Thập Niên 60: Làm Giàu, Dạy Con

Chương 48: Trà gừng táo đỏ



“Không ăn thì không ăn!” Đại Oa vùng vằng bỏ đi.

Lâm Thanh Hoà không cản chỉ bảo Nhị Oa lặng lẽ đi theo. Nhị Oa rất thức thời, cầm một cái kẹo sữa thỏ trắng rồi lập tức chạy ra ngoài kiếm đại ca.

Rảnh rỗi quá trong nhà chả còn việc gì làm, Lâm Thanh Hoà dắt Tam Oa ra cửa cùng đắp người tuyết.

Tối qua tuyết rơi rất dày, sáng sớm nay Chu Thanh Bách đã quét gọn thành một đống lớn, từ sau khi anh trở về mấy việc như thế này anh nhận hết.

Kể cả nấu cơm heo, cho heo ăn nọ kia cô cũng không cần động tay.

Sau này anh xuất công Lâm Thanh Hoà sẽ giúp một tay nhưng bây giờ thì cứ để cho anh làm đi.

Hai mẹ con đang chơi vui quên trời đất thì thấy thím Trần hàng xóm sát vách đi ngang qua.

“Thím Trần đi đâu vậy?”

Lâm Thanh Hoà chào hỏi rồi quay sang dạy Tam Oa chào người lớn.

Sở dĩ Lâm Thanh Hoà chủ động vui vẻ bắt chuyện với người này bởi vì thím Trần vốn là người biết điều, với lại nhà chồng của thím là họ hàng xa với Chu gia.

Bao đời tổ tiên Chu gia đều sinh sống trên mảnh đất Chu gia thôn này vì thế xung quanh đây đa phần đều là họ hàng, còn lại một số ít không cùng họ nhưng sinh hoạt cùng nhau lâu dần cũng gây dựng được mối quan hệ thân thiết.

Thím Trần: “Vợ thằng hai tối qua sinh rồi, hôm nay thím qua nhà mới phát hiện trong nhà lại không có đường đỏ nên thím định đi cung tiêu xã xem có bán không.”

Lâm Thanh Hoà: “Vậy thím đi mau đi, nhưng mà hàng hoá ở cung tiêu xã khan hiếm lắm, nếu thím mua không được thì qua nhà cháu lấy một ít về mà dùng trước.”

Thím Trần cầu còn không được, vì thế không khách khí mà nhận lời ngay: “Vậy thím cám ơn cháu trước nhé.”

Lâm Thanh Hoà gật gật đầu.

Trước đây có hai lần thím Trần giúp nguyên chủ trông con, cũng vẫn là cái tật vất con ở nhà đi một mạch hết ngày mới về. Nguyên chủ không để trong lòng nhưng Lâm Thanh Hoà tiếp nhận kí ức của nguyên chủ đồng thời tiếp nhận luôn ân tình này.

Thím Trần có hai người con trai, hiện tại ở cùng vợ chồng con trai cả, con trai thứ sau khi kết hôn liền phân gia.

Đây là trường hợp phân gia đầu tiên và êm đẹp nhất từ trước tới nay. Ông bà Chu đều không có được sự quyết đoán như vợ chồng thím Trần.

Cuộc sống của gia đình thím Trần tương đối khá. Con dâu thứ hai sinh đứa này là đứa đầu tiên.

Nghĩ tới đây Lâm Thanh Hoà cũng bắt đầu cảm khái nhân sinh. Từ sau khi thu hoạch vụ thu tới nay liên tục nghe tin sinh nở, tính toán thì thời điểm hoài thai là vào mùa đông năm ngoái.

Thời đại này chính là như vậy, chẳng có thú vui gì tiêu khiển ngoài vận động trên giường, cho nên nhà nào cũng đông trẻ con kinh khủng.

Chả nói đâu xa, ngay cả Chu Thanh Bách được tiếp nhận nền giáo dục quốc gia, từ khi xuất ngũ về tới nay thấy cô phù hợp với tiêu chuẩn người vợ lý tưởng, không ngày nào trong đầu anh không nghĩ tới việc vợ chồng lăn lộn giường chiếu.

Đừng tưởng cô mù, cô đều nhìn thấy hết, lúc mới về anh không có một chút ý tứ nào với cô đâu.

Chả hiểu sau này thế nào mà lại thay đổi 180 độ. Cô có làm gì khác người đâu, ngày nấu ba bữa cơm, tối thì nước gừng táo đỏ, mấy ngày đầu thì đặc biệt một chút cho anh ta ngâm chân loại bỏ hàn khí trong người thôi.

Đó, ngoài mấy cái đó ra cô chả làm gì cả thế mà dạo gần đây cứ hễ rảnh rỗi là anh lại lởn vởn trước mặt cô, chẳng nói năng gì nhưng tần suất xuất hiện ngày càng nhiều.

Chu Thanh Bách:….Anh chỉ muốn tăng cảm giác tồn tại của bản thân thôi mà….

Lâm Thanh Hoà gạt bỏ suy nghĩ tiếp tục chìm đắm vào thế giới tuyết với con trai.

Nửa tiếng sau, hai anh em Đại Oa và Nhị Oa trở về, Lâm Thanh Hoà và Tam Oa đã đắp xong hai người tuyết cực lớn.

Lâm Thanh Hoà vẫy vẫy hai đứa nó: “Hai anh em lại đây xem người tuyết này, đẹp không?”

Đại Oa thấy dường như mẹ đã quên mất sự việc sáng nay, nó vui vẻ tiến tới.

Nhị Oa nhìn nhìn rồi nói: “Mẹ, sao mẹ không gọi con chơi chung?”

Lâm Thanh Hoà: “Hai người tuyết này chưa có mắt mũi, hai đứa tham gia nghĩ cách xem nào.”

Nhị Oa ngay lập tức nói: “Đại ca, anh vào nhà lấy quả óc chó làm đôi mắt đi.”

Đại Oa chạy vào nhà lấy óc chó còn rẽ ngang phòng bếp rút hai que củi sau đó chạy ra gắn hai que củi vào hai bên người tuyết sau đó gắn hai quả óc chó lên phần đầu.

Lâm Thanh Hoà cổ vũ: “Tốt lắm, trí tưởng tượng không tồi.”

Đại Oa nhìn mẹ, không nói gì.

Lâm Thanh Hoà: “Sau này chịu khó đọc nhiều sách, lớn lên thành một người đàn ông đầy bản lĩnh, mẹ còn phải dựa vào con nuôi mẹ nữa chứ.”

Đại Oa buột miệng: “Theo phong tục cha mẹ phải ở cùng với con trai út.”

Lâm Thanh Hoà trừng mắt: “Nói như vậy là sau này cha mẹ về già con sẽ không hiếu thuận?”

Đại Oa: “Tất nhiên không phải vậy. Đợi tới khi cha mẹ già, mỗi ngày con đều cho cha mẹ ăn bánh bao bột mì tinh, sủi cảo bột mì tinh.”

Lâm Thanh Hoà biết phong tục vùng này chính là cha mẹ ở cùng với con trai út, nói cách khác sau này ông bà Chu sẽ sống với nhà cô.

Bây giờ ông bà vẫn còn trẻ, chưa phải tính tới chuyện dưỡng lão.

Lâm Thanh Hoà chỉ mong ông bà bảo trọng thân thể bằng không về già ốm đau bệnh tật gì đều đổ hết lên đầu cô a.

Nghĩ là làm, cô để các con ở ngoài chơi, còn mình thì vào bếp nấu trà gừng đường đỏ, nhấn mạnh nhiều đường đỏ cho nước đỏ thẫm mới chịu. Cô đổ nước trà vào hộp cơm giữ nhiệt mà Chu Thanh Bách đem về rồi sai Đại Oa mang sang cho ông bà nội.

Cô rót cho ba đứa nhỏ mỗi đứa một chén, chính mình cũng uống một chén. Trời lạnh uống một chén này còn quý hơn vàng, ấm áp từ trong ra ngoài.

Lâm Thanh Hoà lại nghĩ ra món bánh trôi nhân đậu. Món này rất lích kích nhưng ngày dài tháng rộng rảnh rỗi tới mức chân tay cô sắp mốc lên rồi.

Quần áo còn chưa có đan xong đâu đấy nhưng có thực mới vực được đạo, cứ phải ăn trước cái đã.

Lâm Thanh Hoà lúi húi ở trong bếp, mấy anh em Đại Oa từ nhà ông bà nội trở về cũng tiến vào giúp đỡ. Cô không chê chúng vướng chân vướng tay mà ngược lại chỉ huy công việc cho bọn nhỏ. Phải làm thì lát nữa ra thành phẩm ăn mới thấy ngon.

Chu Gia.

Ông Chu uống trà gừng đường đỏ mà đáy lòng xúc động.

Theo quan niệm thời này, thứ tốt phải thoả mãn một trong hai yếu tố, một là có thịt, hai là có vị ngọt.

Hộp giữ nhiệt đựng vừa khéo hai chén. Ông Chu đổ ra một chén tự mình uống, để phần một chén cho bạn già.

Ông Chu nói với vợ: “Còn nóng bà tranh thủ uống đi, ngồi thất thần ở đó làm cái gì?”

Bà Chu cảm khái: “Tôi chưa bao giờ nghĩ tới hai vợ chồng già chúng ta cũng có ngày được con dâu tư hiếu thuận.”

Ông Chu: “Vợ chồng nó bên đó yên ổn sinh hoạt, bà đừng có xen vào.”

Ý của ông Chu là nó hiếu thuận tới đâu thì mình biết tới đấy, nếu nó không cho thì cũng thôi đừng có chạy qua đòi.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.