Thấy lão có vẻ sắp phát điên, đúng kiểu khoa học gia thất thần về vấn đề nào đó thì Nguyên Hãn gật đầu thoả mãn. Nhân tài a, mặc dù tuổi không cao, vỗ vai Lão lê bụp bụp gã cười nói:” Lấy giấy bút đến ta nghĩ lão không chờ được đâu ta sẽ truyền đạo luôn cho Lão….”
– Cái khoáng chất màu vàng này a tên là mangan ký hiệu Mn.. Đúng viết như thế. Ngươi biết tại sao gang rất cứng nhưng ròn không thép thì mềm hơn nhưng dẻo vì một chất gọi là Cacbon kí hiệu là C, nếu ngươi cho quá nhiều các bon vào thép sẽ gây nên giòn thế nên nhưng cho thêm 1% mangan vào thì sẽ làm thép bền hơn không bị vỡ gãy hiểu chưa.
-Ồ thép bình thường và quặng sắt chảy ở 1300 độ C còn cho thêm Coban vào thì sẽ là 1700 mới nóng chảy thế nên ngươi dùng để xây lò được.
– Tốt ngộ tính không tồi, phần trăm là như vậy….
– Ồ muốn nung chảy Molypden cho vào thép sao rất tham vọng thế nhưng đầu tiên ngươi phải sản xuất được một loại than tên là than cốc dùng nó mới có thể nung chảy được molypden chờ ta về đến Lai Triều sẽ truyền tiếp cho ngươi. Nhiệm vụ của ngươi giờ là trở về Lai triều dạy dỗ các công tượng khác, theo ta chỉ bảo đúc hợp kim tốt hơn, tiền có nhiều không ngại tiêu tốn mà thí nghiệm. Khai thác hết công xuất mỏ Coban, molypden, mangan, đá xi măng, thạch cao….. Ngươi hiểu chưa.
Sau khi truyền cho lão công tượng này một số kiến thức có thể ứng dụng được trong điều kiện đốt than mỡ lò cao thì Nguyen Hãn đá lão về Lai triều Nghiên cứu. Phục vụ quân doanh có 2 công tượng chính và 30 học đồ là được rồi.
Giá pháo 100m và các bộ phận tay truyền động đã được thay thế bằng linh kiện mới với thép tốt hơn, chắc chắn sẽ đảm bảo hơn cho trận chiến sắp tới.
Sáng ngày 16 tháng giêng toàn quân tập trung duyệt binh, lão lê thì mắt lệ ngấn nhòa theo thủy binh Nam Việt quay lại thuyền.