Rạng Sáng Chiều Hôm

Chương 3



Tư Dã vừa dậy, Anh Cận đã không còn ở trong phòng khách nữa.

Bởi vì múi giờ cách biệt với Bắc Kinh, buổi sáng ở Kashgar rất yên tĩnh, hơn 10 giờ trên đường thành phố cổ không có nhiều người đi bộ.

Tư Dã ra ban công đứng một lúc.

Hôm nay vẫn là bầu trời bụi bặm, kiến trúc cổ xưa phảng phất được bao phủ bởi một tấm màn che màu xám vàng.

Anh không có cảm giác thèm ăn, mũi anh lại bắt đầu trở nên khó chịu.

Trở về phòng lấy thuốc xịt anh Cận cho ra, tượng trưng nhìn lướt qua hướng dẫn —— đọc không hiểu.

Anh không dễ tin tưởng người khác, cho dù là thuốc bác sĩ kê đơn, anh cũng sẽ đọc qua hướng dẫn, phát hiện có gì không phù hợp sẽ bỏ xó.

Nhưng lần này anh vứt tờ hướng dẫn sử dụng, ngẩng đầu lên xịt vào khoang mũi. Mùi thuốc nồng, sảng khoái và mát lạnh, không hăng.

Nhắm mắt dưỡng thần, Tư Dã nhíu mày.

Anh dùng thuốc của người lạ đúng không?

Ngay cả tên của anh Cận cũng không biết, trong tiềm thức đã cảm thấy người ta đáng tin cậy, sẽ không hại anh.

Tư Dã cười.

Vài người sinh ra đã có cái khí thế này. Không nói nhiều, không khuyên nhủ, nhưng chỉ cần một ánh mắt hay một động tác thôi cũng khiến bạn cảm thấy làm theo lời anh ta sẽ không sai.

Mũi quả nhiên thoải mái hơn một chút. Tư Dã nghĩ, hôm nay phải hỏi tên của anh Cận, thêm wechat hay gì đó.

Có chi phí, kịp thời chuyển cho người ta cũng tốt.

Nhóm “Pamir 0706” của Tiểu Dương lập trước đó đứng đầu lịch sử trò chuyện.

Trước khi khởi hành, có một cô gái muốn thay đổi tên nhóm.

Tiểu Dương nói đây là thói quen của người lái xe đường dài bọn họ, địa điểm cộng thêm thời gian xuất phát, bằng không thì rất dễ bị nhầm.

Tiểu Dương nhấp vào xem qua, bọn họ đã đến đường cao tốc Karakoram đi qua núi Bạch Sa, đỉnh Mộ Sĩ Tháp Cách, hồ Kalakul, tới Tashkurgan.

Nhóm toàn ảnh phong cảnh.

Từng tấm từng được phóng đại, mây cao nguyên vừa to vừa thấp, giơ tay là có thể chạm tới.

Nhưng đồng đội không phải nhiếp ảnh gia, thiết bị cũng chỉ có điện thoại di động, ảnh chụp hầu như không được đẹp lắm.

Hôm nay và ngày mai đều không có sắp xếp, Tư Dã mặc một bộ quần áo chống nắng và chống cát, đội mũ, treo máy ảnh SLR, tính toán đi tới những nơi khác trong thành cổ.

Lúc trước vội vàng tìm tài xế và đồng đội, sau lại mất hơn nửa ngày làm giấy chứng nhận, ngoại trừ chợ đêm, anh còn chưa từng đi tới nơi khác.

Đã đi tới cửa, anh lại dừng lại, do dự một lát, trở về lấy khăn ngụy trang.

Không quàng, nhét vào túi.

Thời điểm này, khách homestay hoặc là đã tới huyện Tháp từ sáng sớm, hoặc là còn chưa dậy.

Tư Dã đi ngang qua sân, nhìn thấy một ông chú người duy ngô nhĩ mập mạp.

Chú đang pha trà sữa, chỉ vào túi đựng trên bàn, ra hiệu cho anh ngồi xuống ăn.

Anh cười phất phất tay.

Chú lại đi tới, không cho anh đi, ” Con là khách của Tiểu Cận! ”

Tư Dã phản ứng trong chốc lát, mới nghĩ đến Tiểu Cận chỉ anh Cận.

“Khách của Tiểu Cận cũng chính là khách của chúng ta. Chưa ăn mà đi đâu!”

Tư Dã nội tâm nghi hoặc, Anh Cận không phải là ông chủ homestay sao? Cho dù có nhỏ tuổi hơn ông chú, thì cũng không tiện gọi người ta là Tiểu Cận chứ?

Ông chú lại bảo Hạ Đề mang bánh bao nướng tới.

Tư Dã thật sự bị ấn ở bên bàn ăn bữa sáng của người Duy ngô nhĩ.

Ông chú rất nói nhiều, hỏi Tư Dã mấy ngày nay đã đi những đâu, sau đó định đi đâu, ấn tượng đối với homestay nhà mình như thế nào.

Tư Dã dần dần nghe ra vấn đề.

Hình như chú mới là ông chủ?

Ông chú cười ha ha, nói Tiểu Cận có ân đối với nhà bọn họ, mấy năm trước cứu con ông ở trên cao nguyên.

Cả nhà bọn họ đều coi Tiểu Cận là người nhà, phòng lầu ba cũng là để lại cho Tiểu Cận, biết Tiểu Cận ở Kashgar, sẽ gọi đến ở.

Hóa ra là như vậy.

Ông chú thấy Tư Dã mang theo SLR, lại tìm một tấm bản đồ tự chế, chỉ cho anh nơi nào chụp ảnh đẹp nhất trong thành phố cổ.

Tư Dã thấy bản đồ vẽ rất đẹp, ký hiệu rõ ràng, không giống như một số bản đồ tự chế, quá chú trọng đến sự đáng yêu, chẳng nhìn thấy đường đâu mà lần.

“Đây là nhà chú làm ạ?”

Ông chú cười nói: “Tiểu Cận giúp làm đấy.”

…… Lại là anh Cận.

Anh Cận toàn năng đó hả?

Hạ Đề tới giải thích.

Nghe nói cách đây vài năm, thành cổ dành hẳn một khu vực để phát triển du lịch, văn hoá và phát triển.

Họ không biết nhiều vì vậy anh Cận rảnh rỗi giúp đỡ bọn họ bày mưu tính kế.

Không phải tất cả bản đồ đều do anh Cận vẽ, nhưng anh Cận tìm đến mấy sinh viên nghệ thuật dân tộc Hán nhờ vẽ giúp.

Sau khi bản đồ đầu tiên xuất hiện thì anh Cận sửa lại, bỏ đi vài thứ phức tạp, rất được du khách hoan nghênh.

Tư Dã lại lấy một bản đồ, gấp lại kẹp vào trong sổ ghi chép, cầm một phần khác ra cửa.

Mặc dù thời tiết bụi bặm gây phiền nhiễu, nhưng bảo vệ tốt sẽ không quá khó chịu.

Tư Dã cuối cùng vẫn đeo khăn ngụy trang vào.

Đi dọc theo bản đồ qua các con phố ngõ hẻm, dừng lại khi đi qua quán trà cũ Kashgar nổi tiếng, nghe tiếng nhạc truyền đến từ tầng trên, chụp lại cảnh các ông bà lão đang nhàn nhã.

Thành cổ thức dậy vào giữa trưa.

Chủ cửa hàng tất bật hất nước ra đường giảm bụi.

Mở nồi sắt ra, khí trắng bốc lên, thịt dê hầm kêu ùng ục.

Tiếng chuông đồng truyền đến, những du khách sống bên ngoài thành cổ đi vào.

Sức sống tươi mới và khác biệt với các thành phố lớn làm cho Tư Dã cảm thấy thư thái.

Anh tránh lạc đà tham quan và ngựa, đi về phía một con hẻm phù hợp để “ra mảng lớn” được hướng dẫn trên bản đồ.

Bác sĩ khuyên anh nên đi du lịch để giải sầu.

Nhưng lần này anh ra ngoài không chỉ vì giải sầu.

Nếu không, thì anh đã chẳng chọn Kashgar.

Đây là nghệ thuật ngoài tầm nhìn của anh, màu sắc tuyệt vời của đất trời.

Anh muốn thử xem, đi một chuyến này có thể thu hoạch được gì đó ngoài dự kiến hay không.

Mọi người trong giới đều cảm thấy anh đang suy sụp, anh thực sự bị bệnh nặng, nhưng từ đầu đến cuối, anh vẫn không hề từ bỏ chính mình.

Con hẻm đó dường như đang tổ chức một hoạt động gì đó, còn náo nhiệt hơn cả trước cửa quán trà cũ.

Tư Dã tiến lại gần nhìn, thì ra là mấy nhà trọ hợp tác tổ chức một cuộc thi chụp ảnh.

Nam thanh nữ tú trong trang phục dân tộc rực rỡ, vừa hát vừa nhảy múa giữa những bức tường sơn vàng, cười rạng rỡ trước ống kính.

Lớn tuổi thì ngồi quanh một vòng, cầm nhạc cụ dân tộc đệm cho bọn họ.

Tư Dã bị bầu không khí này lây nhiễm, lập tức mở SLR ra, vỗ vỗ rồi nghe thấy tiếng sáo quen thuộc.

Đó là sáo đại bàng.

Ngay cả khi tất cả âm thanh cùng hội tụ, sáo đại bàng vẫn rất dễ nhận biết.

Tư Dã theo tiếng sáo đi lên một bậc thang đá, rẽ sang một góc khác, đồng tử khẽ co lại.

Trên tầng cao nhất được trải thảm và chứa đầy các đạo cụ chụp ảnh như bình hoa đồng và đĩa trái cây, anh Cận đang thổi một cây sáo đại bàng.

Hai cô gái mặc trang phục dân tộc – lúc này Tư Dã vẫn chưa thể phân biệt được trang phục của dân tộc nào – đang nhảy múa trong tiếng sáo, một cậu bé khác là bạn nhảy với bọn họ.

Họ đều còn trẻ, khuôn mặt treo nụ cười bẽn lẽn, trong mắt có ánh sáng hy vọng.

Ở tầng cao nhất có phong cách dân tộc mạnh mẽ này, anh Cận là người duy nhất mặc áo T shirt đen và quần quân đội, rõ ràng là lạc lõng nhưng dường như lại hòa nhập với môi trường xung quanh.

Hắn là tiếng sáo đó.

Cô đơn, cao cả, bảo vệ những người nghe thấy tiếng sáo.

Tư Dã dán mắt vào anh Cận, khi anh Cận quay qua, anh không kịp trốn tránh.

Tiếng sáo dừng lại, ba người nhảy múa cũng nhìn theo ánh mắt của anh Cận.

Hai cô gái dường như bị quấy rầy, đồng loạt trốn sau lưng cậu bé.

Tư Dã lúng túng nói: “Xin lỗi, tôi nghe tiếng thấy sáo đại bàng, rất hay, tôi chỉ ghé qua xem một chút, làm phiền anh rồi.”

Anh Cận lắc đầu, “Không sao đâu.”

Tư Dã biết nên rời đi ngay lập tức, nhưng trái tim không muốn đi.

Họ có phải là bạn của Anh Cận không?

Anh Cận nói hôm nay và ngày mai có việc, là tham gia cuộc thi ảnh à?

Hai cô gái tuy rằng nhát gan, nhưng ánh mắt rất thân thiện, các cô nhỏ giọng nói chuyện với Anh Cận, Tư Dã nghe không hiểu, cảm thấy không giống với tiếng duy ngô nhĩ nghe được mấy ngày nay.

Anh Cận đi tới, nhìn lướt qua SLR, “Đến chụp ảnh hả?”

Tư Dã lập tức gật đầu, “Đi dạo xung quanh thôi, thấy ở đây có hoạt động chụp ảnh nên dừng lại, chụp được không ít. ”

“Có thể chụp mấy tấm cho các cô ấy không?”

“Hả? Chúng ta có thể chụp hả?”

“Ừ.”

Tất nhiên Tư Dã sẵn sàng, hỏi có yêu cầu gì không, Anh Cận nói không có.

Lúc Tư Dã bắt đầu tìm kiếm góc chụp ảnh, hắn đến gần nói, “Họ hơi nhút nhát, cậu có thể hướng dẫn họ không?”

Tư Dã: “Không có vấn đề!”

Anh cũng không phải nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, ngại vác theo máy ánh to dài quá mệt mỏi, vì thế anh chỉ mang theo một chiếc máy ảnh nhỏ.

Nhưng làm nhiếp ảnh gia cũng không phải là không được.

Như lời Anh Cận nói, các cô thật sự rất bẽn lẽn.

Tư Dã cố gắng nói chuyện với họ, nhưng ngôn ngữ không thông thạo, chỉ có thể ngượng ngùng cười với anh.

Chẳng bao lâu, Tư Dã đã tìm được đường đi.

Vẻ đẹp của họ mộc mạc tự nhiên, không cần phải chỉnh sửa quá nhiều.

Mặc vào những bộ trang phục dân tộc đẹp đẽ, họ chắc chắn là viên ngọc quý dưới những ngọn núi tuyết và những đám mây lượn lờ.

Điều duy nhất anh nên làm là điều chỉnh các cô cho phù hợp với ống kính.

Anh Cận lại thổi sáo đại bàng.

Tư Dã cống hiến hết mình.

Không biết là do vẻ ngoài của anh rất thân thiện với các cô gái hay do kỹ thuật chụp ảnh làm cho người ta thoải mái mà sự câu nệ của các cô gái đã biến mất, mạnh dạn khoe nụ cười và vẻ đẹp trong sáng.

Khi buổi chụp hình kết thúc, các cô gái nói một vài lời với Tư Dã.

Anh nhìn về phía anh Cận.

Anh Cận nói: “Họ nói cảm ơn cậu, giúp các cô dũng cảm tham gia cuộc thi. ”

Tiếng hoan hô dưới lầu nhiệt liệt hơn trước.

Anh Cận và các cô gái lại trao đổi vài câu, nghe giọng điệu như dặn dò.

Họ đi xuống cầu thang với cậu bé.

Tầng trên cùng chỉ còn lại Tư Dã và anh Cận, Tư Dã đột nhiên không biết phải làm gì, đành phải nói, “Mấy cô ấy là gì của anh…”

“Cô bé trong thôn.”

Tư Dã suy nghĩ một hồi, “Từ huyện Tháp đến?”

“Ừ.”

Tư Dã hiểu tại sao những gì họ nói khác với tiếng Duy Ngô Nhĩ.

Hầu hết những người sống ở huyện Tháp là người Tajik, nói tiếng Tajik.

Ngày hôm qua anh còn tự cho rằng anh Cận mang dòng máu duy ngô nhĩ, giờ ngẫm lại, chẳng lẽ là dòng máu Tajik?

“Rất nhiều người từ nơi khác đến vì sự kiện này à?”

“Huyện Tháp, Toa Xa, A Khắc Đào…có cả.”

Anh Cận khom lưng nhặt đạo cụ trên mặt đất, “Dân tộc Duy Nhô nghĩ, người Kazakh, dân tộc Tajik, dân tộc Kirkiz, rất nhiều dân tộc, người Hán cũng sẽ tham gia.”

Tư Dã nói, ” Anh ở lại Kashgar vì hoạt động này à?”

“Ừ. Lần đầu tiên họ rời khỏi huyện Tháp, muốn tham gia nhưng hơi rụt rè và lo lắng”

Tư Dã nhớ ánh mắt của các cô gái, sự rụt rè và khao khát đều có trong đôi mắt xanh ấy..Giống như những ngọn núi tuyết cao chót vót, và hồ băng tĩnh lặng dưới chân những ngọn núi tuyết phủ.

Họ mong muốn đến một thế giới rộng lớn hơn nhưng lại mâu thuẫn rồi lùi bước.

Cho nên anh Cận mới ở lại giúp các cô, mà vừa rồi anh cũng giúp được những cô gái này.

Họ trở nên tự tin dưới ống kính của anh hơn.

Trong lòng Tư Dã vui vẻ, không khỏi hít sâu một hơi, lại bị bụi bay mù mịt sặc đến ho khan một tiếng.

Anh Cận trầm mặc mà nhìn, chờ anh bình tĩnh lại, mới cầm lấy bình nước đặt trên thảm, “Tự mà rót đi.”

Đó là bình nước cách nhiệt, Tư Dã âm thầm chửi bới tháng bảy còn uống nước nóng.

Kết quả mở nắp đổ ra, thế mà lại là đá. Trong nắp bình trà có màu vàng nhạt, có vài lá trà nhỏ mà anh không thể gọi tên.

Vừa uống vào đã thấy lạnh cổ họng, thoạt có mùi vị rất lạ, nhưng không kìm được mà tiếp tục uống.

“Đây là loại trà gì?”

“Trà thuốc.”

“…… Thuốc gì? ”

“Không biết.”

Sau khi Tư Dã đến Kashgar, anh đã ăn không ít thứ có mùi vị kỳ lạ, hương vị nồng đậm, bây giờ lại thêm một thứ.

Anh Cận hỏi: “Còn uống nữa không?”

Tư Dã trả bình giữ nhiệt lại, “Cảm ơn anh Cận.”

“Ừ.” Anh Cận đổ cho mình một nắp, ngửa đầu uống hết.

Tai Tư Dã nóng lên.

Cũng không biết do anh Cận chạm vào, hay là anh chạm vào.

“Đúng rồi.” Tư Dã lấy điện thoại di động ra, “Chúng ta thêm wechat đi, thuận tiện liên lạc.”

Anh Cận kéo thẳng mã QR ra quét cho anh quét.

Avatar là một ngọn núi tuyết nguy nga, tên ba từ: Núi Cận Trọng.

_________________

Quần quân đội

Máy ảnh SLR


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.