Mặt trời mọc ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây. Lúc mặt trời mọc gọi là bình minh, còn khi mặt trời lặn thì người ta lại gọi là hoàng hôn.
Nhớ lúc giảng bài học này cho bọn con nít ở trại trẻ, ông Chín Tâm đã nói thế này. “Bọn con là đang ở trong giai đoạn bình minh của cuộc đời. Là giai đoạn phải cố gắng học tập rèn luyện để đến giai đoạn giữa trưa, là khi tụi con 20 – 40 tuổi các con sẽ có đủ kiến thức để sống, để làm việc giúp ích cho bản thân và xã hội. Và cũng là tích lũy được tiền bạc cũng như kinh nghiệm sống để qua 40 tuổi, các con được sum vầy bên con cái, bên người thương của mình.”
Huệ Lan nhớ khi đó bà Tám Thu đang đi ngang qua lớp học, nghe thấy những lời đó thì dừng phắt lại. Bà đã hỏi thế này.
“Tại sao 40 tuổi thì muốn sum vầy bên con cái, mà không phải ở 1 độ tuổi trẻ hơn?”
Ông Chín khi đó đã cười và trả lời thế này.
“40 tuổi là lúc sức khỏe chúng ta đã đi xuống. Không còn sung sức được như xưa nữa, thêm vào đó là kinh tế tiền bạc ở độ tuổi này cũng đã dư dả hơn khoảng thời gian trước đó. Vì thế mà ta không thể chạy nhảy, không còn phải vội vàng kiếm tiền, nhưng lúc đó cũng lại là thời điềm ta nghĩ nhiều hơn cho ngày mai, cho tuổi già. Bởi có ai trong chúng ta lại mong muốn bản thân khi về già sẽ phải nhốt mình trong 4 bức tường và làm bạn với chó mèo đâu chứ?”
Đúng vậy! Ai muốn về già lại phải nhốt mình trong 4 bức tường và làm bạn với chó mèo? Có lẽ cũng vì suy nghĩ như thế mà dượng Quyền sau bao năm ăn chơi, thì đã chủ động liên lạc với con trai.
Và hứa với đứa trẻ sẽ lo cho nó đầy đủ. Đó có lẽ là lí do để dì Út và dượng Quyền xảy ra mâu thuẫn.
1 gia đình sum vầy êm ấm! Nếu lúc đó dì Út Duyên sinh được cho dượng Quyền 1 đứa con thì những chuyện không hay giữa 2 người chắc sẽ không có.
1 đứa con.. nhắc mới nhớ.
Đoạn suy tưởng của Huệ Lan chợt dừng lại bởi những gì nàng nhìn thấy. 1 sân nhà có nhiều hơn 1 chiếc xe hơi. Huệ Lan nàng sau khi leo lên chiếc xe gắn máy của 1 chàng Grab thì đã đề nghị anh ta bỏ xuống ở đầu ngõ để đi bộ vào nhà.
Cứ tưởng sau 1 ngày dài bận rộn, Huệ Lan nàng sẽ có được những giờ phút thư giãn. Nhưng hình như nàng không có diễm phúc đó. Vừa bước 1 chân vào cổng Huệ Lan đã nghe tiếng Kim Phát chất vấn mình.
– Chị Lan! Tôi nói chị ở lại nhận dạng thi thể, rồi liên hệ bên mai táng để họ xử lý cái xác thôi mà. Công việc đơn giản như thế mà chị phải mất cả một ngày mới làm xong. Là chị bị ngốc hay chị đã nhân cơ hội đó mà bỏ đi đàn đúm.
– Chắc chắn là đi đàn đúm rồi.
Bà An ngồi ở bàn ghế dài với 2 đứa Kim Khanh và Ngọc Minh cười khẩy mà buông lời chê bai.
– Lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống, là lời khuyên của ông bà mình để đẻ ra cho được 1 đứa con đàng hoàng. Nhưng thấy nó bị bỏ bờ bỏ bụi đến nỗi người ngợm tím tái thì đủ hiểu dòng giống của nó ra sao rồi. Nên chị 2 à, chị coi làm sao thì làm, chứ em thấy là nên gửi trả cái đứa không rõ gốc gác này về trại trẻ đi. Rồi 2 đứa con em đó, chị nhận đứa nào thì nhận 1 đứa đi.
– Thím An, thím nói cái gì vậy hả?
Người vừa nói đó là ông Hứa Kim Tiến, cha ruột của Hứa Kim Phát. Lần trước vì đứa con thứ 2 là Ngọc Mi bị gãy chân nên đã không đến bữa tiệc kia được. Nhưng hôm nay ông và cả vợ là bà Phạm Mỹ Hòa cũng đã có mặt. Ông Hứa Kim Tiến tiếp.
– Cái gì mà nhận nuôi 2 đứa con của thím. Rồi gì mà lấy chồng xem giống, lấy vợ xem tông. Xem tông sao? Thế tông ti họ hàng của thím ngon lành, tốt đẹp lắm sao hả thím An? Rồi 2 đứa con của thím nữa. Đứa thì cờ bạc đã đành. Đứa thì học hành 2 năm 1 lớp. Thi đi thi lại cũng chẳng có nổi cái bằng phổ thông. Nên nếu chị 2 mà có nhận nuôi thì phải nhận con của tôi là thằng Phát mới đúng.
– Anh Tiến! Anh là gì mà anh dám nhục mạ họ hàng cha mẹ của tôi. Rồi xem thằng con của tôi.
Bà An tru tréo.
– Thằng Phát con tôi. Ừ, thì con a, ai chả biết từ nhỏ nó đã được nhồi nhét suy nghĩ là sẽ được thừa hưởng của cải của cô 2. Đúng là tham cha đẻ tham con.
– Thím An! Thím nói cái gì vậy hả?
Lần này người lên tiếng là bà Hòa, mẹ của Kim Phát. 1 người đàn bà có học thật sự. Quả là bà rất xứng với ông Tiến, cùng là giáo viên hẳn hoi. Gia đình bà Phụng khi ấy nghèo khổ. Trong khi bà Phụng, ông Hưng phải đi phụ giúp gia đinh ở xưởng bún thì ông Tiến lại được đi học.
Nhưng cái gì cũng có nguyên nhân của nó. Ông Tiến được cho đi học là bởi khi sinh ra ông ta ốm yếu, dễ đổ bệnh nên việc trong việc ngoài đều do bà Phụng gánh vác.
Thuở ấy nhìn bà Phụng phải gánh những thùng nước bự thì ai nấy đều tưởng bà là đàn ông, còn ông Tiến thằng em kế của bà là con gái kia. Bà Hòa mở miệng toan tuôn ra những tràng chửi văn vẻ và có học thức vào mặt đứa em dâu chợ búa thì bên kia, vị chủ nhà là bà Phụng đã ngắt ngang tất thảy bằng 1 cái tách vỡ.
Đúng hơn là bà Phụng đã đập nát 1 cái tách trà để chặn họng những người em trai, em dâu của mình. Tiếng rơi vỡ của thủy tinh thật sự đã có tác dụng. Bà Hòa nuốt những lời chửi rủa điêu ngoa xuống cổ họng để bật ra 1 câu nói khác.
– Chị 2, chị.. chị sao vậy?
– Sao ư?
Bà Phụng cười gằng.
– Các người mới là những người bị sao đó. Mợ Hòa, cậu Tiến và cả mấy người nữa, mấy người có biết căn nhà này là của ai không? Ai mới được phép lên tiếng ở đây không? Đây là nhà của tôi đó. Tôi chưa lên tiếng mà mấy người đã xúm vào chửi bới con gái của tôi là sao?
Người đàn bà giỏi giang đã và đang hô mưa gọi gió trên thương trường dừng lại, để quét ánh mắt không vừa lòng lên tất cả những con người có mặt trong phòng. Khỏi nói những con người là em trai, em dâu của bà Phụng đã kinh ngạc đến mức nào.
Họ há hốc mồm miệng. Ông Hưng toan nói gì đó để giải vây cho vợ mình thì đã bị bà Phụng ngăn lại bởi 1 cái phất tay. Bà Phụng nói:
– Hôm nay tôi gọi mọi người đến đây chỉ là thông báo với các người rằng mai tôi sẽ hoàn thiện hồ sơ con Lan làm con nuôi.
– Cái gì chớ?
Bà An như thét lên.
– Hoàn thiện.. lí nào chị sẽ cho nó hết toàn bộ tài sản sao? Không được..
– Đúng rồi. Sao có thể cho 1 đứa bá dơ không rõ nguồn gốc hết toàn bộ tài sản của chị được? Còn tụi em và các cháu thì sao?
Câu nói của bà Hòa vừa dứt. Bà Phụng đã không nể mặt mà ném cái nhìn khinh bỉ lên người của đứa em dâu tham lam. Bà Phụng gằng từng chữ.
– Các người không phải là có gia đình và sự nghiệp riêng của các người sao. Nhắc lại cho mợ và mọi người ở đây biết gia sản này là do 1 tay tôi gầy dựng nên. Không phải thừa hưởng của cha mẹ hoặc nhờ vào sự giúp sức của mợ hoặc bất kì ai trong cái nhà này nên bây giờ tôi muốn làm gì, cho ai là quyền của tôi.
Hứa Kim Phát và ông Tiến hình như có gì đó muốn nói. Nhưng cả 2 chưa kịp mở miệng thì bên này bà Phụng đã phất tay ngăn lại. Bà nói bằng 1 giọng dứt khoát.
– Tiễn khách!
Biết chẳng thể nói gì lúc này để thuyết phục bà Phụng. Những người em trai và em dâu của bà lần lượt ra khỏi nhà. Nhưng ai trong số họ cũng đều ném ánh mắt hằn hộc về phía Huệ Lan như thể cô nàng chính là cội nguồn của mọi chuyện mà họ phải gánh.
Đứng chôn chân tại chỗ đón nhận sự khinh ghét, căm giận từ những người lí ra phải là thân thuộc nhất, Huệ Lan tựa hồ muốn ngã khuỵu.
Nàng đã ngã khuỵu thật. Có điều trước khi Huệ Lan ngã hẳn xuống nền đất lạnh ngắt thì đã có 1 cánh tay vươn ra đỡ ngang eo của nàng. Bà Phụng nhìn khuôn mặt xanh lét của đứa con gái nuôi mà lộ vẻ khó chịu.
– Có nhiêu đó áp lực mà con đã không chịu nổi thì sau này sao con tiếp quản được công ty và sản nghiệp của mẹ. Hay con không muốn được chính thức làm con của mẹ?
– Mẹ à..
(Hết chương 17)