên quan đến nước mưa, bỗng dưng cậu muốn chụp lại cảnh mưa gửi cho Mạnh Triều xem.
Lúc giơ máy lên, camera hướng thẳng góc chính diện.
Thoạt đầu An Hà tưởng mình nhìn nhầm bèn ra sức chớp mắt, dời mắt từ màn hình ra bên ngoài.
Trông thấy người vừa nhớ nhung cứ thế xuất hiện trước mặt, An Hà cực kỳ kinh ngạc, không phải là cậu không thích, mà là…
“Trời mưa sao không mang ô vậy?”
Dứt lời, An Hà tiến lên một bước, giương cao ô che cho Mạnh Triều.
Ô màu vàng tươi, ánh sáng xuyên qua tán ô rọi trên mặt toát lên sự ấm áp lạ kỳ.
Như thể sau cơn mưa trời lại nắng.
Sau khi vào nhà, Mạnh Triều đi tắm trước, An Hà giúp hắn sắp xếp đồ đạc mang đến.
Đến khi Mạnh Triều lau tóc ra khỏi nhà tắm, An Hà đã bày đàn piano gấp [1] lên bàn, dựa vào ký ức cơ bắp từ xa xưa đàn một đoạn bài Lung linh ngôi sao nhỏ.
[1] Đàn piano gấp:
Mạnh Triều đi sang ôm An Hà từ phía sau, áp lòng bàn tay lên mu bàn tay cậu, dẫn dắt cậu đàn bài Hai chú hổ.
An Hà cười khanh khách, hỏi Mạnh Triều phải chăng lâu rồi không đánh đàn, bây giờ thụt lùi đến mức chỉ biết đàn nhạc thiếu nhi.
Mạnh Triều liếc xéo cậu, bẻ ngón tay kêu răng rắc, hai tay đặt trên những phím đàn đen trắng, đàn ca khúc nổi tiếng thế giới – Thỏ con ngoan ngoãn.
An Hà vừa vỗ tay vừa lắc lư đầu hát theo, còn chế lời bài hát: “Mở đây mở đây em mở đây, anh trai đã về em mở cửa ngay đây.”
Nghe nói Mạnh Triều thừa dịp đi công tác quá cảnh, khó khăn lắm mới tranh thủ được nửa ngày tới thăm mình, An Hà vội kéo Mạnh Triều nằm xuống, nôn nóng c0i quần áo.
Mạnh Triều phá lên cười: “Trông anh cứ như đến gặp người yêu qua mạng ấy.”
Sau cùng hai người không làm, Mạnh Triều ôm An Hà vào lòng, xoa tóc cậu: “Trời sáng anh phải đi rồi, nói chuyện với anh đi.”
An Hà im lặng gối đầu lên nguc Mạnh Triều, lắng nghe nhịp tim đều đặn và ổn định.
Mạnh Triều hỏi sao lại gầy nhẳng thế này, An Hà đáp: “Đồ ăn ở đây chán lắm.”
Rồi cậu tiện tay nhéo eo Mạnh Triều: “Nhưng mà anh cũng không béo lên được tí nào.”
“Anh có cơ bắp.” Mạnh Triều nói.
“Vâng vâng, dù sao anh cũng làm chồng.”
“Đừng ghẹo anh, giờ cho anh một đốm lửa anh cũng có thể cháy hừng hực đấy.”
“Chồng giỏi ghê.”
Cả hai nói vẩn vơ xong lại bắt đầu kể về cuộc sống gần đây.
“Em cảm thấy mẹ nghĩ thoáng rồi.” An Hà nói: “Lần trước đến mẹ không hỏi em có liên lạc với anh không nữa, cũng không bảo phải kiếm vợ cho anh.”
Mạnh Triều ừ: “Đúng là dạo này không giới thiệu ai cho anh.”
Không chỉ bà Mạnh mà hình như ông Mạnh cũng đã xuôi xuôi, hoặc là lười chẳng buồn quan tâm nữa, không thì lần này Mạnh Triều lấy đâu ra may mắn được quá cảnh ngay tại London.
Thế nhưng lại chứng minh được một điều: Hướng đi trong cuộc đời con cái, cha mẹ chẳng thể can dự thành công.
An Hà thở hắt ra, sau đó lại nhoẻn miệng cười.
Mạnh Triều hỏi cậu cười gì, cậu đáp: “Em nhớ ra một chuyện.”
Hồi đó cậu vừa lên mẫu giáo, Mạnh Triều học lớp ba tiểu học. Do gia đình có quan hệ tốt với mọi người nên thường có trẻ con đến nhà họ chơi, trong đó phần lớn là các bé gái bằng tuổi Mạnh Triều.
Một hôm bà Mạnh hỏi đùa An Hà, bảo cậu xem trong số này có chị gái nào cậu thích, mai sau cho làm chị dâu cậu.
Bé An Hà hỏi: “Chị dâu là gì ạ?”
Bà Mạnh giải thích: “Là vợ của anh con đó.”
Khi ấy bé An Hà oà khóc nức nở, nói không cần chị dâu, anh trai không được lấy vợ.
Bởi vì người khác đều nói bao giờ anh có vợ sẽ không cần em trai nữa.
Ký ức trước năm bốn tuổi của An Hà ít ỏi đến đáng thương, có thể nhớ ra chuyện này thực sự là hiếm thấy.
Tự cậu cũng cảm thấy kỳ diệu: “Không ngờ nổi mà, chị dâu lại là em luôn.”
Mạnh Triều phì cười: “Vui vậy hả?”
“Vui chứ.” An Hà nói: “Em hạnh phúc quá đi.”
Mười mấy năm qua cậu phiêu bạt khắp nơi, để sống được đã phải tốn hết sức lực, trước nay chưa từng nghĩ sẽ có ngày hạnh phúc cách cậu gần như vậy, gần tới nỗi ở trong tầm tay với.
Tảng sáng, Mạnh Triều trao đổi câu chuyện, nói với An Hà vì sao mệnh của mình lại là “mệnh cách cứng cỏi” như kể truyện cười. Lúc vào trại trẻ mô côi hắn bị viêm phổi, sau đó lại mắc vài căn bệnh có tỉ lệ tử vong rất cao đối với trẻ sơ sinh, có thể sống tiếp chẳng khác nào đại nạn không chết, cho nên về sau nghe nói nhà họ Mạnh muốn nhận nuôi một đứa trẻ mệnh cách cứng cỏi, viện trưởng đã nghĩ ngay đến hắn.
Chân trời hừng sáng, hai người trao nhau nụ hôn dài. An Hà nếm được vị mằn mặn nơi khóe mắt Mạnh Triều.
Mũi bỗng cay cay, An Hà nghẹn ngào: “Không sao, em là đứa yếu đuối, bọn mình vừa đúng ghép thành một đôi.”
Rồi cậu lại nói: “Em xin lỗi, để anh đợi lâu quá.”
Không chỉ hơn nửa năm nay mà còn mười bảy năm đã qua. Cậu quên hết tất cả, để lại một mình Mạnh Triều cô đơn lẻ bóng.
Mạnh Triều cũng nói không sao.
Từ lâu hắn đã quen sống trong chờ đợi, chờ có người muốn hắn, chờ ai đó cần tình yêu của hắn.
Cũng bởi vì yêu nên hắn không chịu nổi việc An Hà hy sinh cho mình, và không chịu nổi sự chia xa.
“Người nên xin lỗi là anh, lâu như vậy mới tìm được em.”
Mạnh Triều cũng buông bỏ lòng phòng bị cùng vẻ kiên cường ngụy trang bên ngoài, hơi thở ấm nóng hóa thành lời thì thầm: “Đừng bỏ rơi anh nữa.”
*
Tháng một năm sau, vừa sang năm mới Dương lịch, Mạnh Triều đã nhắc An Hà đừng quên quà sinh nhật.
Lời nói của hắn chứa đầy sự không tin tưởng đối với “kẻ tái phạm nhiều lần”: “Hai năm trước chẳng tặng gì.”
An Hà tự tin tràn trề: “Năm nay chắc chắn có!”
Đến giữa tháng một, nhận thấy An Hà bắt đầu âm thầm dò hỏi hôm 21 mình có bận hay chăng, Mạnh Triều ngoài miệng nói không chắc nhưng trong lòng đã chắc lắm rồi.
Rạng sáng ngày 21, An Hà kêu điện thoại của mình sắp hết pin không liên lạc được trong một thời gian, Mạnh Triều biết tỏng mà không vạch trần, tan làm một cái là lái xe ra sân bay, trên đường đi biết được chuyến bay gần nhất từ London đến Phong Thành bị hoãn vì lý do thời tiết.
Đây là trận tuyết đầu tiên trong năm của Phong Thành.
Bởi vậy khi An Hà mặc áo phao trắng như màu tuyết lấp ló giữa dòng người, Mạnh Triều đứng nhìn từ xa, rất khó để không sinh ra cảm giác hết thảy đều đã được ông trời sắp đặt sẵn.
Dường như dù xa cách bao nhiêu lần, chỉ cần trái đất tròn thì cuối cùng họ vẫn sẽ trở lại điểm bắt đầu và về bên nhau.
Được Mạnh Triều dắt lên xe, An Hà vẫn hơi mờ mịt: “Sao anh biết hôm nay em về?”
Đáp lại cậu là nụ hôn của Mạnh Triều.
Hắn mượn cớ thắt dây an toàn cho An Hà để nghiêng người áp sát ghế phụ lái, một tay chống lưng ghế, tay kia nâng mặt An Hà đặng hôn cậu đến đầu váng mắt hoa bất chấp đang ở chỗ công cộng.
Về mặt này, xưa giờ Mạnh Triều vẫn xấu xa và nóng vội, An Hà nếm được vị tanh của máu trong khoang miệng, nhất thời không rõ ai cắn rách môi ai.
Cậu nhớ đến cái hôn mang mùi vị tương tự vào một năm trước, khác với sự hoang mang khi đó, bây giờ dù bên ngoài tuyết bay ngợp trời, dường như qua bao sóng gió, mọi chuyện cũng đã đến hồi kết thúc.
Nỗi đau vừa là vết thương, vừa là minh chứng.
Và Mạnh Triều cuối cùng cũng không còn phải kiềm chế, không cần lo lắng vì câu níu kéo của An Hà mà không nỡ rời đi.
“Nhớ anh trai không?” Mạnh Triều hỏi.
An Hà gật đầu: “Nhớ.”
“Nhớ anh trai chỗ nào?”
Chỉ trong chốc lát thở hổn hển, An Hà vô thức nhìn xuống dưới.
Mạnh Triều bật cười: “Nghĩ gì đấy hả?”
“Có thể nghĩ được giống em, chứng tỏ anh cũng…”
“Anh cũng làm sao?”
An Hà xấu hổ đến mức không nói tiếp được cũng không cho Mạnh Triều nói, nhấc tay bịt miệng hắn rồi bị hôn vào lòng bàn tay.
Vì tuyết rơi dày, đường từ sân bay về nhà tắc nghẽn, xe dừng giữa đường không nhúc nhích nổi.
An Hà tranh thủ lúc này nói với Mạnh Triều rằng ăn Tết xong cậu không về Anh nữa, thủ tục chuyển trường đã hoàn tất, sau này cậu sẽ tiếp tục học tập ở Phong Thành.
Mạnh Triều vẫn thắc mắc như thế: “Học gì, tiếng Anh à?”
Mặt An Hà lại đỏ bừng, ứ thèm đếm xỉa đến hắn, lôi sổ tay ra lật lung ta lung tung.
Một lát sau cậu lại cầm lòng chẳng đặng gợi chuyện: “Hôm nay là sinh nhật anh.”
Mạnh Triều “ừ”.
“Quà anh đã nhận được rồi.”
“Ừ.”
“Ngày mai là sinh nhật em.”
“Ừ.”
“Anh…”
“Anh?”
An Hà quýnh đít: “Sao mà anh…”
Mạnh Triều thấy đủ rồi bèn thôi, vừa cười vừa kéo tay An Hà.
Đáng lẽ hắn định để dành đến ngày mai nhưng rõ ràng bé cưng của hắn không đợi kịp.
Mạnh Triều thò tay kia vào túi áo, lấy ra một chiếc hộp nhung: “Bắt đầu từ bây giờ, em không được quên nữa.”
Như thể cảm nhận được điều gì, An Hà ngồi thẳng lưng, gật đầu đầy trịnh trọng: “Vâng, anh.”
Nếu bắt An Hà hình dung ý nghĩa của anh trai đối với mình bằng ba từ, đáp án của cậu sẽ là yêu, tin tưởng và duy nhất.
Suy cho cùng không chỉ bắt đầu từ hiện tại, mà tất thảy những chuyện từng trải qua với Mạnh Triều đều lấp lánh như chiếc nhẫn đeo trên ngón áp út.
Và nếu có ai lại muốn hai người chia xa, chắc chắn đáp án của An Hà yếu đuối sẽ là không được, không được, không được.
“Tí quên, chúc anh trai sinh nhật vui vẻ.”
“Thế thôi?”
“Với cả chúc anh mãi mãi có em.”
“Ừ, em cũng vậy.”
“Thế thì… có phải anh nên cầu hôn em không?”
“Nhẫn cũng đeo rồi.”
“Thôi được thôi được, em đồng ý.”
“Em là ai?”
“Người yêu của Mạnh Triều, em trai duy nhất của Mạnh Triều.”
“Ai cho em gọi thẳng tên anh mình?”
“Em sai rồi… Anh ơi, anh ơi, anh ơi.”
“Ngoan.”