Trưa mùa thu, rừng đại ngàn xao xác lá vàng, tiếng chim ríu rít đâu đó, nhưng tất cả bị che lấp bới tiếng hô hét, tiếng binh khí va chạm nhau trên sân tập của quân trường thương. Trường thương phương trận được lấy cảm hứng từ các binh đoàn của Tây Ban Nha, không cần các bài múa thương phức tạp như các quân sĩ Phương Đông. điểm quan trọng của phương trận nhà nhịp nhàng, gắn kết. Hơn 150 quân sĩ xếp thành phương trận, trường thương dài 3,5m gần như dài hơn 7 phần so với trường thương của các quân sĩ Phương đông, mũi thương bằng thép sắc lạnh, càn thương bằng gỗ Sán ngâm dầu sấy khô hơn mười lần, độ đàn hồi và chắc chắn là tuyệt đối. Đến kiếm của võ sĩ đạo nhật bổn cũng khó mà chặt đứt chứ đừng nói mấy con đao mẻ của nhà Minh và nhà Hồ. Điều này đã được minh chứng qua chiến tranh kháng Oa của tướng Thích Kế Quang nhà Minh sau đó. Động tác rất đơn giản dựng thương để di chuyển, bước đều, để ngang thương và lợi dụng độ dài của thương để tấn công quân địch bằng cách tiến đều bước giữ nguyên phương trận. Dựng ngược thương trống cánh thương xuống đất tạo thánh cự mã chống kỵ binh. Cái phương trận này rất lợi hại nhưng lại sợ nhất là giáp binh. Nếu đâm không thấu giáp để giáp binh tiếp cận thì trường thương binh thành dê cho người ta mổ. Thế nhưng để giải quyết vấn đề này trường thương binh được trang bị mũi thương tam cạnh có khả năng phá giáp siêu việt. Thêm vào đó Hỏa thương binh kết hợp trường thương không phải ăn chay. Giáp binh nặng nề e rằng chưa tiếp cận có khi thành cái sàng rồi.
Ngoài ra việc trang bị giáp cho trường thương binh để chống lại cung binh của đối phương cũng là vấn đề, thế nhưng tài chính va thời gian chưa cho phép thế nên Nguyên Hãn còn tạm gác lại. tam thời dùng hỏa thuong binh áp chế cung binh đối phương cũng la lựa chọn không tồi.
Nhìn quân đội luyện tập trên thao trường, người trong nghề ra tay là biết, Đặng Dung chết lặng:
– Hãn đệ, hỏa thương quá bá đạo và kinh khủng đi, vi huynh chưa từng nghĩ có loại vũ khí nào lợi hại như vậy. Tốc độ bắn còn nhanh hơn cả cung tên, uy lực thì quá lớn mạnh. Kết hợp trường thương binh thật là thiên ý vô phùng. Nếu cho huynh dẫn 2 ngàn tinh binh như vậy huynh có thể cự lại 2 vạn quân nhà Hồ mà bất bại.
Hãn nhìn Dung mỉm cười: – Vẫn chưa thấm vào đâu, vì thiếu kinh phí nên đệ không thể phát triển pháo binh, nếu có thêm bốn khẩu Thần Long pháo kiểu mới của đệ, đảm bảo huynh có thể diệt trọn 2 vạn quân chứ không phải bất bại.
Đặng Dung biến sắc: – Pháo gì mà có thể lợi hại như vậy.
– Là Thần Long pháo thêm vào đạn nổ sức công phá lớn. nếu gắn trên tàu chiến của huynh 4 khẩu thôi thì cũng đủ phúc thuyền của huynh bắn chìm lâu thuyền của nhà Minh. Đặng Dung hưng phấn xoa tay.: – Ha ha Hãn đệ, người nhà không nói tiếng lóng liệu đệ có thể gấp rút chế tạo cho ca 6 khẩu Pháo Thần Long gì đó không. Mùa đông năm nay gió lặng ta muốn công vào mấy trấn to ơ Phúc Kiến làm một mẻ. mấy năm nay chỉ loanh quanh mấy làng chài ven biển quả thật chán lắm rồi.
– Oa, Không ngờ Thủy Sư đề đốc của chúng ta cũng phỉ khí mười phần chứ nhỉ.ha ha… Nói thật với huynh, nếu huynh không nêu ý kiến thì đệ cũng đề cập sẽ tấn công Phúc Kiến thành vào mùa đông năm nay. Có thêm lượng thủy quân của Huynh cộng thêm hỏa thương binh và bộ binh của đệ thì càn nắm phần chắc. Thế nhưng vấn đề là đệ đã hết lương không con tiền thi sao có thể chế súng và pháo được. lương thực cho quân đệ chỉ còn tầm nửa tháng. Đệ đang phát sầu đây.
Mặt mày Đặng Dung rạng rỡ hẳn.: – Ha ha… tưởng chuyện gì hiếm lạ. Mấy năm nay huynh cũng không ngồi không, mặc dù khó khăn nhưng cũ có tích góp. lương thực dự trữ trên đảo Phượng hoàng đủ để nuôi thủy binh và bộ binh đến cuối năm. Còn vàng bạc thì tầm 1 vạn lượng ta định dùng hối hộ quan binh thủy quân Minh mua hai khẩu pháo Thần công. Nếu như đệ cần lấy cả đi.
– Nếu một vạn lượng đệ ít nhất đúc được 8 đến mười Khẩu thần Long pháo và tranh bị đầy đủ đạn dược. ngoài ra còn có thể trích ra để đúc hai trăm Thần long Cơ. Thủy binh cũng phải trang bị Thần Long cơ. Thế nhưng nơi này quá xa bờ biển nên tiếp tế khó khăn. Mà đúc xong pháo rồi vận chuyển đi cũng là vấn đề. Đệ quyết định rời căn cứ ra Bãi Cháy, Cửa Lục như vậy mọi sự vạn thông.
– Vậy Huynh sẽ xuất phát trước đi về Phượng Hoàng đảo, vận chuyển lương và tiền đồng thời chọn xây căn cứ ở Cửa Lục chờ đệ
Vì tổng cộng cả quân binh, công tượng và gia quyến không đến 500 người nên việc thu xếp không mấy khó khăn. Cuối thu năm 1401, nghĩa quân tách thành từng nhóm nhỏ hai ba mươi người giả thành thương khách, ngày nghỉ đêm đi tránh nơi đông đúc di chuyển về Cửa lục( Hạ Long tỉnh Quảng Ninh bây giờ). Vì cẩn thận tránh né nên chỉ có 400 dặm mọi người phải đi đến gần tháng thì nhóm cuối cùng mới tới nơi. Vạn hạnh là không có tổn thất nào.