Tại ngôi nhà của ông Hân trong con hẻm nhỏ. Trời đã chuyển dần về tối, xung quanh ngôi nhà tối om bởi ngôi nhà ông Hân thuê nằm tách biệt tận sâu gần cùng của con hẻm, xung quanh cây cối um tùm, trong này cũng chẳng có điện đường nên nếu khi mặt trời lặn, bóng tối bao phủ ông Hân không bật đèn thì có khi còn chẳng thấy ngôi nhà ở đâu.
Đã hơn 6h tối, chẳng một ai hay biết người đàn ông sống trong ngôi nhà này đã chết. Cuộc sống của ông Hân cũng cô độc giống như vị trí của ngôi nhà này vậy. Chẳng có hàng xóm nào quan tâm, ông Hân thường chỉ về nhà ngủ vào buổi tối. Sáng sớm dậy ra chợ, buổi trưa có một mình nên ăn tạm cái gì ở chợ, hôm thì cơm, hôm thì chè, bún, bánh…..Ăn xong lại nằm tạm ở một cái lán, cái phản, hay một tấm gỗ nào đó trong chợ đánh một giấc rồi chờ đến phiên chợ chiều. Tuy vẻ bề ngoài có phần bặm trợn nhưng từ ngày nhận công việc bảo vệ ở khu chợ này, ông Hân rất tận tình với việc mình được giao. Một phần cũng bởi những người vô gia cư tập trung ở phía sau khu chợ, biến một phần nơi này thành ” chợ người ” nên ông Hân không cẩn thận không được. Bà con buôn bán, có người bày hàng ra hết chợ lại dọn hàng về, nhưng cũng có những người dựng lán gỗ, họ buôn bán quanh năm ở chợ cho nên hàng hóa cũng để lại đây rồi khóa lại tới giờ bán buôn lại mở ra. Do đó, đa số buổi trưa, ông Hân ở lại chợ rồi trông coi cho mọi người luôn.
Ai cũng biết, người lang thang, vô gia cư cũng có đủ các thành phần, hiền lành cũng có, nhưng lưu manh, trộm cắp chiếm phần đông. Thời gian đầu, ông Hân cũng khá là vất vả để dằn mặt đám trộm cắp. Sau sự cố gia đình, lại thêm cái tính bất cần đời, cuộc sống đưa đẩy phải tiếp xúc với đủ các loại mánh khóe, đủ những loại người……Tất cả những điều đó dần dần theo năm tháng đã biến một người đàn ông hiền lành, thương vợ trở thành một gã liều lĩnh, coi thường mạng sống của bản thân. Và thế là ngoài làm bảo vệ khu chợ, ông Hân còn kiêm luôn nhiệm vụ dắt mối cho những ai muốn tìm lao động chân tay, làm những công việc mà ít ai chịu làm với cái giá rẻ mạt. Lâu dần mọi thứ cũng đi vào quy củ, bà con buôn bán cũng đồng ý để khu vực phía sau chợ cho những người vô gia cư, không có việc làm ngồi đó kiếm miếng cơm qua ngày sau khi ông Hân có lời với tất cả mọi người. Bù lại, ông Hân cũng phải đảm bảo cho an ninh trong khu chợ, tránh trường hợp trộm cắp. Để khiến tất cả phải nể, nói mồm không được, ông Hân phải dùng tới biện pháp mạnh, kẻ nào tính cạy khóa ăn trộm đều bị ông Hân đánh cho một trận nhớ đời rồi tống cổ khỏi đây.
Ông Hân từng nói với những người vô gia cư ấy một câu như thế này:
” Đã cùng đường, không còn chỗ nào để đi mới phải rúc vào cái xó xỉnh này. Tao cũng như chúng mày mà thôi, nên tao biết cuộc sống lang thang nó nhục nhã như thế nào. Tao để chúng mày được đi lại trong đây, bà con buôn bán cũng đồng ý. Vậy mà vẫn có những thằng ngu đi ăn trộm, đi cạy khóa của người ta. Toàn dân lao động, không cho nhau được cái gì thì thôi, đừng làm mấy cái trò chó chết ấy. Chúng mày ở đây, có người đến thuê thì đi làm, không thì trong chợ cần người bốc vác, chuyển hàng, làm những việc lặt vặt chúng mày vẫn có thể làm được. Cũng có chén cơm qua ngày……Sống thế này chưa đủ nhục hay sao mà còn đi ăn trộm, ăn cắp, hả….? “
Và trong số những kẻ ngồi nghe hôm đó, có cả Việt…..Chính Việt đã đứng lên nhận chế lại ổ khóa cho bà con buôn bán, mọi người lại càng nể ông Hân hơn. Cũng nhờ vậy mà ít nhiều trong sâu thẳm con người ông Hân vẫn thấy mình có chút gì đó có ích cho đời, cho xã hội. Bảo vệ khu chợ này chính là công việc mà ông có thể làm tốt nhất. Những tưởng cuộc đời người đàn ông này cứ thế trôi đi, bản thân biết mình bị vô sinh, trong tay không tiền, không nhà cửa……Cú sốc đối với người vợ đã dứt áo ra đi khiến ông Hân chẳng còn dám mở lòng với bất cứ người phụ nữ nào trong suốt những năm qua. Cho tới khi ông nhìn thấy mẹ con cô Tươi, một lớn, một bé dắt tay nhau, đi chân đất dưới cơn mưa rào đang bước vào cổng chợ. Nhìn cả hai nhợt nhạt, người ngợm gầy rộc đi cùng bộ quần áo ướt sũng.
” Bác ơi…bác…..có…thể..cho mẹ…con tôi…trú…mưa…nhờ…một chút được không…? Tạnh…mưa…mẹ..con…tôi đi ngay ạ…”
Đó là câu nói đầu tiên của cô Tầm với ông Hân khi xin đứng trú mưa nhờ trong chợ. Để mẹ con họ đi vào trong khu vực để xe, lúc ấy cũng đã là đầu giờ chiều. Qua hỏi han, ông Hân cũng phần nào biết được gia cảnh của người phụ nữ khốn khổ phải dắt đứa con bé đi lang bạt khắp nơi. Dưới cơn mưa rào hôm ấy, chẳng hiểu sao khi nhìn cô Tầm, trái tim của người đàn ông tưởng chừng như đã đóng băng, nguội lạnh vô tình lại thấy thổn thức. Có lẽ phần vì thương cho số phận hẩm hiu của người đàn bà bất hạnh, phần vì đồng cảm bởi cả hai rốt cuộc cũng chẳng khác nhau là bao, cũng bị đổ vỡ trong hôn nhân, gia đình. Cũng bị đối phương đối xử tệ bạc, nhưng có lẽ điều khiến cho ông Hân cảm thấy ấm áp nhất chính là cô bé con, con gái của cô Tầm. Một người đàn ông mắc bệnh vô sinh, luôn khao khát có được một đứa con để bế bồng, chăm sóc, nhưng khốn nạn thay, mãi mãi ông ta sẽ không thể nào đạt được ước nguyện ấy. Và rồi, khi nhìn thấy hoàn cảnh của mẹ con cô Tầm, ông Hân như thấy mình được ông trời trao cho một cơ hội để được tiếp tục làm chồng, làm cha.
Tiếng sét đánh ngang bầu trời âm u ngày hôm đó vô hình chung cũng chính là tiếng sét ái tình đánh trúng vào trái tim ông Hân ngay thời điểm cô Tầm nhìn ông cười nói lời cảm ơn:
” Mẹ..con em…cảm ơn bác…nhiều lắm. “
Nhưng đó chỉ là câu chuyện của thời điểm cách đây một tuần, quay trở lại thực tại…..Cái xác đang nằm dưới nền nhà bếp, trong vũng máu lênh láng chảy ướt khắp sàn chính là ông Hân, khi mà ông còn chưa kịp thổ lộ tình cảm của mình cho cô Tầm biết, khi mà ông còn chưa kịp đưa cho mẹ con họ món quà mà ông tự tay chọn rồi mua thì ông đã chết, chết dưới bàn tay của đứa bé mà ông đã muốn coi nó như con ruột của mình……Chỉ tới lúc đứng trước ngưỡng cửa của sự chết chóc, ông mới nhận ra, đứa bé ấy không phải con bé Tươi, mà nó là một con quỷ.
Những giọt nước mắt cuối cùng của ông Hân có lẽ không phải vì đau đớn, mà là vì con quỷ nhỏ trước mặt ông đã gϊếŧ ông bằng những lời gọi ông hằng mong ước:
” Bố….ơi “
Tuy nhiên, đó không phải lời nói của con người……Nó chỉ là lời dẫn dụ của loài ma quỷ, khi mà chúng xoáy sâu vào tận cùng nỗi đau của con người, chúng khơi dậy những ham muốn, khao khát từ trong tâm khảm của họ để rồi chúng thao túng, chiếm hữu họ với sức mạnh của quỷ…….Cho tới cuối cùng, gϊếŧ chết họ với một hiện thực phũ phàng, không thể tàn nhẫn hơn. Nhưng đó lại là ” món ăn ” mà loài quỷ dữ thích thú nhất: Nỗi sợ đến tuyệt vọng trong cùng cực.
Trong nhà lúc này chỉ le lói chút ánh sáng phát ra từ một ngọn nến đã cháy dở trước đó, thứ ánh sáng leo lắt ấy in cái bóng của một đứa bé gái với mái tóc xõa dài đang lướt qua lướt lại trên nền nhà mà cái xác của ông Hân vẫn đang nằm ở đó. Đúng hơn là nó đang nhảy nhót, trên tay của nó đang cầm một bộ quần áo mới, nó cất tiếng cười man dại:
” He..he..he…..He…he he…”
” Này….là…của…con…..Còn….kia…là…của…mẹ…”
Đó chính là hai cái túi nhỏ đựng 2 bộ quần áo mới mà ông Hân mua cho mẹ con cô Tầm. Tính khi nào gặp mẹ con họ ông sẽ tặng cho cả hai thay cho lời muốn nói, thay cho sự quan tâm. Nhưng tiếc rằng, điều ấy đã không bao giờ xảy ra.
Sau khi gϊếŧ chết ông Hân, móc ruột, ăn tim của ông Hân…..Có vẻ như con quỷ đã hồi phục những tổn thương trong cuộc giao chiến từ nửa đêm tới rạng sáng ngày hôm nay mà cô Lài cũng như Kim đã gây ra cho nó. Cho dù quỷ tính của nó có mạnh tới đâu, nhưng thân xác nó đang nhập vào cũng chỉ là cơ thể của một đứa bé gái. Có thể cho dù là đạn bắn nó cũng không chết, tuy nhiên nếu thân xác này chịu quá nhiều tổn thương đến mức tàn tạ thì đó lại là một câu chuyện khác.
Nhảy nhót chán chê, thay luôn bộ quần áo mới, bất chợt con quỷ ngồi thụp xuống lưng xác chết ông Hân. Trời đã tối hẳn, theo như lời của thầy Hai, loài quỷ này rất sợ ánh nắng mặt trời, thầy Hai nói rằng trước khi trời tối nó sẽ tìm một nơi ẩn náu, không dám ra ngoài.
Lúc này đã là 6h30 phút tối, bên ngoài, quanh hai bên hông nhà, tiếng côn trùng đã bắt đầu kêu lên rả rích, ngọn nến leo lắt mỗi lúc một yếu dần đi khi đã cháy gần hết. Ngôi nhà đang chìm dần vào bóng tối, nhưng con quỷ vẫn cứ ngồi đó như đang chờ đợi ánh lửa từ ngọn nến kia vụt tắt.
Cái bóng của nó nhỏ dần, nhỏ dần…..
Nến tắt, từ đốc nến khẽ bay ra một làn khói xám, tiếng côn trùng, tiếng cóc kêu hai bên hông nhà đột nhiên im bặt. Không gian tĩnh lặng đến rợn người, tư trong bóng tối, chẳng ai biết nó ở đâu, có thể nó vẫn đang ngồi trên xác của ông Hân, hoặc cũng có thể nó đã đứng dậy di chuyển……Không rõ, chỉ có tiếng cười khanh khách vang vọng khắp ngôi nhà là rõ nhất mà thôi:
” He….he…he…..He….he…he…”
” Các…bạn…ơi…..Ơi…các….bạn
Nhắm…mắt….lại….đừng….có…lim…dim
Mình….cùng….chơi….trò…chơi….trốn…tìm…”
” Chờ….ở…đó….nhé….
Bé…..tới…..đây……He…he…he…..Hi…hi…hi….He…he…he…”
” Vù….ù…..ù….ù….”
” Lạch…cạch….Lạch….cạch..”
Một cơn gió lạnh từ đâu thổi tới, cánh cửa ngôi nhà của ông Hân bị gió thổi mở tung ra. Chiếc xe máy cà tàng của ông Hân vẫn dựng ngay bên cạnh cánh cổng cũng đã mở toang từ lúc nào….
” Hu….u…huuuuu…..uuuu “
Gió lùa vào trong căn nhà trống phát ra những âm thanh ai oán như đang có người khóc lóc, thở than…….Con quỷ tiếp tục đi săn những linh hồn khốn khổ trong con hẻm nghèo.
– – Ơ này, cháu con cái nhà ai đấy, sao bác chưa thấy cháu bao giờ nhỉ…..Giày dép đâu không đi, lại đi chân đất thế kia…? Ngẩng mặt lên bác xem nào…? – Người phụ nữ cất tiếng hỏi khi thấy có một đứa bé gái đang đứng trước bờ rào nhà mình khi cô ta đang đi bộ về.
Nó đáp:
” Bác…ơi….cháu….đói..”
Người phụ nữ đáng thương vẫn không hay biết mình đang nói chuyện với thứ gì, cô ta thở dài chép miệng:
– – Đầu tóc thì rối bời, tay chân lấm lem, mặt mũi bẩn thỉu thế này….Không biết con cái nhà ai nữa. Thôi, đi vào đây, bác rửa mặt mũi tay chân cho rồi nói nghe xem nào.
Con hẻm không có điện đường, trời thì tối om khiến cho người phụ nữ đáng thương kia nhầm tưởng rằng những vết loang lổ, lấm lem trên tay nó, mặt nó là vết bẩn của đất cát…….Nó im lặng đi theo người phụ nữ vào trong, cô ta dẫn nó ra cái giếng nhỏ bên hông nhà để rửa tay chân, mặt mũi mà không biết rằng, phía sau lưng cô ta nó đang nhoẻn miệng cười một cách kinh dị…
” He…he….he…..He…he….he “