Ngõ hẻm cuối cùng của nhà họ Trương, toàn bộ gạch phòng màu đỏ được cấu tạo từ gỗ, được xây dựng tại năm 70 ở thế kỷ trước, trên nóc nhà, từng mảnh ngói được sắp chếch, khiến mưa dột mái. Đây là một căn nhà có nguy cơ sụp đổ, ba lầu, có lan can gỗ, biện pháp đơn giản tránh để người khác rơi xuống.
Chủ của ngôi nhà đấy họ Trần, trong nhà có rất nhiều trẻ con, sau thì không thấy đứa nào cả, hàng xóm trong ngõ không cho con mình chạy đến cuối hẻm, nói rằng tới đó có kẻ buôn người, bán trẻ con, đến sẽ không về được.
Có một đứa bé, qua bao năm vẫn chưa bán được, tên là Trần Khiêm, nghe nói là máu mủ của Trần Ca, chỉ là mẹ bỏ trốn.
Trần Khiêm không biết mình có phải con ruột không, nhưng nếu có cha mẹ ruột thì chắc hẳn họ sẽ không để con mình cứ gọi Trần Ca là cha mãi.
Đêm hôm đó, Trần Ca lại ôm một đứa bé đến, nhét vào trong phòng Trần Khiêm, nói là nhặt được ven đường.
Khuôn mặt bé con nhỏ xíu, nhăn nhó, xem chừng chưa ra đời được bao lâu. Lúc đó, Trần Khiêm 6 tuổi, ôm lấy bé con trong tay, vốn em bé đang khóc, cảm nhận được nguồn nhiệt, thế là im bặt, dựa vào trong ngực anh.
Trần Ca ở bên cạnh thang lầu một, canh chừng mấy đứa nhỏ tránh trường hợp chúng bỏ trốn, bé con ngủ sát bên Trần Khiêm, thỉnh thoảng sẽ khóc, khóc đến mức khiến người dưới lầu buồn bực không thôi, ‘Cmn, ngủ cũng không yên’.
Trần Ca không thích có người quấy rầy giấc ngủ của mình, sợ mình nổi nóng bóp chết chúng.
Trần Khiêm thành mẹ, bởi vì còn nhỏ nói ngọt, nên xin được cháo gạo từ nhà dì Trương ở ngoài cùng hẻm cho bé con ăn, rồi tìm mấy tấm vải vụn giặt sạch lấy làm tã. Ngày nào cũng ngồi trong sân, múc nước giặt miếng vải thối dữ dội, rồi phơi trên chiếc dây thừng mà anh lấy từng tấm lưới cá đang được cột vào hai cây ngô đồng trước cửa.
Ban đầu, Trần Ca còn quan tâm vài câu, sau đó thì ném bé con cho Trần Khiêm luôn. Đôi khi, trong phòng sẽ có thêm trẻ con, đều rất im lặng, đến sáng sớm hôm sau đã không còn thấy nữa rồi.
Trần Khiêm vẫn luôn quan tâm đứa con yêu, gọi nó bé bé cưng, đến lúc bé con sắp được một tuổi bắt đầu biết nói thì anh lật từ điển đặt tên cho bé.
Từ điển do trường dạy, Trần Ca không thể nào bỏ tiền ra cho Trần Khiêm đi học, cậu chỉ đứng tại bên ngoài phòng học ở lầu một dành cho học sinh tiểu học để nghe giảng, học còn chăm chú hơn cả Béo Con “toàn thịt” đang ngồi ở góc phía sau ăn vụng. Cậu ta là người bạn duy nhất của anh, ở ngôi nhà thứ hai đếm ngược từ cuối hẻm, bụng lớn gan cũng lớn, dám chơi với “con của bọn buôn người”.
Trần Khiêm còn phải chăm sóc em trai, nên chỉ đứng nghe giảng một tiết là trở về ngay, bé con tìm không thấy người sẽ kêu khóc, nhất định phải có người ôm. Trần Khiêm đến nghe giảng cũng không nối tiếp nhau, có lúc là toán, có lúc là văn, đến môn tiếng anh thì sẽ không đi, bởi vì anh không nghe hiểu tiếng sao Hỏa.
Cuốn từ điển trong tay Trần Khiêm rất cũ kỹ, được Béo Con lấy trên giá sách trong nhà cho, phải trả lại.
Đằng mỗi từ đều có đánh vần và giải thích, Trần Khiêm coi như mình kiểm tra bài học đánh vần, chăm chú lật từng tờ một, lật liên tiếp mấy ngày anh cũng không phát hiện chữ “tốt”.
Bảng chữ cái từ a đến z, sau khi sắp trôi qua một tuần, rốt cuộc Trần Khiêm cũng tìm được cái tên khiến mình hài lòng, tìm một từ đã đủ phiền, nên dứt khoát chọn luôn một chữ, thuận tiện, đọc cũng vang.
Trạch, ý là ánh sáng, không hiểu sao Trần Khiêm lại rất hài lòng với chữ này.
“Trần Trạch”, anh gọi bé con.
Bé con nhiệt tình đáp lại, nhếch môi cười, miệng a a như muốn nói chuyện.
Trần Khiêm thấy phản ứng này rất đáng yêu, gọi không ngừng như đang ghẹo chó, còn bé con cũng không ngừng cổ vũ, xem như chịu tên này.
Anh ôm lấy bé con, hôn lên gương mặt nhỏ nhắn phúng phính của bé.
“Xin chào, Tiểu Trạch.”
Trần Ca biến mất không hề báo trước, cả tuần qua cũng không về, Trần Khiêm cũng không luống cuống, anh biết tiền của hắn để ở đâu, không về thì càng tốt.
Trong tủ sắt cũ kỹ ở lầu một, cạy hai ba lần là mở được, bên trong có một cuốn sổ hộ khẩu và tiền, Trần Khiêm không biết sổ hộ khẩu dùng làm gì, thế là lấy tiền đi mua chút đồ ăn cho mình và Tiểu Trạch.
Đây là lần đầu tiên Trần Trạch uống sữa, bột gạo lần trước xin dì Trương đã ăn hết, sau đó Trần Ca rủ lòng từ bi mua một túi lớn về, Trần Trạch không đói được, nhưng cũng không ăn được đồ ngon.
Sau khi uống sữa, Trần Trạch càng có sức, nằm trên giường đạp, xoay lộn xộn, vui vẻ đến mức cười khanh khách không ngừng, Trần Khiêm nhìn chiếc miệng nhỏ đang mở ra đóng lại,
“En… En”
Đây là câu đầu tiên Trần Trạch nói, dù nói từ anh không rõ, nhưng tiếng kêu nho nhỏ ấy khiến Trần Trạch đỏ cả vành mắt.
Trần Ca bị trả thù chém chết, mẹ của Béo Con nói, bà đứng tại trước ngôi nhà ngói đỏ, nói cho Trần Khiêm nghe. Anh ôm bé con trong tay, cũng không rõ lắm ý nghĩa của từ chết. Có điều, liên hệ với việc một tuần qua Trần Ca không ở đây, anh đại khái cũng hiểu chút, chết là biến mất, Trần Ca sẽ không trở về nữa, cũng không có bé khác bị ôm đến lại ôm đi, chỉ còn lại mình anh và Trần Trạch, với cả một xấp tiền mặt trong tủ sắt.
Trần Khiêm cảm thấy nhẹ nhõm, anh không cần lại nơm nớp lo sợ Trần Ca nổi giận đánh mình, cũng không cần lo lắng Tiểu Trạch bị đưa đi, trong căn nhà này chỉ còn lại hai người là Trần Trạch và Trần Khiêm mà thôi.
Mẹ của Béo Con là một người nhiệt tình, trông hai đứa bé cũng đáng thương, coi như làm việc thiện tích đứa, dặn dò Trần Khiêm,
“Nếu đói bụng cứ đến nhà dì ăn cơm, không phải con cũng gần gũi với Béo Con hả, đến chơi nha.”
Trần Khiêm nói cảm ơn, Trần Trạch nhìn hai người đang nói chuyện, hắt hơi một cái, nhắc nhở người anh đang không chú ý đến mình.
Trần Khiêm tạm biệt mẹ Béo Con, trở về nhà, hai đứa hay ở tầng 2, một chiếc giường nhỏ cũng vừa vặn, sưởi ấm cho nhau trong màn đêm, cũng ngủ khá an ổn.
Trần Khiêm và Trần Trạch ăn không nhiều, hay ghé nhà mẹ Béo Con và dì Trương ăn chút ít, trẻ em lớn lên hết sức nhanh, biết nói xuống đất đi đường lại phát tướng, Trần Trạch bắt đầu đọc rõ chữ, tự mình đi đường, thân thể cũng cao lên, cao hơn cả 10 centimet so với Béo Con hồi bằng tuổi này. Năm nay cậu sáu tuổi, đến tuổi đi học.
Dưới sự hướng dẫn của mẹ Béo Con, năm Trần Khiêm gần 12 tuổi, đi làm hộ khẩu cho Trần Trạch. Giữa trời nắng chang chang, chạy đến xếp hàng đăng ký vào trường tiểu học công lập tốt nhất khu đấy. Có thể là do may mắn, trên danh sách có Trần Trạch nhà bọn họ.
Học phí không đắt, mỗi kỳ tầm mấy chục tệ phí sách vở, Trần Khiêm mở tủ sắt ra, bên trong còn lại hai xấp, tầm một vạn tệ, gánh nặng cuộc sống rơi vào trên vai thiếu niên nhỏ, không thể cứ ăn dưng ngồi hoang được, anh dự tính đi làm kiếm tiền.
Học sinh tiểu học Trần Trạch mặc đồng phục, gương mặt trắng noãn, mái tóc đen mềm mại, hơi xoăn nhẹ, bên cạnh sống mũi có một nốt ruồi son nhỏ, không rõ lắm, phải nhích lại gần mới thấy được. Nó bỗng nhiên xuất hiện, ban đầu Trần Khiêm đi ngủ, không cẩn thận cào trúng cậu, vẫn cứ vậy không hết, đợi đến khi lớn dần, mới phát hiện đây là nốt ruồi, còn khá xinh đẹp.
Trần Trạch vừa mới lên chức học sinh tiểu học, vẻ mặt đặc biệt uy phong, Trần Khiêm đeo chiếc cặp sách đã xếp gọn lên vai, nắm tay em trai đi học, Trần Trạch không chịu, đưa tay đòi cặp sách của mình, gương mặt nhỏ bướng bỉnh, đòi nhất định phải tự mình mang. Trần Khiêm sợ bé con đang tuổi lớn bị ép thấp, cuối cùng vì không lay chuyển được, chỉ có thể thỏa hiệp.
Hai người rất bắt mắt giữa đám người trưởng thành, chủ nhiệm của Trần Trạch cũng vừa mới làm mẹ, trước đó nghe nói lớp mình có một học sinh, trong nhà chỉ còn anh trai, hôm nay trông thấy vô cùng đau lòng, rất săn sóc Trần Trạch.
Trần Khiêm tạm biệt Trần Trạch, giọng bé con run rẩy nhưng lại không khóc,
“Anh hai, bái bai.”
“Ừm, bái bai.”
Trần Khiêm cũng không nỡ, định tranh thủ thời gian quay người rời đi, bị Trần Trạch gọi lại,
“Anh hai nhớ tới đón Tiểu Trạch.”
Trần Khiêm quay đầu lại, nhìn chiếc miệng nhỏ chu chu, trong mắt nghẹn ngào,
Anh đáp lại một câu “Anh hai sẽ đến” sau đó chạy nhanh đi, để lại Trần Trạch ở cửa lớp học cau mũi.
Trần Khiêm đi gấp cũng bởi vì hôm nay muốn đến báo danh ở chỗ đi làm, tại tiệm lẩu nhỏ cách trường học ba đường phố, liều mình bỏ qua nguy cơ bị báo cảnh sát vì dùng lao động trẻ em, đồng ý trước sự khẩn cầu của Trần Khiêm.
Cuộc sống của hai đứa trẻ đi vào quỹ đạo, Trần Khiêm đi làm Trần Trạch đến trường, cuộc sống trêu ngươi khiến hai chiếc bả vai nhỏ phải gánh vác cực khổ gấp nhiều lần hơn người cùng lứa. Trần Trạch rất hiểu chuyện, lần nào cuối kỳ cũng nhất lớp, Trần Khiêm cũng rất cố gắng, nghiêm túc rửa chén ở tiệm lẩu nhỏ, ngâm đôi tay trong nước, vân tay giao thoa ngang dọc. Lúc nắm nay Trần Trạch về nhà, lòng bàn tay cậu bị kén tay thô ráp của anh cấn rất khó chịu, cậu rút tay ra, khuôn mặt đỏ bừng nhìn Trần Khiêm, sau đó cố xòe tay thật to, định bụng nắm lấy tay anh, nhưng cùng lắm cũng chỉ nắm được một nửa, Trần Trạch ảo não, cũng không nói chuyện. Trần Khiêm cũng không biết em mình có ý gì, đoán chừng là do tay của mình chai quá rồi, nên thịt mềm của bé không chịu nổi, Trần Khiêm cứ để Trần Trạch nắm, bé con dùng sức cầm, lực tay còn rất lớn.
Hai thân ảnh một lớn một nhỏ cứ đi trên đường như thế, nghênh đón ánh sáng, bóng chiếu trên mặt đất. Trần Trạch ê a bài hát mới được giáo viên âm nhạc dạy, cuộc thi ngày một tháng mười do cậu lĩnh xướng, Trần Khiêm nghe hát, nghiêng đầu nhìn cậu em vẫn còn thịt phúng phính trên má, khóe môi nhếch lên, nở nụ cười.
Bạn xem, thật ra cuộc sống cũng không có hỏng bét đến vậy.