Tế Điên Hòa Thượng

Chương 2: Đổng Sĩ Hoằng đợ con chôn mẹ Hoạt La Hán cứu nạn người hiền



Thơ rằng:

Có công tìm tiên cảnh

Tiên cảnh nào đâu xa

Trước mắt không tham luyến

Trong lòng ắt thảnh thơi

đất trời thênh thang rộng

Ung dung ngày tháng dài

Suốt đời an bổn phận

Nào phải đắn đo chi.

Tế Điên Hòa thượng đi đến Tây Hồ thấy một người đang thắt thòng lọng địnhtreo cổ, vội bấm linh quang biết rõ mọi việc. Nguyên người định treo cổcó tên là Đổng Sĩ Hoằng ở huyện Tiền Đường, tỉnh Chiết Giang, thờ mẹ rất hiếu thảo. Cha mất sớm, mẹ họ Tần cưới cho người vợ họ Đỗ, chẳng maygãy gánh giữa đường, để lại một đứa con gái khá lanh lợi tên là Ngọc Thợ Đổng Sĩ Hoằng nhờ nghề thợ bạc sống qua ngày. Đến năm Ngọc Thơ 8 tuổi,bà cụ họ Tần nhuốm bệnh nặng. Đổng Sĩ Hoằng hết lòng chăm sóc, hiềm nổinhà nghèo không đủ sức lo thuốc thang cho mẹ già. Túng cùng, ông ta đành đem đợ đứa con gái của mình cho nhà tiến sĩ họ Cố lấy 50 lượng bạc, với thời hạn là 10 năm chuộc lại. Bà cụ Tần nhân không thấy mặt cháu mớigạn hỏi lý do.

Đổng Sĩ Hoằng đổ thừa:

– Con bé đã về chơi bên ngoại.

Vì nhớ cháu, bà cụ Ốm liệt thêm, bảy ngày dây dưa rồi mất. Đổng Sĩ Hoằngphát mãi hết những đồ vật có giá trị trong nhà để chôn cất mẹ già xong,cũng đến phủ Trấn Giang làm mướn qua ngày. Thấm thoát đã 10 năm, tínhlại số tiền dành dụm cũng dễ đến 60 lượng bạc. Đổng Sĩ Hoằng định trởlại làng cũ chuộc con về rồi tìm mua một ngôi nhà cũ để cha con ở. Ngàykia đến Lâm An, ngụ lại khách điếm ngoài cửa Tiền Đường, chờ hôm sau vềngõ hẻm cũ hỏi thăm nhà Cố tiến sĩ. Nào ngờ, người lối xóm đều bảo: “Cốtiến sĩ đã đi nhận chức ở tỉnh nào xa lắm, bây giờ không biết đi phươngnào… “. Đổng Sĩ Hoằng nghe nói thế như sét nổ bên tai, như rơi tuộtgiữa vực thẳm, cố dọ hỏi khắp nơi lân cận cũng không biết Cố đại nhântrấn nhậm ở đâu và con gái mình xiêu dạt phương nào. Buồn bực, Đổng SĩHoằng vào quán rượu uống ít chén giải sầu. Uống vào mấy ly rượu say túylúy, chân thấp chân cao bước ra khỏi quán, quên cả đường về nơi ngụ, cảđến gói bạc rơi rớt lúc nào cũng chả haỵ đến khi tỉnh rượu, rờ lại góibạc không còn. Đổng Sĩ Hoằng chậm chạp đi về phía bờ rừng, càng nghĩcàng thêm rầu rĩ: “Muốn tìm con gái rốt cục chẳng thấy được mặt, góitiền dành dụm bao năm vô ý trắng tay, chi bằng chết phứt cho xong”. Nghĩ thế rồi Đổng Sĩ Hoằng đến bên rừng, lần mở thắt lưng buộc lên nhánh cây và làm một cái thòng lọng, sắp sửa đút đầu vào. Ngay lúc đó, có một vịHòa thượng vừa đi vừa than thở: “Chết! Chết! Phải chết mới được, chếtcòn sướng hơn sống trên đời. Ta treo cổ quách cho xong”. Vừa nói vừa mởthắt lưng dòm lên trên cây định buộc. Hòa thượng ấy phục sức lôi thôi,bộ dạng nửa người nửa ngợm. Có thơ rằng:

Mặt chẳng lau, đầu chẳng cạo,

Mắt say hé mở nhắm liền vô,

Như điên như dại, như khờ khạo,

Gặp chỗ khôi hài thích giở trò,

Tăng y rách nát chẳng kín thân,

Trên dưới xun xoe tiền rủng rẻng,

Tơi tả quanh mình khiếu với chầm,

Giày dây đứt nối đỏ cùng đen,

Tăng hài mòn rách còn lại đế,

Sức mạnh cặp đùi tuy nhỏ thó,

Càn khôn bốn bể mặc tiêu dao,

Qua sông trèo núi nhanh như gió,

Kinh chẳng đọc, thiền bất biết,

Rượu thịt tối ngày, giở trò xiếc,

Thức mê khuyến thiện độ quần sinh,

Cứu vớt nhân gian bất bình diệt,

Đổng Sĩ Hoằng liếc mắt theo dõi, nghe Hòa thượng nói: “Ta chết cho rảnh”,rồi thò vào thòng lọng. Đổng Sĩ Hoằng lật đật chạy đến, nói:

– Này Hòa thượng ơi, ông vì cớ gì mà làm việc uổng đời như vậy?

Tế Điên nói:

– Ba năm nay, tôi theo sư phụ đi hóa duyên khắp nơi, cực khổ trăm điều,tính lại chỉ vừa năm lượng bạc. Hôm nay sư phụ sai tôi ra chợ sắm hai bộ tăng bào và tăng mão (mũ ni). Thèm rượu quá, tôi ghé vào quán uống chơi vài chén, ngờ đâu say quá đánh rơi mất 5 lượng bạc mang theo. Bây giờtôi còn mặt mũi nào trở về gặp sư phụ nữa. Mất tiền này, sư phụ tôi thếnào chẳng nổi giận đánh mắng. Nghĩ tới nghĩ lui, thôi thà chết cho khoẻ.

Đổng Sĩ Hoằng nghe nói thế, liền nói:

– Này Hòa thượng, 5 lượng bạc có xá gì mà ông lại muốn tìm cái chết. Tôicũng làm người mắc nạn, sẳn trong túi có 5 – 6 lượng bạc vụn để cũng chả làm gì. Ông lại đây, tôi đem số tiền giúp đỡ ông.

Nói xong thò tay vào bọc lấy bạc đưa cho Tế Điên. Tế Điên cầm bạc 5 trong tay, cười ha hả nói:

– Bạc của ông không tốt bằng bạc của ta, lại vụn nát lấm chấm. Tuy vậy cầm tạm cũng được.

Đổng Sĩ Hoằng nghe nói không vui, thầm nghĩ: “Mình đã biếu ông hết cả tiền mà ông còn chê là bạc xấu!”. Rồi nói:

– Hòa thượng ơi, có tiền rồi đó, ông mặc ý mà xoay xở đi.

Tế Điên nói: Tôi đi nhé.

Đổng Sĩ Hoằng lẩm bẩm: “Ông Hòa thượng này thật chẳng biết điều chút nào cả, mình có bao nhiêu cho hết mà ông lại còn chê là bạc xấu. Lúc đi, họ tên mình ông cũng không hỏi, cả đến tiếng cám ơn cũng không. Thiệt là hạnghạ cấp. Ôi, để chết đi cho rảnh”. Đang lúc đùng đùng nổi giận như thế,lại thấy Tế Điên từ đằng kia trở lại nói:

– Hòa thượng ta một khi thấy bạc là quên hết, cũng không hỏi ân công tên họ là gì? Tại sao ra nông nỗi thế?

Đổng Sĩ Hoằng đem việc mình mang bạc đi bị mất ra sao lần lượt thuật lại.

Tế Điên nói:

– Té ra ông cũng là người mất bạc để cha con không được gặp mặt nhau. Như vậy ông chết là đáng lắm! Thôi ta đi nhé!

Đổng Sĩ Hoằng nghe thế, giận nói:

– Ông Hòa thượng này thiệt mất lịch sự quá, mở miệng nói toàn những việc không đâu vào đâu.

Tế Điên đi được năm sáu bước, quay lại hỏi:

– Này Đổng Sĩ Hoằng, ông muốn chết đó là muốn chết thiệt hay chết giả?

Đổng Sĩ Hoằng nói:

– Tôi muốn chết thiệt thì sao?

Tế Điên nói:

– Ông muốn chết thiệt hử? Ta sẽ giúp ông trọn tình trọn nghĩa: Bộ quần áo ông đang mặc đáng giá năm sáu lượng bạc. Khi ông chết bị chồn xé, quạrỉa rách nát cũng uổng, chi bằng cởi ra đưa cho tạ Cởi hết ra, cởi hếtra, chết chẳng là thoải mái lắm sao?

Đổng Sĩ Hoằng nghe thế, giận run cả người, nói:

– Hay cho Hòa thượng, ông trọn tình trọn nghĩa quá! Tôi với ông bèo nướcgặp nhau, tôi cho ông mấy lượng bạc, ông lại nói với tôi những lời khónghe nhỉ?

Tế Điên vỗ tay cười ha hả nói:

– Lành thay, lành thay! Ông chưa muốn chết vội, ta hãy hỏi ông: số bạc ấy đã mất rồi, ông lại muốn chết. Số tiền 50 – 60 lượng kể có là bao, ta sẽ tìm giùm congái ông có bằng lòng không?

Đổng Sĩ Hoằng nói:

– Hòathượng ơi, số tiền mang đi chuộc con tôi đã đánh mất rồi. Giả sử bây giờ có tìm gặp nó, tôi cũng không biết lấy gì để chuộc ra được.

Tế Điên nói:

– Được, được, ta sẽ có cách. Ông cùng đi với ta nhé!

Đổng Sĩ Hoằng hỏi:

– Hòa thượng hiện tu ở chùa nào? Và quý hiệu là chi?

Tế Điên nói:

– Bần đạo tên là Đạo Tế, tu ở chùa Linh Ẩn trên núi Phi Lai nơi Tây Hồ, người ta thường gọi là Tế Điên tăng.

Đổng Sĩ Hoằng thấy Hòa thượng nói năng khác thường, lại có ý cứu vớt hoạn nạn cho mình, bèn nói:

– Thưa sư phụ, chúng ta sẽ đi đâu?

Tế Điên chỉ nói: Đi!

Đoạn xoay mình cắp tay Đổng Sĩ Hoằng đi tới trước, vừa đi vừa hát:

Đi đi đi, dạo dạo dạo.

Không thị, không phi suốt tháng năm.

Ngày nay mới biết xuất gia quý.

Ăn năn thuở trước kiếp ngựa trâu!

Ân với ái? Chỉ là mộng ảo.

Vợ cùng con? Chi khác ma đầu!

Chi bằng ta, tay trắng với một bầu.

Chi bằng ta, qua phố phủ, kinh châu.

Chi bằng ta thong thong thả thả.

Chi bằng ta lãng đãng giang hồ

Suốt ngày vui sống đời thư thả,

Cũng chẳng ưu tư cũng chẳng sầu.

Vẹt gót giày băng đồng trèo núi,

Rách tăng y vượt suốt qua sông

Ta cũng hát hè ca với xướng

Ta cũng cương hề lại cũng nhu.

Ngoài thân thể hợp cùng trời đất

Nào ngại chi đời chẳng chỗ dung.

Trời cũng thây, đất cũng thây.

Vui vui vẻ vẻ ngạo vương hầu.

Buồn ngủ khoanh tròn say một giấc,

Tỉnh lại sự đời chả đáng chị

Đến một ngõ hẻm, Tế Điên bảo Đổng Sĩ Hoằng:

– Ông đứng ở ngoài này nhé, giây lát sẽ có người ra hỏi ngày tháng nămsinh của ông. Ông cứ thực mà nói, đừng đi đâu nhé. Hôm nay ta sẽ làm cho cha con ông được đoàn tụ.

Đổng Sĩ Hoằng nói:

– Cúi xin Thánh Tăng từ bi thương xót.

Tế Điên ngước mắt nhìn thấy mười mấy tên gia đinh đang ngồi phía trongcổng một tòa nhà cao lớn với biển đề treo cao, biết rằng đây là nhà mộtvị quan nào, bèn xăm xăm đi tới hỏi:

– Kính chào chư vị, đây có phải là nhà Triệu lão gia không?

Gia nhân thấy vị Hòa thượng ăn mặc lôi thôi, trả lời:

– Phải đấy, chủ nhân chúng tôi họ Triệu, Hòa thượng hỏi có việc chi?

Tế Điên nói:

– Nghe người ta nói bà cụ Ở nhà bệnh thế trầm trọng sợ e khó sống, ta muốn đến tìm chủ nhân của các người để trị bệnh cho bà cụ.

Gia nhân nói:

– Hòa thượng đến thật đúng lúc; bà cụ, nhân vì tiểu chủ bệnh, nặng lònglo cho cháu, lo quá thành bệnh. Gia chủ đã rước khá nhiều thầy thuốc đến điều trị mà chưa thấy thuyên giảm. Gia chủ chúng tôi tên là Triệu VănHội rất có hiếu với mẹ, thấy bà cụ bị bệnh nặng, hễ có thầy thuốc nàotài giỏi đều cho người mời đến để trị bệnh. Gần đây có một vị viên ngoại họ Tô tên Bắc Sơn, cũng có bà cụ mắc bệnh. Bên đó mời được một vị lương y tên là Lý Hoài Xuân, trác hiệu là Trại thúc hòa, rất tinh thông y lý. Chủ nhân chúng tôi vừa sang nhà Tô viên ngoại để mời y sĩ về.

Vừa nói đến đó, bên ngoài có một đoàn người cưỡi ngựa về tới. Ba người đitrước, một người cưỡi ngựa bạch, tướng mạo đẹp đẽ, tuổi trạc 30, đầu đội khăn bốn góc, trên có cài phiến ngọc, mình mặc áo cừu viên ngoại, trênđó thêu hàng trăm con bướm nhỏ, chân mang đôi giày gấm, da mặt hơitrắng, dưới cằm không râu. Người này chính là Trại thúc hòa Lý Hòa Xuân.

Người thứ hai đội khăn lam chéo góc thêu khảm ngọc đẹp, mình mặc áo cừu lam,chân mang giày xanh, mặt như trăng rằm, đôi mắt hiền từ, râu ba chòmphất phơ trước ngực. Người này chính là Tô bắc Sơn viên ngoại.

Người thứ ba cũng có dáng dấp một phú ông viên ngoại, mặt trắng râu dài, ngũ quan thanh tú.

Tế Điên thấy rồi, ra trước đầu ngựa nói:

– Xin ba vị khoan đi đã, Hòa thượng ta chờ quý vị đã lâu rồi.

Triệu Văn Hội ở phía sau thấy một vị Hòa thượng khùng khùng cản lối, vượt lên trước nói:

– Này Hòa thượng, chúng tôi có việc gấp, rước thầy thuốc về trị bệnh chomẹ già. Hòa thượng muốn hóa duyên thì để ngày khác, hôm nay không đượcđâu.

Tế Điên nói:

– Không phải đâu, Hòa thượng ta đâu cóđi hóa duyên. Nghe nói trong quý phủ có bà cụ bệnh nặng, ta muốn đếnthăm bệnh nhơn, phải đi cứu bệnh mới được. Ý của Hòa thượng ta chỉ cốtđến trị bệnh mà thôi.

Triệu Văn Hội nói:

Tôi đã mời thầy thuốc rồi, vị này là một danh y đương thời. Thôi, Hòa thượng đi đi, tôi không mời ông.

Tế Điên quay nhìn Lý Hoài Xuân với một mắt, nói:

– Ông là danh y đương thời hử? Tôi xin hỏi ông một vị thuốc này xem trị bệnh gì?

Lý Hoài Xuân nói:

– Xin Hòa thượng cứ hỏi.

Tế Điên nói:

– Bánh bao mới ra lò trị bệnh gì?

Lý Hoài Xuân nói:

– Sách bản thảo không có nói vị đó, tôi không biết.

Tế Điên cười ha hả, nói:

– Cả đến vìệc quan trọng dường ấy ông không biết mà lại dám xưng là danh ỵ Này nhé, bánh bao mới ra lò là trị bệnh đói, có phải không? Ông nóikhông trôi, Vậy ta sẽ vào nhà họ giúp đỡ ông một tay nhé!

Lý Hoài Xuân nói:

– Được, Hòa thượng muốn đi thì cứ đi.

Triệu Văn Hội và Tô Bắc Sơn cũng không tiện ngăn trở, lấy mắt nhìn nhau rồi cùng nhau tiến vào cổng.

Đến trước phòng của Triêu thái thái, gia nhân dâng trà xong, Lý tiên sinh chẩn mạch cho bà cụ, nói:

– Đây là chứng đàm ứ uất kết bừng lên, Phải trị bằng cách cho mửa cục đàm đó ra mới lành bệnh. Bà cụ tuổi tác đã cao, khí hhuyết kém suy, khôngthể trị bằng cách đó được. Xin viên ngoại thỉnh một vị lương y khác caominh hơn.

Triệu Văn Hội nói:

– Thưa tiên sinh, không ở trong y giới, làm sao tôi biết vị nào là cao minh để tôi mời, xin tiên sinh vui lòng tiến cử hộ.

Lý Hoài Xuân nói:

– Ở Lâm An này chỉ có tôi và Thang Vạn Phương mà thôi. Bệnh nào ông ấytrị được, tôi cũng trị được. Ngược lại, bệnh nào tôi trị không được, ông ấy cũng đành thúc thủ mà thôi. Chúng tôi tài học ngang nhau.

Câu chuyện đến đó bỗng nghe Tế Điên nói:

– Các ông đừng quá lo, để Hòa thượng ta chẩn mạch bà cụ thử xem.

Triệu Văn Hội là người con chí hiếu, nghe thế lật đật nói:

– Phải đấy, xin kính mời Hòa thượng.

Lý Hoài Xuân cũng muốn xem tài nghệ Hòa thượng ra sao. Chỉ thấy Tế Điên đến trước lão thái thái vỗ tay nói:

– Lão thái thái chưa chết được đâu, xương sọ còn cứng lắm mà.

Lý Hoài Xuân nói:

– Hòa thượng này khéo nói chuyện tầm ruồng không.

Tế Điên nói:

– Được rồi, để Hòa thượng ta đem cục đàm ra là xong.

Nói rồi, Tế Điên đến trước lão thái thái nói:

– Đàm a đàm, ra đây mau, ra đây mau! Mi ở trong đó tức chết lão thái thái ư?

Lý Hoài Xuân cười thầm: “Thực là đồ bá vơ ở đâu”.

Chỉ thấy lão thái thái ho ra một cụ đàm. Tế Điên thò tay vào mình lấy một viên thuốc vò vò, hô:

– Đem một chén nước âm dương ra đây!

Giây lát, gia nhân đem nước tới.

Triệu văn Hội vội hỏi:

– Thuốc đó tên là chi mà có thể trị bệnh cho mẫu thân của tôi được?

Tế Điên cười lớn, tay cầm hoàn thuốc, nói:

Thuốc này tùy thân dùng mãi mãi

Chẳng phải hoàn tán với cao đơn

Tạp bênh uốngvào liền hiệu nghiệm

Bát bửu tiên y Trừng nhãn hoàn.

Tế Điên nói xong, thà viên thuốc vào chén nước, nói:

– Lão thái thái vì lòng lo lắng nóng nảy, nên bị một cục đàm vọt lên lậptức hôn mê bất tỉnh. Qúy vị nên khéo léo phò dưỡng lão bà và cho uốngviên thuốc này, lập tức có công hiêu.

Triệu Văn Hội nghe nói như thế, biết Hòa thượng này lai lịch phi thường nên nói nguyên nhân gây bệnh rất đúng, vội nói:

– Bạch Thánh tăng, xin người từ bì cứu giúp chọ Mẹ cửa con nhân vì quá lo lắng cho bệnh tình của cháu nội, lòng dạ cấp bách mà ra nông nỗi. Concó một đứa bé mới lên 6 tuổi không biết bị chứng bệnh oan nghiệt gì màcứ hôn mê bất tỉnh luôn. Mỗi lần như thế, mẹ con lo sợ cuống cồng mới bị đàm chặn nghẹt như thế. Sư phụ có ý trị bệnh cho mẹ con, luôn tiện xinrủ lòng thương chữa trị cho cháu.

Tế Điên bảo đem thuốc đổ cho bà cụ, giây lát đàm hạ bình phục như xưa.

Triêu Văn Hội đến thỉnh an lão thái thái rồi lại dập đầu cầu xin Hòa thượng trị bệnh cho con mình.

Tế Điên nói:

– Muốn Hòa thượng ta trị cho thằng bé hết bệnh không phải là chuyện khó, chỉ cần y theo những điều kiện sau đây.

Triệu văn Hội hỏi:

– Bạch Hòa thượng, điều kiện đó thế nào?

Tế Điên thông thả nói:

– Điều kiện ấy thế này… thế này..!


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.