Ngược Về Thời Lê Sơ

Chương 36: Liên tục rút kinh nghiệm



Nguyên Hãn quyết định không nhập thành Đạo Châu vì trong quân của hắn phân nửa là người Mông Cổ họ mới gia nhập nên chưa có được kỉ luật quân đội của Nam Việt quốc, phỉ khí của họ còn rất nặng. Việc dựng lều trại thì đã chọn được một miếng thổ địa gần sông, còn nhân lực thì phải coi Tôn Nghị rồi lão hồ ly này rất có cách.

Đúng như dự đoán “Chiến thần” Tôn Nghị tổng đốc thủy Sư Chiết Giang được chào đón còn nồng nhiệt hơn cả chiến thắng tại thành Chiết Giang, bởi vì thành Đạo Châu đã đèn dầu sắp cạn rồi. Nếu không có quân cứu viện thì chắc chắn trưa mai thành sẽ bị phá, dân chúng sẽ lầm than, chưa biết bao nhiêu người sẽ mất mạng. Quân vệ sở cong lại 500 nhân trong đó ai cũng bị thương lớn nhỏ cùng nhau quỳ xuống cảm ơn lão. Tôn Nghị giơ tay làm động tác yên lặng:

– Thưa hương thân phụ lão. Bảo vệ dân chúng là trách nhiêm của quân nhân chúng tôi. Nay quân lính của tôn mỗ lấy 2000 giết 7000 quân địch, phấn khởi tranh đấu mệt mỏi rã rời, nhưng không dám nhập thành làm phiền hương dân. Nên chúng thôi sẽ cắm trại ngoài thành. Thế nhưng vì quá mệt mỏi nên không thể xây doanh trại, kính xin các vị hương thân giúp đỡ cử tráng đinh giúp tôi xây dựng, Tôn Mỗ xin tại đây cúi đầu cảm tạ. Ngoài ra vì cứu viện gấp gáp hậu cần không kịp mong hương dân giúp đỡ rượu thịt lương, chúng tôi xin trả đủ khống thiếu 1 xu.

Người dân sôi trào, lời khen tấm tức, quân chính nghĩa chiến thắng rồi nhưng không vào thành tránh sách nhiễu dân. Đã vậy lại dùng tiêng mua lương rượu. Quá la khách khí rồi, ai mà dám lấy tiền cơ chứ…. vị tướng quân này quả là trăm nghe không bằng một thấy a… Lập tức có gần vạn tráng đinh xung phong đi giúp quân binh xây doanh trại, lương rượu từng xe nô nức chuyển ngoài thành. Còn lão họ Tôn thì biến mất hút vì lão còn quá nhiều việc phải làm, viết chiến báo, chia đầu người, chia quân công, trả giá này nọ, lấy tiền 25 vạn thuê cứu viện của Đạo Châu. Quan trọng là gã muốn dùng chuyện chia đầu người với Vệ Sở để xảo một mớ chiến mã và nô lệ du mục cho Nguyên Hãn. Ánh mắt tinh quái của gã phát hiện vị Nam Việt Vương này rất có hứng thú với dân du mục a.

Còn chuyện bố trí ngày mai nữa, Tôn Nghị yêu cầu bộ lại nửa này nửa nọ ép 3 nhà thanh lâu đưa các cô nương dựn lều gần trại ngày mai tiếp khách. Không vào được thành nhưng cũng phải ủy lạo tướng sĩ chứ, không thể bạc đãi được. Nhưng tất nhiên là trả tiền đầy đủ.

Lều trại đã xong nhưng nhìn đám quân Lê tộc bà du mục thì quá tởm. Trừ đám thám báo đôi khi tranh đấu trực tiếp ra nên có dính đôi it máu. Còn lũ cung kỵ binh và nhất là trường thương binh lê tộc sau trận chiến thì quần áo sạch như bong, vì họ đâu cận thân bác đấu. Nhưng nhìn họ lúc này như chui từ trong đám xác chết ra, hôi tanh xú uế, mà đúng là họ chui từ đống xác chết ra thật… vì họ chui vào đó nhặt vàng bạc rồi chui ra. Nguyên hãn yêu cầu tất cả xuống sông tắm rửa thay quần áo mới được vào doanh.

Nhìn những chiến sĩ, máu me be bét, đầy người đầy mặt này dan chúng đâu hiểu lý do, theo họ hiểu chắc là chiến đấu vật lộn khiếp lắm, máu địch máu ta hoà cả vào nhau thế khia. Thật la cảm động rơi nước mắt.

Kiểm kê thương binh thì có 12 thám báo tử trận, hai muoi tám cung kỵ binh trúng tên thương nhẹ, hoả kỵ thương lông tóc vô lo chỉ có một chú ngã ngựa trật chân. Vỏ đạn đồng rơi vãi đã được thu gom, ngày mai nhồi thuốc súng và đầu đạn lại có thể dùng được, cái nào bị nứt thì để riêng mang về tái chế. Vấn đề nguy hại nhất là 6 khẩu pháo 100mm bắn với tốc độ quá gấp nên có khá nhiều tử pháo đã nứt không thể dùng lại. Ngoài ra các trục xoay giá pháo và cả lò xo giảm xóc đều báo hỏng vì chất lượng thép vẫn chưa được tốt tất cả đều cần phải thay mới. May mà điều này cũng lường trước, các linh kiện và cả 5 công tượng đang từ tàu Uy viễn đã lên đường bộ cấp tốc đuổi theo, dự kiến trưa mai sẽ đuổi kịp đến Đạo Châu thành.

Mặc dù đã 11 giờ đêm nhưng các tướng sĩ vẫn ăn khuya tưng bừng. Vì ngày mai được nghỉ nên đêm nay thức muộn không sao. Thế nhưng chỉ một nửa binh sĩ được uống rượu, nửa còn lại ngày mai được uống. Đấy là vì đảm bảo an toàn cho doanh trại.

Người Lê tộc và Du mục rất dễ hoà nhập nhau vì đều la man tộc tính cách hào sảng , uống mấy chen vào la ôm nhau xưng huynh đệ mặc dù cả hiểu nhau nói gì xấc. Lính người kinh bị cảm nhiễm rốt cục cũng tham gia , nói chung là chan hoà và loạn tùng bậy.

Lúc bấy giờ trong doanh trướng vẫn theo thường lệ nổ ra cuộc họp tổng kết sau trận đánh, nhưng có thêm nhân vật mới là Cáp Bột Nhĩ và Kha Đốn mỗi người thống lĩnh 500 danh kị binh du mục, trong đó Kha Đốn có 200 danh thuộc thám báo. Nay hai vị tướng này được ban cho Họ của Vương một vị tên Trần Nhĩ một vị Tên Trần Đốn, cả hai đang vểnh râu lên hãnh diện. Được ban họ vương là một trong những phần thưởng quý giá nhất trên thảo nguyên, Nguyên Hãn cũng chả nghĩ nhiều Ban tên chẳng qua là cho dễ gọi, gọi mấy cái tên mông Cổ thật la méo mồm, hại noron não.

Hội nghị đúc kết lại là trường thương binh và hỏa bộ binh tham gia vây trại thì quá không cần thiết, chỉ cần trang bị đủ súng cho 1300 Kỵ binh là quá đủ rồi. Trường thương binh và hỏa bộ binh nên dành cho chiến trận phòng thủ, ví dụ như đứng phía sau hào bảo vệ pháo binh. Còn lúc nào có trận chiến vài vạn đến vài chục vạn người thì lúc ấy lương đội Tây ban nha thiết thực hơn, chiến dịch này là chiến tranh du kích chiếm chủ yếu. Cần tính cơ động cao, kỵ binh là lựa chọn hợp lý hơn.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.