Tiểu Đan Của Giáo Sư

Chương 40: Vĩ thanh 3.1



Nhân ngày thời tiết miền Bắc man mát lên xíu, mình gửi tặng các bạn một vĩ thanh nhẹ nhàng nói về diễn biến truyện khi Chu Nhã Đan và Vu Địch về già qua lời kể của cháu gái Vu Thời Mịch – con gái của Vu Trấn và Triệu Tiểu Tuyết.

***

Xin chào, tôi là Vu Thời Mịch, người ta hay gọi tôi là tiểu thư, nhưng thực chất, bản thân tôi chỉ là con gái của Vu Trấn. Tôi sẽ kể đôi lời về một tháng hè tôi ở nhà ông bà nội!

***

Trên đường về nhà ông bà, trong lúc công chúa của cha (mẹ tôi) đang say giấc nồng,

Cha nói với tôi rằng: ” ông là người Bắc Kinh gốc, bà là người Tây An chuyển lên Bắc Kinh sinh sống, mới vài năm trước, ông mua tặng bà một ngôi nhà tọa lạc tại miền quê xa xôi hẻo lánh. Hai người họ quyết định chuyển tới sống tại đó, dù cha và dì Vu Hạ khuyên nhủ hết lời, hai người vẫn muốn ở đây. Nhưng quả thực nơi này rất phù hợp với hai người họ, bởi nơi đó rất yên bình, thỏa mái.”

Tôi ngoái nhìn ghế sau, cười tủm trêu chọc cha:” Tiểu Tuyết của cha thức dậy rồi kìa! Vừa vặn tới nơi, hẹn gặp cha mẹ vào tháng sau!”

Xe lăn bánh, tôi còn nghe loáng thoáng thấy tiếng “mắng yêu” của mẹ. Tháng hè khó khăn bắt đầu.

Nơi đây khác xa với những tưởng tượng trong đầu tôi, hiện ra trước mắt là một căn nhà lợp ngói cổ điển nằm lạc lõng giữa cánh đồng hướng dương rực rỡ. Tôi men theo con đường duy nhất dẫn tới nhà ông bà, nó không nhỏ như tôi nghĩ nhưng lại vừa vặn để đẹp một cách li kì. Bốn xung quanh được sơn màu nâu đất, trên cửa sổ đặt những chậu cây cảnh xinh xắn xanh mơn mởn. Vu Thời Mịch tôi còn ngỡ mình đang lạc vào thế giới cổ tích Andersen bởi vẻ cổ kính hợp hồn người. Sao có thể xuất hiện nơi như thế này giữa thế kỉ 21 hiện đại chứ?!

Tôi đẩy cửa vào, cảnh tượng ấm cúng làm sao! Ông đang phụ bà làm bánh quy. Ông bà dường như không nhận ra sự xuất hiện của tôi, bà lo lắng nói với ông:” Vu Địch, anh có nghĩ trẻ con bây giờ còn thích bánh quy không?”

Ông đáp lại bằng giọng chắc nịch:” Có chứ! Trẻ con đời nào chả thích bánh quy!”

Bà quay người, muộn màng nhận ra tôi đã có mặt ở trong nhà từ bao giờ. Bà nội vội vã đeo găng tay, lấy khay bánh từ lò đưa trước mắt tôi, bà cười ôn nhu:” Tiểu Mịch! Con tới đúng lúc lắm, tới đây ăn bánh quy nào! Ta làm để chào mừng cháu nhưng còn chưa kịp trang trí, nếu cháu không chê…”

Tôi thực sự chẳng bao giờ có hứng thú với bánh quy, nhưng bản thân cũng không thích nhìn ánh mắt đượm buồn của bà, tôi quyết định đưa chiếc bánh nóng hổi vào miệng. Vỏ bánh dày giòn tan vui tai cùng chocolate ngọt ngào nóng chảy quyện lại vào nhau một cách hài hòa, ăn xong đọng một vị ngọt lịm nơi cổ họng. Có lẽ đây là chiếc bánh quy ngon nhất từ trước tới nay tôi từng nếm thử.

Nhìn biểu hiện tích cực của tôi, ông cười mãn nguyện nhìn bà như muốn nói:” Anh nói đúng mà!” Bà nở nụ cười ôn nhu, gật đầu một cái.

Hành động dẫu nhỏ nhặt nhưng tôi đã có chút quan ngại về ngày tháng tiếp theo sẽ được ăn “cẩu lương” hằng ngày.

***

Ngôi nhà như cách biệt với thế giới, không có bất cứ thiết bị điện tử xuất hiện trong nhà. Dẫu vậy lại không bị nhàm chán bởi tôi nhận ra có nhiều thứ để đùa vui hơn. Tôi bước tới sân sau, xung quanh um tùm cây lá cùng các loài hoa. Phần lớn là hướng dương. Cùng một chiếc ao không vấn đục nằm giữa sân khiến khung cảnh hữu tình như trong thơ ca. Trước cửa còn có một cái ghế dài cùng một chiếc bàn đá nhỏ, ngồi ấy hứng mắt ra phương xa, một vẻ đẹp không bút nào tả siết.

Sáng đầu tiên tôi ở nơi hoang vu này, cùng bà ra vườn hái quả chín, tôi hỏi bà điều bản thân thắc mắc:” Bà ơi, nếu bà hoặc ông bị ốm, cần chữa trị thì phải làm gì giữa nơi hoang vu này?”

Bà cười nhẹ, đặt vào tay tôi trái mận căng mọng mới lấy từ trên cây, bà đáp:” Nơi này không hoang vắng như con nghĩ đâu, cháu gái bé nhỏ của ta. Gần đây còn có một trạm xá, nhưng từ trước tới nay ta và ông ấy chưa từng ghé thăm bởi trong nhà lúc nào cũng có cây thuốc, nên nếu con có bị bệnh trong thời gian ở cùng ta, ta có trách nhiệm chữa trị cho con.”

Ông mở cửa, trên tay mang một quả dưa đỏ lớn, vui vẻ gọi tôi và bà vào nhà.

Ăn xong dưa, tôi thấy ông như sực nhớ điề gì, vội vàng đi vào trong phòng riêng. Vài phút sau ông bước tới với một chiếc mũ rộng vành, đôi tay gầy guộc đeo chiếc nhẫn cưới của ông cẩn thận đội chiếc mũ ấy cho bà, thuận miệng dặn dò:” Cưới nhau đã gần bốn mươi lăm năm, em vẫn như xưa, chẳng bao giờ biết tự chăm sóc bản thân.”

Bà cười tươi tựa như hoa hướng dương ngoài vườn, có lẽ họ đã chợt quên mất bản thân đã chẳng còn là vợ chồng son, cư nhiên cứ mùi mẫn như thuở ban đầu cũng thật tốt!

***

Bữa tối tôi cùng ông chuẩn bị, Vu Thời Mịch tôi luôn đưa ra cho mình suy nghĩ chắc nịch: thức ăn bản thân thưởng thức từ hôm đến đây tới giờ đều do bà tự tay nấu. Nhưng không, tôi đã nhầm lẫn trầm trọng! Tất cả đều là ông làm! Tôi kiên trì hỏi ông lần nữa, lần này thay vì trả lời “phải”, ông lại hồi đáp tôi bằng một đoạn hồi ức tươi đẹp với bà.

Ông kể rằng: có một lần, lúc đó là sinh nhật cha tôi và dì Hạ tròn năm tuổi, chỉ vì muốn tự làm bánh kem mà bà suýt chút nữa đã đốt cả phòng bếp. Từ đó chỉ ngoài những món ông duyệt sẵn từ trước, bà không được thử nấu gì mới bởi nó còn liên quan tới tính mạng của cả nhà. Do chuyện này, bà đã giận ông một tuần sau đó.

Tôi cười đến đau cả bụng, may mắn là bà đang vui vẻ cho lũ mèo hoang ăn ngoài vườn nên chẳng biết hai chúng tôi đang trêu chọc bà.

Chợt bên ngoài có tiếng mèo kêu lên hung hãn, tôi còn chưa kịp phản ứng, ông đã nhanh chân chạy tới xem tình hình.

Kết quả bà tôi đùa quá chớn nên bị mèo cào.

Ông vừa trách, vừa kêu tôi lấy hộp sơ cứu. Bà không nói gì, chỉ lẳng lặng đưa mắt dõi theo từng cử chỉ ân cần của ông.

“Bỏ đi, nếu muốn nuôi mèo, anh có thể mua cho em. Đừng chơi với lũ mèo hoang nữa. Ăn cơm thôi.”

Tôi chỉ biết thở dài, cẩu lương ăn nhiều quả thực không ngon đâu…


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.