Giọng cười của Giao Giao lúc đó vang vọng khiến bà Khánh cũng chẳng biết nói gì, dường như cô đã nói đúng điểm yếu của bà ta rồi. Cô bước chân đi xa bà ta ra một chút liền quay đầu nhìn lại cười khinh.. Từ ngày đầu vào nhà này thì cô đã biết đối tượng kết hôn của Gia Nguyên là con gái của đối tác lớn của họ AI, Gia Nguyên thường gọi người đó là chú Tấn. Nhiều năm trước tập đoàn gặp trục trặc người này đã ra tay giúp đỡ, bà Khánh vì muốn giữ hòa khí và trả ơn họ nên đã sắp đặt cuộc hôn nhân cho đôi trẻ nhằm níu chân người này tiếp tục giúp đỡ cho tập đoàn nhà mình. Năm mà cuộc hôn nhân này được sắp đặt Gia Nguyên chỉ mới chào đời còn cô bé mãi bốn năm sau mới được sinh ra. Nhưng mà có một chuyện đáng nói, cô bé được sắp xếp gả cho Gia Nguyên khi sinh ra không may bị mắc chứng thiểu năng và tim bẩm sinh, cho đến năm nay chỉ vừa tròn mười sáu tuổi. Ngày ấy vì tập đoàn mà bà Khánh đưa ra quyết định đó, lại không ngờ nó ảnh hướng đến tương lai hạnh phúc của Gia Nguyên, bà ta rất muốn chối bỏ nhưng lại không thể bỏ chữ tính, bỏ người từng nâng đỡ tập đoàn. Thế nên bà ta đành ngậm ngùi chấp nhận đứa cháu dâu này, nhưng bà ta không chấp nhận con cháu đời sau sinh ra từ một người mẹ thiểu năng. Vì thế mà Giao Giao bây giờ có mặt ở đây. Cô là để sinh con trước cho Gia Nguyên, sinh đủ ý họ rồi thì sau này cô gái thiểu năng kia có sinh con cũng sẽ không có cơ hội làm người thừa kế vì con cả mới là người có quyền thừa kế. Từ trước đến giờ người biết được chuyện này chỉ có chú Kính và ông bà Khánh biết, cô cũng chỉ là nghe lén mới biết được, còn Gia Nguyên thì tuyệt nhiên chưa từng nghe qua cho nên cậu chẳng biết gì. Chỉ hai năm nữa là Gia Nguyên có vợ, cô đoán mình vẫn sẽ không rời đi được như bà Khánh nói, Gia Nguyên tuyệt đối sẽ không cho cô đi, thế nào cô cũng bị biến thành người tình của cậu. Càng nghĩ mà cô càng thấy chán mà thán:
“Đời bạc bẽo quá!”
* * *
Mấy hôm sau.
Gia Nguyên thật sự tin vào lời của bà Khánh mà mơ mộng về một đám cưới trong mơ. Một mình cậu kể từ hôm đó không để tâm đến bất kỳ ai, tự mình lo chuẩn bị hôn lễ, làm bà Khánh trở tay không kịp. Khi mà bà ta phát giác ra thì cậu đã lên lên lịch chụp ảnh cưới rồi, thiệp cũng thiết kế xong chỉ chờ ghi tên khách mời. Gia Nguyên rất nghiêm túc với đám cười này, lúc sáng đi học cậu sẽ tranh thủ viết kế hoạch cho đám cưới, buổi trưa được nghỉ giải lao một tiếng liền đi xe tới nhà hàng coi người trang trí lễ cưới, đến tối về thì lại xúm xít bàn luận sôi nổi với Giao Giao đủ kiểu, hí hửng đến nổi quên mất hai người vẫn chưa làm lành sau những chuyện trước đó, thế nhưng cô một chữ cũng không nghe lọt vào tai chỉ biết cậu bảo cuối tuần sau sẽ cử hành. Chuyện gì tới cũng phải tới nên cô cũng chẳng cảm thấy có gì bất ngờ, chỉ là mấy hôm nay cô âm thầm điều tra cái chết của bạn trai có đúng như lời bà Khánh nói không, cũng đã gần một tháng trôi qua mà không một tung tích khiến cô cũng dần chấp nhận việc bạn trai đã thật sự chết, bây giờ chỉ mong tìm được thi thể. Giao Giao thì ung dung như không có chuyện gì trong khi bà chủ nhà họ Tăng đang đau đầu từng giờ với đứa cháu đích tôn thích làm gì thì làm của mình.
Hôm đó cả nhà vừa ăn cơm xong, Giao Giao đứng dưới bếp rửa chén thì nghe trên nhà có tiếng cả nhà họ cãi nhau, chú Kính và ông Gia Thành là hai người phản ứng gay gắt nhất còn bà Khánh vì quá thương cháu mà nhảy vào can ngăn chiều theo ý của Gia Nguyên. Lát sau rửa chén xong cô lên nhà thì mới biết hóa ra là Gia Nguyên đem thiệp cưới đã làm xong đem về để ghi tên khách mời. Một núi to đùng toàn thiệp cưới màu xanh nhạt, vừa nhìn đã có thể đoán ít nhất cũng trên ba trăm chiếc, cô nhìn mà choáng. Mặt mũi bà Khánh lúc này trong rất khó coi, bà ta dằn sự tức giận của chú Kính và ông Gia Thành lại, một mình hùa theo cháu, tỏ thái độ rất hào hứng đọc tên khách mời cho cậu ghi chép. Nhìn cảnh tưởng cả nhà mặt ai cũng méo mó khó coi như vậy, Giao Giao đứng coi mà không nén được mà cười. Xui xẻo là cái nụ cười đó lại lọt vào tấm mắt của chú Kính, chú Kính thấy cô liền đứng dậy đi lên lầu nhưng lại đánh mắt ra hiệu cho cô cùng đi theo. Nụ cười của cô tắt từ đây, cô rón rén cúi mặt đi lên lầu cùng chú Kính, người bác này của Gia Nguyên trong con mắt của cô là một người đàn ông tốt bụng nhưng lạnh lùng, từ ngày mà cô vào nhà, cả ngày chỉ thấy mặt chú Kính lần lúc ăn sáng và ăn tối, số lần mở miệng của chú còn chưa bằng số lần cô được bà Khánh khen. Tuy rằng vậy, chú Kính là một trong hai người tốt với cô nhất trong nhà ngoài con chó mực giữ cửa. Lúc nhỏ rất hay bênh vực khi cô bị bà Khánh đánh, đến tận khi lớn lên chú vẫn là người bênh vực cô, còn cái tên luôn mồm nói yêu cô thì chẳng bao giờ làm thế nên cô đặt biệt có thiện cảm với chú.
Giao Giao đi theo chú Kính một đoạn rất dài, cứ tưởng đi đến hành lang nào đó nói chuyện không ngờ chú dẫn cô vào phòng riêng khiến cô rất bất ngờ, bởi vì từ khi bị vợ bỏ chú Kính không có phép bất kì ai kể cả người giúp việc vào phòng của mình. Hành động kì lạ của chú khiến cô vô cùng lo lắng, cô rón rén bước vào phòng trong khi chú Kính đi lại ghế ngồi một cách nho nhã nhưng cũng đầy uy quyền trước mặt cô. Cô nhìn thấy thái độ nghiêm túc đó lập tức cả người nổi da gà, quay lưng đóng cửa mà lạnh cả sống lưng. Tiếng cửa vừa đóng lại, chú Kính liền cất giọng nói:
“Con đã chuẩn bị tinh thần cho việc sinh con cho Gia Nguyên chưa?”
Giọng của Chú Kính rất nhẹ, trong vừa đủ trong quá trầm ồn, nghe cứ như là giọng của một thư sinh ngày xưa rất nhã nhặn, so với giọng trầm ấm lại có chút to tiếng của Gia Nguyên thì nghe dễ chịu hơn nhiều. Nghe cậu hỏi đó, Giao Giao nhanh trí nghĩ ra câu trả lời, cô quay mặt lại cười đáp:
“Đương nhiên là con chuẩn bị tinh thần rồi, chú yên tâm.”
Chú gật đầu, trong đôi mắt lại vui buồn lẫn lộn, chú nói tiếp:
“Chú biết Gia Nguyên nhỏ tuổi hơn con, ép con phải sinh con cho nó thì rất thiệt thòi. Chú biết kế hoạch của bà là sau khi con sinh được con trai thì sẽ đuổi đi, chú rất không đồng ý cách làm đó. Con cứ yên tâm đi, sau khi sinh xong cuộc sống của cháu chú sẽ lo chu toàn, con muốn học khảo cổ theo ý mình cũng được, muốn tìm hạnh phúc mới cũng được, tất cả chú sẽ lo hết cho con.”
Giao Giao nghe xong cảm thấy rất cảm động, lần đầu tiên cô cười với người nhà họ Tăng chân thành đến thế nhưng cô không nói thêm gì cả. Im lặng được một lúc, chú Kính tỏ vẻ hơi khó nói, đắng đo một lúc mới dám mở lời:
“Chuyện của Gia Nguyên con biết lâu rồi phải không? Chuyện nó có hôn ước..”
“Con biết, con hiểu ý chú rồi. Đám cưới này sẽ không diễn ra đâu, chú yên tâm. Con cũng sẽ không đòi bất kì danh phận nào, sau khi sinh con xong con cũng sẽ đi thật xa không lưu luyến gì cả.”
Chú Kính có hơi bất ngờ, ánh mắt chú nhìn cô càng lúc càng buồn bã chứ không hề vui mừng, bởi vì khi nghe cô nói thế trái tim chú bỗng rất đau, đến cả chú cũng không hiểu vì sao mình lại thế, chỉ nói:
“Chú biết con hiểu chuyện, nhưng.. sau này cũng đừng đi quá xa.”
Cô không hiểu câu nói này nhưng vẫn gật đầu sau đó cúi chào rồi rời khỏi phòng. Chú Kính lúc này tự dưng lại lưu luyến, chú nhìn căn phòng rộng hiu quạnh của mình, một suy nghĩ gì đó xô đến khiến chú buồn bã nhìn ra cửa sổ. Trong túi áo chú bỗng lấy ra một tấm ảnh cũ của một phụ nữ đang mang thai, chú buồn bã thở dài:
“Mẹ ơi, con phải làm thế nào đây?”
Nói rồi chú ôm tấm ảnh vào lòng một cách rất nâng niu, lạ thay là người phụ nữ trong ảnh không phải là bà Khánh, rốt cuộc là chuyện gì thế? Chú Kính lúc này mới nhớ lại chuyện của nhiều năm trước. Chú Kính có tên là Gia Kính còn em trai (tức cha của Gia Nguyên) tên Gia Thiên. Từ bé trong hai anh em chú được cho là người có cơ hội thừa kế cao nhất. Thế nhưng vì cái quyền thừa kế cao nhất đó mà chú phải rất vất vả, chú luôn phải học tập khổ sở, giáo dục nghiêm khác, trong khi đó Gia Thiên luôn được chiều chuông hết mực, bất kì thứ tốt đẹp gì cũng cho em trai, bà Khánh hoàn toàn không để tâm đến chú tủi thân và buồn thế nào. Chú luôn cho rằng là do mình là con lớn, trách nhiệm nặng nề hơn nên được giáo dục nghiêm khắc, còn em trai nhỏ tuổi nên mẹ cưng chiều. Cho đến một ngày, là cái ngày mà chú Kính phát hiện mình bị vô sinh, chú bỗng nhận ra suy nghĩ trước giờ của mình đã sai hoàn toàn. Năm đó ngoài việc phát hiện ra mình bị vô sinh chú còn phát hiện hai anh em không cùng huyết thống. Bấy giờ chú mới đem chuyện này hỏi mẹ và bà cũng không hề né tránh trả lời chú, nói cho chú tất cả sự thật. Đến lúc này chú mới biết hóa ra mẹ mình đã giấu một bí mật kinh hoàng, chú hoàn toàn không phải con ruột. Đứa bé mà bà sinh ra năm đó đáng ra là một đứa bé gái, do tình thế khó khăn của tập đoàn và dòng họ lúc đó, bà cần sinh một đứa con trai để củng cố địa vị của chồng trong dòng họ và giữ vững danh phận làm vợ cả của mình. Vì lợi ích riêng ấy, người mẹ đó đã không ngần ngại giấu giếm hoán đổi con gái vừa sinh ra của mình bằng một bé trai cũng sinh cùng ngày. Đứa trai đó sau này cũng chính là chú Kính, còn đứa con gái ruột vẫn luôn được bà Khánh theo dõi và âm thầm sắp xếp xây lên mối tình giữa chú và con gái ruột của mình. Vì thế, vợ của chú mới chính là cháu nội của nhà họ Tăng, mọi việc đều do bà Khánh một tay thao túng tất cả. Sau khi biết hết mọi chuyện, chú Kính đã rất sốc không dám tin vào hành động độc ác của người mà mình xem là mẹ suốt nhiều năm qua, hóa ra mẹ đối xử tệ với mình là vì mình vốn dĩ không phải con ruột. Thế nhưng mọi chuyện đã không thể quay đầu lại được, chú và bà Khánh đành ôm bí mật này đến khi xuống mồ, chú cũng không nhận mẹ ruột. Còn người vợ của chú bởi vì sau khi bà Khánh biết chú bị vô sinh, vì không muốn con gái ruột thiệt thòi nên đã đứng sau tác động khiến cô ấy hiểu lầm chú ngoại tình rồi ly hôn chú Kính, bản thân chú cũng không muốn làm khổ người mình yêu nên đã cam tâm chấp nhận ly hôn, khi ly hôn chú chỉ mới 19 tuổi. Cuộc hôn nhân đỗ vỡ chỉ sau chưa đầy năm tháng kết hôn, tuy ngắn ngủi nhưng nó đã kết thúc luôn cả mối tình khắc cốt ghi tâm 6 năm của chú, chú còn quá trẻ để chịu những đã kích như thế. Từ đó về sau người ta không thấy chú cười nữa, cũng hiếm khi nghe chú nói chuyện, mãi đến tận bây giờ chú vẫn không dám nghĩ tới sẽ tìm hạnh phúc cho mình.
Nhớ lại những chuyện năm đó chỉ khiến lòng chú trở nên lạnh lẽo, chú thở dài quay đầu nhìn vào bức ảnh gia đình trên tường rơi vào ảo não.