Ô Di Hà lục lọi trong người Trương Nhu, kiếm được chút bạc vụn, ngoài ra không có gì đáng giá. Y đá cái đầu của Trương Nhu lăn lông lốc. Việc lấy thủ cấp địch nhân sau khi chiến thắng không phải chuyện ít gặp, thậm chí còn đặc biệt thường xuyên với các bộ tộc du mục như Nữ Chân và Hung Nô. Hà chỉ nhìn nó đôi ba giây rồi quay đi mà nói, “Cái đầu này không đáng để ta nhặt lên.”
Ô Di Hà và Hoàn Thừa Lân quay trở về, điểm lại lực lượng thì thấy bọn họ ngoài năm huynh đệ ra thì chỉ còn bốn người nữa sống sót. Cũng may mắn thay, ngoài Kiều Sinh Nhai ra thì không ai có vẻ như thương tích, chỉ có Ô Di Đạo khi nãy bị Trương Nhu phóng một chưởng trúng bụng giờ vẫn cảm thấy đau nhức.
Hoàn Thừa Lân mới đến bên Đạo, Nhai mà nói, “Tiểu đệ có nhặt được từ Trương Nhu viên Thặng Công Đan này, xin chia cho các huynh để trị thương tích.”
“Đệ đệ vừa nói Thặng Công Đan hả?” Kiều Sinh Nhai tròn xoe mắt.
“Phải.”
Ô Di Đạo xoa tay. “Thặng Công Đan có thể dùng để khai tiến nội công, công dụng vô cùng tốt, đừng dùng nó để trị vài vết mèo cào thế này, phí lắm. Ta sống mấy chục năm trên đời chưa chết lần nào, đệ không phải lo cho ta.”
“Đúng, đúng thế.” Kiều Sinh Nhai vừa ôm vai nhăn nhó vừa gật đầu.
Hà mới nói, “Luyện môn của Trương Nhu là do đệ phát hiện ra, linh đan cũng là do đệ tự tay nhặt được, bọn huynh nào ai dám tranh phần của đệ. Đệ không cần phải nhường bọn huynh nữa. Hãy cứ giữ nó, khi nào chuẩn bị đột phá thì sử dụng đến.”
Các huynh đều khuyên bảo như vậy, Thừa Lân không thể không nghe theo, bèn cất viên linh đan vào túi.
Giờ thì Ô Di Hà mới nói, “Trước khi mò vào rừng thì Trương Nhu đã cho người quay về báo với Bạt Tác rồi. Nếu Nhu không quay lại thì chúng càng sinh nghi. Vài canh giờ, cùng lắm một ngày nữa chúng sẽ tới.”
Cổ Mạnh Ninh đáp, “Các huynh đệ nhiều người đã tử nạn, nhị ca và tứ đệ đều đang bị thương. Mười người chúng ta chống chưa chắc đã nổi, chứ chưa nói đến trăm quân.”
Hà đáp lại, “Gần đây ta biết có người có thể giúp. Chỉ là hắn ta muốn giúp hay không thôi.”
“Ai vậy?” Ninh hỏi.
“Quỳ Dạ Ngao.”
Cách đó mười lăm dặm là một sơn cốc ẩn mình phía sau dãy Vĩnh Hoành Sơn dài đằng đẵng, vốn là nơi trú ẩn của thiên hạ đại cao thủ Quỳ Dạ Ngao.
Quỳ Dạ Ngao trước theo học sư phụ Mộc Cung Giản của phái Đắc Kỷ. Cung Giản tuy võ công cao cường, cơ thể tráng kiện, nhưng tuyệt đối không qua lại với các đồng môn Đắc Kỷ, phần vì y sinh thời không khi nào không thôi sưu tầm bí tịch võ pháp của các môn phái khác. Võ pháp của chính tôn Trung Hoa có, của Mông Cổ có, Cao Ly có, Thiên thai tông Nhật Bản có, cả Đại Cồ Việt xa xôi cũng có luôn. Nhiều đại chưởng môn trong phái Đắc Kỷ cho là Cung Giản bất kính với võ học Kim quốc, còn Cung Giản đơn giản chỉ phản bác là võ học lúc nào cũng tiến hóa, giặc Mông rõ ràng có bài bản võ học tốt hơn người Kim, vậy nên tìm tòi sưu tầm là bắt buộc.
Chỉ có điều, học nhiều tinh túy võ học khác nhau, thế nào cũng có điểm xung khắc, công khí vận lên lại theo những cách thức đối ngược, chẳng lẽ dễ thường tránh được tẩu hỏa nhập ma? Mộc Cung Giản thừa biết điều đó, nên cứ có bí tích mới, lão… ném cho Quỳ Dạ Ngao tập trước. Ví dụ như những võ công Đại Cồ Việt, Nhật Bản, Dạ Ngao tập thấy tiến bộ thấy rõ, thì lão mới bắt đầu luyện cùng.
Có hồi Dạ Ngao nhận được quyển Ma Ha Chỉ Kinh của Thiếu Lâm, tối ngày luyện cách thổ nạp chân khí, rốt cuộc chân khí luyện được bài trừ chính nội công y có sẵn, lại phải môn võ dụng chiêu quá cương mãnh, y cứng nhắc luyện tập thành ra gãy chân gãy tay thành liệt nhân cả năm trời. Khi còn trẻ dại Ngao không nhận ra mình như quân xanh thí mạng cho sư phụ, nhưng mà lúc nhận ra thì cũng kinh qua chục bộ võ nghệ rồi, may mà tư chất tốt, nội lực phong phú nên cũng không thành phế nhân què cụt. Chẳng những không tàn phế, chỉ mới hai mươi tuổi mà Quỳ Dạ Ngao đã khai mở tầng nội công thứ tư, trứ danh khắp thiên hạ là thanh niên tài năng kiệt xuất.
Biết sư phụ chỉ sử dụng mình cho tư đồ, Dạ Ngao mới giã từ sư phụ, rủ sư muội là Từ Túc Anh đi ngao du tứ xứ. Khi giặc Mông tiến đánh, Ngao mới lui vào sơn cốc, sớm tối chỉ trồng rau, chăn dê, cùng Từ Túc Anh an phận thủ thường, không màng thế sự. Trong mười năm đó, không ai biết thực lực của Dạ Ngao đã đạt tới cảnh giới nào. Tuy nhiên, Ô Di Hà có nghe phong phanh rằng giữa thời loạn thế, Dạ Ngao tiếp nhận những kẻ tha phương tứ xứ, mất nhà mất cửa do quân Hung Nô, nhân khẩu tá túc phải lên đến trăm đầu người, nhưng chuyện đó Ô Di Hà chỉ tin ba phần. Dù chuyện của Dạ Ngao bao nhiêu phần là thật thì nếu bọnhọ leo được lên núi cao, vượt qua mấy con dốc hiểm trở, khả năng họ sẽ được antoàn. Kỵ binh khó mà đi được đường núi.
Khi leo được vài trượng, bọn họ gặp phải một con dốc thẳng dựng đứng, Kiều Sinh Nhai, Ô Di Đạo hai kẻ còn đang bị thương không thể leo được, mà nếu có leo thì cũng ít điểm bám tay, nếu chẳng may trượt tay thì chỉ còn là bãi thịt bầy nhầy. Bão tuyết dù đã ngớt đi nhưng màn đêm lại đang dần bao phủ, trăng không lên thì việc leo núi là vô cùng nguy hiểm.
Thừa Lân đi tới đây đã là về gần Liêu Dương, cảnh vật bắt đầu quen thuộc, nhìn thấy dốc đá này thì lập tức nhận ra hồi nhỏ đã cùng được phụ thân dẫn tới đây săn thú rừng. Trong lòng chàng chợt bồi hồi nỗi nhớ gia đình, tưởng tượng ra cảnh quân Hung Nô san phẳng vườn tược, nhà cửa mà cha mẹ dày công vun đắp, lại không rõ cả gia đình sống chết ra sau, bất giác không kìm được giọt lệ chảy bên khóe mi. Chàng ngay lập tức gạt lệ, tự nhủ cần tập trung vào chuyện tồn vong quan trọng ngay trước mắt, rồi quay lại nói với mọi người, “Tất cả các tiền bối. Đệ biết có đường khác đi xuyên qua được dốc núi này.”
“Đường nào vậy?” Cổ Mạnh Ninh hỏi.
“Cứ men theo những gồ đá này đi sang phải, sẽ thấy một miệng hang.”
Cả bọn đi theo Lân, quả nhiên tới một cái hang, nằm khuất sau vài bụi cây rậm rạp. Chỉ có một độc lộ đi vào, không quá rộng rãi, con ngựa của Thừa Lân vẫn còn là ngựa nhỏ, nếu nó lớn hơn chỉ một chút có lẽ cũng không chui vừa.
Trong hang vừa ẩm vừa tối, đánh lửa để thắp đuốc cũng phải đánh lại nhiều lần mới lên. Đi được một đoạn thì đường rộng dần ra, đủ lớn cho con ngựa thồ hàng của Thừa Lân đi vào, miễn sao chàng dắt nó cẩn thận không sảy chân giẫm vào các kẽ hở. Chỉ có điều trong hang động vô cùng nhiều ngã rẽ, cứ đi một đoạn lại có vài đường tách ra, mà trong đó đại đa số là ngõ cụt.
Mỗi khi tới ngã rẽ là Thừa Lân dừng lại, ngẫm nghĩ đôi ba giây, rồi lấy tay chỉ hướng dứt khoát. Cả bọn thấy Thừa Lân quả quyết thì đều tin chàng biết đường, không nghi ngờ gì. Đường đi vẫn phải chật vật lên dốc, nhưng so với vách đádựng đứng khi nãy thì dễ dàng hơn nhiều. Tổng cộng bọn họ đi hai canh giờ, qua chín ngã rẽ, mới nhìn thấy ánh sáng bên kia sơn cốc.
Vừa bước ra ngoài thì đã nghe thấy tiếng dê kêu ‘be be’, thứ tiếng kêu tới từ dê nhà được thuần hóa chứ không phải giống sơn dương. Thừa Lân tiến thêm vài bước, vén tán lá cây rậm rạp trước mặt ra, thì thấy ánh sáng lập lòe từ một chiếc đèn lồng tự chế, nhốt ở phía trong là vài con đom đóm. Xách đèn lồng là một tiểu hài tử, tay cầm chiếc dây cột, dắt theo một con dê. Đi sau tiểu hài tử còn phải tới năm, sáu con dê nữa. Lân thấy trời không còn nổi phong ba nữa, có lẽ là hài tử đang dắt đàn dê đi tìm cái ăn.
Nhìn thấy bọn Lân, Hà kiếm đao sáng loáng sau lưng, mặt mũi ai nấy đều lấm lem bùn tuyết, tiểu hài tử không những không kinh sợ còn hất hàm hỏi, “Các ngươi người Kim hay Hung Nô?”
“Bọn ta người Kim,” Lân đáp.
Chợt ở phía xa, một tiếng gầm rất dữ tợn vang lên, như cả một đàn hổ cùng rống lên cùng một lúc. Cả bọn giật mình cả kinh, vội rút kiếm khí ra, thủ thế sẵn sàng.
Tiểuhài tử cười phá lên. “Các đại hiệp chớ sợ. Tiếng đó là từ con lộc thục ra đó.Nó nom như con ngựa này này,” nó chỉ vào con ngựa của Thừa Lân. “Cơ mà đầu nótrắng, vằn đen như hổ, mà đuôi lại đỏ; tiếng kêu rất dữ tợn nhưng tuyệt nhiênthập phần hiền hòa. Quân Mông Cổ không phải người ở đây, nghe tiếng kêu ắt cả sợ,không dám đến gần. Cơ mà thực tình lộc thục nó ăn cỏ, không đếm xỉa gì đếnchúng ta đâu.” Rồi dứt lời một hồi, nhìn bọn Lân, Hà lên xuống mà nói. “Mấy đạihiệp này nom rách rưới quá. Hãy đợi ta ở đây,” Tiểu hài tử đáp lại vô cùng khẩukhí, rồi tay vẫn dắt con dê, chạy ngược lại mà hô lớn. “Lại có thêm người tới.Mau gọi Quỳ cốc chủ!”