Núi trời gột rửa sau mưa, triền núi nơi phương xa được mây mù lững lờ bủa vây, chồi non đầu xuân đắm mình trong cơn mưa xuân.
Lúc này trong sân có một luồng hương thơm cỏ cây tươi mát, gió thổi ngang qua, khiến người ta vui vẻ thoải mái.
Sầm Ninh đứng bên cạnh vại nước trong sân ngắm mấy con cá nhỏ chậm rãi bơi lội trong đó, Trúc ca nhi xách theo cái rổ gõ vang cổng.
“Sao giờ này lại chạy tới đây?” Sầm Ninh ngoảnh đầu trông thấy, cười rồi hỏi.
Trúc ca nhi vẫy vẫy tay: “Tẩu tử ta và Khê tỷ nhi muốn lên núi hái nụ hoa về đắp mặt, ta không thích sửa soạn theo như thế, nên tới tìm ngươi chơi.”
Thấy Sầm Ninh bắt tay định pha tra cho y, lại nói: “Được rồi, ngươi đừng có nhúc nhích, khát nước ta tự rót uống.”
Sầm Ninh cũng không khách sáo với y, để Trúc ca nhi đỡ mình ngồi xuống bên cạnh bàn đá.
Trúc ca nhi gả đến nhà họ Ngô cũng mấy năm rồi, không có tầng lục đục đó với nhà họ Tiền, mấy năm này hai người thường hay qua lại, so với trước đây thì càng thân thiết hơn.
Trúc ca nhi đẩy cái rổ trong tay đến trước mặt Sầm Ninh, nháy mắt mấy cái nói: “Coi ta mang đồ tốt gì tới cho ngươi này.”
“Là gì thế?” Sầm Ninh bị y làm cho tò mò, cười rồi vén cái khăn trên mặt rổ lên, “Ôi, mùi thơm quá!”
Trong rổ đặt một cái chén thô, trong chén đựng mấy cái bánh tròn tròn.
Trúc ca nhi nhướn mày cười nói: “Nhân dưa chua, hôm qua ngươi kể trong bụng ngấy dữ quá, mẹ chồng ta nói lúc đại tẩu ta mang thai cũng như vậy, ăn ít đồ chua là ép xuống được ngay, vừa hay lúc Tết nhà ta lấy rau cải muối một vại dưa chua, ta liền làm bánh dưa chua cho ngươi nếm thử.”
Dưa muối chua thanh giòn nộn, kết hợp với vỏ bánh được nướng mềm dẻo tơi xốp, nước dưa chua và dầu từ vỏ bánh hòa quyện vào nhau theo một ngụm cắn xuống, chua thơm thích miệng.
Sầm Ninh một hơi ăn hết nửa cái, đôi con ngươi phát sáng rồi khen nức nở: “Ngon quá, không ngấy chút nào”.
Thấy Sầm Ninh ăn ngon miệng, Trúc ca nhi bưng mặt cười hì hì: “Thích thì ăn thêm mấy cái, ta đặc biệt lấy đủ dưa chua cho ngươi, vỏ bánh cũng rán bằng lửa nhỏ, biết ngay ngươi sẽ thích ăn mà.”
Lại nói: “Tiếc là giờ còn quá sớm, măng xuân trên núi vẫn chưa mọc, bằng không ta bắt tay vào làm một vò măng chua cho ngươi ăn, đó mới thật sự là chua thanh ngon miệng ấy, bảo đảm hứng thú ăn uống của ngươi sẽ được mở rộng, mỗi bữa ăn thêm một chén cơm.”
Hai người ngồi trong sân ăn bánh trò chuyện, Trúc ca nhi thò tay sờ sờ bụng của Sầm Ninh: “Hồi tẩu tử nhà mẹ ta có thai, bụng ngày nào cũng động, có lúc cháu ta đá cái bụng thiệt cao, nhìn mà thấy sợ, em bé của ngươi và Xuyên Tử ca trái lại ngoan quá.”
Sầm Ninh cũng sờ bụng với y: “Phải, đều nói là, trẻ con an tĩnh như vậy, sau này sinh ra hẳn là rất ngoan ngoãn.”
Thật ra tự bản thân Sầm Ninh không cảm thấy thế, chẳng cần biết là ngoan ngoãn hay nghịch ngợm, đều là con của y và Lục Vân Xuyên, như thế nào y cũng thích tất, không ngoan cũng thích.
Trúc ca nhi sờ bụng của Sầm Ninh, trong nhất thời không nỡ buông tay, Sầm Ninh nhìn mà buồn cười, dùng lời chọc y: “Thích như vậy, ngươi mau tự mình sinh một đứa đi.”
Trúc ca nhi đối với Sầm Ninh chưa bao giờ biết ngại ngùng, thoải mái nói: “Ta cũng muốn có chứ, này chẳng phải là cứ không có cách đậu thai thôi sao, bằng không con của hai chúng ta lần lượt sinh ra, sau này có thể chơi chung, còn có thể kết bạn.”
Sầm Ninh nghe thấy cũng gật đầu.
Lúc trẻ con đùa nghịch có thể kết bạn chơi chung từ trên núi xuống biển mới không cô đơn, cho dù chơi bẩn thành tượng đất quay về cũng không sao, người sống cả đời, không nhân lúc thời thơ ấu vô lo vô nghĩ mà vui vẻ một trận, còn đợi tới lúc nào mới chơi nữa.
Vỗ nhẹ bụng, trong lòng Sầm Ninh nghĩ, quả thực phụ thân không đợi nổi muốn thấy con mau chào đời rồi.
*
Mưa tạnh người bước vào ánh bình minh, núi vắng chỉ còn tiếng chim hót gọi xuân*. Mấy trận mưa bụi li ti hạ xuống, hoa thơm khắp núi đồi bèn nở rộ.
(*) Gốc là 雨晴人踏晓,山静鸟啼春 /vũ tình nhân đạp hiểu, san tĩnh điểu đề xuân/: là 1 câu thơ trong bài thơ 晨起雨霁作 /thần khởi vũ tế tác/ của nhà văn Trương Lỗi (张耒) sống ở thời Bắc Tống. Do không tìm thấy nguồn nào dịch bài thơ này nên mình tự biên tự diễn, mong là không quá sai.
Xuân mây khói liễu*, Diêu Xuân Linh dẫn Chỉ ca nhi tới sân nhà sau của nhà họ Lục đưa rau dại.
(*) Chỉ cảnh mây mù quẩn quanh khắp rừng liễu.
Biết khoảng thời gian này Sầm Ninh thích ăn rau xanh, Diêu Xuân Linh đã dẫn Chỉ ca nhi cõng sọt lên núi hái từ sớm, hái được rau dại vẫn còn dính sương, cực kỳ tươi ngon.
Chỉ ca nhi đã sắp mười tuổi, không còn là khuôn mặt tròn xoe như lúc Sầm Ninh mới gả tới, đỉnh đầu không còn buộc bé chíp chíp của trẻ con nữa.
Nhưng tính tình vẫn ngoan mềm dính người y như hồi nhỏ, sắn tay áo dán bên cạnh Sầm Ninh lột trứng ngỗng cho y.
“Tiểu ma, ăn đi.” Chỉ ca nhi duỗi cánh tay trắng nõn đưa trứng ngỗng luộc đến bên miệng Sầm Ninh.
“Được, Chỉ ca nhi cũng ăn nhé, táo này ngọt lắm.”
Nhận lấy trứng ngỗng cắn một miếng, bữa sáng ăn cháo gạo kê táo đỏ và trứng ngỗng, trước khi Lục Vân Xuyên ra ngoài làm việc đã nấu xong.
Trứng ngỗng là khoảng thời gian trước mẹ của Sầm Ninh bảo đại ca đưa qua, nói là ăn bổ hơn trứng gà, mỗi sáng Lục Vân Xuyên luộc một quả cho Sầm Ninh, sợ y không có hứng ăn, còn bỏ đường nâu vào trong cháo gạo kê.
Táo đỏ được ninh nhừ, đầu lưỡi nhấp một cái đã tan ra trong miệng, Sầm Ninh nhặt viên táo to bỏ vào chén của Chỉ ca nhi.
Ba người ngồi một chỗ ăn bữa sáng, rồi cầm rổ kim chỉ thêu thùa.
Kỹ thuật thêu của Chỉ ca nhi được mẹ và tiểu ma chỉ dạy, đồ thêu ra rất tinh xảo, bé ngồi trên cái ghế nhỏ, lấy miếng vải vụn nghiêm túc thêu đầu hổ lên đó, dự định làm cái túi thơm hình đầu hổ cho em bé trong bụng của tiểu ma cầm chơi.
Ba người vừa thêu thùa vừa nói chuyện, một buổi sáng trong nháy mắt đã trôi qua.
Đến lúc phải làm cơm, Diêu Xuân Linh ngoắc tay để Ngô thẩm quay về bận việc nhà bà, muốn tự mình nấu một bữa tiệc rau cho Sầm Ninh.
Nàng làm gì cũng sấm rền gió cuốn trước sau như một, cũng không cho Sầm Ninh và Chỉ ca nhi phụ giúp, đổ hết sọt rau dại vào trong chậu, nên lựa thì lựa, cần rửa thì rửa, nhanh nhẹn xử lý xong rồi bưng vào phòng bếp nấu nướng.
Sau khi đổ rau dại vào trong nồi chần sơ qua nước sôi rồi lại qua một lần nước lạnh, giữa đó sau khi cắt khúc rau dương xỉ thì cho hành và bã rượu đỏ vào xào không, không thêm gia vị khác mà chỉ rắc một chút muối, ăn vào chính là hương vị tự nhiên của rau dương xỉ.
Rau diếp cá bỏ muối, đường và dấm chua vào trộn đều, lại bỏ thêm chút ớt và nước tương cho dậy vị, hương vị của thứ này có hơi kỳ, ăn trộn mới ngon.
Mùa này, rau khúc tẻ mới mọc chút chồi non, Diêu Xuân Linh lấy rau khúc tẻ và bột gạo nếp nặn thành viên màu xanh lục, lại lấy dưa muối và thịt khô trong nhà cắt vụn, quyện thành nhân thịt khô dưa muối, gói vào trong viên bột rau khúc tẻ rồi đặt lên nồi hấp, viên rau hấp ra mềm dẻo mặn thơm đủ cả.
Hành rừng xắt nát, đập trực tiếp mấy quả trứng gà vào bên trong, tráng mấy cái bánh hành, hành rừng là thơm nhất, nhúng vào tương hẹ xanh biếc ăn mới coi như là thực sự đến mùa xuân, nếm được vị xuân rồi.
Một bàn toàn rau xanh, cũng đau lòng Lục Vân Lãng và Lục Vân Xuyên làm việc mệt nhọc, Diêu Xuân Linh đã nấu một nồi cơm, cắt lạp xưởng thịt khô thành hạt lựu, đập hai quả trứng gà rồi bỏ một nắm hành rừng nhỏ vào, làm một nồi cơm rang bóng mỡ.
Từ lúc Sầm Ninh mang thai tới nay thì kể ra đây là bữa cơm ăn ngon nhất, Lục Vân Xuyên mặc kệ bản thân, cứng rắn gắp rau cho y.
Nào là rau dương xỉ xào, viên rau xanh và bánh hành, ngay cả Sầm Ninh từ trước tới nay cảm thấy cơm rang dầu mỡ cũng phải ăn một chén.
Diêu Xuân Linh bưng chén nhìn y, cơm của mình cũng quên ăn luôn, cười nói: “Thích ăn rau rừng thì ngày nào ta cũng lên núi hái về nấu cho ngươi, cái này khắp núi đều có, mỗi ngươi ăn, ăn nhiều thịt dễ gây nóng, ăn thêm một chút rau hạ hỏa cũng tốt.”
Sầm Ninh cắn viên rau xanh gật đầu, trong lòng ấm áp một mảnh, bản thân mang thai, thế nhưng lại khiến người bên cạnh bận chết đi được.