Người Mẹ Trinh Trắng

Chương 12



Thoáng một cái ngôi nhà của bố mẹ tôi đã hiện ra trướcmắt, cây nhãn lâu năm trước nhà xòe tán rộng in bóng xuống sân gạch nhưmuốn ôm lấy căn nhà nhỏ, che đi cái nắng oi bức của buổi trưa hè. 

“Mẹ ơi, nhanh lên! Ông ngoại kìa!” Con trai tôi quẫy quẫy hai cái chân đang quắp bên hông tôi và hô lên.

“Biết rồi, ông ngoại con không đi mất đâu mà lo.”

Thúy cười, véo mũi thằng bé: “Cái thằng ranh này, ông ngoại nó có khác, tinh thế.”

Lúc đi vào tôi mới nhìn rõ bố đang ngồi uống nước chè cùng anh Trí dướigiàn cây thiên lý. Con chó nhỏ mà Tuyên nuôi nhảy lên vẫy vẫy đuôi mừngchúng tôi. 

Anh Trí nhìn ba chúng tôi mỉm cười: “Chào em! Chào cháu, Bo.”

Bo vẫy vẫy tay: “Cháu chào chú Trí. Ông ngoại!” Rồi lập tức rời khỏi tôi và chạy đến sà vào lòng ông ngoại.

“Anh đến lúc nào thế?” Tôi hỏi.

“Anh mới sang thôi.”

Tôi không bất ngờ khi thấy anh Trí ở đây vì bố mẹ tôi thỉnh thoảng lạimời anh sang ăn cơm, chẳng cần hỏi tôi cũng hiểu rõ ý tứ của bố mẹ tôithế nào. Tôi cũng không để ý nhiều, coi anh như một người anh trong nhà. Anh Trí là con trai thứ, bố mẹ anh ở với vợ chồng anh cả, thành ra saukhi ly hôn anh chỉ có một mình. Bố mẹ tôi xưa nay vẫn rất quý mến anhnên cứ hay gọi anh sang chơi dù chúng tôi ở khác làng, không thì rảnhrỗi anh cũng sang chơi cờ với bố tôi. 

Còn chưa chờ tôi giới thiệu, Thúy đã lên tiếng làm quen trước: “Anh là anh Trí phải không ạ? Em là Thúy, bạn học của Vân.”

Tôi cau mày nhìn Thúy nhưng nó làm như không biết. Anh Trí cũng rấtnhiệt tình đáp lời: “Ừ, chào em, không nghĩ em cũng biết anh.”

“Vân cũng hay nhắc đến anh nhưng anh khác xa so với tưởng tượng của em.”

Tôi muốn đá Thúy một cái nhưng nó đã nhanh nhẹn chạy đến ngồi cạnh bốtôi. Bố tôi kéo ghế cho nó ngồi: “Ngồi đi Thúy. Anh Trí này làm cùng chỗ với cái Vân đấy!”

“Vâng, Vân cũng đã nói với con.”

Tôi chẳng biết nói gì, giả bộ ngó quanh tìm mẹ, rồi đi ra bể múc nướcrửa mặt, tuy vậy những lời nói của anh Trí vẫn không thoát khỏi tai.

“Anh rất tò mò không biết Thúy tưởng tượng anh như thế nào?”

Thúy trả lời: “Em tưởng anh phải đeo một cặp kính to giống như các giáosư vì bệnh viện em thì ai làm ở khoa thần kinh cũng bị cận cả.”

Anh Trí cười, cũng đùa lại: “Vậy sao? Bệnh viện của bọn anh, khoa thầnkinh chỉ có một mình anh là không cận cho nên bệnh nhân nghĩ chuyên mônanh kém hơn.”

“Em thì không nghĩ thế đâu. Vân khen anh rất tốt, lại là bác sĩ giỏi mà.”

Dù Thúy muốn vun vào cho tôi và anh Trí nhưng nó cũng không cần thiếtphải lộ liễu thế chứ? Cũng may, vừa lúc đó thì Tuyên cũng đi học về làmgián đoạn cuộc nói chuyện kỳ quặc, nó chào cả nhà rồi dừng lại hỏi thămThúy: “Chị Thúy, ở đây chơi với chị em một tuần chứ ạ?”

Thúy cười hì hì: “Ở đây một tháng chị cũng chẳng ngại nhưng mà chị em có nuôi nổi chị không thôi.”

Tôi đi ra, nói chen vào: “Chị Thúy mà ở đây một tháng thì chồng tương lai của chị ý về bóp chết chị mất.”

Bố tôi nghe tôi nói xong mới nhớ ra chuyện cưới hỏi của Thúy, chuyển sang hỏi: “À, phải rồi, Thúy tháng mấy thì cưới?”

“Dạ, sang tháng bác ạ. Đến hôm ấy thì cả nhà mình lên ăn bữa cơm với gia đình con nhé!”

Bố tôi cười gật đầu: “Ừ, chắc chắn rồi. Thế chồng con làm gì?”

Thúy bẽn lẽn trả lời: “Chồng con cũng là bác sĩ, chuyên khoa tim mạch ạ!”

Tôi còn tưởng mình nhìn nhầm, bao nhiêu năm làm bạn, lần đầu tiên tôithấy Thúy xấu hổ. Nhìn vẻ mặt này của Thúy là tôi cũng đủ biết nó thíchanh chàng đó nhiều như thế nào.

“Thế là tốt rồi, là tốt rồi.” Bố tôi gật đầu nói, tuy miệng cười nhưngkhi nhìn vào đôi mắt bố, tôi thấy ông như che giấu một nỗi buồn khó nói.

Mẹ tôi từ trong bếp đi ra, chắc cũng đã nghe được phần nào câu chuyệnnên nói luôn: “Nhất Thúy rồi nhé, lấy được chồng Hà Nội, bố mẹ dưới quêcũng được nhờ.”

Thúy chỉ cười bảo: “Có gì đâu ạ, thành phố chưa chắc đã tốt, đất trậtngười đông, cuộc sống bon chen lắm ạ! Nhiều lúc con muốn về nhà thăm bốmẹ cũng khó.”

Tôi biết Thúy không muốn chạm đến sự tổn thương sâu nhất của gia đìnhtôi về tôi, tuy rằng nó đã qua đi nhưng không phải là hoàn toàn biếnmất. Bố mẹ tôi vẫn luôn mong muốn tôi có được một cuộc sống như Thúy.

Mẹ tôi cũng là người hiểu biết, tế nhị nên bà chuyển qua chuyện khác: “Thế chuyến này về có ghé quê thăm bố mẹ không?”

“Dạ không, vì đằng nào mấy hôm nữa con cũng phải về để chuẩn bị lễ ăn hỏi ạ.”

“Thế hả? Mà thôi, cơm nước xong rồi, vào ăn đi cho nóng.”

Tôi và Thúy vào bếp giúp mẹ dọn cơm, cả nhà lại có một bữa cơm cuối tuần đầm ấm với những món ăn đậm chất nông thôn. Thằng nhóc nhà tôi ăn hếtbát cơm đầy thì liền nhảy lên ngoáy ngoáy cái mông làm trò cho cả nhà,còn hát cả những bài hát mà tôi đã dạy nữa, giọng hát ngọng nghịu khôngrõ lời của thằng bé làm cả nhà cười vỡ bụng.

Lúc về, mẹ tôi còn cho Thúy ít rau tươi nhà tự trồng, coi như chút quàquê. Thúy thì chẳng chê thứ gì, đồ ăn được thì càng thích hơn vì các thứ trên Hà Nội vừa đắt mà chưa chắc đã tươi ngon, nó lại không thể thườngxuyên về nhà mang lên được nên những thứ cây nhà lá vườn này là thiếtthực nhất.

______________________


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.