Sáng sớm hôm sau, cả hai thức dậy, dọn đẹp đồ đạc để chuẩn bị quay trở về đồn.
Cố phu nhân thấy đôi trẻ bước xuống cầu thang. Bà vừa bước đến vừa nói:
– Quế Anh xuống ăn sáng rồi hãy đi cháu ạ!
– A, chào buổi sáng bác ạ! Cháu sẽ ăn dọc đường cùng anh Bảo Đăng. Nếu bây giờ không xuất phát thì sẽ trễ mất ạ.
– Thôi, vậy cũng được!
Nói xong, Cố phu nhân nhìn sang phía con trai mình, thì thầm:
– Sao rồi? Hai đêm cùng nhau làm được gì không?
Bảo Đăng chỉnh lại cúc áo trên đồng phục cảnh sát của mình, bất lực đáp:
– Mẹ, chuyện đó để sau đi. Mấy nay em ấy gặp ác mộng, ngủ không sâu giấc.
– Thế à…
Lúc rời đi, Quế Anh quyến luyến với “nhà chồng tương lai” còn hơn là anh nữa. Đặc biệt là Cố phu nhân, luôn miệng dặn dò hai đứa thường xuyên về chơi, đợi ngày đẹp để bàn chuyện cưới hỏi.
Cả hai chuẩn bị lên xe, Bảo Đăng thấy cô bé Mộ Dung Nhã từ xa. Anh vội ngồi vào ghế lái rồi đóng cửa, không muốn dây dưa.
“Anh yêu! Khi nào quay lại nhớ mua kẹo lạc cho em đó!”
Chiếc xe chạy đi trong tiếng hét phía đằng sau. Quế Anh ngồi bên ghế phụ, hỏi:
– Sao mà con bé dính anh dữ vậy? Cứ như kiểu con bám bố ấy!
Bảo Đăng vừa lái xe vừa đáp:
– Lúc nhỏ nó khóc vì bị mẹ mắng, anh cho nó mấy viên kẹo lạc để nó ngậm miệng lại, khóc ồn quá anh chịu không được. Chắc con bé hiểu lầm hành động đó rồi.
Quế Anh cười khúc khích:
– Được trai đẹp cho kẹo, đến em còn mê!
Bảo Đăng chỉ mỉm cười bất lực. Nhưng chưa đùa được bao lâu, anh lại nhớ đến công việc:
– Đúng rồi. Anh mới nhận được tin báo vụ án có tiến triển. Em về đồn có lẽ phải cung cấp thêm lời khai đấy.
– Thật ạ? Tiến triển gì vậy anh?
– Liên quan đến bố mẹ nuôi của em đấy. À… chuyện của chúng ta đừng công khai vội. Anh không muốn công tư bị ảnh hưởng lẫn nhau.
Nói vậy chứ Quế Anh về thăm nhà của đội trưởng Cố ai mà không biết. Chẳng qua là họ không dám đoán bậy hay xì xầm vì sợ vạ miệng rồi bị phạt.
Quả đúng như anh nói. Lúc vừa nhận được sự cho phép của cấp trên về vụ án, vài viên cảnh sát đã lập tức đi đến bờ biển phía Tây để điều tra. Nhưng lạ thay, căn nhà được cho là nhà của Quế Anh đã đóng cửa, thậm chí là khóa bên ngoài. Nhìn qua những khe hở thì bên trong trống trơn. Chẳng lẽ khi Quế Anh không còn, hai vợ chồng đó cũng chuyển đi?
Điều này làm phía cảnh sát nghi ngờ. Hai người đó không những không muốn tìm lại cô con gái nuôi này, mà còn lặng lẽ biến mất. Chắc chắn có uẩn khúc!
—————
Từ đầu giờ chiều, Quế Anh ngồi trong phòng thẩm vấn cùng các viên cảnh sát, kế bên còn có 1 chuyên gia tâm lý. Tất cả cùng xem và bàn bạc lại lời khai mà họ đã thu thập được từ những cư dân ven biển. Đa số cư dân đều nhớ vụ chết đuối rúng động của nhị thiếu gia của nhà họ Hi 10 năm về trước. Thêm nữa, họ còn cung cấp rằng, bố mẹ nuôi của Quế Anh rất kì lạ. Tuy mang tiếng là dân đánh cá nhưng họ rất ít khi ra biển mà thường xuyên quanh quẩn gần nhà, không tiếp xúc với ai. Căn nhà cũng nằm tít ở phía xa, tách biệt với khu dân cư của làng chài.
– Đúng thật là ông bà chủ rất hiếm khi có khách. Cũng không cho tôi tiếp xúc với ai luôn! Mỗi ngày họ đều đi ra ngoài nhưng mà không xa lắm. Khu vực họ đứng có thể nhìn thấy cửa nhà, tôi đi đâu họ đều biết.
Một viên cảnh sát gật đầu:
– Vậy cô có nghĩ họ liên quan đến vụ án năm đó không?
– Không biết nữa ạ! Năm đó tôi chỉ nhìn thấy một người đang cố dìm ai đó xuống nước ở hiện trường. Tôi chưa kịp tới thì tôi đã bị ngộp nước. Toàn bộ câu chuyện không có mặt ông bà chủ ạ.
Hiện trường gây án chỉ có hai người. Hung thủ có lẽ là con trai nhờ vào đặc điểm ngoại hình. Khớp với lời khai mà cô đã cho trước đó. Vì vụ án đã xảy ra 10 năm rồi nên việc tìm lại đấu vết là cực kì khó. Tất cả chỉ dựa trên lời khai của Quế Anh để điều tra. Đương nhiên, cô nói những gì, cảnh sát sẽ dùng biện pháp nghiệp vụ để xác minh tính xác thực nhiều nhất có thể.
– Vậy cô có nghĩ đại thiếu gia họ Hi có liên quan đến vụ án?
Quế Anh khựng lại, cô có chút phân vân:
– Tôi không dám nói bừa. Mặc dù nhìn thấy nhưng tôi lại không nhớ rõ dáng vẻ của hung thủ… Lỡ tôi nói bậy mà vu oan cho người ta thì…
– Được rồi, không sao! Chúng ta tiếp tục. Lần trước cô có khai là mình đã nhận được một bức thư từ phía cảnh sát. Trong bức thư, cảnh sát đã báo rằng hung thủ đã bị bắt?
– Vâng ạ!
Một chuyên gia tâm lý ngồi bên cạnh lên tiếng:
– Ừm, nhưng vấn đề là như thế này…. Lúc đó cảnh sát đã kết luận là một vụ tai nạn. Không thể có chuyện cô nhận được thư. Cô hiểu không?
Chuyện này cô cũng đã bàn bạc với Cố Bảo Đăng. Rất nhanh chóng, Quế Anh gật đầu:
– Hiểu ạ! Có thể bức thư đã được làm giả! Bởi vì tôi là một nhân chứng sống rất quan trọng! Hung thủ phải làm vậy để tôi tưởng vụ án đã xong rồi và không đi báo án nữa!
Quả không hổ danh là trợ lý của Đại tá Cố. Không những hợp tác điều tra, mà còn có những suy luận rất khớp với hướng đi của cảnh sát.
Sáng sớm hôm sau, cả hai thức dậy, dọn đẹp đồ đạc để chuẩn bị quay trở về đồn.
Cố phu nhân thấy đôi trẻ bước xuống cầu thang. Bà vừa bước đến vừa nói:
– Quế Anh xuống ăn sáng rồi hãy đi cháu ạ!
– A, chào buổi sáng bác ạ! Cháu sẽ ăn dọc đường cùng anh Bảo Đăng. Nếu bây giờ không xuất phát thì sẽ trễ mất ạ.
– Thôi, vậy cũng được!
Nói xong, Cố phu nhân nhìn sang phía con trai mình, thì thầm:
– Sao rồi? Hai đêm cùng nhau làm được gì không?
Bảo Đăng chỉnh lại cúc áo trên đồng phục cảnh sát của mình, bất lực đáp:
– Mẹ, chuyện đó để sau đi. Mấy nay em ấy gặp ác mộng, ngủ không sâu giấc.
– Thế à…
Lúc rời đi, Quế Anh quyến luyến với “nhà chồng tương lai” còn hơn là anh nữa. Đặc biệt là Cố phu nhân, luôn miệng dặn dò hai đứa thường xuyên về chơi, đợi ngày đẹp để bàn chuyện cưới hỏi.
Cả hai chuẩn bị lên xe, Bảo Đăng thấy cô bé Mộ Dung Nhã từ xa. Anh vội ngồi vào ghế lái rồi đóng cửa, không muốn dây dưa.
“Anh yêu! Khi nào quay lại nhớ mua kẹo lạc cho em đó!”
Chiếc xe chạy đi trong tiếng hét phía đằng sau. Quế Anh ngồi bên ghế phụ, hỏi:
– Sao mà con bé dính anh dữ vậy? Cứ như kiểu con bám bố ấy!
Bảo Đăng vừa lái xe vừa đáp:
– Lúc nhỏ nó khóc vì bị mẹ mắng, anh cho nó mấy viên kẹo lạc để nó ngậm miệng lại, khóc ồn quá anh chịu không được. Chắc con bé hiểu lầm hành động đó rồi.
Quế Anh cười khúc khích:
– Được trai đẹp cho kẹo, đến em còn mê!
Bảo Đăng chỉ mỉm cười bất lực. Nhưng chưa đùa được bao lâu, anh lại nhớ đến công việc:
– Đúng rồi. Anh mới nhận được tin báo vụ án có tiến triển. Em về đồn có lẽ phải cung cấp thêm lời khai đấy.
– Thật ạ? Tiến triển gì vậy anh?
– Liên quan đến bố mẹ nuôi của em đấy. À… chuyện của chúng ta đừng công khai vội. Anh không muốn công tư bị ảnh hưởng lẫn nhau.
Nói vậy chứ Quế Anh về thăm nhà của đội trưởng Cố ai mà không biết. Chẳng qua là họ không dám đoán bậy hay xì xầm vì sợ vạ miệng rồi bị phạt.
Quả đúng như anh nói. Lúc vừa nhận được sự cho phép của cấp trên về vụ án, vài viên cảnh sát đã lập tức đi đến bờ biển phía Tây để điều tra. Nhưng lạ thay, căn nhà được cho là nhà của Quế Anh đã đóng cửa, thậm chí là khóa bên ngoài. Nhìn qua những khe hở thì bên trong trống trơn. Chẳng lẽ khi Quế Anh không còn, hai vợ chồng đó cũng chuyển đi?
Điều này làm phía cảnh sát nghi ngờ. Hai người đó không những không muốn tìm lại cô con gái nuôi này, mà còn lặng lẽ biến mất. Chắc chắn có uẩn khúc!
—————
Từ đầu giờ chiều, Quế Anh ngồi trong phòng thẩm vấn cùng các viên cảnh sát, kế bên còn có 1 chuyên gia tâm lý. Tất cả cùng xem và bàn bạc lại lời khai mà họ đã thu thập được từ những cư dân ven biển. Đa số cư dân đều nhớ vụ chết đuối rúng động của nhị thiếu gia của nhà họ Hi 10 năm về trước. Thêm nữa, họ còn cung cấp rằng, bố mẹ nuôi của Quế Anh rất kì lạ. Tuy mang tiếng là dân đánh cá nhưng họ rất ít khi ra biển mà thường xuyên quanh quẩn gần nhà, không tiếp xúc với ai. Căn nhà cũng nằm tít ở phía xa, tách biệt với khu dân cư của làng chài.
– Đúng thật là ông bà chủ rất hiếm khi có khách. Cũng không cho tôi tiếp xúc với ai luôn! Mỗi ngày họ đều đi ra ngoài nhưng mà không xa lắm. Khu vực họ đứng có thể nhìn thấy cửa nhà, tôi đi đâu họ đều biết.
Một viên cảnh sát gật đầu:
– Vậy cô có nghĩ họ liên quan đến vụ án năm đó không?
– Không biết nữa ạ! Năm đó tôi chỉ nhìn thấy một người đang cố dìm ai đó xuống nước ở hiện trường. Tôi chưa kịp tới thì tôi đã bị ngộp nước. Toàn bộ câu chuyện không có mặt ông bà chủ ạ.
Hiện trường gây án chỉ có hai người. Hung thủ có lẽ là con trai nhờ vào đặc điểm ngoại hình. Khớp với lời khai mà cô đã cho trước đó. Vì vụ án đã xảy ra 10 năm rồi nên việc tìm lại đấu vết là cực kì khó. Tất cả chỉ dựa trên lời khai của Quế Anh để điều tra. Đương nhiên, cô nói những gì, cảnh sát sẽ dùng biện pháp nghiệp vụ để xác minh tính xác thực nhiều nhất có thể.
– Vậy cô có nghĩ đại thiếu gia họ Hi có liên quan đến vụ án?
Quế Anh khựng lại, cô có chút phân vân:
– Tôi không dám nói bừa. Mặc dù nhìn thấy nhưng tôi lại không nhớ rõ dáng vẻ của hung thủ… Lỡ tôi nói bậy mà vu oan cho người ta thì…
– Được rồi, không sao! Chúng ta tiếp tục. Lần trước cô có khai là mình đã nhận được một bức thư từ phía cảnh sát. Trong bức thư, cảnh sát đã báo rằng hung thủ đã bị bắt?
– Vâng ạ!
Một chuyên gia tâm lý ngồi bên cạnh lên tiếng:
– Ừm, nhưng vấn đề là như thế này…. Lúc đó cảnh sát đã kết luận là một vụ tai nạn. Không thể có chuyện cô nhận được thư. Cô hiểu không?
Chuyện này cô cũng đã bàn bạc với Cố Bảo Đăng. Rất nhanh chóng, Quế Anh gật đầu:
– Hiểu ạ! Có thể bức thư đã được làm giả! Bởi vì tôi là một nhân chứng sống rất quan trọng! Hung thủ phải làm vậy để tôi tưởng vụ án đã xong rồi và không đi báo án nữa!
Quả không hổ danh là trợ lý của Đại tá Cố. Không những hợp tác điều tra, mà còn có những suy luận rất khớp với hướng đi của cảnh sát.