“Tôi biết Hoang thôn ở đâu rồi.”
Đây là tiêu đề của một bài viết trên mạng BBS, kích chuột mở ra xem, hóa ra lại là những trang hoạt họa flash.
Dưới bóng đêm u ám khiến ta nghẹt thở, những con sóng đục ngầu vỗ vào bờ thê lương, một thôn nhỏ cô đơn, bất động như đã chết nằm trên sườn núi, rất nhiều mái nhà đen thui rải rác lố nhố. Từ hang động trên đỉnh núi có thể nhìn bao quát toàn bộ thôn xóm, một bóng thiếu nữ áo trắng xa xăm đứng đó, cuồng phong thổi tung tóc và áo váy cô gái, giai điệu của ca khúc nhạc kịch nổi tiếng “Bóng ma nhà hát” làm nền.
Hóa ra đây là flash của một cư dân mạng chế tác sau khi đọc truyện của tôi. Đây là Hoang thôn trong lòng họ ư?
Theo giai điệu “Bóng ma nhà hát” quen thuộc, từng trang flash hiện lên. Tôi hít thở thật sâu. Kể từ sau khi truyện ngắn “Hoang thôn” đăng trên tạp chí “Chồi non,” cuộc sống của tôi đã bị đảo lộn bởi câu chuyện này. Truyện ngắn này cũng đã khiến cho một nhân vật vô cùng bí hiểm xâm nhập vào cuộc sống của tôi, còn nhân vật bí hiểm này là ai? Tôi sẽ thuật lại chi tiết với bạn ở đằng sau tiểu thuyết.
Ngoài nhân vật bí hiểm này ra, bên cạnh tôi còn phát sinh vài việc đại sự, thậm chí đến giờ hồi tưởng lại, tôi vẫn cảm thấy sợ hãi vô cùng. Những truyện này không thể tin nổi tới mức nào, tôi đã từng kể hết lại cho rất nhiều người bạn phóng viên của mình, nhưng không một ai trong số họ tin tôi, tất cả đều cho rằng đây là cuốn tiểu thuyết gần đây tôi mới sáng tác.
Ôi, thật là hối hận vì lúc đó tôi đã không mang theo một chiếc DV bên mình để có thể ghi lại toàn bộ những chuyện này, rồi sau đó sẽ quay thành một bộ phim phóng sự khiến bạn phải sợ hãi khủng khiếp tới mức dựng cả tóc gáy, nếu không thì ai có thể tin được những chuyện li kì đến nhường vậy nhỉ? Đã như vậy rồi thì các bạn hãy cứ coi như mình đang vô tình nghe thấy một đoạn truyện kì quái trong đêm đen lạnh giá nhé!
Trong rất nhiều tiểu thuyết của tôi, câu chuyện đều giống như “Đống đổ nát hình tròn” dưới ngòi bút của Borges, không có thời điểm cũng không có kết thúc, đều có thể mở ra cho bạn một đường hầm bí mật, đưa bạn đến thế giới của trí tưởng tượng…
Nhưng nếu như muốn kể lại câu chuyện này thì bắt buộc phải bắt đầu từ mùa xuân năm đó. Trên tạp chí “Chồi non” tháng tư năm đó có đăng truyện ngắn “Hoang thôn” của tôi.
Truyện ngắn hơn hai vạn chữ này kể lại câu chuyện như sau:
Hoang thôn xuất hiện lần đầu tiên trong tiểu thuyết “Quán trọ u hồn” của tôi, là một sơn thôn nhỏ hoang vắng tại miền đông Chiết Giang, tọa lạc giữa biển và nghĩa trang. Nhưng sự thật là tôi vẫn chưa từng đến Hoang thôn, bởi vì địa danh này đơn thuần không nằm ngoài sự hư cấu của tôi.
Nếu như không phải là lần đi triển khai hoạt động kí tên bán sách đó, thì có lẽ Hoang thôn vĩnh viễn chỉ tồn tại trong tưởng tượng của tôi mà thôi.
Hoạt động kí tên bán sách “Quán trọ u hồn” được tiến hành trong một hiệu sách tại nhà ga. Đó là một đêm đông lạnh giá, lúc hoạt động kí tên bán sách sắp kết thúc thì một cô gái tên là Tiểu Chi xuất hiện trước mặt tôi.
Cô mặc một chiếc áo len rộng thùng thình không hề vừa vặn với cơ thể, cột tóc đuôi ngựa dài đen láy được buộc gọn đằng sau, xem ra là một sinh viên đại học. Cô gái kì lạ này có một đôi mắt thật đẹp, ánh mắt ẩn chứa một cảm giác thật khó thốt thành lời. Cô cẩn thận lễ phép mời tôi kí tên cho mình, cô giới thiệu mình tên là Tiểu Chi, đến từ một địa danh tên là Hoang thôn.
Tôi bỗng ngây người ra, bởi vì Hoang thôn chỉ là cảnh tượng được hư cấu trong tiểu thuyết, nhưng cô gái lại nói Hoang thôn là địa danh có thực, hơn nữa lại còn nằm giữa biển và nghĩa trang.
Tuy không dám tin lắm, nhưng tôi vẫn bị cô gái làm cho chấn động, và đôi mắt sáng trong hút hồn như nai con lạc đường trong đêm tối của cô ấy đã khiến tôi không thể không nảy sinh thiện cảm. Tức khắc, tôi đã đưa ra quyết định, muốn mời Tiểu Chi đưa tôi đến Hoang thôn, xem địa danh hư cấu trong tiểu thuyết của mình rốt cuộc như thế nào ngoài đời thực?
Sau mấy tuần khắc khoải chờ đợi, Tiểu Chi cuối cùng cũng đồng ý lời nhờ vả của tôi, cô đưa tôi đến bến xe đường trường để bước vào chặng đường tới Hoang thôn phía trước.
Tiểu Chi nói với tôi, Hoang thôn nằm ở thị trấn Tây Lãnh của thành phố ven biển K phía đông tỉnh Chiết Giang, sau sự biến Tĩnh Khang thời Đại Tống tám trăm năm trước, di dân trung nguyên đã tháo chạy đến vùng đất hoang bên bờ biển và định cư tại đây, từ đó hình thành nên địa danh Hoang thôn này.
Tiểu Chi sinh ra và lớn lên tại Hoang thôn, hai năm trước cô thi đỗ vào một trường đại học danh tiếng tại Thượng Hải, bây giơ đang đúng dịp về nhà nghỉ đông.
Thông qua những chặng đường chuyển tiếp, tôi và Tiểu Chi rốt cuộc đã đặt chân tới Hoang thôn, ở đây đích thực nằm giữa biển và nghĩa trang, những rặng núi và vách núi dựng đứng thê lương ngút ngàn tầm mắt, thời gian dường như ngưng đọng ở đây, vẫn như đang dừng lại tại niên đại hoang vắng hàng trăm năm trước.
Đầu thôn là một tấm bia đá khổng lồ dựng đứng, phía trên có khắc bốn chữ to “Trinh Liệt Âm Dương.” Nghe nói là trong những năm Gia Tĩnh triều Minh, Hoang thôn có một người đỗ tiến sĩ, để biểÂu Dương mẹ của người này, hoàng đế đã ngự giá ban tặng cho bà tấm bia tiết hạnh.
Tiểu Chi dẫn tôi bước vào Hoang thôn, đến một ngôi nhà cổ kính, trước cổng ngôi nhà có ba chữ “Tiến Sĩ Đệ.” Hóa ra đây là nhà của Tiểu Chi, và tấm bia đá trước cổng thôn cũng là được ban tặng cho tổ tiên gia tộc cô. Ngôi nhà cổ Tiến Sĩ Đệ tối om, sâu hun hút, bên trong có vài sân sướng, bước vào cửa là đại đường “Nhân ái đường,” trong đại đường có treo một bức chân dung cổ nhân bằng giấy ống quyển.
Ngôi nhà cô to nhường vậy nhưng lại thiếu hơi người, chỉ còn cha của Tiểu Chi vẫn sống ở đây. Người đàn ông trung niên này sắc mặt trắng bệch, thân hình gày gò ốm yếu, ông tự xưng là Âu Dương tiên sinh, giọng điệu khi nói chuyện lúc nóng lúc lạnh, rất giống một xác ướp.
Địa danh Hoang thôn này đương nhiên không thể có khách sạn, khi màn đêm buông xuống, tôi chỉ có thể ở nhờ trong căn nhà cổ kính này.
Tiểu Chi bưng chiếc đèn dầu, dẫn tôi vào sân sau, trên lầu có một căn phòng đã đóng cửa từ rất lâu rồi.
Tôi cẩn trọng bước chân vào căn phòng cổ kính, kinh ngạc phát hiện ra bên trong có một bức bình phong cổ, đây là một bức bình phong sơn mài bốn cánh, chắc chắn là cổ vật từ đời Thanh, nhưng càng khiến tôi kinh ngạc hơn chính là những hình vẽ trên bình phong đó. Cảnh thứ nhất vẽ hình một người đàn ông và một người đàn bà, hai người say đắm nhìn nhau đầy lưu luyến, xem ra đây là cảnh tượng li biệt của một đôi vợ chồng hoặc một đôi tình nhân. Cảnh thứ hai vẫn là người đàn bà đó, hình như đang khóc, trước mặt cô là một tăng nhân đứng đó đưa chiếc sáo vào tay cô ta. Cảnh thứ ba vẽ cảnh trong buồng, người đàn bà ngồi một mình trên chiếu trúc, tay cầm chiếc sáo đưa lên miệng, trên xà nhà treo ba dải lụa trắng. Cảnh thứ tư vẽ người đàn ông ban nãy đang nằm bên cạnh một chiếc quan tài sơn đỏ, càng đáng sợ hơn vì nắp quan tài mở ra và tay người đàn ông vẫn nắm lấy chiếc sáo trúc.
Nhìn những hình vẽ này trên bình phong, tôi sởn hết da gà, một bóng đen kì dị chập chờn lay động trên bình phong, dường như người đàn ông trong tranh vẽ đang sắp bước ra ngoài tới nơi.
Tiểu Chi kể cho tôi nghe câu chuyện vẽ trên tấm bình phong cổ này.
Vào thời Gia Tĩnh triều Minh, Hoang thôn có một đôi vợ chồng trẻ, người vợ tên là Yên Chi. Lúc đó cướp biển Nhật Bản hoành hành, chồng của Yên Chi bị cưỡng chế vào quân đội, bị ép buộc ra tỉnh ngoài đánh trận với cướp biển Nhật Bản.
Trước khi lên đường, người chồng đã hẹn ước với vợ: vào ngày tết trùng dương ba năm sau, anh nhất định sẽ trở về cùng cô tương ngộ, nếu như đến ngày hẹn ước mà không thể gặp lại, hai người sẽ cùng nhau tự tử trong đúng đêm tết trùng dương đó.
Ba năm sau, ngày tết trùng dương cận kề, người chồng phương xa vẫn bặt vô âm tín. Yên Chi ngày nào cũng ra cổng thôn đứng ngóng trông, một hôm cô gặp được một nhà sư khất thực, tăng nhân trao lại cho cô chiếc sáo trúc, dặn dò cô đến đúng đêm trùng dương thì thổi sáo, người chồng sẽ trở về như lời hẹn ước.
Vào đúng đêm trùng dương, Yên Chi thổi sáo, khi giai điệu u buồn vừa kết thúc, người chồng quả nhiên về tới trước cửa nhà. Cô vui mừng khôn xiết giúp chồng cởi áo, dịu dàng hầu hạ chồng nằm xuống nghỉ ngơi.
Sau khi hai người cùng nhau trải qua vài đêm hạnh phúc, người chồng đột nhiên mất tích. Không lâu sau, Yên Chi nghe tin người chồng đã tử trận vào đúng ngày tết trùng dương. Hóa ra, đêm trùng dương đó, tại chiến trường xa xôi nghìn dặm chồng cô đã cố ý xông lên hàng đầu và đã bị kẻ địch bắn chết.
Anh với danh nghĩa tử trận, nhưng thực chất là tự tử vì tình, lấy cái chết để thực hiện lời hẹn ước với vợ. Linh hồn anh vượt qua trăm sông ngàn suối chỉ để trở lại cố hương Hoang thôn. Và đúng giây phút đó, Yên Chi đã thổi chiếc sáo thần bí, tiếng sáo dÂu Dương đã dẫn đường cho linh hồn người chồng trở về nhà.
Buổi tối hôm đó, tôi chỉ nghĩ về câu chuyện này, không sao ngủ được. Đến quá nửa đêm, tôi dứt khoát bước ra khỏi phòng, phát hiện vách tường phòng bên vẫn còn ánh nến.
Kìm nén sự sợ hãi, tôi len lén nhìn vào cửa sổ phòng bên cạnh.
Trên bàn trang điểm cũ kĩ có thắp một ngọn nến, ánh nến yếu ớt soi rọi một cô gái mặc áo trắng, nhưng tôi không thể nhìn thấy mặt cô ấy, chỉ thấy cô ấy đang chải mái tóc dài đen láy. Tôi lập tức nhớ lại cảnh tượng kinh điển khủng khiếp trong bức tranh bèn hoảng loạn bỏ chạy về phòng mình.
Đây là đêm đầu tiên của tôi ở Hoang thôn.
Ngày thứ hai, Tiểu Chi đưa tôi đi khắp thôn tham quan. Ở đây quả nhiên là thôn nghèo khắc nghiệt, những dãy núi thê lương và biển thì đen thui khiến tôi nhớ đến “Quán trọ Jamaica” (1).
(1) Quán trọ Jamaica (Jamaica Inn) cuốn tiểu thuyết của nhà văn người Anh Daphne du Mauriesr.
Tiểu Chi chỉ có đúng một vẻ biểu cảm, dường như vĩnh viễn chẳng có lúc nào vui vẻ, cô ấy luôn thẫn thờ nhìn biển thất thần. Thấy cô nhìn chằm chằm về phía biển, lòng tôi bỗng nhiên nảy sinh chút manh động, nhưng rốt cuộc vẫn kìm chế được mình.
Buổi chiều, trong phòng của Tiểu Chi, tôi thấy trên bàn làm việc có đặt một khung ảnh, bên trong có lồng một tấm ảnh đen trắng của cô ấy, trông cô trong ảnh thật quyến rũ, chỉ có điều ánh mắt phảng phất chút u sầu.
Nhưng Tiểu Chi lại nói người trong ảnh đã chết từ lâu rồi. Hóa ra đây là ảnh của mẹ Tiểu Chi, mẹ con cô ấy quả thật giống nhau quá.
Lúc Tiểu Chi còn rất nhỏ, mẹ cô đã bị bệnh và qua đời, bà chết trong căn gác tôi hiện đang ở. Cha một mình nuôi cô khôn lớn. Tiểu Chi chỉ có thể nhìn thấy mẹ qua bức ảnh này.
Vào mười hai giờ đêm hôm đó, tôi đột nhiên nghe thấy tiếng sáo trúc, hình như từ trên núi phía đằng sau vọng lại. Tiếng sáo trong đêm làm tôi bồn chồn bất an, tôi vội vàng chạy khỏi ngôi nhà Tiến Sĩ Đệ, lần theo tiếng sáo tìm ra được người thổi sáo trên núi. Hóa ra người thổi sáo chính là cha của Tiểu Chi, Âu Dương tiên sinh.
Nửa đêm chạy lên núi thổi sáo, hành vi kì quặc này khiến tôi tò mò, và chiếc sáo trên tay ông cũng vô cùng đặc biệt, nghe nói là nó đã có tới hàng trăm năm lịch sử.
Tôi nghĩ chiếc sáo này nhất định mang trong mình một câu chuyện nào đó, quả nhiên, Âu Dương tiên sinh kể cho tôi nghe, chiếc sáo này chính là chiếc sáo thần bí mà Yên Chi thổi năm nào, và câu chuyện về Yên Chi vẫn còn có một phiên bản khác.
Hoang thôn mấy trăm năm trước, Yên Chi thổi sáo trúc đúng đêm tết trùng dương và cùng linh hồn chồng tương ngộ. Ba tháng sau, cô phát hiện mình có thai. Đây là một kì tích. Đứa trẻ cô mang trong bụng chính là hạt giống mà chồng cô đã chết ngoài sa trường về gieo hạt.
Người dân Hoang thôn bắt đầu nghi ngờ cô ngoại tình, nhưng Yên Chi kiên quyết bảo vệ sự trong sạch của mình để giữ lại đứa con trong bụng. Yên Chi chịu đựng mọi nỗi khổ đau, sau mười tháng hoài thai, cô đã sinh hạ được một cậu con trai. Yên Chi một mình nuôi con lớn, hai mẹ con chịu đựng biết bao sự kì thị và sỉ nhục. Mười mấy năm sau, Yên Chi rốt cuộc chết vì lao lực, nhưng con trai của cô lại học hành vô cùng chăm chỉ, sau này ghi danh bảng vàng trở thành môn sinh thiên tử.
Sự tích của Yên Chi truyền đến tai hoàng đế, hoàng đế cũng cảm động trước câu chuyện này, ngài bèn ngự giá ban tặng tấm bia tiết hạnh để biểu dương đức hạnh của Yên Chi. Hóa ra tấm bia tiết hạnh ở đầu thôn là để ban cho Yên Chi, Tiến Sĩ Đệ cũng chính là do con trai của Yên Chi xây dựng nên, Âu Dương tiên sinh và Tiểu Chi chính là hậu duệ của Yên Chi.
Hậu duệ của u hồn?
Tôi sợ quá chạy tọt vào trong Tiến Sĩ Đệ. Khi vào trong sân Tiến Sĩ Đệ, tôi ngạc nhiên khi phát hiện ra Tiểu Chi mặc một bộ đồ trắng toát đang cô độc đi lại dưới ánh trăng. Cô ấy không nói lấy một lời, ánh mắt như đang mộng du. Tôi lập tức bỏ chạy mất tăm.
Ngày thứ ba đến Hoang thôn, rốt cuộc không thể chịu đựng được nữa nên tôi bèn quyết định đi khỏi nơi đây ngay tức khắc.
Trước khi rời khỏi Hoang thôn, tối đến cáo từ Âu Dương tiên sinh và Tiểu Chi, họ cũng không níu giữ tôi lại, chỉ là trong lời nói ẩn chứa điều gì đó.
Tôi đứng trước cửa Tiến Sĩ Đệ nhìn Tiểu Chi, tuy chỉ có dăm ngày ngắn ngủi gặp gỡ nhau, nhưng ánh mắt trong sáng cuốn hút của cô ấy vẫn khiến trái tim tôi có chút âm thầm chát đắng, tôi không biết mình nên nói gì, đành rời khỏi Hoang thôn.
Trở lại thị trấn Tây Lãnh, tôi không về ngay Thượng Hải mà lập tức đi tìm viện trưởng của viện bảo tàng văn hóa địa phương, thỉnh giáo ông về truyền thuyết Yên Chi ở Hoang thôn.
Viện trưởng viện bảo tàng văn hóa kể cho tôi nghe, hai mươi năm trước, một ngôi mộ cổ triều Minh gần Hoang thôn bị đạo tặc đào trộm. Lúc đó Âu Dương tiên sinh đã đi báo án, đội khảo cổ lập tức đến tiến hành cấp cứu khai quật, họ phát hiện được bên trong có mai táng hài cốt của một người đàn ông và một người đàn bà, còn có một tấm bia bảo tồn tương đối hoàn hảo ghi lại sự tích sinh thời của chủ nhân ngôi mộ.
Hóa ra, chính ngôi mộ cổ này đã mai táng Yên Chi và chồng cô. Trên mộ chí ghi rõ niên đại Gia Tĩnh triều Minh, phía đông nam nạn cướp biển hoành hành nghiêm trọng, Âu Dương An người Hoang thôn bị cưỡng chế nhập ngũ, trước khi đi đã hẹn ước với vợ, ba năm sau vào ngày tết trùng dương nhất định sẽ trở về quê đoàn tụ nếu không thì cả hai sẽ cùng nhau tự tử.
Ba năm sau, ngày tết trùng dương đã đến, Âu Dương An đang đánh trận nơi phưong xa nghìn dặm, anh ấy biết rằng mình không có cách nào khác để thực hiện lời hẹn ước bèn quyết tâm tự tử vì tình nơi chiến trận. Đúng đêm tết trùng dương, Âu Dương An xông lên hàng đầu, bị trúng tên vào người gục ngã. Nhưng anh ấy chỉ là bị hôn mê do trọng thương, sau đó đã tỉnh dậy, mấy tháng sau, khi trở về quê Hoang thôn thì anh phát hiện người vợ đã treo cổ tự vẫn trong đúng đêm tết trùng dương.
Âu Dương An đau khổ khôn cùng, anh vẫn muốn nhìn thấy vợ lần nữa nên đã âm thầm mở nắp quan tài của Yên Chi và bỗng phát hiện ra thi thể của cô vẫn còn nguyên vẹn, bên cạnh còn có một chiếc sáo trúc. Vậy là, Âu Dương An gánh quan tài của vợ về nhà, cứ mỗi dịp trước và sau tết trùng dương hàng năm, anh đều thổi chiếc sáo để trong quan tài.
Mấy năm sau đó, vào một đêm mùa đông, Âu Dương An lại đem chiếc sáo ra thổi, người vợ trong quan tài bỗng nhiên tỉnh lại. Âu Dương An vô cùng vui sướng, ngày ngày bón cháo cho cô, cuối cùng người vợ cũng hồi phục sức khỏe. Người vợ sau khi sống lại bỗng trở nên tươi trẻ xinh đẹp, hai người họ sống cuộc sống yên bình và sinh hạ một cậu con trai.
Sau đó cậu con trai thi đỗ tiến sĩ, đứng đầu bảng vàng tại kinh thành, hoàng đế biết chuyện đã vô cùng cảm động, ngài liền ngự giá phong tặng tấm bia tiết hạnh cho bà mẹ. Nghe xong phiên bản này về câu chuyện của Yên Chi, bản thân tôi dường như cũng mất đi quan điểm.
Câu chuyện mà Tiểu Chi và Âu Dương tiên sinh kể lại rốt cuộc là thật hay là giả?
Nhưng, ngôi mộ thì không thể nói dối. Tôi đột nhiên cảm thấy mình như rơi xuống đáy vực sâu thăm thẳm trong “Rashomon” (2) của Akira Kurosawa. Gia đình Âu Dương ở Hoang thôn rốt cuộc đang ẩn chứa bí mật gì đây?
(2) Rashomon: là bộ phim nổi tiếng của Nhật Bản do Akira Kurosawa làm đạo diễn. Bộ phim được công chiếu năm 1950 và nhận giải Sư tử vàng tại Liên hoan phim Venice.
Phút chốc, tôi đưa ra quyết định, lập tức quay lại Hoang thôn để vén mở bức màn bí mật này.
Vào cái đêm đông lạnh giá đó, tôi đi qua những dốc núi cheo leo trở lại và nghe thấy tiếng sáo quái dị. Nhưng giây phút này bất cứ điều gì cũng không thể ngăn cản tôi lại. Tôi lao vào Tiến Sĩ Đệ thì phát hiện phòng trên lầu, nơi mình đã từng ở đang sáng lên ánh nến leo lắt.
Tôi lập tức xông lên, tiến lại gần căn phòng mình ở thì phát hiện Tiểu Chi đang mặc một bộ quần áo trắng toát, ngồi nhìn trân trân lên bức bình phong. Sắc mặt cô ấy trắng bệch, con mắt đen láy ưu tư nhìn về phía trước, vẫn là dáng vẻ mộng du đó.
Tôi cao giọng nói chuyện với cô ấy, nhưng cô không chút phản ứng, mãi sau mới từ từ quay đầu lại nói: “Hồn ma trở về?”
Không, giọng của cô ta không phải là giọng Tiểu Chi!
Ánh đèn dầu tù mù soi rọi mắt và tóc cô ta, còn soi lên cả bộ quần áo ngủ, giống như cố nhân bước ra từ trong bình phong.
Lúc này tôi mới phát hiện ra cô gái này hóa ra không phải là Tiểu Chi! Tôi cảm thấy sợ hãi khủng khiếp, lùi lại một bước hỏi: “Cô rốt cuộc là ai?”
“Bà ấy là mẹ của Tiểu Chi.” Không biết tự lúc nào, Âu Dương tiên sinh xuất hiện sau lưng tôi, lạnh lùng trả lời, trên tay ông ta còn đang cầm chiếc sáo thần bí: “Cậu đã nhìn thấy cái không nên nhìn thấy.”
Thế này là thế nào? Nhưng tôi nhớ rõ ràng Tiểu Chi đã từng nói với mình, mẹ của cô ấy đã chết từ lâu rồi.
Âu Dương tiên sinh rầu rĩ kể lại: “Hai mươi năm trước, Tiểu Chi vừa mới chào đời, tôi đi công tác tỉnh ngoài một thời gian dài, khi tôi trở về nhà, mẹ Tiểu Chi đã bị bệnh qua đời từ lâu. Tôi đau khổ vô cùng, không muốn sống một mình trên cõi đời này nữa. Không lâu sau, mộ phần của gia tộc Âu Dương bị đào trộm, tôi nhìn thấy một tấm bia đá, câu chuyện của tổ tiên đã cho tôi một sự gợi ý. Tôi tin rằng chỉ cần làm theo phưong pháp ghi lại trên bia đá, mẹ của Tiểu Chi sẽ nhất định trở về bên tôi. Bởi vậy, tôi thường xuyên chạy lên núi thổi sáo vào lúc nửa đêm, cậu có biết ma lực của chiếc sáo này không? Nó có thể khiến người cậu yêu thương trở về bên cậu. Đúng thế, bà ấy đã trở về rồi.”
Tôi lại nhớ đến căn phòng của Tiểu Chi, bức ảnh mẹ cô ấy lúc còn sống rõ ràng giống Tiểu Chi như khuôn đúc, thảo nào tôi đã tưởng lầm bà ấy là Tiểu Chi.
Và tôi đã hiểu cái đêm đầu tiên đó, người đàn bà chải tóc bên cạnh phòng tôi chính là bà, người đi đi lại lại trong sân trong đêm thứ hai cũng chính là bà. Đây là một đôi vợ chồng người – ma, người vợ vẫn trẻ đẹp như thuở nào, bà ngẩng đầu ngước lên nhìn người chồng già nua tiều tụy. Ông yêu bà sâu đậm, bất luận là bà đã chết hay vẫn còn sống, cho dù là người và ma âm Dương tương cách, ông vẫn khát khao người mà mình yêu thương trở về nhà.
Lòng tôi dâng trào chát đắng: “Tiểu Chi đâu? Cô ấy ở đâu?”
Đôi mắt Âu Dương tiên sinh đột ngột trợn tròn lên, tay thò ra chỉ chỉ phía sau lưng tôi.
Nhưng ngay sau giây phút tôi quay đầu lại thì dường như nghe thấy giai điệu kì quái của tiếng sáo trúc, bóng tối lập tức bao trùm cho tới khi tôi mất hết mọi cảm giác…
Lúc tôi tỉnh dậy, đã là sáng hôm sau, tôi vẫn nằm nguyên trên giường, nhưng trong Tiến Sĩ Đệ rộng lớn nhường vậy không một bóng người. Tôi tìm tất cả các phòng thì chỉ thấy từng lớp bụi mỏng, hình như lâu lắm rồi chưa có ai ở đây.
Tôi thấp thỏm lo lắng lao ra khỏi Tiến Sĩ Đệ cho tới khi tìm thấy thôn trưởng Hoang thôn để hỏi thăm tình hình của gia đình Âu Dương.
Câu trả lời của trưởng thôn càng khiến tôi hồn siêu phách lạc. Hóa ra Âu Dương tiên sinh đã chết từ lâu rồi! Ba năm trước ông đã qua đời vì mắc bệnh ung thư, mất ngay tại Tiến Sĩ Đệ. Hai mươi năm trước, vợ của Âu Dương tiên sinh cũng mất tại nhà lúc ông đi công tác xa.
Còn về Tiểu Chi, thôn trưởng thở dài nói: “Đứa con gái đó rất thông minh, thi đỗ đại học tại Thượng Hải. Đáng tiếc một năm trước, nó đã bị tai nạn đường sắt ở Thượng Hải, vậy là hoa tàn ngọc phế.”
Nghe tới đây thần kinh tôi như muốn nổ tung. Nếu như ba người trong nhà Tiến Sĩ Đệ đều đã chết hết rồi thì Tiểu Chi và Âu Dương tiên sinh mà tôi đã từng gặp là ai?
Nhưng tôi không dám kể hết toàn bộ những chuyện này ra, tôi sợ thôn dân tưởng tôi bị tâm thần rồi nhốt lại. Tôi không thể ở lại Hoang thôn nữa, có lẽ ở đây chỉ thuộc về một thời đại, thuộc về những truyền thuyết kì lạ trong sách cổ.
Tiểu Chi, lòng tôi nhớ cô ấy tuy thân xác tôi đã vội vã rời khỏi Hoang thôn. Tấm bia đá tiết hạnh được ngự giá ban tặng vẫn đang dựng đứng sừng sững tại cổng thôn, giống như một bia mộ khổng lồ.
Sau khi trở về Thượng Hải, tôi hỏi một người bạn đang làm việc tại công ty đường sắt. Cậu ấy kể với tôi, mùa đông năm ngoái, ở chính bến tàu điện ngầm nơi tôi tiến hành kí tên bán sách đã từng xảy ra một vụ tai nạn nghiêm trọng: khi đoàn tàu đang chuẩn bị tiến vào ga, một nữ sinh đại học hai mươi tuổi đã xảy chân rơi xuống đường ray và bị tàu điện ngầm cán chết. Cô ấy tên là Âu Dương Tiểu Chi.
Truyện gốc dài hơn hai vạn chữ, đấy là tính trên số trang, tôi chỉ có thể giới thiệu một cách sơ lược. Vào cái ngày mùa xuân ẩm ướt đó, sau khi truyện ngắn “Hoang thôn“ đăng tải, hơn mấy chục vạn độc giả đọc nó, lập tức gây nên rất nhiều tranh luận, trên mạng cũng xuất hiện vô số bình luận. Tôi không ngờ rằng, nhiều độc giả đã xâm nhập sâu vào thế giới Hoang thôn đến nhường vậy, dường như có một điểm tựa trong truyện ngắn dài hơn hai vạn chữ này bất giác chạm vào một phần nào đó trong trái tim yếu mềm của họ.
Đương nhiên, còn rất nhiều độc giả khác với biết bao nhiêu là phán đoán về địa danh Hoang thôn này. Trong vòng một tháng, tôi nhận được rất nhiều email, phần lớn là hỏi thăm về mấy câu đố chưa được giải đáp trong “Hoang thôn.” Thành thật xin lỗi vì tôi không thể trả lời từng người, bởi vì lúc đó bản thân tôi cũng rất muốn biết đáp án. Tôi hoàn toàn không thể ngờ tới, vào một ngày đầu tháng năm, có vài vị khách từ xa tới đã gõ cửa phòng tôi.
“Tôi biết Hoang thôn ở đâu rồi.”
Đây là tiêu đề của một bài viết trên mạng BBS, kích chuột mở ra xem, hóa ra lại là những trang hoạt họa flash.
Dưới bóng đêm u ám khiến ta nghẹt thở, những con sóng đục ngầu vỗ vào bờ thê lương, một thôn nhỏ cô đơn, bất động như đã chết nằm trên sườn núi, rất nhiều mái nhà đen thui rải rác lố nhố. Từ hang động trên đỉnh núi có thể nhìn bao quát toàn bộ thôn xóm, một bóng thiếu nữ áo trắng xa xăm đứng đó, cuồng phong thổi tung tóc và áo váy cô gái, giai điệu của ca khúc nhạc kịch nổi tiếng “Bóng ma nhà hát” làm nền.
Hóa ra đây là flash của một cư dân mạng chế tác sau khi đọc truyện của tôi. Đây là Hoang thôn trong lòng họ ư?
Theo giai điệu “Bóng ma nhà hát” quen thuộc, từng trang flash hiện lên. Tôi hít thở thật sâu. Kể từ sau khi truyện ngắn “Hoang thôn” đăng trên tạp chí “Chồi non,” cuộc sống của tôi đã bị đảo lộn bởi câu chuyện này. Truyện ngắn này cũng đã khiến cho một nhân vật vô cùng bí hiểm xâm nhập vào cuộc sống của tôi, còn nhân vật bí hiểm này là ai? Tôi sẽ thuật lại chi tiết với bạn ở đằng sau tiểu thuyết.
Ngoài nhân vật bí hiểm này ra, bên cạnh tôi còn phát sinh vài việc đại sự, thậm chí đến giờ hồi tưởng lại, tôi vẫn cảm thấy sợ hãi vô cùng. Những truyện này không thể tin nổi tới mức nào, tôi đã từng kể hết lại cho rất nhiều người bạn phóng viên của mình, nhưng không một ai trong số họ tin tôi, tất cả đều cho rằng đây là cuốn tiểu thuyết gần đây tôi mới sáng tác.
Ôi, thật là hối hận vì lúc đó tôi đã không mang theo một chiếc DV bên mình để có thể ghi lại toàn bộ những chuyện này, rồi sau đó sẽ quay thành một bộ phim phóng sự khiến bạn phải sợ hãi khủng khiếp tới mức dựng cả tóc gáy, nếu không thì ai có thể tin được những chuyện li kì đến nhường vậy nhỉ? Đã như vậy rồi thì các bạn hãy cứ coi như mình đang vô tình nghe thấy một đoạn truyện kì quái trong đêm đen lạnh giá nhé!
Trong rất nhiều tiểu thuyết của tôi, câu chuyện đều giống như “Đống đổ nát hình tròn” dưới ngòi bút của Borges, không có thời điểm cũng không có kết thúc, đều có thể mở ra cho bạn một đường hầm bí mật, đưa bạn đến thế giới của trí tưởng tượng…
Nhưng nếu như muốn kể lại câu chuyện này thì bắt buộc phải bắt đầu từ mùa xuân năm đó. Trên tạp chí “Chồi non” tháng tư năm đó có đăng truyện ngắn “Hoang thôn” của tôi.
Truyện ngắn hơn hai vạn chữ này kể lại câu chuyện như sau:
Hoang thôn xuất hiện lần đầu tiên trong tiểu thuyết “Quán trọ u hồn” của tôi, là một sơn thôn nhỏ hoang vắng tại miền đông Chiết Giang, tọa lạc giữa biển và nghĩa trang. Nhưng sự thật là tôi vẫn chưa từng đến Hoang thôn, bởi vì địa danh này đơn thuần không nằm ngoài sự hư cấu của tôi.
Nếu như không phải là lần đi triển khai hoạt động kí tên bán sách đó, thì có lẽ Hoang thôn vĩnh viễn chỉ tồn tại trong tưởng tượng của tôi mà thôi.
Hoạt động kí tên bán sách “Quán trọ u hồn” được tiến hành trong một hiệu sách tại nhà ga. Đó là một đêm đông lạnh giá, lúc hoạt động kí tên bán sách sắp kết thúc thì một cô gái tên là Tiểu Chi xuất hiện trước mặt tôi.
Cô mặc một chiếc áo len rộng thùng thình không hề vừa vặn với cơ thể, cột tóc đuôi ngựa dài đen láy được buộc gọn đằng sau, xem ra là một sinh viên đại học. Cô gái kì lạ này có một đôi mắt thật đẹp, ánh mắt ẩn chứa một cảm giác thật khó thốt thành lời. Cô cẩn thận lễ phép mời tôi kí tên cho mình, cô giới thiệu mình tên là Tiểu Chi, đến từ một địa danh tên là Hoang thôn.
Tôi bỗng ngây người ra, bởi vì Hoang thôn chỉ là cảnh tượng được hư cấu trong tiểu thuyết, nhưng cô gái lại nói Hoang thôn là địa danh có thực, hơn nữa lại còn nằm giữa biển và nghĩa trang.
Tuy không dám tin lắm, nhưng tôi vẫn bị cô gái làm cho chấn động, và đôi mắt sáng trong hút hồn như nai con lạc đường trong đêm tối của cô ấy đã khiến tôi không thể không nảy sinh thiện cảm. Tức khắc, tôi đã đưa ra quyết định, muốn mời Tiểu Chi đưa tôi đến Hoang thôn, xem địa danh hư cấu trong tiểu thuyết của mình rốt cuộc như thế nào ngoài đời thực?
Sau mấy tuần khắc khoải chờ đợi, Tiểu Chi cuối cùng cũng đồng ý lời nhờ vả của tôi, cô đưa tôi đến bến xe đường trường để bước vào chặng đường tới Hoang thôn phía trước.
Tiểu Chi nói với tôi, Hoang thôn nằm ở thị trấn Tây Lãnh của thành phố ven biển K phía đông tỉnh Chiết Giang, sau sự biến Tĩnh Khang thời Đại Tống tám trăm năm trước, di dân trung nguyên đã tháo chạy đến vùng đất hoang bên bờ biển và định cư tại đây, từ đó hình thành nên địa danh Hoang thôn này.
Tiểu Chi sinh ra và lớn lên tại Hoang thôn, hai năm trước cô thi đỗ vào một trường đại học danh tiếng tại Thượng Hải, bây giơ đang đúng dịp về nhà nghỉ đông.
Thông qua những chặng đường chuyển tiếp, tôi và Tiểu Chi rốt cuộc đã đặt chân tới Hoang thôn, ở đây đích thực nằm giữa biển và nghĩa trang, những rặng núi và vách núi dựng đứng thê lương ngút ngàn tầm mắt, thời gian dường như ngưng đọng ở đây, vẫn như đang dừng lại tại niên đại hoang vắng hàng trăm năm trước.
Đầu thôn là một tấm bia đá khổng lồ dựng đứng, phía trên có khắc bốn chữ to “Trinh Liệt Âm Dương.” Nghe nói là trong những năm Gia Tĩnh triều Minh, Hoang thôn có một người đỗ tiến sĩ, để biểÂu Dương mẹ của người này, hoàng đế đã ngự giá ban tặng cho bà tấm bia tiết hạnh.
Tiểu Chi dẫn tôi bước vào Hoang thôn, đến một ngôi nhà cổ kính, trước cổng ngôi nhà có ba chữ “Tiến Sĩ Đệ.” Hóa ra đây là nhà của Tiểu Chi, và tấm bia đá trước cổng thôn cũng là được ban tặng cho tổ tiên gia tộc cô. Ngôi nhà cổ Tiến Sĩ Đệ tối om, sâu hun hút, bên trong có vài sân sướng, bước vào cửa là đại đường “Nhân ái đường,” trong đại đường có treo một bức chân dung cổ nhân bằng giấy ống quyển.
Ngôi nhà cô to nhường vậy nhưng lại thiếu hơi người, chỉ còn cha của Tiểu Chi vẫn sống ở đây. Người đàn ông trung niên này sắc mặt trắng bệch, thân hình gày gò ốm yếu, ông tự xưng là Âu Dương tiên sinh, giọng điệu khi nói chuyện lúc nóng lúc lạnh, rất giống một xác ướp.
Địa danh Hoang thôn này đương nhiên không thể có khách sạn, khi màn đêm buông xuống, tôi chỉ có thể ở nhờ trong căn nhà cổ kính này.
Tiểu Chi bưng chiếc đèn dầu, dẫn tôi vào sân sau, trên lầu có một căn phòng đã đóng cửa từ rất lâu rồi.
Tôi cẩn trọng bước chân vào căn phòng cổ kính, kinh ngạc phát hiện ra bên trong có một bức bình phong cổ, đây là một bức bình phong sơn mài bốn cánh, chắc chắn là cổ vật từ đời Thanh, nhưng càng khiến tôi kinh ngạc hơn chính là những hình vẽ trên bình phong đó. Cảnh thứ nhất vẽ hình một người đàn ông và một người đàn bà, hai người say đắm nhìn nhau đầy lưu luyến, xem ra đây là cảnh tượng li biệt của một đôi vợ chồng hoặc một đôi tình nhân. Cảnh thứ hai vẫn là người đàn bà đó, hình như đang khóc, trước mặt cô là một tăng nhân đứng đó đưa chiếc sáo vào tay cô ta. Cảnh thứ ba vẽ cảnh trong buồng, người đàn bà ngồi một mình trên chiếu trúc, tay cầm chiếc sáo đưa lên miệng, trên xà nhà treo ba dải lụa trắng. Cảnh thứ tư vẽ người đàn ông ban nãy đang nằm bên cạnh một chiếc quan tài sơn đỏ, càng đáng sợ hơn vì nắp quan tài mở ra và tay người đàn ông vẫn nắm lấy chiếc sáo trúc.
Nhìn những hình vẽ này trên bình phong, tôi sởn hết da gà, một bóng đen kì dị chập chờn lay động trên bình phong, dường như người đàn ông trong tranh vẽ đang sắp bước ra ngoài tới nơi.
Tiểu Chi kể cho tôi nghe câu chuyện vẽ trên tấm bình phong cổ này.
Vào thời Gia Tĩnh triều Minh, Hoang thôn có một đôi vợ chồng trẻ, người vợ tên là Yên Chi. Lúc đó cướp biển Nhật Bản hoành hành, chồng của Yên Chi bị cưỡng chế vào quân đội, bị ép buộc ra tỉnh ngoài đánh trận với cướp biển Nhật Bản.
Trước khi lên đường, người chồng đã hẹn ước với vợ: vào ngày tết trùng dương ba năm sau, anh nhất định sẽ trở về cùng cô tương ngộ, nếu như đến ngày hẹn ước mà không thể gặp lại, hai người sẽ cùng nhau tự tử trong đúng đêm tết trùng dương đó.
Ba năm sau, ngày tết trùng dương cận kề, người chồng phương xa vẫn bặt vô âm tín. Yên Chi ngày nào cũng ra cổng thôn đứng ngóng trông, một hôm cô gặp được một nhà sư khất thực, tăng nhân trao lại cho cô chiếc sáo trúc, dặn dò cô đến đúng đêm trùng dương thì thổi sáo, người chồng sẽ trở về như lời hẹn ước.
Vào đúng đêm trùng dương, Yên Chi thổi sáo, khi giai điệu u buồn vừa kết thúc, người chồng quả nhiên về tới trước cửa nhà. Cô vui mừng khôn xiết giúp chồng cởi áo, dịu dàng hầu hạ chồng nằm xuống nghỉ ngơi.
Sau khi hai người cùng nhau trải qua vài đêm hạnh phúc, người chồng đột nhiên mất tích. Không lâu sau, Yên Chi nghe tin người chồng đã tử trận vào đúng ngày tết trùng dương. Hóa ra, đêm trùng dương đó, tại chiến trường xa xôi nghìn dặm chồng cô đã cố ý xông lên hàng đầu và đã bị kẻ địch bắn chết.
Anh với danh nghĩa tử trận, nhưng thực chất là tự tử vì tình, lấy cái chết để thực hiện lời hẹn ước với vợ. Linh hồn anh vượt qua trăm sông ngàn suối chỉ để trở lại cố hương Hoang thôn. Và đúng giây phút đó, Yên Chi đã thổi chiếc sáo thần bí, tiếng sáo dÂu Dương đã dẫn đường cho linh hồn người chồng trở về nhà.
Buổi tối hôm đó, tôi chỉ nghĩ về câu chuyện này, không sao ngủ được. Đến quá nửa đêm, tôi dứt khoát bước ra khỏi phòng, phát hiện vách tường phòng bên vẫn còn ánh nến.
Kìm nén sự sợ hãi, tôi len lén nhìn vào cửa sổ phòng bên cạnh.
Trên bàn trang điểm cũ kĩ có thắp một ngọn nến, ánh nến yếu ớt soi rọi một cô gái mặc áo trắng, nhưng tôi không thể nhìn thấy mặt cô ấy, chỉ thấy cô ấy đang chải mái tóc dài đen láy. Tôi lập tức nhớ lại cảnh tượng kinh điển khủng khiếp trong bức tranh bèn hoảng loạn bỏ chạy về phòng mình.
Đây là đêm đầu tiên của tôi ở Hoang thôn.
Ngày thứ hai, Tiểu Chi đưa tôi đi khắp thôn tham quan. Ở đây quả nhiên là thôn nghèo khắc nghiệt, những dãy núi thê lương và biển thì đen thui khiến tôi nhớ đến “Quán trọ Jamaica” (1).
(1) Quán trọ Jamaica (Jamaica Inn) cuốn tiểu thuyết của nhà văn người Anh Daphne du Mauriesr.
Tiểu Chi chỉ có đúng một vẻ biểu cảm, dường như vĩnh viễn chẳng có lúc nào vui vẻ, cô ấy luôn thẫn thờ nhìn biển thất thần. Thấy cô nhìn chằm chằm về phía biển, lòng tôi bỗng nhiên nảy sinh chút manh động, nhưng rốt cuộc vẫn kìm chế được mình.
Buổi chiều, trong phòng của Tiểu Chi, tôi thấy trên bàn làm việc có đặt một khung ảnh, bên trong có lồng một tấm ảnh đen trắng của cô ấy, trông cô trong ảnh thật quyến rũ, chỉ có điều ánh mắt phảng phất chút u sầu.
Nhưng Tiểu Chi lại nói người trong ảnh đã chết từ lâu rồi. Hóa ra đây là ảnh của mẹ Tiểu Chi, mẹ con cô ấy quả thật giống nhau quá.
Lúc Tiểu Chi còn rất nhỏ, mẹ cô đã bị bệnh và qua đời, bà chết trong căn gác tôi hiện đang ở. Cha một mình nuôi cô khôn lớn. Tiểu Chi chỉ có thể nhìn thấy mẹ qua bức ảnh này.
Vào mười hai giờ đêm hôm đó, tôi đột nhiên nghe thấy tiếng sáo trúc, hình như từ trên núi phía đằng sau vọng lại. Tiếng sáo trong đêm làm tôi bồn chồn bất an, tôi vội vàng chạy khỏi ngôi nhà Tiến Sĩ Đệ, lần theo tiếng sáo tìm ra được người thổi sáo trên núi. Hóa ra người thổi sáo chính là cha của Tiểu Chi, Âu Dương tiên sinh.
Nửa đêm chạy lên núi thổi sáo, hành vi kì quặc này khiến tôi tò mò, và chiếc sáo trên tay ông cũng vô cùng đặc biệt, nghe nói là nó đã có tới hàng trăm năm lịch sử.
Tôi nghĩ chiếc sáo này nhất định mang trong mình một câu chuyện nào đó, quả nhiên, Âu Dương tiên sinh kể cho tôi nghe, chiếc sáo này chính là chiếc sáo thần bí mà Yên Chi thổi năm nào, và câu chuyện về Yên Chi vẫn còn có một phiên bản khác.
Hoang thôn mấy trăm năm trước, Yên Chi thổi sáo trúc đúng đêm tết trùng dương và cùng linh hồn chồng tương ngộ. Ba tháng sau, cô phát hiện mình có thai. Đây là một kì tích. Đứa trẻ cô mang trong bụng chính là hạt giống mà chồng cô đã chết ngoài sa trường về gieo hạt.
Người dân Hoang thôn bắt đầu nghi ngờ cô ngoại tình, nhưng Yên Chi kiên quyết bảo vệ sự trong sạch của mình để giữ lại đứa con trong bụng. Yên Chi chịu đựng mọi nỗi khổ đau, sau mười tháng hoài thai, cô đã sinh hạ được một cậu con trai. Yên Chi một mình nuôi con lớn, hai mẹ con chịu đựng biết bao sự kì thị và sỉ nhục. Mười mấy năm sau, Yên Chi rốt cuộc chết vì lao lực, nhưng con trai của cô lại học hành vô cùng chăm chỉ, sau này ghi danh bảng vàng trở thành môn sinh thiên tử.
Sự tích của Yên Chi truyền đến tai hoàng đế, hoàng đế cũng cảm động trước câu chuyện này, ngài bèn ngự giá ban tặng tấm bia tiết hạnh để biểu dương đức hạnh của Yên Chi. Hóa ra tấm bia tiết hạnh ở đầu thôn là để ban cho Yên Chi, Tiến Sĩ Đệ cũng chính là do con trai của Yên Chi xây dựng nên, Âu Dương tiên sinh và Tiểu Chi chính là hậu duệ của Yên Chi.
Hậu duệ của u hồn?
Tôi sợ quá chạy tọt vào trong Tiến Sĩ Đệ. Khi vào trong sân Tiến Sĩ Đệ, tôi ngạc nhiên khi phát hiện ra Tiểu Chi mặc một bộ đồ trắng toát đang cô độc đi lại dưới ánh trăng. Cô ấy không nói lấy một lời, ánh mắt như đang mộng du. Tôi lập tức bỏ chạy mất tăm.
Ngày thứ ba đến Hoang thôn, rốt cuộc không thể chịu đựng được nữa nên tôi bèn quyết định đi khỏi nơi đây ngay tức khắc.
Trước khi rời khỏi Hoang thôn, tối đến cáo từ Âu Dương tiên sinh và Tiểu Chi, họ cũng không níu giữ tôi lại, chỉ là trong lời nói ẩn chứa điều gì đó.
Tôi đứng trước cửa Tiến Sĩ Đệ nhìn Tiểu Chi, tuy chỉ có dăm ngày ngắn ngủi gặp gỡ nhau, nhưng ánh mắt trong sáng cuốn hút của cô ấy vẫn khiến trái tim tôi có chút âm thầm chát đắng, tôi không biết mình nên nói gì, đành rời khỏi Hoang thôn.
Trở lại thị trấn Tây Lãnh, tôi không về ngay Thượng Hải mà lập tức đi tìm viện trưởng của viện bảo tàng văn hóa địa phương, thỉnh giáo ông về truyền thuyết Yên Chi ở Hoang thôn.
Viện trưởng viện bảo tàng văn hóa kể cho tôi nghe, hai mươi năm trước, một ngôi mộ cổ triều Minh gần Hoang thôn bị đạo tặc đào trộm. Lúc đó Âu Dương tiên sinh đã đi báo án, đội khảo cổ lập tức đến tiến hành cấp cứu khai quật, họ phát hiện được bên trong có mai táng hài cốt của một người đàn ông và một người đàn bà, còn có một tấm bia bảo tồn tương đối hoàn hảo ghi lại sự tích sinh thời của chủ nhân ngôi mộ.
Hóa ra, chính ngôi mộ cổ này đã mai táng Yên Chi và chồng cô. Trên mộ chí ghi rõ niên đại Gia Tĩnh triều Minh, phía đông nam nạn cướp biển hoành hành nghiêm trọng, Âu Dương An người Hoang thôn bị cưỡng chế nhập ngũ, trước khi đi đã hẹn ước với vợ, ba năm sau vào ngày tết trùng dương nhất định sẽ trở về quê đoàn tụ nếu không thì cả hai sẽ cùng nhau tự tử.
Ba năm sau, ngày tết trùng dương đã đến, Âu Dương An đang đánh trận nơi phưong xa nghìn dặm, anh ấy biết rằng mình không có cách nào khác để thực hiện lời hẹn ước bèn quyết tâm tự tử vì tình nơi chiến trận. Đúng đêm tết trùng dương, Âu Dương An xông lên hàng đầu, bị trúng tên vào người gục ngã. Nhưng anh ấy chỉ là bị hôn mê do trọng thương, sau đó đã tỉnh dậy, mấy tháng sau, khi trở về quê Hoang thôn thì anh phát hiện người vợ đã treo cổ tự vẫn trong đúng đêm tết trùng dương.
Âu Dương An đau khổ khôn cùng, anh vẫn muốn nhìn thấy vợ lần nữa nên đã âm thầm mở nắp quan tài của Yên Chi và bỗng phát hiện ra thi thể của cô vẫn còn nguyên vẹn, bên cạnh còn có một chiếc sáo trúc. Vậy là, Âu Dương An gánh quan tài của vợ về nhà, cứ mỗi dịp trước và sau tết trùng dương hàng năm, anh đều thổi chiếc sáo để trong quan tài.
Mấy năm sau đó, vào một đêm mùa đông, Âu Dương An lại đem chiếc sáo ra thổi, người vợ trong quan tài bỗng nhiên tỉnh lại. Âu Dương An vô cùng vui sướng, ngày ngày bón cháo cho cô, cuối cùng người vợ cũng hồi phục sức khỏe. Người vợ sau khi sống lại bỗng trở nên tươi trẻ xinh đẹp, hai người họ sống cuộc sống yên bình và sinh hạ một cậu con trai.
Sau đó cậu con trai thi đỗ tiến sĩ, đứng đầu bảng vàng tại kinh thành, hoàng đế biết chuyện đã vô cùng cảm động, ngài liền ngự giá phong tặng tấm bia tiết hạnh cho bà mẹ. Nghe xong phiên bản này về câu chuyện của Yên Chi, bản thân tôi dường như cũng mất đi quan điểm.
Câu chuyện mà Tiểu Chi và Âu Dương tiên sinh kể lại rốt cuộc là thật hay là giả?
Nhưng, ngôi mộ thì không thể nói dối. Tôi đột nhiên cảm thấy mình như rơi xuống đáy vực sâu thăm thẳm trong “Rashomon” (2) của Akira Kurosawa. Gia đình Âu Dương ở Hoang thôn rốt cuộc đang ẩn chứa bí mật gì đây?
(2) Rashomon: là bộ phim nổi tiếng của Nhật Bản do Akira Kurosawa làm đạo diễn. Bộ phim được công chiếu năm 1950 và nhận giải Sư tử vàng tại Liên hoan phim Venice.
Phút chốc, tôi đưa ra quyết định, lập tức quay lại Hoang thôn để vén mở bức màn bí mật này.
Vào cái đêm đông lạnh giá đó, tôi đi qua những dốc núi cheo leo trở lại và nghe thấy tiếng sáo quái dị. Nhưng giây phút này bất cứ điều gì cũng không thể ngăn cản tôi lại. Tôi lao vào Tiến Sĩ Đệ thì phát hiện phòng trên lầu, nơi mình đã từng ở đang sáng lên ánh nến leo lắt.
Tôi lập tức xông lên, tiến lại gần căn phòng mình ở thì phát hiện Tiểu Chi đang mặc một bộ quần áo trắng toát, ngồi nhìn trân trân lên bức bình phong. Sắc mặt cô ấy trắng bệch, con mắt đen láy ưu tư nhìn về phía trước, vẫn là dáng vẻ mộng du đó.
Tôi cao giọng nói chuyện với cô ấy, nhưng cô không chút phản ứng, mãi sau mới từ từ quay đầu lại nói: “Hồn ma trở về?”
Không, giọng của cô ta không phải là giọng Tiểu Chi!
Ánh đèn dầu tù mù soi rọi mắt và tóc cô ta, còn soi lên cả bộ quần áo ngủ, giống như cố nhân bước ra từ trong bình phong.
Lúc này tôi mới phát hiện ra cô gái này hóa ra không phải là Tiểu Chi! Tôi cảm thấy sợ hãi khủng khiếp, lùi lại một bước hỏi: “Cô rốt cuộc là ai?”
“Bà ấy là mẹ của Tiểu Chi.” Không biết tự lúc nào, Âu Dương tiên sinh xuất hiện sau lưng tôi, lạnh lùng trả lời, trên tay ông ta còn đang cầm chiếc sáo thần bí: “Cậu đã nhìn thấy cái không nên nhìn thấy.”
Thế này là thế nào? Nhưng tôi nhớ rõ ràng Tiểu Chi đã từng nói với mình, mẹ của cô ấy đã chết từ lâu rồi.
Âu Dương tiên sinh rầu rĩ kể lại: “Hai mươi năm trước, Tiểu Chi vừa mới chào đời, tôi đi công tác tỉnh ngoài một thời gian dài, khi tôi trở về nhà, mẹ Tiểu Chi đã bị bệnh qua đời từ lâu. Tôi đau khổ vô cùng, không muốn sống một mình trên cõi đời này nữa. Không lâu sau, mộ phần của gia tộc Âu Dương bị đào trộm, tôi nhìn thấy một tấm bia đá, câu chuyện của tổ tiên đã cho tôi một sự gợi ý. Tôi tin rằng chỉ cần làm theo phưong pháp ghi lại trên bia đá, mẹ của Tiểu Chi sẽ nhất định trở về bên tôi. Bởi vậy, tôi thường xuyên chạy lên núi thổi sáo vào lúc nửa đêm, cậu có biết ma lực của chiếc sáo này không? Nó có thể khiến người cậu yêu thương trở về bên cậu. Đúng thế, bà ấy đã trở về rồi.”
Tôi lại nhớ đến căn phòng của Tiểu Chi, bức ảnh mẹ cô ấy lúc còn sống rõ ràng giống Tiểu Chi như khuôn đúc, thảo nào tôi đã tưởng lầm bà ấy là Tiểu Chi.
Và tôi đã hiểu cái đêm đầu tiên đó, người đàn bà chải tóc bên cạnh phòng tôi chính là bà, người đi đi lại lại trong sân trong đêm thứ hai cũng chính là bà. Đây là một đôi vợ chồng người – ma, người vợ vẫn trẻ đẹp như thuở nào, bà ngẩng đầu ngước lên nhìn người chồng già nua tiều tụy. Ông yêu bà sâu đậm, bất luận là bà đã chết hay vẫn còn sống, cho dù là người và ma âm Dương tương cách, ông vẫn khát khao người mà mình yêu thương trở về nhà.
Lòng tôi dâng trào chát đắng: “Tiểu Chi đâu? Cô ấy ở đâu?”
Đôi mắt Âu Dương tiên sinh đột ngột trợn tròn lên, tay thò ra chỉ chỉ phía sau lưng tôi.
Nhưng ngay sau giây phút tôi quay đầu lại thì dường như nghe thấy giai điệu kì quái của tiếng sáo trúc, bóng tối lập tức bao trùm cho tới khi tôi mất hết mọi cảm giác…
Lúc tôi tỉnh dậy, đã là sáng hôm sau, tôi vẫn nằm nguyên trên giường, nhưng trong Tiến Sĩ Đệ rộng lớn nhường vậy không một bóng người. Tôi tìm tất cả các phòng thì chỉ thấy từng lớp bụi mỏng, hình như lâu lắm rồi chưa có ai ở đây.
Tôi thấp thỏm lo lắng lao ra khỏi Tiến Sĩ Đệ cho tới khi tìm thấy thôn trưởng Hoang thôn để hỏi thăm tình hình của gia đình Âu Dương.
Câu trả lời của trưởng thôn càng khiến tôi hồn siêu phách lạc. Hóa ra Âu Dương tiên sinh đã chết từ lâu rồi! Ba năm trước ông đã qua đời vì mắc bệnh ung thư, mất ngay tại Tiến Sĩ Đệ. Hai mươi năm trước, vợ của Âu Dương tiên sinh cũng mất tại nhà lúc ông đi công tác xa.
Còn về Tiểu Chi, thôn trưởng thở dài nói: “Đứa con gái đó rất thông minh, thi đỗ đại học tại Thượng Hải. Đáng tiếc một năm trước, nó đã bị tai nạn đường sắt ở Thượng Hải, vậy là hoa tàn ngọc phế.”
Nghe tới đây thần kinh tôi như muốn nổ tung. Nếu như ba người trong nhà Tiến Sĩ Đệ đều đã chết hết rồi thì Tiểu Chi và Âu Dương tiên sinh mà tôi đã từng gặp là ai?
Nhưng tôi không dám kể hết toàn bộ những chuyện này ra, tôi sợ thôn dân tưởng tôi bị tâm thần rồi nhốt lại. Tôi không thể ở lại Hoang thôn nữa, có lẽ ở đây chỉ thuộc về một thời đại, thuộc về những truyền thuyết kì lạ trong sách cổ.
Tiểu Chi, lòng tôi nhớ cô ấy tuy thân xác tôi đã vội vã rời khỏi Hoang thôn. Tấm bia đá tiết hạnh được ngự giá ban tặng vẫn đang dựng đứng sừng sững tại cổng thôn, giống như một bia mộ khổng lồ.
Sau khi trở về Thượng Hải, tôi hỏi một người bạn đang làm việc tại công ty đường sắt. Cậu ấy kể với tôi, mùa đông năm ngoái, ở chính bến tàu điện ngầm nơi tôi tiến hành kí tên bán sách đã từng xảy ra một vụ tai nạn nghiêm trọng: khi đoàn tàu đang chuẩn bị tiến vào ga, một nữ sinh đại học hai mươi tuổi đã xảy chân rơi xuống đường ray và bị tàu điện ngầm cán chết. Cô ấy tên là Âu Dương Tiểu Chi.
Truyện gốc dài hơn hai vạn chữ, đấy là tính trên số trang, tôi chỉ có thể giới thiệu một cách sơ lược. Vào cái ngày mùa xuân ẩm ướt đó, sau khi truyện ngắn “Hoang thôn“ đăng tải, hơn mấy chục vạn độc giả đọc nó, lập tức gây nên rất nhiều tranh luận, trên mạng cũng xuất hiện vô số bình luận. Tôi không ngờ rằng, nhiều độc giả đã xâm nhập sâu vào thế giới Hoang thôn đến nhường vậy, dường như có một điểm tựa trong truyện ngắn dài hơn hai vạn chữ này bất giác chạm vào một phần nào đó trong trái tim yếu mềm của họ.
Đương nhiên, còn rất nhiều độc giả khác với biết bao nhiêu là phán đoán về địa danh Hoang thôn này. Trong vòng một tháng, tôi nhận được rất nhiều email, phần lớn là hỏi thăm về mấy câu đố chưa được giải đáp trong “Hoang thôn.” Thành thật xin lỗi vì tôi không thể trả lời từng người, bởi vì lúc đó bản thân tôi cũng rất muốn biết đáp án. Tôi hoàn toàn không thể ngờ tới, vào một ngày đầu tháng năm, có vài vị khách từ xa tới đã gõ cửa phòng tôi.