Vi nằm xuống, thì ngủ luôn. Tính từ lúc cô đến đây, đã là 4; 5 tiếng đồng hồ. Tìm nhà bà cô cũng lâu như thế. Cô mệt rồi. Cô cứ như thế mà thiếp đi. Trong mơ màng, cô nghe người lớn nói gì dưới đó, mang máng như nói về cô.
Sáng hôm sau, đã là 1/9. Ánh sương mai lấp lánh trên những chiếc lá nho nhỏ của núi rừng. Mùa thu đã đến rồi, mùa tựu trường đã đến. Vi õng ẹo vươn dậy trên chiếc giường như quen như lạ, bởi tiếng gọi của báo thức. Đã 5 giờ 45 phút rồi đó. Vi mệt mỏi mở cửa sổ trên gác. Từng tia sáng xuyên qua kẽ lá, đâm thẳng vào mắt cô, báo hiệu một ngày nóng nực.
Cô bước xuống dưới, bắt đầu vệ sinh cá nhân. Cơn mệt mỏi vì lệch múi giờ vẫn chưa chấm dứt, cô cứ rã ra, tã xuống. Lúc ở bàn ăn, cái căng thẳng khi ăn với mọi người mới làm cô tỉnh hơn một chút. Bác trai liền bảo:
– Vi à, tí nữa bác đưa cháu đến trường nhé; hôm qua, bác đã đăng ký học cho cháu rồi.
Vi hơi bất ngờ một chút, hỏi lại
– Thật á bác? Nhưng mà cháu đâu có giấy khai sinh với học bạ đâu?
– Cái này cháu không cần lo, có bộ phận lo cho cháu rồi, với cả, thầy hiệu trưởng cũng là khách quen nhà mình, nhờ vả được ấy mà. – Bác giải đáp.
Như cảm thấy thiếu sót, bác nói thêm:
– À, cháu vào 11B5 nhé, lớp ấy người ta đang thay đổi quân số, với cả cũng ít người, ngồi không lo chật.
Vi đồng ý đi học, dẫu, thời kỳ đi học trước đó của cô không ổn áp là mấy. “Thôi thì học lại, không sao hết.” – cô nghĩ vậy.
Bác trai đưa cô xuống đồi. Và khi xuống đến chân đồi, thì gặp Phương Anh. Phương Anh nhận ra cô ngay. Cuối cùng là bác gái cũng trở lên đồi, để cho Phương Anh đưa Vi đến trường.
Nói về Phương Anh, đó là một cô gái nhỏ con, xinh xắn, có mái tóc ngắn và mượt. Mắt cô không quá tinh nghịch, nhưng từng cử chỉ lại toát lên cái mác trẻ con rất lạ. Tóm lại khác hẳn với cái vẻ trầm tĩnh và mái tóc dài bù xù và thân hình cao ráo đầy đặn của Vi.
Hai cô nàng đưa nhau đi học, líu lo hết chuyện này chuyện khác. Cứ như thế, họ đến trường. Đến đến nơi, nhìn mái tóc còn trắng hơn cả áo đồng phục của Vi, bác bảo vệ đã giữ cô lại, nhắc nhở một hồi, để cô về nhuộm lại, vì trường có quy định không cho học sinh nhuộm tóc. Phương Anh đành phải dắt xe vào trước.
Bác bảo vệ tha cho Vi ngay sau đó, đúng lúc Phương Anh cất xe xong, trở ra, Phương Anh dắt Vi lên phòng học.
Vào được lớp của mình, Vi bắt đầu cô đơn trở lại, mặc cho những người xung quanh đang làm quen với cô. Họ sấn sổ lại gần cô. Nhưng càng thế, cô lại càng lạc lõng. Cái này “người đương thời” gọi là chứng sợ xã hội. Không. Vi không mắc chứng sợ xã hội, bởi nếu thế, cô đã sợ Chính, sợ hai bác, sợ mọi người. Cứ thế, rồi cô chủ nhiệm vào lớp, rồi tiếp diễn. Vi cứ cô đơn vậy hai tiếng rưỡi, cho tới tận lúc về.
Vi có một thói quen, đó là khi ở một mình thường chạm vào chiếc khuyên tai bên tai phải, bởi ở đó có một phiến đá rất mịn. Lần này cũng vậy, cô chạm vào tai trái của mình, nhưng phiến đá đã đi đâu mất. Thế là toi. Phiến đá đó đâu phải là thứ bình thường. Nó là viên đá đã theo dòng họ của cô từ hàng ngàn năm về trước. Nó có ý nghĩa kỷ niệm rất quan trọng. Thế là ngay khi được về, Vi, như một con ngựa xổng chuồng chạy thục mạng về nhà báo tin.
Nói xong, cô chóng mặt, rồi bò lên gác ốm. Cô bị sốt. Sốt không cao nhưng mệt lạ kỳ, và cứ thế trở nặng thêm, cơ thể cô nóng rát, nhưng cô luôn cảm thấy lạnh buốt. Giữa lồng ngực của cô, có cái gì đó treo lủng lẳng, nhảy lên từng hồi theo tiếng tích tắc của đồng hồ. Cô cố gắng làm dịu đi bằng cách đổi tư thế ngủ, nhưng nằm ngửa thì cái vật lủng lẳng ấy như muốn ép chặt phổi cô xuống; nghiêng sang phải thì mũi bắt đầu tịt; nghiêng sang trái, nó lại đập vào tim; úp xuống, nó dữ dội đòi thoát ra ngoài. Trong cơn mê man nửa mơ nửa tỉnh, cô thấy ngực đau ê ẩm, và cả sự khó chịu đến vô cùng. Bỗng rồi đến giữa trưa, Vi mơ màng. Cứ thỉnh thoảng, cô lại gượng dậy, đi vài vòng quanh gác, rồi lại nằm xuống, hoặc mở căng mắt, há hốc mồm, muốn hét thật mạnh nhưng cuối cùng sợ làm phiền người khác nên cũng chỉ phát ra tiếng “Ặc! Ặc!” nặng nề. Nguyên do là vì dường như có rất nhiều linh hồn làm cho vi quằng quại. Có những linh hồn muốn bảo vệ cô, có những linh hồn muốn nhập vào, tạo thành cục diện “trâu bò đánh nhau, ruồi muỗi chết”, tép riu như Vi càng không chịu nổi. Nhưng rồi vẫn có một linh hồn. Nó hiền hòa, xoa dịu mọi tổn thương mà trận chiến gây ra cho Vi. Và cũng có vẻ như chức vụ của linh hồn ấy không liên quan đến trận chiến. VI không nhìn rõ từng linh hồn, chỉ thấy chúng lờ mờ. Lờ mờ nhận ra, lờ mờ hiểu. Hình như có hai phe phái tấn công cô, một phe rất đông và hung dữ, một phe lại rất biết cách chọn thời điểm và góc độ
Vi vẫn quằn quại, rồi cô ngồi dậy, nghe được một linh hồn báo, rằng sẽ có sự hi sinh nếu cô nằm xuống. Nhưng rồi Vi vẫn mơ hồ nằm lên nằm xuống, vừa như nghe theo những linh hồn bảo vệ cô, vừa như bản năng sinh tồn trỗi dậy. Cô lại nghe được giọng nói của bọn họ lần nữa. Thì ra, viên đá gia truyền bị cô làm mất quá 12 tiếng nên mới có những linh hồn xấu muốn xâm nhập vào cơ thể.
Dằng dặc đến gần 4h, phe kia đã đánh đến đợt cuối cùng, linh hồn ấm áp xoa dịu nỗi đau kia cũng trở nên nhập nhèm. Cô lăn đi lăn lại, như thăm hỏi các linh hồn vừa bảo vệ mình. Có 4 bộ phận, mỗi bộ phận 2 linh hồn, đặt ở mỗi góc giường. Ngoài ra còn một bộ phận loanh quanh bên cơ thể cô. Các linh hồn động viên cô. Rồi đánh trận cuối cùng, sau đó là chiến thắng. Vi bật quạt lên. Người cô vốn lạnh, bật quạt lên lại càng lạnh, nhưng như một kiểu ăn mừng, Vi thoải mái lắm. Họ hứa sẽ không quên nhau, dù quên cũng phải nhớ chút gì về nhau. Rồi ai về nhà nấy, riêng Vi được chỉ về với Chính. Cô ôm gối lên mặt, lẩm bẩm:
– Sao lại là Đức Chính nhỉ?
Vi bắt đầu hạ sốt. Những linh hồn kia cũng dần biến mất. 4h đúng, hai bác lên xem Vi thế nào, thì thấy cô ngồi trước bàn học. Họ nói với nhau đôi câu, rồi lại dỗ Vi đắp chăn đi ngủ. Vi cũng không ngủ ngay mà còn ngồi 1 lúc. Đến 5 rưỡi, cô mới ngủ hẳn.
6h37 phút, Vi tỉnh lại, người cô vã mồ hôi như tắm. Cô đã khỏe
Cổ họng hơi đắng, nhắc cô về trận chiến vừa rồi. Cô giấu nó trong lòng. Và. Ôi, khi cô nhớ lại, mọi thứ, như đã biến sạch, chỉ còn lại những vai trò cùa những linh hồn bảo vệ cô, vai trò duy nhất cô quên ấy thế mà là của Đức Chính, song, cái tên duy nhất còn lại trong đầu cô, cũng là Nguyễn Đức Chính- một linh hồn ấm áp luôn mang trên tay một cây cọ với bảng màu, mái tóc đen điểm vài sợi râu tôm và nụ cười hồn nhiên trên miệng.