Ta là Ngải Mễ, một cô nhi. Ta được người trong trấn nuôi lớn. Họ không nhận nuôi ta nhưng lại chăm sóc ta, cho ta cái ăn, cái mặc, và việc làm cùng một cái chòi lá để ở.
Năm ta 18, lúc lên rừng chặt trúc về đan giỏ để bán như thường ngày thì ta vô tình gặp một tiểu cô nương bị mắt bẫy do thợ săn đặt.
Ta giúp nàng.
Nàng tên là Nhã Chi, nhi nữ của Trần lão gia một người giàu có mà ta từng nghe nói qua. Nàng cùng vài tỷ muội đi hái hoa rừng nhưng không cẩn thận bị lạc rồi rơi vào bẫy, không thoát ra được. Nhìn tiểu cô nương xinh xắn như hoa như ngọc, nước mắt lưng tròng nhưng lại nở nụ cười mừng rỡ, ngây ngô và trong sáng với mình, ta có cảm giác trong lòng khác lạ.
Sau lần đó, nàng đã tìm đến chỗ ở của ta, tay cầm giỏ mây, bên trong đựng đầy ắp thức ăn. Nàng nhìn ta cười nói vui vẻ.
“Ngải Mễ ca ca, đa tạ huynh lần trước đã cứu ta. Hôm nay ta mang cho huynh chút đồ ăn, huynh đừng khách sáo!”
Rồi mỗi ngày nàng đều chạy đến chỗ ta.
“Ngải Mễ ca ca, khi nào chán ta có thể đến tìm huynh chơi không?”
“Ngải Mễ ca ca, ta muốn vào rừng, huynh tiện đường cho ta theo với!”
“Ngải Mễ ca ca, hôm nay người ta thả đèn khổng minh đẹp lắm! Huynh đi xem với ta nhé?”
“Ngải Mễ ca ca…”
Cứ như vậy, bên cạnh ta có thêm một tiểu cô nương thích quấn người. Cuối cùng ta cũng nhận thức được thứ đang dần này nở trong tâm mình là gì. Tốt nhất ta nên chôn chặt nó thì hơn.
Bởi vì… Ta là một con số không tròn trĩnh. Không cha không mẹ, không xuất thân, không tiền bạc, không nhà cửa, không sự nghiệp… Ta không xứng với tiểu thư con nhà giàu như nàng.
“Tiểu Chi, ta hy vọng sau này nàng đừng đến tìm ta nữa. Ta rất bận, không có thời gian để chơi với nàng đâu!”
Đương nhiên, đó là lời nói dối.
Nàng nhìn ta với đôi mắt ngấn lệ, tim ta khó chịu vô cùng. Nhưng biết làm sao được, ta và nàng đã định sẵn là không thể, đau dài không bằng đau ngắn. Nàng vẫn còn là một tiểu cô nương mới lớn vậy nên sẽ quên nhanh thôi.
“Ngải Mễ ca ca, huynh chê ta phiền sao?” Nàng cố nén không khóc, hỏi ta.
Ta không dám nhìn thẳng vào đôi mắt trong veo của nàng, ta sợ nhìn thấy dáng vẻ xấu xí của mình trong đó: “Đúng vậy. Nếu đã biết thì sau này nàng đừng tới nữa.”
Nàng đau lòng xoay người chạy đi.
Tiểu Chi, ta xin lỗi.
Nhưng nàng từ lâu đã chiếm một vị trí quan trọng trong lòng ta. Quan trọng hơn ta đã tưởng.
Hôm ấy là một ngày mưa, ta nhịn không được nên lén đến trước nhà nàng ghé mắt vào xem, với hi vọng có thể hình thấy bóng hình ta hằng mong nhớ. Dù chỉ một chút thôi cũng được.
Nàng được nha hoàn dìu ra sân, ngồi sưởi nắng.
Trông nàng gầy quá! Xanh xao nữa!
Nàng không ăn uống đầy đủ sao?
Nữ tử với thân hình mảnh mai cong người ho mạnh. Lòng ta lại nhói đau như có ngàn cây kim đâm vào.
Nàng đổ bệnh rồi sao?
“Tiểu Chi…” Ta vô thức gọi tên nàng thành tiếng.
“Ngải Mễ ca ca!”
Mắt thấy nàng mừng rỡ reo lên, lại chuẩn bị chạy về phía ta, ta hèn mọn xoay đầu bỏ chạy.
Vừa ra đến đường lớn, một vòng tay nhỏ, ấm áp ôm lấy ta từ phía sau. Cả cơ thể mềm mại, thoang thoảng mùi thuốc dáng chặt sau lưng ta.
“Ngải Mễ ca ca, huynh không được đi đâu cả! Đừng bỏ ta một mình nữa, xin huynh… Nhã Chi thích huynh nhiều lắm…”
Nước mắt nàng thấm ướt lưng áo của ta. Ta mấp máy môi cả buổi trời cũng không thể nói thành câu. Ta không đủ can đảm để đẩy nàng ra xa như trước nữa.
…
Chuyện tiểu thư nhà họ Trần ôm ấp ta ngoài phố như mọc cánh mà truyền đi khắp nơi.
Khỏi phải nói, sắc mặt của Trần lão gia vô cùng khó coi. Ông nhất quyết phản đối hai người bọn ta qua lại. Nhưng đứng trước thanh danh của nữ nhi và thể diện của dòng tộc ông ta đành gượng cười thông báo với bên ngoài: ủng hộ nữ nhi mình tự do yêu đương.
Nhờ vậy mà ta được phép hỏi cưới nàng. Trần lão gia cũng chấp thuận với điều kiện sính lễ bắt buộc phải có ít nhất mười lượng vàng.
Ừ, là vàng chứ không phải bạc.
Thử hỏi ở cái trấn bé xíu này có mấy người được nhìn thấy thỏi vàng trông như nào?
Mặc dù để cưới được nàng thì mười lượng vàng chẳng đáng là bao. Nhưng một gã không có gì trong tay như ta đào đâu ra từng đấy?
Thế rồi ông ta lại đề nghị: “Nể tình nữ nhi bảo bối ta thật lòng yêu thương ngươi, vàng ta có thể tạm gác lại. Nhưng sính lễ không thể không có. Ngươi lên kinh đô mua một xấp lụa tơ tằm mang về đây. Nhớ phải là lụa tơ tằm, loại khác thì không được.”
“Nhưng lụa thì trong trấn mình cũng có bán mà?”
“Ta không cần biết! Chẳng lẽ có chút chuyện cỏn con này ngươi cũng không muốn làm vì nữ nhi của ta sao?”
“Con không có, ngày mai con lập tức đi ngay.”
Vậy là hôm đó ta đi khắp Trấn, gõ cửa từng nhà để… mượn tiền. Sáng hôm sau liền cuốc bộ lên đường.
…
Năm ngày sau, ta từ Đế Lư trở về. Vì nóng lòng muốn gặp nàng mà ta đã đi bộ xuyên đêm. Về đến trấn thì trời đã là canh tư, ta bèn về lại căn chòi ven rừng của mình để nghỉ ngơi, định bụng sáng ngày mai liền mang sính lễ đến trình.
Chỗ ta ở nằm phía Tây Nam ven rừng trúc, khá thưa người.
Cuộn lụa trắng trong tay ta rơi xuống đất.
Ta chết sững người, chôn chân tại chỗ, không thể nhúc nhích nổi bàn chân.
…
Hôm nay là một trong những ngày cuối hè, bầu trời đen kịch không trăng không sao.
Nhưng dù trời có tối cách mấy thì ta vẫn có thể nhìn rõ người ở đó.
Nàng mặt một bộ y phục màu hồng nhạt, đầu cài cây trâm được làm bằng trúc mà ta tự tay mài gọt tặng nàng, mái tóc nàng xoã dài bay theo làn gió. Dánh người mảnh khảnh, nhỏ nhắn cũng đung đưa nhẹ khi gió thổi mạnh.
Ta muốn gào lên thật lớn. Tốt nhất là có thể gào thét, khóc lóc tới xé gan xé phổi.
Nhưng ta không phát ra được bất kì âm thanh nào, chỉ trợn tròn mắt đứng nhìn nàng treo mình trên cao. Nước mắt không ngừng chảy xuống.
…
Ta đỡ nàng xuống, ôm cơ thể lạnh lẽo của nàng ngồi trên bãi cỏ rậm rạp đầy hoa xuyến chi.
“Tiểu Chi, sao nàng không chờ ta về?”
“Tiểu Chi, nàng làm sao vậy? Trời tối rồi chắc nàng lạnh lắm nhỉ? Ta ôm nàng nhé?”
“Nàng cũng mệt rồi sao? Không sao, ngủ một giấc cho khoẻ đi. Ta mua được lụa tơ tằm rồi, ngày mai chúng ta có thể cưới nhau rồi.”
“Tiểu Chi, sau này nàng ở đâu ta sẽ theo đó, ta sẽ không bao giờ để nàng một mình nữa.”
Cứ như vậy, ta thủ thỉ kể nàng nghe những việc ta đã trải qua trong mấy ngày này.
Ta kể nàng ấy nghe phong cảnh ở Đế Lư, về đường phố ở đó rộng và đông đúc hơn trong trấn nhiều.
Nàng không biết đâu, ở đó có nhiều chỗ lạ lắm, bán đồ cũng đắc lắm luôn, ta không dám mua thứ gì cả.
Tất cả số bạc mà ta mượn được của mọi người trong thôn cũng chỉ đủ để mua một đoạn vải ngắn.
Nàng đừng trách ta không mua quà cho nàng. Ta có mua kẹo đường mang về nè… Nhưng mà hình như nó bị chảy cả rồi.
…
“Aaaa!!!”
Không biết là ai phát hiện ra bọn ta rồi la thất thanh như vậy nữa. Chẳng mấy chốc người trong trấn đều kéo đến, quay quanh bọn ta. Trần lão gia cùng Trần phu nhân đẩy ta một cái ngã nhào rồi ôm lấy cơ thể vừa lạnh vừa cứng của nàng.
Không được! Ta khai sưởi ấm cho nàng!
“Chát!”
“Súc sinh! Ngươi đã làm gì Chi Chi của ta thế này?!”
Trần phu nhân vừa tát vừa chửi ta. Bà nhìn ta với ánh mắt ngoan độc đầy căm phẫn. Rồi lại quay sang gào thét với phu quân của mình: “Tại ông! Tất cả đều là tại ông!! Chi Chi của tôi, Chi Chi đáng thương của tôi!!”
Ngược lại, Trần lão gia không khóc cũng không nháo như bà, vẻ mặt ông ta đắc sắc lắm: vừa đau khổ vừa tự trách, vẻ mặt đầy tội lỗi.
…
Bọn họ đưa Tiểu Chi của ta đi rồi, ta không được phép gặp nàng nữa. Rõ ràng ta đang làm đúng lời hứa mua lụa tơ tằm mang về rồi mà? Tại sao lại chia tách ta và nàng lần nữa?
Ta không cam tâm!
Ta nhặt xấp vải đã bị giẫm đạp, nhuốm đầy bùn đất lên phủi sạch.
Không sao, có lẽ nhạc phụ và nhạc mẫu chỉ đang tức giận vì đêm qua nàng ấy không về mà thôi. Ta nên vào nhà chuẩn bị một chút, lát nữa sẽ mang sính lễ đến cầu thân với nàng.
…
Không!
Ta và Tiểu Chi sẽ không bao giờ được gặp lại nhau nữa!
Nàng ấy chết rồi! Nàng ấy bỏ ta lại một mình…
Tay ta run run cầm tờ giấy với từng chữ xinh đẹp nắn nót mà nàng để lại.
Ha… Cũng nhờ nàng dạy chữ mà bây giờ ta mới hiểu được di thư của nàng. Bức thư nàng viết bằng tươi, viết bằng sinh mệnh của mình.
“Nàng có thể chờ ta quay về mà. Hahahaha”
“Nàng yên tâm, ta sẽ cố gắng sống thật tốt. Phải sống thật tốt để bọn họ ngày ngày bị nỗi sợ gặm nhấm, ôn nỗi ân hận chết dần chết mòn.
Nhưng Tiểu Chi à… ta phải làm sao đây? Làm sao để bọn họ có thể cảm nhận được tất cả nỗi đau của nàng? Không có nàng ta chẳng thể làm được gì cả… nàng về với ta được không?”
…
[ Gửi Ngải Mễ, phu quân của ta.
Ta xin lỗi, ta không thể đợi chàng về cưới ta được rồi. Ta thật yếu đuối, đến bản thân cũng bảo không thể bảo vệ được. Rõ ràng sắp sửa thành đôi nhưng nay lại âm dương cách biệt, thật xin lỗi chàng. Đáng lẽ, ta nên nghe lời chàng, cách xa chàng một chút, không nên lại đeo bám chàng. Có như vậy, chàng cũng sẽ không vì ta mà đau khổ.
Ngải Mễ ngốc nghếch của ta.
Phụ thân ta vốn dĩ chẳng hề muốn gả ta cho chàng, ông ấy đã chọn trúng một thương nhân, người vừa đến chỗ chúng ta mấy tháng nay. Thân ta nay đã bẩn, chẳng còn mặt mũi gặp lại người thương. Ta thà nguyên sinh còn hơn ôm nỗi ô nhục này mà sống tiếp. Mong chàng hiểu cho ta.
Đừng thương nhớ, sống tốt, Nhã Chi.]
…
Trần gia phát tang.
Đêm đó, ta cầm rìu, chém nát cổng lớn Trần gia, xong vào trong.
Ông ta sợ sệt bò lếch chân trên đất, “nhạc mẫu” sắc mặt trắng bệch run rẩy một bên.
“Ngải Mễ! Ngươi điên rồi! Ngươi muốn làm gì?!”
Ta ngửa mặt cười lớn: “Phải! Ta điên rồi! Ta cũng muốn hỏi ông một câu: Nhạc phụ đại nhân, rốt cuộc ông đã làm gì?!”
“Người đâu! Cứu mạng!!”
“Tiểu Chi vì sao tự sát chẳng lẽ ông không rõ hay sao?!”
Ta tức giận nhào tới túm lấy cổ áo ông ta, rìu lớn kề ngay lên cổ. Vừa nói vừa dí mạnh, máu đỏ nhanh chóng ứa ra.
Ông ta chấp hai tay vào nhau không ngừng vang lạy: “Ngải Mễ, cầu xin ngươi, cầu xin ngươi tha cho ta. Dù gì ta cũng là phụ thân của Chi Chi…”
“Ông cũng xứng làm phụ thân của nàng sao?” Nói rồi ta chém một nhát vào vai ông ta, máu tươi nhiễm đỏ y phục.
“Aaaa!!! Ngải Mễ đừng giết ta, ta nói, ta nói hết. Không phải tại ta, là do hắn!”
…
Từ miệng “nhạc phụ” ta cuối cũng cũng biết được gã ép bức nàng, và cả một nhóm người cùng lên kế hoạch định ép nàng gả đi. Quan trọng là, người trong thôn ai cũng biết năm, bảy phần nhưng tuyệt nhiên không ngăn cản.
Mấy hôm sau, Trần lão gia treo cổ tự vẫn. Trần phu nhân vì chịu đả kích mà bệnh liệt giường.
Mấy tháng sau, đoàn thương nhân kia được thông báo là đã rời đi. Nhưng thực chất là sớm đã được tiêu hoá sạch sẽ.
Ta vào rừng sống.
Thoắt ẩn thoắt hiện trong rừng, trong trấn như bóng ma đeo bám bọn họ.
Nhưng thực chất ai mới là bóng ma đây? Ta có nên làm chút gì đó để nhắc nhở bọn họ về sự thật đó hay không? Rằng… Kẻ sát nhân thực sự chính là bọn họ. Không khéo họ lại tưởng mình là người tốt thì lại thật nực cười.
…
Cuối hạ, sáu năm sau.
Ta vốn dĩ đã chọn được mục tiêu tiếp theo cho mình. Nhưng phút chót lại thay đổi.
Một bức thư được ghim vào tên bắng thẳng vào cây trúc phía sau ta. Nó nói “nàng” chính là nhi nữ của tên lọt lưới năm đó…